Tổ trưởng chuyên môn trường trung học về dạy học trong trương trình giáo dục phổ thông hiện hành đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh môn Giáo dục công dân Lớp 9

Chương trình giáo dục phổ thông mới kế thừa chương trình giáo dục phổ thông hiện hành về mục tiêu giáo dục con người toàn diện, giúp học sinh phát triển về đức, trí, thể, mỹ; các phương châm giáo dục nền tảng như "Học đi đôi với hành", "Lí luận gắn liền với thực tiễn", "Giáo dục nhà trường gắn liền với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội"; nội dung giáo dục tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa dân tộc, bảo đảm phù hợp với đặc điểm con người và văn hóa Việt Nam.

Về hệ thống môn học, hầu hết tên các môn học được giữ nguyên như Chương trình hiện hành. Trong Chương trình mới, chỉ có môn Tin học và Công nghệ, Hoạt động trải nghiệm ở tiểu học, Lịch sử và Địa lí, Khoa học tự nhiên ở cấp trung học cơ sở và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông là những tên gọi mới. Việc đổi tên môn Kỹ thuật ở tiểu học thành Tin học và Công nghệ là do Chương trình mới bổ sung phần Tin học và tổ chức lại nội dung phần Kỹ thuật. Tuy nhiên, trong Chương trình hiện hành, môn Tin học đã được dạy từ lớp 3 như một môn tự chọn. Ở cấp trung học cơ sở, môn Khoa học tự nhiên gồm ba phân môn Vật lí, Hóa học, Sinh học và một số chủ đề tích hợp; môn Lịch sử và Địa lí cũng gồm hai phân môn Lịch sử, Địa lí và một số chủ đề tích hợp tương tự.

Hoạt động trải nghiệm hoặc Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở cả ba cấp học cũng là một nội dung quen thuộc vì được xây dựng trên cơ sở các hoạt động giáo dục tập thể như chào cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt Sao Nhi đồng, Đội TNTP Hồ Chí Minh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (tham quan, lao động, hướng nghiệp, thiện nguyện, phục vụ cộng đồng, ) trong Chương trình hiện hành.

 

docx 102 trang linhnguyen 20/10/2022 700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tổ trưởng chuyên môn trường trung học về dạy học trong trương trình giáo dục phổ thông hiện hành đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh môn Giáo dục công dân Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tổ trưởng chuyên môn trường trung học về dạy học trong trương trình giáo dục phổ thông hiện hành đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh môn Giáo dục công dân Lớp 9

Tổ trưởng chuyên môn trường trung học về dạy học trong trương trình giáo dục phổ thông hiện hành đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh môn Giáo dục công dân Lớp 9
ĐVĐ (SGK tr12), thông tin 3 (phụ lục 1) và trả lời câu hỏi.
Tổ chức cho HS báo cáo kết quả nhóm
Tổ chức cho HS nhận xét, thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ của các nhóm, khuyến khích nhận xét theo kĩ thuật 3.2.1
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu các biểu hiện của bảo vệ hòa bình 
Mục tiêu hoạt động: Phân biệt được các biểu hiện của bảo vệ hòa bình/ chưa bảo vệ hòa bình trong cuộc sống
Nội dung hoạt động: Nêu những biểu hiện về bảo vệ hòa bình trong cuộc sống hàng ngày.
Cách thức tổ chức hoạt động:
-Yêu cầu HS làm việc cặp đôi, thảo luận để liệt kê các biểu hiện bảo vệ hòa bình và chưa bảo vệ hòa bình, kèm theo ví dụ minh họa
Tổ chức cho HS báo cáo kết quả nhóm
Tổ chức cho HS nhận xét, thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ của các nhóm, khuyến khích nhận xét theo kĩ thuật 3.2.1
Hoạt động 2.3. Giải thích ý nghĩa của bảo vệ hòa bình
Mục tiêu: Trình bày được ý nghĩa của bảo vệ hòa bình
Nội dung hoạt động: Thảo luận về ý nghĩa của bảo vệ hòa bình
Cách thức tổ chức hoạt động:
Yêu cầu HS làm việc cặp đôi, phân tích các kết quả trong các ví dụ về bảo vệ hòa bình/ chưa bảo vệ hòa bình để rút ra ý nghĩa của bảo vệ hòa bình
Tổ chức cho HS báo cáo kết quả nhóm
Tổ chức cho HS nhận xét, thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ của các nhóm, khuyến khích nhận xét theo kĩ thuật 3.2.1
Sản phẩm có từ hoạt động;
Hoạt động 2.1
- Bảo vệ hòa bình: Những hoạt động gìn giữ cuộc sống xã hội yên bình.
