Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 12 (Có đáp án)
Câu 1: Bác ra đi tìm đường cứu nước năm bao nhiêu tuổi?
A. 19 C. 21
B. 20 D. 22
Câu 2: Bác không tham gia sáng lập tổ chức cách mạng nào dưới đây?
A. Đảng Cộng sản Pháp.
B. Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức thế giới.
C. Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội.
D. Mặt trận Việt Minh.
Câu 3: Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) đã suy tôn Hồ Chí Minh là "Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa lớn" vào năm nào ?
A. 1980 C. 1990
B. 1985 D. 1995
Câu 4: Hồ Chí Minh đã viết những thể loại văn học nào ?
A. Thơ, kịch, truyện ngắn.
B. Tiểu phẩm, nhật kí.
C. Văn chính luận, truyện kí.
D. Cả A, B và C.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 12 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 12 (Có đáp án)
một tiếng kéo dài, và từ đôi mắt lồi lên như muốn nổ tung”. Người đàn bà quằn quại như miêng vỏ bạch dương hơ lửa”, “toàn thân chị như vỡ làm đôi”. Không có nỗi đau nào sánh nỗi như nỗi đau sinh đẻ. Bởi nỗi đau dồn tụ ấy, người mẹ đem hết sức lực của mình cho “một người con ra đời”. + Quá trình chuyển dạ cũng được nhà văn miêu tả cụ thể: từ lúc sản phụ còn ngồi được tựa lưng vào một thân cây”, đạp chân xuống lớp bụi màu tro, đến lúc “cái ối đã vỡ và đầu thai đã như ra”... - Nỗi đau sinh nở của người mẹ luôn sóng đôi với niềm trân trọng, thương yêu của nhân vật tôi: “tôi thương chị quá chừng”, “lòng tôi thắt lại”. Không hề dung tục mà rất đời thường nhưng cũng đầy chất thơ, nghệ thuật thể hiện nỗi đau đớn vô cùng của người mẹ khi sinh nở, là bài về người mẹ, làm ta yêu thương hơn mẹ ta và những người mẹ đã cho chúng ta sự sống. Đoạn văn thấm đẫm tình nhân văn. Câu 3. Nhan đề Tiếng hát con tàu là một nhan đề mang ý nghĩa biểu tượng. Bởi lẽ, trên thực tế, ở thời điểm bài thơ ra đời, chưa có một đường tàu nào lên Tây Bắc. Vì thế, có thể hiểu con tàu ở đây là biểu tượng cho khát vọng đi xa, đến với những vùng đất xa xôi, đến với nhân dân, đất nước. Con tàu cũng là tâm hồn của nhà thơ với ước vọng tìm về ngọn nguồn sáng tạo nghệ thuật đích thực của mình. ĐỀ 44 Câu 1: Những phát hiện khác nhau về số phận người dân lao động, khát vọng và vẻ đẹp của họ qua các tác phẩm Vợ nhặt, Vợ chồng A Phủ và Mùa lạc. (5 điểm) Câu 2: Phân tích hình tượng người cách mạng Hạ Du trong truyện ngắn Thuốc của nhà văn Lỗ Tấn? (3 điểm) Câu 3: Câu chuyện được kể trong Thuốc của Lỗ Tấn xảy ra vào hai mùa khác nhau. Hãy giải thích ý nghĩa của việc sắp xếp thời gian như vậy? (2 điểm) ĐÁN ÁN Câu 1. Các ý chính: - Người nông dân trong Vợ nhặt là người nông dân đứng trước bờ vực của nạn đói khủng khiếp năm 1945. Thế nhưng trong hoàn cảnh bi thương đó, họ vẫn tìm đến nhau sưởi ấm cho nhau bằng những tình cảm giản dị, chân thành nhưng đầy ý nghĩa. - Số phận của người lao động trong Vợ chồng A Phủ còn đáng thương hơn. Có thể nói, đến tác phẩm này, Tô Hoài đã làm đậm đà và sâu sắc hơn hình ảnh những kiếp người đau khổ trong xã hội cũ. Tuy