Tổng hợp Đề đọc hiểu Ngữ văn 9 - Chương trình học kì 2
Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích luỹ ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hoá học thuật của nhân loại. Chúng ta mong tiến lên từ văn hoá, học thuật của giai đoạn này, thì nhất định phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát. Nếu xoá bỏ hết các thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ thì chưa biết chừng chúng ta đã lùi điểm xuất phát về đến mấy trăm năm, thậm chí là mấy nghìn năm trước. Lúc đó, dù có tiến lên cũng chỉ là đi giật lùi, làm kẻ lạc hậu.
Câu hỏi:
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?
Câu 2: Trong đoạn văn tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?
Câu 3: Xác định phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn sau: Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại.
Câu 4: Trình bày nội dung của đoạn văn trên?
Câu 5: Từ đoạn văn được trích dẫn ở trên, em có suy nghĩ gì về việc đọc sách của học sinh hiện nay? (Viết khoảng 10 câu).
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tổng hợp Đề đọc hiểu Ngữ văn 9 - Chương trình học kì 2
ếu chốn này” để nhập vào hàng tre bát ngát, canh giữ giấc ngủ thiên thu của Người. Hình ảnh cây tre có tính chất tượng trưng một lần nữa nhắc lại khiến bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng. Hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác được lặp ở câu thơ cuối như mang thêm nghĩa mới, tạo ấn tượng sâu sắc, làm dòng cảm xúc được trọn vẹn. “Cây tre trung hiếu” là hình ảnh ẩn dụ thể hiện lòng kính yêu, sự trung thành vô hạn với Bác, nguyện mãi mãi đi theo con đường cách mạng mà Người đã đưa đường chỉ lối. Đó là lời hứa thủy chung của riêng nhà thơ và cũng là ý nguyện của đồng miền Nam, của mỗi chúng ta nói chung với Bác. =>Học sinh tự chọn hình thức làm bài nhưng phải đảm bảo cảm nhận kết hợp giữa nội dung và nghệ thuật đoạn trích. 4 Học sinh kể một trong các văn bản sau và ghi rõ tác giả: -Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ -Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng -Phong cách Hồ Chí Minh – Lê Anh Trà 6. SANG THU ĐỀ 1: Trong tác phẩm “Bến quê”, Nguyễn Minh Châu có viết: “con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình ”, bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh cũng có một câu thơ có từ “chùng chình”. 1. Chép thuộc khổ thơ có từ “chùng chình” trong bài thơ của Hữu Thỉnh. 2. So sánh sự giống và khác nhau trong cách dùng từ “chùng chình” trong hai trường hợp trên. 3. Trong khổ thơ em chép, tác giả có sử dụng câu có thành phần biệt lập. Hãy chỉ ra, gọi tên và nêu tác dụng của thành phần biệt lập đó trong việc biểu đạt nội dung. 4. Viết đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu, trong đó có dùng thành phần khởi ngữ và phép thế (xác định rõ) để làm sáng tỏ chủ đề: khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu đã được ghi lại qua cảm nhận tinh tế của nhà thơ trong khổ thơ em vừa chép. GỢI Ý: C1- HS chép thuộc khổ đầu bài thơ “Sang thu” C2; so sánh được từ “chùng chình” trong hai trường hợp: Giống nhau: cùng là từ láy tượng hình, gợi sự chậm rãi, cố tình chậm lại, thiếu dứt khoát Khác nhau: + Trong câu văn của Nguyễn Minh Châu: tả thực, con người lưỡng lự, thiếu quyết đoán, bỏ lỡ mất cơ hội + Trong câu thơ của Hữu Thỉnh: nhân hóa, làn sương cố tình di chuyển chậm, thể hiện sự bịn rịn. C3; - Xác định thành phần biệt lập tình thái “hình như” - Tác dụng: Cho thấy cảm nhận tinh tế của nhà thơ trong phút giao mùa, những tín hiệu thu sang dần rõ mà nhà thơ còn ngỡ ngàng, chưa tin