Hoạt động 2.2:
- Biểu hiện: Dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mâu thuẫn, xung đột; Ngăn ngừa chiến tranh và xung đột vũ trang; Xây dựng hệ hợp tác, hữu nghị..
Hoạt động 2.3
- Ý nghĩa: Mang lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho con người
- Biểu hiện của bảo vệ hòa bình trong đời sống: Biết lắng nghe ý kiến của người khác, biết học hỏi những tinh hoa, điểm mạnh của người khác, sống hoà đồng với mọi người, không phân biệt đối xử, kì thị với người khác...
Hoạt động 2.4. Tìm hiểu biện pháp bảo vệ hòa bình
Mục tiêu hoạt động: 
- Nêu được tên những biện pháp bảo vệ hoà bình 
- Phê phán xung đột sắc tộc và chiến tranh phi nghĩa.
Nội dung hoạt động: Quan sát 8 hình ảnh (phủ lục 2) và cho biết:
Những hình ảnh nào mô tả sự xung đột sắc tộc và chiến tranh phi nghĩa? 
Hãy nhận xét và phát biểu quan điểm của mình về các hinh ảnh.
3) Các biện pháp cần thiết để ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hoà bình? Nêu ví dụ minh họa
Cách thức tổ chức hoạt động:
Yêu cầu HS làm việc cá nhân: quan sát hình ảnh, đọc thông tin để trả lời câu hỏi
Hướng dẫn HS trao đổi cặp đôiđể hoàn thiện các câu hỏi.
Tổ chức cho HS báo cáo kết quả nhóm
Tổ chức cho HS nhận xét, thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ của các nhóm, khuyến khích nhận xét theo kĩ thuật 3.2.1
Sản phẩm: 
Sản phẩm hoạt động:
- Tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền ngăn ngừa chiến tranh, chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình.
- Thể hiện thái độ không đồng tình, lên án, phê phán xung đột sác tộc, chiến tranh phi nghĩa bằng những hành động cụ thể : Viết bài, tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình, lên án chiến tranh do nhà trường, địa phương tổ chức.
- Học tập tích cực, rèn luyện tinh thần hợp tác, tương trợ lẫn nhau vì cuộc sống chung yên bình và hạnh phúc.
Hoạt đông 3. Luyện tập
Mục tiêu hoạt động: Củng cố các kiến thức, kĩ năng về khái niệm bảo vệ hòa bình; biểu hiện bảo vệ hòa bình; ý nghĩa của bảo vệ hòa bình và biện pháp bảo vệ hòa bình
Nội dung hoạt động: 
1) Trả lời câu hỏi/bài tập trong bài tập 1,2,3 SGK tr14)
2) Chơi trò chơi “Nói lời yêu thương theo nhóm và chia sẻ cảm xúc của em khi nói hoặc nhận được lời yêu thương từ bạn bè? 
Sản phẩm hoạt động:
- Hoàn thành các bài tập trong SGK
- Chia sẻ được suy nghĩ cảm xúc của bản thân vhững lời nói, việc làm thể hiện sự thân thiện, chân thành
Thông điệp: Chúng em yêu hoà bình; Chúng em ghét chiến tranh; Hoà bình là
hạnh phúc của chúng ta ; Thế giới là ngôi nhà chung 
Hoạt động 4. Vận dụng
Mục tiêu hoạt động: Vận dụng được kiến thức đã học vào đời sống
Nội dung hoạt động: Viết bài tuyên truyền chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình để đưa lên bản tin của nhà trường.