nhiên, dù bị vùi dập tưởng chừng không thể nào ngẩng đầu lên được, hai người nô lệ Mị và A Phủ vẫn tiềm tàng một sức sống như sự vững chãi và cứng rắn của cây rừng. Họ gặp nhau, cảm thông với nỗi khổ của nhau rồi tự giải thoát cho nhau và đưa nhau đến một miền đất mới có tương lai sáng sủa và vững chắc hơn. - Khác với hai tác phẩm trên, Mùa lạc lại khám phá số phận con người trong sự đối sánh giữa xã hội cũ và thời đại mới. Đào – nhân vật chính của truyện hầu như đã mất đi mọi thứ. Cô bỏ lại quá khứ đau thương và mất mát để đến nơi sống mới trong sự chán chường. Thế nhưng trong một môi trường mới đầy tính nhân văn, Đào đã tìm lại được chính mình và cũng tìm được cho mình một cuộc sống mới, một niềm hạnh phúc mới. Câu chuyện ngợi ca sự nhân văn của cuộc sống mới, ngợi ca phẩm chất tốt đẹp của con người trong lao động cũng như trong sinh hoạt. Câu 2. Các ý chính: - Trong tác phẩm, nhận vật Hạ Du không xuất hiện trực tiếp mà được thể hiện gián tiếp qua ngôn ngữ và suy nghĩ của nhân vật khác. Song nhân vật này có vị trí quan trọng, chi phối toàn bộ mạch truyện (từ chiếc bánh bao tẩm máu để chữa bệnh cho thằng Thuyên, đến câu chuyện các nhân vật trong quán trà và hai bà mẹ ngoài nghĩa địa). - Hạ Du là người trẻ tuổi, sớm giác ngộ cách mạng. Bị bắt vào nhà lao, anh vẫn thể hiện tinh thần bất khuất, tuyên truyền vận động cách mạng. Cứ theo những người trong quán trà thì Hạ Du “nằm trong tù rồi mà còn dám rủ lão đề lao làm giặc!”. Ở chiến sỹ cách mạng Hạ Du luôn toát lên lòng trung thành với lý tưởng, tin tưởng vào tương lai của dân tộc. Anh nói “Thiên hạ nhà Mãn Thanh chính là của chúng ta.” - Song, ở nhân vật này cũng bộc lộ những hạn chế. Đó là sự xa rời quần chúng. Vì thế lý tưởng cách mạng tốt đẹp chưa soi rọi đến quần chúng. Họ gọi anh là “làm giặc”. Mẹ anh ra thăm mộ con cũng xấu hổ... - Nhưng điều tác giả muốn gửi gắm qua nhân vật Hạ Du là niềm tin ở cách mạng, ở sự giác ngộ của quần chúng. Vòng hoa với những cánh hoa trắng, hoa hồng trên mộ Hạ Du và câu hỏi “Thế này là thế nào nhỉ ?” đã nói lên điều đó. Nhà văn đã thể hiện thái độ cảm phục, tin yêu của mình đối với nhân vật. Câu 3. Các ý chính: - Thời gian và không gian nghệ thuật trong tác phẩm tự sự góp phần thể hiện nội dung tư tưởng tác phẩm. - Không gian nghệ thuật trong truyện gồm một quán trà, một pháp trường, một bãi tha ma. Đó là bối cảnh về cuộc sống của người Trung Quốc đâu thế kỷ 20. Thời gian nghệ thuật diễn ra trong 3 buổi sớm vào hai mùa khác nhau và có sự tiến triển. Hai đoạn truyện đầu thời gian diễn ra từ một đêm thu gần về sáng cho đến lúc mặt trời mọc. - Đoạn truyện thứ ba, thời gian nghệ thuật cũng vào một sáng mùa thu. Cả ba doạn truyện này gắn với sự kiện chiến sỹ Hạ Du bị hành hình, và sau đó là cái chết của thằng Thuyên. Có thể thấy một không khí u ám, nặng nề bao phủ. Hay nói cách khác, một sáng mùa thu lạnh lẽo đi liền với cái chết ngừời chiến sỹ cũng như sự mê muội của quần chúng. Phải chăng qua yếu tố thời gian này, tác giả muốn thể hiện một phương diện của