hẳn C4;* Hình thức: đúng đoạn văn quy nạp, độ dài khoảng 12 câu; có phép thế và thành phần khởi ngữ * Nội dung: Đoạn văn tập trung làm rõ: khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu đã được ghi lại qua cảm nhận tinh tế của nhà thơ. Học sinh phân tích làm rõ được 2 ý sau: -Khoảng khắc giao mùa qua bức tranh thu gần gũi: -Khoảng khắc giao mùa qua cách cảm nhận thể hiện tình yêu và sự tinh tế của nhà thơ trước thiên nhiên. ĐỀ 2: Đọc đoạn thơ dưới đây và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 6: “Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu...” Câu hỏi 1. Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Ai tác giả ? 2. Tìm những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ trên? 3. Trong đoạn thơ trên, khoảnh khắc giao mùa được nhà thơ cảm nhận qua những hình ảnh nào? 4. Gạch chân thành phần biệt lập tình thái có trong câu thơ Hình như thu đã về và nêu tác dụng. 5. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ trong hai câu thơ Sông được lúc dềnh dàng/Chim bắt đầu vội vã. 6. Viết đoạn văn diễn dịch hoặc qui nạp (từ 8 đến 10 câu) trong đó có sử dụng phép nối (gạch chân từ ngữ sử dụng phép nối) với câu chủ đề: Thiên nhiên êm đềm, tươi đẹp của mỗi miền quê cần phải được yêu quý, giữ gìn. GỢI Ý: 1) Đoạn thơ được trích trong bài thơ Sang thu.Tác giả là Hữu Thỉnh. 2) Những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ là chùng chình, dềnh dàng, vội vã. 3) Khoảnh khắc giao mùa được cảm nhận qua các hình ảnh: hương ổi phả vào gió se, sương chùng chình qua ngõ, sông dềnh dàng, chim vội vã, đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu. 4) Gạch chân được thành phần biệt lập tình thái: Hình như thu đã về. Tác dụng: Diễn tả trạng thái mơ hồ của nhà thơ khi đất trời sang thu. 5) Biện pháp tu từ được sử dụng là nhân hóa: Sông dềnh dàng, chim vội vã. Hiệu quả: cảnh vật hiện lên sinh động với trạng thái như con người trước bước đi của thời gian, đất trời. 6) a) Về hình thức: - Viết đúng đoạn văn diễn dịch hoặc quy nạp. - Viết đủ số câu theo yêu cầu. - Diễn đạt rõ ràng, chữ viết sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Gạch chân từ ngữ sử dụng phép nối. b) Về nội dung: Thí sinh triển khai được câu chủ đề. Các câu triển khai lí giải được vì sao cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp của mỗi miền quê cần phải được yêu quý, giữ gìn. - có thể triển khai các ý sau: - thiên nhiên là những cảnh vật xung quanh cuộc sống không chỉ tô điểm mà còn cung cấp cho chúng ta: ô xi để thở, tôm cá để nuôi sống con người, nước để sinh hoạt - thiên nhiên êm đềm tươi đẹp ở mỗi làng quê đã tạo nên cuộc sống trong lành, đẹp đẽ cho chúng ta. Yêu thiên nhiên là một biểu hiện của t/y đất nước. ĐỀ 3: Mùa thu luôn là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Nhà thơ Hữu Thỉnh cũng góp vào đề tài này thi phẩm Sang thu sâu lắng. Câu 1. Bài thơ Sang thi được sáng tác theo thể thơ nào? Ghi tên hai tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn 9 cũng viết theo thể thơ đó. Câu 2. Trong khổ thơ đầu, tác giả đã đón nhận thu về với “hương ổi”, “gió se”, “sương chùng chình” bằng những giác quan nào? Cũng trong khổ thơ này, các từ “bỗng” và “hình như” giúp em hiểu gì về cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ? Câu 3. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ nhân hóa trong câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ”. Câu 4. Khép lại bài thơ, Hữu Thỉnh viết: “Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi” (Ngữ văn 9, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018) Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng hợp- phân tích – tổng hợp, em hãy làm rõ những cảm nhận tinh tế và sâu sắc của tác giả ở khổ thơ trên, trong đó có sử dụng câu bị động và câu có thành phần cảm thán (gạch dưới một câu bị động và một thành phần cảm thán). GỢI Ý: Câu 1: Bài thơ "Sang thu" được sáng tác theo thể thơ năm chữ. Hai tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn 9 cùng viết theo thể thơ này là "Ánh trăng" của Nguyễn Duy và "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải. Câu 2: - Trong khổ thơ đầu, tác giả đón nhận thu về với “hương ổi” bằng khứu giác, “gió se” bằng xúc giác và “sương chùng chình” bằng thị giác. - Từ “bỗng” cho thấy cảm giác bất ngờ, ngỡ ngàng, ngạc nhiên. Từ “hình như” như một sự phỏng đoán, chưa rõ ràng, còn mơ hồ của nhà thơ trước giây phút giao mùa của đất trời. Câu 3: Câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ” sử dụng phép tu từ nhân hoá qua từ láy “chùng chình” có tác dụng: - Gợi tả màn sương mỏng, mềm mại, giăng đầy đường thôn ngõ xóm đang chuyển động nhẹ nhàng, thong thả như cố tình đi chậm lại. - “Sương” ở đây dường như cũng mang dáng vẻ, mang tâm trạng của con người lúc sang thu, cố ý chậm lại để cảm nhận khoảnh khắc giao mùa. Câu 4: Về hình thức: - Đoạn văn đảm bảo dung lượng: 12 câu. - Hình thức lập luận: tổng hợp - phân tích - tổng hợp. - Đoạn văn không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả, ngữ pháp. - Thực hiện đủ yêu cầu Tiếng Việt trong bài viết: có sử dụng câu bị động và câu có thành phần cảm thán. Về nội dung: - Xác định vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận tinh tế và sâu sắc của tác giả trong khổ cuối của bài thơ "Sang thu". - Triển khai vấn đề: Cảm nhận tinh tế của tác giả về sự thay đổi của thiên nhiên: Hình ảnh “nắng”, “mưa”, “sấm” đi cùng với từ ngữ chỉ mức độ, thể hiện những cảm nhận tinh tế của tác giả trước sự thay đổi của cảnh vật lúc sang thu. Cảm nhận tinh tế của tác giả về con người và cuộc đời: Từ những hình ảnh quen thuộc, tác giả đã tạo nên những hình ảnh ẩn dụ “sấm” và “hàng cây đứng tuổi”để thể hiện suy ngẫm, chiêm nghiệm sâu sắc. + Con người từng trải sẽ vững vàng trước những “giông bão” của cuộc đời. + Đất nước vừa đi qua mưa bom bão đạn, cuộc sống của con người thay đổi, con người cần bắt tay vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. ĐỀ 4: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về *** Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu *** Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi. (Sang thu - Hữu Thỉnh - Theo Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2010) Câu 1: Nêu những nét chính về tác giả Hữu Thỉnh? Câu 2: Bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh là bức thông điệp lúc giao mùa, em hãy trình bày mạch cảm xúc của bài thơ? Câu 3: Xác định biện pháp nghệ thuật và chỉ rõ tác dụng của nghệ thuật đó trong hai câu thơ sau: "... Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi." Câu 4. Bài thơ “Sang thu” khép lại hai câu thơ: “Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi” Nhưng lại mở ra chiều sâu suy ngẫm của tác giả. Em hãy nêu rõ tầng ý nghĩa đó. Câu 5. Một trong những nét độc đáo của bài thơ “Sang thu” là tác giả chỉ dùng một dấu chấm duy nhất kết thúc bài thơ. Theo em, điều đó có ý nghĩa gì? Câu 6: Viết bài văn ngắn (khoảng 2 trang giấy thi) trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp thiên nhiên làng quê lúc giao mùa trong hai khổ thơ sau: "Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu... " GỢI Ý: Câu 1. Tác giả Hữu Thỉnh: tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Thỉnh - sinh năm 1942. Quê ở huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc. Ông đã từng nhập ngũ, vào binh chủng Tăng - thiết giáp rồi trở thành cán bộ văn hóa, tuyên huấn trong quân đội và bắt đầu sáng tác thơ. Ông đã giữa nhiều chức vụ quan trọng như: tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam, chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam, chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. Câu 2: Mạch cảm xúc của bài thơ: Sang thu là bức thông điệp lúc giao mùa, mùa hạ dần qua, mùa thu tới, khoảnh khắc ấy được diễn tả bằng sự rung cảm tinh tế, những trải nghiệm sâu sắc của nhà thơ. Mạch cảm xúc xuyên suốt với nội dung độc đáo nổi bật: cảm nhận về thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và suy ngẫm về đời người khi sang thu. Câu 3:- BPTT: ẩn dụ "Sấm" chỉ những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. "hàng cây đứng tuổi" chỉ những con người từng trải. Tác dụng: góp phần thể hiện nội dung, khi con người đã trưởng thành, đã trải nghiệm trong đường đời thì bản lĩnh càng vững vàng hơn trước những thử thách, những bão giông bất thường. Câu 4: Hai câu thơ cuối cùng trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh gợi cho ta nhiều suy nghĩ, liên tưởng thú vị. “Sấm cũng bớt bất ngờ. Trên hàng cây đứng tuổi". Giọng thơ trầm hẳn xuống, câu thơ không đơn thuần chỉ là giọng kể, là sự cảm nhận mà còn là sự suy nghĩ chiêm nghiệm về đời người. Mùa thu của thiên nhiên hay "mùa thu" của mỗi con người? Nhìn cảnh vật biến chuyển khi thu mới bắt đầu, Hữu Thỉnh nghĩ đến cuộc đời khi đã "đứng tuổi". Phải chăng mùa thu của đời người là sự khép lại những tháng ngày sôi nổi với những bất thường của tuổi trẻ và mở ra một mùa mới, một không gian mới, yên tĩnh, trầm lắng hơn. Hai hình ảnh "sấm" và "hàng cây đứng tuổi" vừa có ý nghĩa tả thực vừa có ý nghĩa tượng trưng cho thấy một Hữu Thỉnh rất đỗi tinh tế, nhạy bén trong cảm nhận và liên tưởng. Mùa thu thường không rạo rực, ấm áp như mùa xuân, không sôi động rộn ràng như mùa hạ, hay lạnh lẽ, thê lương như mùa đông. Thu đến rất nhẹ nhàng và đi rất lặng lẽ. Thu không đánh thức ta bằng những âm thanh vang động, màu sắc lộng lẫy, hương vị ngọt ngào mà gieo vào lòng ta những thoáng xao động, mơ màng, gợi trong ta những suy nghĩ sâu xa về cuộc sống. Có lẽ vì thế mà thơ thu, trong đó có Sang thu của Hữu Thỉnh rất giàu ý nghĩa. Câu 5. Bài thơ là mạch cảm xúc của tác giả trước mùa thu thiên nhiên, mùa thu cuộc đời. Mạch cảm xúc này nối dài, liên tiếp nhau, dâng trào theo từng chuyển biến của mùa thu: từ ngỡ ngàng, ngạc nhiên tới say mê để rồi lắng đọng và kết thúc ở khổ thơ cuối - khổ thơ thể hiện những suy tư của tác giả về mùa thu cuộc đời. Nhà thơ không dùng dấu chấm câu ở những khổ thơ trên nhằm tạo mạch cảm xúc dâng trào, nối liền nhau và chỉ dùng dấu chấm câu ở khổ thơ cuối như để kết thúc mạch cảm xúc vừa qua. Câu 6: 1. Hình thức: Đúng thể thức một bài văn ngắn, đảm bảo bố cục 3 phần rõ ràng. Kỹ năng làm văn nghị luận văn học trong đoạn trích tốt. Hành văn trong sáng, lập luận chặt chẽ. Các lỗi diễn đạt, chính tả...không quá 3 lỗi. 2. Nội dung: 2.1. Mở bài Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, nội dung tác phẩm và đoạn thơ. 2.2. Thân bài a. Khái quát chung Sang thu ở đây là chớm thu, là lúc thiên nhiên giao mùa, mùa hè chưa hết mà mùa thu mới có những tín hiệu đầu tiên. Những cảm nhận mới mẻ, giản dị của nhà thơ trước sự biến chuyển của đất trời vào khoảnh khắc giao mùa. b. Khổ thơ đầu: Cảm nhận về thiên nhiên lúc giao mùa qua các tín hiệu