Sản phẩm hoạt động
- Bài tuyên truyền hoàn chỉnh về chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình
Phụ lục 1
Hòa bình (peace)
 Hòa bình không chỉ là sự vắng bóng chiến tranh. Nền hòa bình thế giới chỉ bền vững khi ở trong một bầu không khý phi bạo lực, biết lắng nghe, chấp nhận, có sự công bằng và giao tiếp rõ ràng. Hòa bình khởi nguồn từ chính trong tâm tưởng của mỗi người chúng ta. Hòa bình là một trạng thái tinh thần điềm tĩnh và thư giãn, là một sự tĩnh lặng, thanh thản bên trong mỗi con người cùng với sức mạnh của chân lí và sự thật. Hòa bình có được khi mọi tư tưởng, tình cảm và ước muốn của con người đều trong sáng. Hòa bình là một nguồn năng lượng tích cực. Để sống trong hòa bình, bình an, ta cần có lòng trắc ẩn và sức mạnh từ nội tâm. Hòa bình không có nghĩa là vắng bóng sóng gió mà chính con người vẫn giữ được lòng thanh thản, bình an giữa những biến động, hỗn loạn. Hòa bình là đặc trưng của một xã hội văn minh, là nền tảng để phát triển xã hội bền vững.
 Theo TL “ Giáo dục văn hóa hòa bình” của UNESCO
Phụ lục 2
III. Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
3.1. Hướng dẫn kiểm tra, đánh giá 
3.1.1. Hình thức, phương pháp, công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS trong dạy học môn GDCD cấp THCS
a) Kiểm tra, đánh giá thường xuyên:
Khái niệm: Đánh giá thường xuyên hay còn gọi là đánh giá quá trình là hoạt động đánh giá diễn ra trong tiến trình thực hiện hoạt động dạy học môn học, cung cấp thông tin phản hồi cho GV và HS nhằm mục tiêu cải thiện hoạt động dạy, và hoạt động học tập. Đánh giá thường xuyên được xem là đánh giá vì quá trình học tập hoặc vì sự tiến bộ của HS. 
Mục đích đánh giá: Thu thập các minh chứng liên quan đến kết quả học tập của HS trong quá trình học để cung cấp những phản hồi cho HS và GV biết những gì họ đã làm được so với mục tiêu, yêu cầu của bài học, của CT và những gì họ chưa làm được để điều chỉnh hoạt động dạy và học. Đánh giá thường xuyên đưa ra những khuyến nghị để HS có thể làm tốt hơn những gì mình chưa làm được, từ đó nâng cao kết quả học tập trong thời điểm tiếp theo. 
 Nội dung đánh giá: Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập, rèn luyện được giao: GV không chỉ giao nhiệm vụ, xem xét HS có hoàn thành hay không, mà phải xem xét từng HS hoàn thành thế nào (có chủ động, tích cực, có khó khăn gì... có hiểu rõ mục tiêu học tập và sẵn sàng thực hiện,...). GV thường xuyên theo dõi và thông báo về sự tiến bộ của HS hướng đến việc đạt được các mục tiêu học tập/giáo dục;
 Thời điểm đánh giá: Thực hiện linh hoạt trong quá trình dạy học và giáo dục, không bị giới hạn bởi số lần đánh giá. Mục đích chính là khuyến khích HS nỗ lực học tập, vì sự tiến bộ của HS.
Đối tượng tham gia đánh giá: GV đánh giá, HS tự đánh giá, HS đánh giá đồng đẳng, phụ huynh đánh giá và đoàn thể, cộng đồng đánh giá.
 Phương pháp, công cụ đánh giá: 
Phương pháp kiểm tra, đánh giá thường xuyên có thể là hỏi - đáp, quan sát, thực hành, đánh giá qua hồ sơ và sản phẩm học tập
Công cụ dùng trong đánh giá thường xuyên có thể là phiếu quan sát, các thang đo, bảng kiểm, thẻ kiểm tra/phiếu kiểm tra, các phiếu đánh giá tiêu chí (rubric), phiếu hỏi, hồ sơ học tập, các loại câu hỏi... được GV tự biên soạn hoặc tham khảo từ các tài liệu hướng dẫn. 