chủ đề tác phẩm. Cái chết của hai người con trẻ tuổi một phần là do sự lạc hậu mê muội của những người thân. Tất cả là bước chuẩn bị cho đoạn truyện cuối cùng. Thời gian nghệ thuật ở đây là một sáng mùa xuân trong tiết thanh minh. Dù “trời lạnh lắm”, nhưng những cây dương liễu cũng đã “đâm ra được những mần non bằng hạt gạo”. Mùa thu u ám, mùa đông lạnh lẽo đã qua. Mùa xuân đến với nhứng mầm xanh và hy vọng. - Có thể nói thời gian nghệ thuật trong truyện mang tính biểu tượng. Qua đó, nhà văn thể hiện niềm tin vào cách mạng, vào một phương thuốc để chữa những căn bệnh tinh thần của người Trung Quốc lúc bấy giờ, nhằm thức tỉnh họ hướng tới một cuộc sống tốt đẹp. ĐỀ 45 Câu 1: Bài tuý bút Người lái đò sông Đà đã thể hiện đậm nét phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân như thế nào? So sánh Chữ người tử tù và Người lái đò sông Đà, từ đó rút ra nhận xét về chỗ thống nhất và điểm khác biệt về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám. (4,5 điểm) Câu 2: Phân tích ý nghĩa hình ảnh con đường mòn phân chia ranh giới hai khu nghĩa địa trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn? (3 điểm) Câu 3: Phân tích ý nghĩa câu hỏi của nhân vật bà mẹ Hạ Du ("Thế này là thế nào?") ở cuối truyện Thuốc của Lỗ Tấn? (2,5 điểm) ĐÁN ÁN Câu 1. Các ý chính: a) Người lái đò sông Đà đã thể hiện được một cách khá xuất sắc nhiều đặc điểm trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân: - Đối tượng miêu tả (sông Đà) và nhân vật trong tác phẩm (ông lái đò) đều được tiếp cận và miêu tả bằng một bút pháp tài hoa, uyên bác. - Thiên nhiên (sông Đà) được miêu tả với những nét thật hoành tráng, dữ dội nhưng cũng thật lãng mạn, trữ tình. - Bài tuỳ bút hội tụ kiến thức của nhiều ngành khoa học và nghệ thuật khác nhau, như điện ảnh, địa lí, lịch sử,... - Văn phong phóng túng, ngôn từ phong phú giàu cảm xúc, giàu tính tạo hình và giàu nhịp điệu. b) Từ Chữ người tử tù đến Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân vẫn giữ được những nét tiêu biểu trong phong cách nghệ thuật, đó là lối viết tài hoa: tài hoa từ việc tiếp cận và xây dựng đối tượng, đến cách miêu tả. Tuy nhiên, xét về mặt tư tưởng, hình ảnh Nguyễn Tuân trong Người lái đò sông Đà ít tiêu cực hơn, ít khép kín hơn. Dấu ấn chủ nghĩa cá nhân trong Chữ người tử tù là khá rõ trong khi đó, ở Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân đứng trên lập trường dân tộc, lập trường nhân dân để miêu tả và xây dựng nhân vật. Câu 2. Ý nghĩa con đường mòn phân chia ranh giới hai bên nghĩa địa trong tác phẩm Thuốc của Lỗ Tấn: - Đặc điểm thi pháp truyện của Lỗ Tấn là dung dị, trầm lắng và sâu xa. Bối cảnh của truyện cũng vậy: Một quán trà, một pháp trường và một bãi tha ma. Cảnh tượng nào cũng gây cảm giác buồn buồn, cố hữu. Quán trà của những người vô công rồi nghề thì nghèo nàn, tẻ nhạt. Pháp trường thì toàn những bóng đen lượn lờ, dưới ánh đèn dầu khi mờ, khi tỏ. Bãi tha ma thì "mộ dày khít như bánh bao nhà giàu trong tiệc mừng thọ", ở giữa có một con đường mòn cố hữu mà