báo thu về. Đó là phút giao mùa cuối hạ, đầu thu ở vùng quê đồng bằng Bắc Bộ trong trẻo, dịu nhẹ với những tín hiệu sang thu rất mơ hồ, mong manh. (HS nêu cảm nhận về các hình ảnh đẹp như hương ổi lan tỏa vào không gian, qua làn gió se lạnh đầu thu, hình ảnh sương chùng chình qua ngõ và các chi tiết nghệ thuật, các từ ngữ giàu hình ảnh như từ bỗng, phả, hình như, nghệ thuật nhân hóa,...) * Cảm nhận của con người khi thu về: cảm giác bâng khuâng, mơ hồ, hư thực ... => Sự cảm nhận tinh tế qua nhiều giác quan, cảnh vật mang nét đặc trưng lúc giao mùa. c. Khổ thơ 2: Không gian đất trời khi chuyển dần từ hạ sang thu. Không gian nghệ thuật của bức tranh "Sang thu" được mở rộng với nhiều tầng bậc. (HS chú ý tập trung phân tích hình ảnh đặc sắc "Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu"kết hợp với các từ láy dềnh dàng, vội vã để thấy được sự khác biệt của vạn vật: sông dưới mặt đất, chim trên bầu trời - dưới thấp và trên cao trong khoảnh khắc giao mùa. => Bức tranh mùa thu trong giây phút giao mùa trở nên hữu tình, đem đến cho người đọc sự rung cảm, tình yêu với vẻ đẹp của quê hương, đất nước. d. Đánh giá khái quát. Khẳng định lại vẻ đẹp của mùa thu miền Bắc thông qua cảm nhận tinh tế của hồn thơ Hữu Thỉnh. Những thành công về nghệ thuật: thể thơ năm chữ; ngôn ngữ thơ giản dị, hàm súc, tự nhiên; hình ảnh thơ đẹp, sáng tạo, giàu sức gợi qua các biện pháp tu từ đặc sắc... Thành công về nội dung: Sang thu là tiếng lòng của nhà thơ, gửi gắm bao tình yêu mùa thu của quê hương đất nước, một tiếng thu nồng hậu thiết tha... 2.3. Kết bài Khẳng định vẻ đẹp, giá trị của tác phẩm và sức sống của nó trong dòng chảy thời gian. 3. Sáng tạo: Có những so sánh, mở rộng liên hệ sáng tạo. Bộc lộ rõ được quan điểm cá nhân theo hướng tích cực. Giàu cảm xúc chân thành, sâu sắc. ĐỀ 5: Đọc đoạn thơ sau: “Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu” (“Sang thu” – Hữu Thỉnh) Câu hỏi: 1. Vì sao tác giả đặt nhan đề cho bài thơ là “Sang thu”? 2. Hai từ “dềnh dàng” và cụm từ “bắt đầu vội vã” trong đoạn thơ vừa chép có ý nghĩa gì trong việc thể hiện dụng ý nghệ thuật của nhà thơ? 3. Hãy phân tích câu thơ: Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu” 4. Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết đoạn văn theo cách lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp (khoảng 12 câu) làm rõ những chuyển biến của thiên nhiên sang thu và cảm xúc của con người. Trong đoạn văn có sử dụng khởi ngữ và câu phủ định (gạch chân dưới thành phần khởi ngữ và câu phủ định). GỢI Ý: 1. Vì: "Sang thu": Nhan đề bài thơ thể hiện cách lựa chọn khoảnh khắc thời gian, bắt cầu giữa cái ko và cái có. chính cảm giác mơ hồ tinh tế, chuyên chở cho hồn thu theo cách của mùa thu. Nhạy cảm, nhẹ nhàng vừa lạ vừa quen, nó đánh thức nơi ta những gì da diết nhất. Không chỉ sang thu là của đất trời mà còn có nhiều tầng nghĩa mới là của đời người. Đời người sang thu (sang tuổi xế chiều) nhiều từng trãi, vững vàng trước những biến động thất thường. 2. Từ “dềnh dàng” và “cụm từ “bắt đầu vội vã” gợi ra hai trạng thái đối lập của sự vật, hiện tượng. + Sông dềnh dàng: gợi hình ảnh dòng sông chầm chậm, lững lờ trôi, giống bước đi của thời gian và của khoảnh khắc giao mùa thanh tao, nhẹ nhàng. + “Bắt đầu vội vã” là hình ảnh những đàn chim bắt đầu tìm cho mình cuộc sống ám áp, dễ chịu hơn, tránh đi sự se lạnh của mùa mới đang tới gần. 3. Hai câu thơ cuối khổ thơ thứ hai của bài “Sang thu” gợi ra sự tưởng tượng đầy chất thơ, đúng như sự nhẹ nhàng, mềm mại của mùa thu. Nghệ thuật nhân hóa giúp ta hình dung đám mây mùa hạ đang