 Các yêu cầu, nguyên tắc khi thực hiện:
Cần xác định rõ mục tiêu để từ đó xác định được phương pháp hay kĩ thuật sử dụng trong đánh giá thường xuyên;
Các nhiệm vụ đánh giá thường xuyên được đề ra phải nhằm mục đích hỗ trợ, nâng cao hoạt động học tập, nhấn mạnh đến tự đánh giá mức độ đáp ứng các tiêu chí của bài học và phương hướng cải thiện để đạt kết quả tốt hơn nữa; 
Việc nhận xét trong đánh giá thường xuyên tập trung cung cấp thông tin phản hồi chỉ ra các nội dung cần chỉnh sửa, đồng thời đưa ra lời khuyên cho hành động tiếp theo (ngay trước mắt HS phải làm gì... và làm bằng cách nào?); 
Không so sánh HS này với HS khác, hạn chế những lời nhận xét tiêu cực, trước sự chứng kiến của các bạn học, để tránh làm thương tổn HS; 
Mọi HS đều có thể thành công, GV không chỉ đánh giá kiến thức, kĩ năng... mà phải chú trọng đến đánh giá các năng lực, phẩm chất (tự quản, tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề... tự tin, trách nhiệm, đoàn kết yêu thương) trên nền cảm xúc/ niềm tin tích cực... để tạo dựng niềm tin, nuôi dưỡng hứng thú học tập; 
Đánh giá thường xuyên phải thúc đẩy hoạt động học tập, tức là giảm thiểu sự trừng phạt/ đe dọa/chê bai HS, đồng thời tăng sự khen ngợi, động viên. 
 Minh chứng đánh giá thường xuyên: GV cần thu tập minh chứng về các hoạt động học của HS, bao gồm các minh chứng định tính (kết quả quan sát, ghi chép của GV; bản tự đánh giá, bản khảo sát; bản nhận xét của các bạn, nhóm bạn; ý kiến nhận xét cảu cha mẹ HS, của cộng đồng) và cả những minh chứng được lượng hóa (số lần tham gia hoạt động nhóm, số lượng và chất lượng sản phẩm học tập, kết quả các bài kiểm tra định kì, học kì). Những minh chứng này gắn với quá trình đánh giá sự tích cực, chủ động của khi tham gia các hoạt động học tập; sự hứng thú, tự tin, cam kết, trách nhiệm của HS khi thực hiện các hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. 
Kết quả đánh giá thường xuyên của mỗi HS trong lớp là thông tin quan trọng giúp GV tìm ra cách thức điều chỉnh nội dung dạy học hoặc phương pháp dạy học cho phù hợp hơn với HS. 
Việc đánh giá thường xuyên diễn ra chủ yếu trên lớp học. Do đó kết quả của việc đánh giá thường xuyên thường được GV thông báo trực tiếp cho HS tại thời điểm diễn ra hoạt động đánh giá. Việc GV cần làm là luôn khẳng định những phần kết quả tích cực HS đã hoàn thành hoặc hoàn thành tốt, quan trọng hơn, GV cần đưa ra những lời góp ý, hướng dẫn để HS biết cách làm tốt hơn những điều HS chưa làm được. 
Kết quả đánh giá thường xuyên mỗi HS nếu có biến động bất thường (tiến bộ nhanh, hoặc sụt giảm) sẽ được GV thông báo với cha mẹ HS để kịp thời phối hợp nhằm động viên, khuyến khích con trong học tập hoặc tạo điều kiện hơn, hỗ trợ con nhiều hơn trong học tập. GV có thể cung cấp những bằng chứng thu thập được qua quan sát, qua vấn đáp và qua bài viết trong quá trình đánh giá thường xuyên để phụ huynh biết được mặt mạnh, mặt yếu của con mà tiếp tục hỗ trợ, động viên con trong thời gian tiếp theo. 