nhà văn đã nhắc nhiều lần trong tác phẩm của mình. - Con đường mòn phân chia ranh giới nghĩa địa thành hai phần rõ rệt: bên phải là mộ của người nghèo, bên trái là mộ của những người chết chém. Người dân Trung quốc lúc bấy giờ rất lạc hậu, họ coi làm cách mạng là "làm giặc", là trái đạo. Hình ảnh con đường mòn được nhắc nhiều lần trong tác phẩm như một sự ám ảnh về lối sống u mê của người dân đương thời, có thể coi "Bối cảnh ấy là bức tranh điển hình của nước Trung Hoa thời trung cổ" - Trong tác phẩm có cảnh, mùa xuân, vào tiết thanh minh, hai bà mẹ đã bước qua con đường mòn cố hữu đến thăm nhau, đó có thể coi là dấu hiệu tốt lành, hứa hẹn sự giác ngộ của người dân Trung Quốc. Câu 3. Ý nghĩa câu hỏi của bà mẹ người tử tù "Thế này là thế nào?" - Nếu người dân lúc đó đã giác ngộ thì chắc chắn đã không có hình ảnh con đường mòn phân chia ranh giới hai khu mộ và không có câu hỏi của bà mẹ người tử tù "Thế này là thế nào?" khi thấy vòng hoa trắng trên mộ Hạ Du. Câu hỏi đó thể hiện sự ngạc nhiên nhưng không giấu được cảm xúc mừng thầm của người mẹ. Hiện tượng đó cho thấy đã có biểu hiện của sự giác ngộ trong số những người dân địa phương, và hứa hẹn sự giác ngộ cho mọi người trong một ngày không xa. - Nguyễn Tuân, khi đọc Thuốc đã có nhận xét: "Cái câu hỏi "Thế này là thế nào?" trong đoạn cuối truyện được láy đi láy lại như một điệp khúc. Nó cũng tác động đến cảm nghĩ của người đọc y như điệp khúc kể khổ trong truyện Cầu phúc Trong Cầu phúc cũng là một bà mẹ đau khổ, bâng khuâng tự trách. Trong Thuốc lại một bà mẹ đau khổ khác, cũng vấn vương mà tự hỏi "Thế này là thế nào?". Người đọc yên sao được trước những câu hỏi như thế Hình như nhân vật trong truyện hỏi thẳng vào chính mình". Và nhà văn đã liên tưởng tới bài thơ Mồ anh hoa nở của Thanh Hải, bài thơ nói về sự gắn bó keo sơn giữa quần chúng và cách mạng trong những năm tháng khủng bố dưới chính quyền Ngô Đình Diệm. ĐỀ 46 Câu 1: Phân tích tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Nguyên Hồng được thể hiện trong đoạn trích Huệ Chi trước lễ cưới (trích tiểu thuyết Cửa biển). (3 điểm) Câu 2: Phân tích vẻ đẹp của bức tranh bằng ngôn từ mà Êxênin đã dựng lên trong tác phẩm Thư gửi mẹ? (4 điểm) Câu 3: Phân tích vẻ đẹp của tình mẫu tử trong bài thơ Thư gửi mẹ của Êxênin? (3 điểm) ĐÁN ÁN Câu 1. Trích đoạn Huệ Chi trước lễ cưới (trích tiểu thuyết Cửa biển) là một đoạn phân tích tâm lí sắc sảo của Nguyên Hồng. Đoạn trích này cũng thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc của nhà văn: - Tư tưởng nhân đạo của Nguyên Hồng thể hiện trong đoạn trích trước hết ở sự trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của người con gái – một thiếu nữ yếu đuối nhưng giàu tình yêu thương. - Câu chuyện còn là sự cảm thương sâu sắc cho hoàn cảnh trớ trêu của nhân vật, cảm thương cho sự ra đi đáng tiếc và bất hạnh của nhân vật. - Tuy không trực tiếp lên án nhưng qua nỗi đau số phận của nhân vật chính, nhà văn muốn thể hiện niềm căm hờn sâu sắc trước sự tàn bạo của bọn phát xít. Qua sự