có sự biến đổi, để bước sang mùa mới. Hình ảnh đám mây hiền lành, lặng lẽ nhưng như vẫn còn nhiều sự tiếc nuối, lưu luyến chưa muốn rời. Hình ảnh đám mây, cầu nối giữa hai mùa trong khoảnh khắc giao mùa. Tác giả thông qua quan sát tinh tế, kĩ lương còn có ngòi bút nghệ thuật bay bổng mới có thể tạo được những câu thơ thật đẹp, khiến cho người đọc lâng lâng trước khoảnh khắc sang mùa. 4. Bức tranh mùa thu được cảm nhận bởi sự thay đổi của đất trời theo tốc độ di chuyển từ hạ sang thu, nhẹ nhàng mà rõ rệt. Thiên nhiên sanh thu đã được cụ thể bằng những hình ảnh: “sông dềnh dàng”, “chim vội vã”, “đám mây vắt nửa mình”. Như thế, thiên nhiên đã được quan sát ở một không gian rộng hơn, nhiều tầng bậc hơn. Và bức tranh sang thu từ những gì vô hình như “hương ổi” ,”gió se”, từ nhỏ hẹp như con ngõ chuyển sang những nét hữu hình, cụ thể với một không gian vừa dài rộng, vừa xa vời. Tác giả cảm nhận thu sang bằng cả tâm hồn. Dòng sông đã qua mùa lũ, giờ đây trôi nhẹ nhàng, êm ả đầy tâm trạng như chậm lại, như trễ nải, như ngẫm ngợi nghĩ suy về những trải nghiệm trong cuộc đời. Đối lập là hình ảnh những cánh chim trời vội vã bay về phương Nam tránh rét. Hai tốc độ trái ngược nhau, giữa chậm và nhanh là quy luật của muôn loài, muôn vật ở vào thời điểm giao thoa giữa hai mùa hạ - thu. + Thu sang có hương ổi nồng nàn, có gió thu se lạnh, có dòng sông dềnh dàng, có cánh chim trời vội vã và ở đó: “Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu”. Bằng sự liên tưởng của một hồn thơ độc đáo, người đọc cảm nhận: hình như trong đám mây kia còn vương vấn những tia nắng gay gắt của mùa hè và cả những tiềm ẩn cơn mưa nên mới chỉ “vắt nửa mình sang thu”. Ngôn ngữ giàu chất tạo hình. Dường như, thu và hạ là đầu của cầu thời gian, còn đám mây là nhịp nối giữa hai đầu cầu ấy. Trong khoảnh khắc giao mùa, đám mây như mềm hơn, duyên dáng như một dải lụa vắt lên cái ranh giới lỏng lẻo giữa hai mùa hạ thu để rồi một thoáng qua đi nhường chỗ cho “ trời thu xanh ngắt mấy tầng cao”. Có thể nói, sắc mùa và những chuyển động của mùa thu qua cảm nhận của nhà thơ Hữu Thỉnh thật quyến rũ, thật xốn xang lòng người! ĐỀ 6: Đọc đoạn thơ sau: "Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về” (“Sang thu” của Hữu Thỉnh) CÂU HỎI: Câu 1: Bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh là bức thông điệp lúc giao mùa, em hãy trình bày mạch cảm xúc của bài thơ? Câu 2: Nêu ý nghĩa nhan đề tác phẩm. Câu 3: Xác định thành phần tình thái trong khổ thơ và nêu tác dụng? Câu 4: Em hãy chỉ ra các biện pháp tu từ có trong khổ thơ? Câu 5. Có thể thay thế từ “phả” bằng từ “tỏa” được không? Câu 6. Hãy viết đoạn văn 12 câu theo phương thức tổng hợp – phân tích – tổng hợp để làm rõ hình ảnh thiên nhiên lúc giao mùa và cảm xúc của con người. GỢI Ý: 1. Mạch cảm xúc của bài thơ: Sang thu là bức thông điệp lúc giao mùa, mùa hạ dần qua, mùa thu tới, khoảnh khắc ấy được diễn tả bằng sự rung cảm tinh tế, những trải nghiệm sâu sắc của nhà thơ. Mạch cảm xúc xuyên suốt với nội dung độc đáo nổi bật: cảm nhận về thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và suy ngẫm về đời người khi sang thu. 2. Ý nghĩa nhan đề tác phẩm: “Sang thu” như một lời thông báo về bước chuyển mình lúc giao mùa. Nhan đề bài thơ cho người đọc thấy được cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh về sự chuyển mình trong khoảnh khắc sang thu. Thông qua nhan đề ta cũng cảm nhận được góc nhìn và những rung cảm đẹp đẽ của Hữu Thỉnh trước cuộc sống và tự nhiên. 3. Thành phần tình
File đính kèm:
- tong_hop_de_doc_hieu_ngu_van_9_chuong_trinh_hoc_ki_2.doc