Khi phân loại HS vào cuối mỗi năm học, GV không chỉ căn cứ vào kết quả kiểm tra cuối năm học mà cần căn cứ vào cả kết quả đánh giá thường xuyên mỗi HS trong cả quá trình học để đưa ra quyết định, Ví dụ: cho HS cơ hội làm lại bài kiểm tra cuối năm nếu như HS có kết quả kiểm tra cuối năm thấp bất thường (đạt 4-5 điểm) trong khi kết quả đánh giá thường xuyên của HS đó lại thường ở mức hoàn thành tốt. 
b) Kiểm tra, đánh giá định kì
Khái niệm: Đánh giá định kì là đánh giá kết quả giáo dục của học sinh sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh so với yêu cầu cần đạt so với quy định trong chương trình giáo dục phổ thông và sự hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.
Mục đích: Mục đích chính của đánh giá định kì là thu thập thông tin từ học sinh để đánh giá thành quả học tập và giáo dục sau một giai đoạn học tập nhất định. Dựa vào kết quả này để xác định thành tích của học sinh, xếp loại học sinh và đưa ra kết luận giáo dục cuối cùng.
Nội dung: Đánh giá mức độ thành thạo của HS ở các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực sau một giai đoạn học tập (giữa kỳ)/ cuối kì.
Thời điểm: Đánh giá định kì thường được tiến hành sau khi kết thúc một giai đoạn học tập (giữa kỳ, cuối kỳ).
Người thực hiện: Người thực hiện đánh giá định kì có thể là: GV đánh giá, nhà trường đánh giá và tổ chức kiểm định các cấp đánh giá.
Phương pháp, công cụ:
Phương pháp đánh giá định kì có thể là kiểm tra viết trên giấy hoặc trên máy tính; thực hành; hỏi – đáp
Công cụ đánh giá định kì có thể là các câu hỏi, bài kiểm tra, dự án học tập, sản phẩm nghiên cứu
Các yêu cầu, nguyên tắc khi thực hiện:
Đa dạng hoá trong sử dụng các phương pháp và công cụ đánh giá;
Chú trọng sử dụng các phương pháp, công cụ đánh giá được những biểu hiện cụ thể về thái độ, hành vi, kết quả sản phẩm học tập của học sinh gắn với các chủ đề học tập và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá trên máy tính để nâng cao năng lực tự học cho học sinh.
3.1.1.2. Phương pháp kiểm tra đánh giá
 Phương pháp kiểm tra viết 
Kiểm tra viết là phương pháp kiểm tra phổ biến, được sử dụng đồng thời với nhiều HS cùng một một thời điểm, được sử dụng sau khi học xong một phần của chương, một chương hay nhiều chương, hoặc sau khi học xong toàn bộ chương trình môn học, nội dung kiểm tra có thể bao quát từ vấn đề lớn có tính chất tổng hợp đến vấn đề nhỏ, HS phải diễn đạt câu trả lời bằng ngôn ngữ viết.
Phương pháp kiểm tra viết có các dạng chủ yếu sau:
Dạng viết tự luận: Là phương pháp GV thiết kế câu hỏi, bài tập, HS xây dựng câu trả lời hoặc làm bài tập trên bài kiểm tra viết. Một bài kiểm tra tự luận thường có ít câu hỏi, mỗi câu hỏi phải viết nhiều câu để trả lời và cần phải có nhiều thời gian để trả lời mỗi câu, nó cho phép một sự tự do tương đối nào dó để trả lời các vấn đề đặt ra. 
Câu tự luận thể hiện gồm 2 loại: câu luận có sự trả lời mở rộng và câu tự luận trả lời có giới hạn, 
Dạng trắc nghiệm khách quan: Một bài trắc nghiệm khách quan thường bao gồm nhiều câu hỏi, mỗi câu thường được trả lời bằng một dấu hiệu đơn giản hay một từ, một cụm từ. 
Câu trắc nghiệm khách quan bao gồm các loại sau: Câu nhiều lựa chọn; Câu đúng – sai; Câu điền vào chỗ trống; Câu ghép đôi: 
 Phương pháp quan sát
Quan sát là phương pháp đề cập đến việc theo dõi HS thực hiện các hoạt động (quan sát quá trình) hoặc nhận xét một sản phẩm do HS làm ra (quan sát sản phẩm). 