căm phẫn, nhà văn muốn đóng góp ý chí đấu tranh, đồng thời muốn bày tỏ niềm khát khao về một cuộc sống hoà bình. Câu 2. Các ý chính: - “ Thơ là hội hoạ bằng ngôn từ”. Định nghĩa này về thơ nhấn mạnh yêu cầu nhà thơ tạo dựng những “hình ảnh”,những “cảnh” mà độc giả có thể nhìn thấy được. Trong bài thơ này cảnh”mái nhà” xưa (khổ 1), cảnh “mảnh vườn xưa” (khổ 6), cảnh bà mẹ bồn chồn lo lắng về con (khổ 2,khổ 9) đã được miêu tả một cách thật đẹp. - Thơ trực tiếp hoặc gián tiếp biểu hiện cảm xúc của cái tôi trữ tình trước thực tại. Ngôn ngữ thơ khác ngôn ngữ đời thường, ngôn ngữ văn xuôi. Nó được tổ chức đặc biệt và giàu tính nhạc, giàu hình ảnh, khơi gợi trí tưởng tượng, mở ra nhiều liên tưởng của người đọc. - Êxênin - người “thi sĩ của đồng quê” đã tạo dựng những hình ảnh bình dị gần gũi thân thương, có sức ám gợi sâu sắc. Ở khổ một, tác giả tái hiện hình ảnh mái nhà xưa: Ánh sáng diệu kì vào lúc chiều hôm Xin cứ toả trên mái nhà của mẹ Khoảnh khắc về mái nhà xưa trong buổi chiều hôm với tia nắng diệu kì bao bọc đem lại cho ta những hoài niệm ấm áp. Hiển hiện trong ta mái nhà xưa cùng khát khao được đoàn tụ. Đó là bến đậu bình yên trong tâm hồn mỗi người. - Khổ 6 là kí ức về mảnh vườn xưa: Con sẽ về khi vào độ xuân sang Mảnh vườn ta trắng cây cành nảy lộc Hình ảnh mảnh vườn trắng - mùa đông nước Nga tuyết phủ - xuân sang những cành cây khẳng khiu đã đâm chồi nảy lộc được miêu tả đậm nét. Bức tranh bằng ngôn từ đã thể hiện rõ, cho ta nhìn thấy mảnh vườn thân thuộc với hai gam màu trắng xanh. Một kỉ niệm tươi sáng trong trẻo về gia đình. Hình ảnh người mẹ, tiêu điểm của bài thơ được khắc hoạ rõ nhất ở khổ 2 vả khổ 9: Rằng mẹ luôn dạo bước ra đường Khoác chiếc áo choàng xưa cũ nát Và: Mẹ chớ luôn dạo bước ra đường Khoác tấm áo choàng xưa cũ nát Trong bài thơ nhiều lần tác giả nói đến lo âu, phiền muộn, suy tư của người mẹ về con. Nhưng hình ảnh người mẹ với “tấm áo choàng xưa cũ nát” là hình ảnh cô đọng nhất, xúc động nhất. Trong kí ức nhà thơ, hình ảnh người mẹ nghèo khổ với tấm lòng yêu thương con sâu sắc không bao giờ phai mờ. Hình ảnh ấy gợi ta liên tưởng đến những người mẹ Nga, cũng như những người mẹ trên thế gian này. Quả là, hình ảnh trong thơ rất phong phú, giúp người đọc “nhìn thấy” sự vật, sự việc và gợi những liên tưởng sâu sắc. Câu 3. Các ý chính: - Đọc bài thơ, dễ dàng nhận thấy bên cạnh những hình ảnh như “mái nhà” xưa tắm trong “ánh sáng diệu kì vào lúc hoàng hôn”, hình ảnh “mảnh vườn” xưa “cây cành nảy lộc” “vào độ xuân sang” thì hình ảnh “mẹ luôn dạo bước ra đường, khoác tấm áo choàng xưa cũ nát” như choán ngợp toàn bộ tâm trí người con khi xa mẹ. Sự lặp lại của câu thơ “mẹ luôn dạo bước ra đường, khoác tấm áo choàng xưa cũ nát” tạo ra cho bài thơ một điểm nhấn, tựa như điệp khúc trong bài ca để ngợi ca tấm lòng người mẹ: xa con, mẹ ngày ngày ra đường ngóng trông con, chờ đợi con... - Tất cả những hình ảnh trên cho thấy, khi xa mẹ, người con luôn nhớ về những kỉ niệm xưa, lúc còn nhỏ, thi sĩ được sống trong tình cảm ngập tràn