Với phương pháp quan sát, GV phải quan tâm đến những hành vi của HS như quan hệ tương tác giữa các em với nhau trong nhóm, nói chuyện riêng trong lớp, bắt nạt các HS khác, mất tập trung, mặt có vẻ lúng túng, kiên nhẫn chờ đến lượt mình, giơ tay phát biểu trong giờ học, ăn mặc xoàng xĩnh, và không ngồi yên được quá ba phút. Khi HS nộp báo cáo đề tài môn khoa học, vẽ một bức tranh tĩnh vật, tạo ra được một dụng cụ làm thí nghiệm, hoặc hoàn thành kế hoạch trong lớp, GV sẽ quan sát và cho ý kiến về các sản phẩm các em làm ra. 
Phương pháp quan sát có các dạng quan sát chủ yếu sau: - Quan sát được tiến hành chính thức và định trước; Quan sát không được định sẵn và không chính thức. Cả 2 dạng này đều là những kĩ thuật giúp GV thu thập thông tin quan trọng trong lớp học. 
Để tiến hành quan sát có hiệu quả, GV cần sử dụng các loại công cụ để thu thập thông tin như: Ghi chép các sự kiện thường nhật, thang đo và bảng kiểm, bảng đánh giá theo tiêu chí,
 Phương pháp hỏi – đáp
Hỏi - đáp là nhóm phương pháp GV thường sử dụng để thu thập dữ liệu trong kiểm tra đánh giá trên lớp. Cách thức tiến hành của phương pháp này là GV đặt câu hỏi và HS trả lời câu hỏi (hoặc ngược lại), nhằm rút ra những kết luận, những tri thức mới mà HS cần nắm, hoặc nhằm tổng kết, củng cố, kiểm tra mở rộng, đào sâu những tri thức mà HS đã học. 
Phương pháp hỏi - đáp cung cấp rất nhiều thông tin chính thức và không chính thức về HS. Do vậy, việc làm chủ, thành thạo các kĩ thuật đặt câu hỏi đặc biệt có ích đối với GV khi tiến hành đánh giá, nhất là khi cần ôn lại một chủ đề trước đó, suy nghĩ về một chủ đề mới, xem HS có hiểu bài hay không và thu hút sự chú ý của một HS nào đó đang mất tập trung. GV có thể thu thập được thông tin mình muốn mà không cần đến bất kỳ một loại đánh giá viết nào. Hỏi - đáp là một đặc trưng rất phổ biến của mọi lớp học và sau mỗi chủ đề dạy học, đây là hoạt động dạy học thường dùng nhất. 
Phương pháp hỏi - đáp có các dạng cơ bản sau: gợi mở; củng cố; tổng kết; kiểm tra. 
 Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập
Hồ sơ là tập hợp các bài tập, bài kiểm tra, bài thực hành, sản phẩm công việc, bằng video, ảnh, đã hoàn thành một cách tốt nhất. Chúng có thể được sử dụng như là bằng chứng về quá trình học tập và sự tiến bộ của HS. Chúng cũng có thể sử dụng như là bằng chứng của đánh giá tổng kết, như là bằng chứng về các tiêu chuẩn cần đạt.
Các danh mục (hay còn gọi là mẫu nhiệm vụ) trong hồ sơ học tập luôn đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá kết quả học tập của HS, nhất là các khóa học tiếp cận năng lực. Yêu cầu HS thiết lập, trình bày các danh mục trong hồ sơ là một cách đánh giá hiệu quả, nó liên quan đến việc thu thập các vật liệu nhằm cung cấp bằng chứng rõ ràng về tiêu chí cần đánh giá. Hồ sơ cần được tổ chức tốt, có mục lục tra cứu dễ dàng. 
Thường có hai loại hồ sơ: hồ sơ quá trình; hồ sơ sản phẩm 
 Phương pháp đánh giá qua sản phẩm học tập
Đây là phương pháp đánh giá kết quả học tập của HS khi những kết qủa ấy được thể hiện bằng cách sản phẩm như bức vẽ, bản đồ, đồ thị, đồ vật, sáng tác, chế tạo, lắp rápNhư vậy, sản phẩm là các bài làm hoàn chỉnh, được HS thể hiện qua việc xây dựng, sáng tạo, thể hiện ở việc hoàn thành được công việc một cách có hiệu quả. Các tiêu chí và tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm là rất đa dạng. Đánh giá sản phẩm được dựa trên ngữ cảnh cụ thể của hiện thực.