yêu thương của mẹ, trong cảnh sắc thiên nhiên tươi tắn, diệu kì, tức là một quá khứ bình yên và thơ mộng. Hình ảnh của quá khứ đẹp đẽ bao nhiêu thì cuộc sống hiện tại lại nặng nề, buồn thảm bấy nhiêu. Hiện tại là những “cảnh hãi hùng”, những “cơn mộng mị”, những “nỗi nhọc nhằn”, những “điều mất mát”... sẽ không thể đủ nghị lực để vượt qua hiện tại được nếu như không có hình ảnh người mẹ, hiện thân của niềm vui và “ ánh sáng diệu kì”, của sự thánh thiện và thiêng liêng luôn luôn hiện diện trong tâm trí tác giả để động viên, an ủi... Trong đêm tối thì mẹ là ánh sáng, trong nỗi buồn mẹ là niềm vui.. như thế, đủ thấy tình mẹ quan trọng biết nhường nào, đủ thấy tình cảm của con dành cho mẹ là rất lớn lao. - Tình con với mẹ không chỉ thể hiện qua hình ảnh, ngôn ngữ, còn thể hiện qua giọng điệu. Giọng điệu hết sức âu yếm, sâu nặng tình yêu thương của bài thơ đã nói lên mức độ tình cảm mà người con dành cho mẹ. ĐỀ 47 Câu 1: Các tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu, Quán rượu người câm của Nguyễn Quang Sáng đều viết về chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Phân tích những tìm tòi sáng tạo riêng của mỗi tác giả trong mỗi tác phẩm này? (5 điểm) Câu 2: Nhận xét về nhan đề Thư gửi mẹ. Ngoài bài thơ này, hãy kể tên những tác phẩm khác cùng thể loại? Từ đó, nhận xét khái quát về Êxênin? (2,5 điểm) Câu 3: Vì sao hình ảnh Enxa được nhắc nhiều lần trong thơ Aragông? Nhan đề Enxa ngồi trước gương có vẻ như không ăn nhập với nội dung bài thơ? Hãy lí giải vấn đề này? (2,5 điểm) ĐÁN ÁN Câu 1. Các tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu, Quán rượu người câm của Nguyễn Quang Sáng đều viết về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, song mỗi tác phẩm lại có những nét đặc sắc riêng: - Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành là tác phẩm khơi gợi rõ nhất âm hưởng sử thi. Qua câu chuyện về một cuộc đời, một số phận sống và gắn bó sâu sắc với buôn làng nhưng bị quân thù chà đạp một cách dã man, truyện muốn nói lên một chân lí tất yếu đối với cách mạng miền Nam lúc đó: phải lấy bạo lực cách mạng để trấn át bạo lực phản cách mạng. - Những đứa con trong gia đình lại biểu hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng dưới một cách tiếp cận khác - đó là cách tiếp cận truyền thống lịch sử, truyền thống trong mỗi gia đình. Khai thác truyền thống đánh giặc trong gia đình Việt, Nguyễn Thi đã nói lên vẻ đẹp của sự hi sinh thầm lạng và cao cả của mỗi người trong chiến tranh. Cuộc chiến đấu thần kì của dân tộc thắng lợi được chính là nhờ những hạt nhân như thế. - Khai thác một câu chuyện tình trong chiến tranh, Mảnh trăng cuối rừng mang đến một âm hưởng sử thi hào hùng xen lẫn một không khí đầy lãng mạn. Câu chuyện khẳng định ý chí, sự hi sinh và niềm lạc quan của những thanh niên Việt Nam trong những năm chống Mĩ gian khổ, oai hùng. - Trầm lắng hơn cả có lẽ là Quán rượu người câm. Trong khuôn khổ một truyện ngắn giàu chất Nam Bộ, Nguyễn Quang Sáng đã cho người đọc hình dung về những ngày đen tối nhất của cách mạng miền Nam trước ngày đồng khởi. Câu chuyện là sự ghi nhận về sự trưởng thành của cách mạng miền Nam Việt Nam. Để có được những ngày đồng khởi oai hùng, cũng như để đi được đến ngày đất nước hoàn toàn thống nhất, không biết có bao nhiêu người đã phải hi sinh thầm lặng mà không kém phần to lớn như anh Ba Hoành. Câu 2. Các ý chính: a) Nhận xét về nhan đề Thư gửi mẹ: Nhan đề bài thơ cho thấy tác phẩm được viết theo một thể tài đặc biệt: thư viết bằng thơ. Như thế, chắn chắn có sự kết hợp ưu thế của cả hai thể loại: tình cảm chân thành của lá thư và sự mượt mà, trau chuốt của ngôn từ thơ. b) Ngoài bài này, Êxênin còn có hàng loạt thư bằng thơ như: Thơ gửi người đàn bà, Thư của mẹ, Trả lời, Thư gửi ông, Thư gửi em gái. c) Từ đó, có thể nhận xét khái quát về Êxênin: những bài thơ thuộc nhóm này thường có sự kết hợp hài hoà giữa cảm xúc và lí trí. Cảm xúc dành cho người thân, lí trí có tính chất tổng kết lại những chặng đường đời đã qua, Thơ gửi người đàn bà thể hiện những chiêm nghiệm, những suy nghĩ đánh giá về hoạt động chính trị, xã hội của công dân; Thư của mẹ và Trả lời thì lại phản ánh những tâm sự, những day dứt của thi sí khi lựa chọn con đường nghệ thuật, trở thành nhà thơ; Thư gửi ông là sự chia sẻ với ông ngoại quyết tâm của mình rời bỏ làng quê ra đi để cho nông thôn và thành thị xích lại gần nhau hơn; Thư gửi em gái là những tâm sự với em gái về kỉ niệm làng quê, về bè bạn và về nhà thơ Puskin. Câu 3. Các ý chính: - Hình ảnh Enxa được nhắc nhiều lần trong thơ Aragông trước hết vì Enxa có vai trò, vị trí cực kì quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp của Aragông. Khi Aragông ở trong tâm trạng bi quan nhất, chán chường nhất thì gặp được Enxa, Enxa được coi như là người làm tái sinh cuộc sống của Aragông. Trong cuộc đời thực, Aragông và Enxa là một cặp lí tưởng: vừa là vợ, vừa là đồng chí, đồng nghiệp, là bạn, là người yêu Vì thế, Aragông quả là một Anh chàng say đắm Enxa. - Aragông xây dựng hình tượng Enxa trong thơ của mình như một biểu tượng xuyên suốt các tập thơ, dù đó là bài thơ nói về lí tưởng lớn, ví như Đôi mắt Enxa là một tập thơ thuộc chủ đề kháng chiến chống phát xít Đức hay áng văn xuôi về hạnh phúc và Enxa là một bài thơ trĩu nặng suy tư về lí tưởng. Nổi lên rõ nhất là hình ảnh đôi bàn tay và đôi mắt Enxa: đôi bàn tay Enxa đã "cứu vớt" ông và từ đó ông "nhìn đời" qua đôi mắt Enxa. - Nhan đề Enxa ngồi trước gương có vẻ như không ăn nhập với nội dung bài thơ và đọc tên bài thơ, người đọc dễ tưởng đó chỉ là bài thơ ca ngợi vẻ đẹp nhan sắc của Enxa. Nhưng nội dung bài thơ không chỉ bó hẹp trong việc miêu tả nhan sắc của Enxa mà còn nói tới lí tưởng của người cộng sản, Enxa tuy đang ngồi trước gương chải tóc, nhưng tâm trí lại hướng về những con người dũng cảm đã ngã xuống trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. - Sở dĩ nhan đề bài thơ có vẻ như không ăn nhập với nội dung bài thơ vì Aragông không chỉ yê
File đính kèm:
- tong_hop_cau_hoi_trac_nghiem_ngu_van_12_co_dap_an.doc