Các dạng sản phẩm học tập: Sản phẩm giới hạn ở những kĩ năng thực hiện trong phạm vi hẹp; Sản phẩm đòi hỏi HS phải sử dụng kết hợp nhiều nguồn thông tin, các kĩ năng có tính phức tạp hơn, và mất nhiều thời gian hơn. Sản phẩm này có thể đòi hỏi sự hợp tác giữa các HS và nhóm HS, thông qua đó mà GV có thể đánh giá được năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của HS.
Đánh giá qua sản phẩm học tập giúp cho việc giảng dạy gắn với thực tiễn, kích thích hứng thú học tập của HS, làm cho môn học trở nên ý nghĩa hơn, HS học tập năng động hơn. Thông qua sản phẩm hoạt động, HS có thể tự đánh giá được khả năng thực hiện của mình. Trọng tâm của đánh giá sản phẩm là hướng vào những gì HS đã làm nên HS có cơ hội để thể hiện điều đã học theo các cách khác nhau, nhờ đó mà phát huy được tính sáng tạo cho HS. 
3.1.1.3. Công cụ kiểm tra, đánh giá
 Câu hỏi: 
Câu hỏi là một trong các công cụ khá phổ biến được dùng trong kiểm tra, đánh giá. Câu hỏi có thể được sử dụng trong kiểm tra miệng, kiểm tra viết với các dạng: tự luận, trắc nghiệm trắc nghiệm khách quan, vấn đáp, bảng hỏi ngắn, thẻ kiểm tra, bảng KWLH
Các loại câu hỏi và cách sử dụng: 
* Câu hỏi trắc nghiệm khách quan, là một loại công cụ kiểm tra đánh giá, câu trắc nghiệm mang tên khách quan vì cách cho điểm mang tính khách quan, không phụ thuộc vào người chấm. 
Có nhiều loại câu trắc nghiệm khách quan, mỗi loại có ưu nhược điểm riêng, việc sử dụng loại trắc nghiệm nào phụ thuộc vào mục đích đánh giá, loại kiến thức cần đo lường và phụ thuộc và những điểm mạnh, điểm yếu của từng loại. Dưới đây là một số loại trắc nghiệm được sử dụng trong kiểm tra đánh giá: 
- Trắc nghiệm nhiều lựa chọn: là loại trắc nghiệm thông dụng nhất, còn gọi là trắc nghiệm đa phương án, gồm hai phần là phần câu dẫn và phần lựa chọn. Phần câu dẫn là một câu hỏi hay một câu bỏ lửng (câu chưa hoàn tất) tạo cơ sở cho sự lựa chọn. Phần lựa chọn gồm nhiều phương án trả lời (thường là 4 hoặc 5 phương án trả lời). Người trả lời sẽ chọn một phương án trả lời duy nhất đúng hoặc đúng nhất, hoặc không có liên quan gì nhất trong số các phương án cho trước. Những phương án còn lại là phương án nhiễu.
Ví dụ: Hành động nào dưới đây là biểu hiện của yêu thương con người?
A. Giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
B. Ganh tị với những điều người khác có được.
C. Chỉ giúp đỡ những người có giá trị lợi dụng.\
D. Thấy người gặp nạn nhưng coi như không biết.
- Trắc nghiệm điền khuyết: là loại trắc nghiệm đòi hỏi học sinh cung cấp câu trả lời một hay một ít từ cho một câu hỏi trực tiếp hay một câu nhận định chưa đầy đủ.
Ví dụ: Hoàn thiện câu tục ngữ sau: “Lá lành đùm .”
- Trắc nghiệm ghép đôi: là loại trắc nghiệm thường có hai dãy thông tin gọi là các câu dẫn và các câu đáp. Chúng cần được ghép lại với nhau theo kiểu tương ứng một - một. Hai dãy thông tin này không nên có số câu bằng nhau để cho cặp ghép cuối cùng không chỉ đơn gi

File đính kèm:

  • docxto_truong_chuyen_mon_truong_trung_hoc_ve_day_hoc_trong_truon.docx