Tổ trưởng chuyên môn trường trung học về dạy học trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh Lịch sử Lớp 9

Thực hiện mục tiêu của Nghị quyết 29: "Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Hoàn thành việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn sau năm 2015. Bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau năm 2020.", Chương trình giáo dục phổ thông mới được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12).

Nội dung giáo dục ở cấp Tiểu học bao gồm 11 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc và 2 môn học tự chọn . Thời lượng giáo dục 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học; mỗi tiết học 35 phút (có hướng dẫn cho các trường chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày).

Nội dung giáo dục cấp Trung học cơ sở bao gồm 12 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc và 2 môn học tự chọn . Thời lượng giáo dục1 buổi/ngày, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học;mỗi tiết học 45 phút (có hướng dẫn các trường đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày).

 

docx 100 trang linhnguyen 2840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tổ trưởng chuyên môn trường trung học về dạy học trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh Lịch sử Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tổ trưởng chuyên môn trường trung học về dạy học trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh Lịch sử Lớp 9

Tổ trưởng chuyên môn trường trung học về dạy học trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh Lịch sử Lớp 9
oạt động phân tích, giải thích, so sánh; áp dụng trực tiếp (làm theo mẫu) kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tình huống, vấn đề trong học tập.
	- Vận dụng: học sinh kết nối và sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết thành công tình huống, vấn đề tương tự tình huống, vấn đề đã học. 
	- Vận dụng cao: học sinh vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống, vấn đề mới, không giống với những tình huống, vấn đề đã được hướng dẫn; đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống, vấn đề mới trong học tập hoặc trong cuộc sống.
	Căn cứ vào mức độ phát triển năng lực của học sinh ở từng học kỳ và từng khối lớp, giáo viên và nhà trường xác định tỷ lệ các câu hỏi theo 4 mức độ yêu cầu trong các bài kiểm tra trên nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đối tượng học sinh và tăng dần tỷ lệ các câu hỏi ở mức độ yêu cầu vận dụng, vận dụng cao.
 2.Đánh giá định hướng phát triển năng lực trong môn Lịch sử ở trường phổ thông
Trước yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay “Đổi mới kiểm tra đánh giá được xác định là khâu đột phá trong đổi mới giáo dục”. Thực tế từ trước đến nay trong mục tiêu của mỗi bài học đều bao gồm đầy đủ yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ, nhưng trong quá trình dạy - học GV chỉ chú trọng mục tiêu về kiến thức vì thi cử chủ yếu thiên về kiểm tra kiến thức sách vở, hàn lâm, không chú ý đến KTĐG năng lực của HS, không kiểm tra xem các em đã đạt được kĩ năng gì trong quá trình học tập cũng như khả năng vận dụng những kiến thức lịch sử đã học vào thực tiễn cuộc sống ra sao. HS cũng không có cơ hội được bày tỏ chính kiến, quan điểm, tình cảm cũng như thái độ của mình trước những vấn đề nảy sinh trong học tập cũng như trong cuộc sống thực tiễn. Cách KTĐG như vậy kéo dài đã ảnh hưởng đến cách dạy, cách học và chất lượng dạy học của bộ môn Lịch sử. Vì vậy, đổi mới KTĐG chú trọng đến sự phát triển năng lực của HS triển khai sẽ là bước đột phá để khắc phục những hạn chế này. Đồng thời sẽ giúp cho việc dạy học gắn với cuộc sống thực tiễn hơn.
 Một trong những yêu cầu đổi mới KTĐG đang được quan tâm đó là: thay đổi dần cách thức kiểm tra theo hướng “đóng” (chỉ quan tâm đến kiến thức trong sách giáo khoa, đòi hỏi HS nắm vững kiến thức sách vở) như trước đây sang cách thức ra đề KTĐG theo hướng “mở” (chú ý nhiều hơn đến KTĐG phẩm chất, năng lực của HS). 
 Theo hướng này ngoài những định hướng chung, mỗi bộ môn cũng sẽ có những nét đặc thù riêng, vì mỗi môn học có những mục tiêu khác nhau, ngoài kiến thức chuyên môn sẽ hình thành cho HS những kĩ năng, năng lực riêng theo ưu thế của bộ môn. Đối với môn Lịch sử hình thành cho HS khả năng nhìn nhận, nhận xét đánh giá sự kiện, hiện tượng nhân vật lịch sử, từ đó hình thành xúc cảm đối với quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, rút ra cho các em những bài học trong cuộc sống, có thế giới quan, nhân sinh quan đúng đắn. Như vậy, KTĐG theo định hướng năng lực sẽ phải chú ý đến ưu thế, đặc thù riêng của môn học.
Đối với môn Lịch sử có thể đưa ra phương án như sau:
2.1. Kiểm tra hiểu biết lịch sửcủa học sinh
- Việc kiểm tra hiểu biết lịch sửcủa học sinh (“đóng” ) vẫn phải có, vì theo quy luật nhận thức thì bao giờ cũng phải đi từ biết mới đến hiểu, mà có hiểu thì mới vận dụng được. Phần này có hai mức độ:
	- Mức độ biết: Kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức cơ bản về lịch sử trong chương trình, sách giáo khoa. Ở mức độ này chỉ yêu cầu học sinh sử dụng những thao tác tư duy đơn giản,chỉ đánh giá khả năng nhận biết, tái hiện, ghi nhớnội dung kiến thức lịch sử của học sinh, nhưng tránh kiểm tra ghi nhớ máy móc quá nhiều sự kiện, ngày tháng, con số Ví như câu hỏi trắc nghiệm: Một trong những mục đích của tổ chức Liên hợp quốc là 
A. ngăn chặn và đẩy lùi các hoạt động gây chiến tranh.
B. thúc đẩy quan hệ thương mại quốc tế.
C. duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
D. ngăn chặn sự đe dọa an ninh quốc tế.
- Mức độ hiểu: Kiểm tra hiểu biết lịch sử của HS. Ở mức độ này đòi hỏi HS phải hiểu bản chất sự kiện, hiện tượng (phần kiến thức trọng tâm cơ bản như đã đề cập ở trên), trên cơ sở đó biết khái quát, xâu chuỗi các sự kiện lịch sử, lý giải được mối quan hệ giữa sự này với sự kiện khác (học lịch sử không chỉ một sự kiện đơn lẻ mà là chuỗi các sự kiện có mối quan hệ, ảnh hưởng, tác động với nhau)
 Ví dụ như câu hỏi tự luận: Tại sao trong kháng chiến chống thực dân Pháp Đảng ta lại đề ra chủ trương kháng chiến toàn dân? Toàn diện? 
Với câu hỏi này yêu cầu HS trên cơ sở có những hiểu biết về nội dung đường lối khách chiến chống thực dân Pháp của Đảng phải lý giải được tại sao Đảng ta lại chủ trương chủ trương kháng chiến toàn dân? Toàn diện? Như vậy, thay vì kiểm tra việc học thuộc lòng và nhớ các sự kiện lịch sử như: nhớ nguyên nhân, diễn biến, ngày tháng, số liệu cụ thể... câu hỏi sẽ tập trung vào khả năng hiểu biết lịch sử của HS và thông qua những hiểu biết đó yêu cầu HS giải thích được mối quan hệ của kiến thức lịch sử này đối với các kiến thức lịch sử khác, để từ đó hiểu sâu sắc hơn về kiến thức lịch sử được học.
 Ví dụ câu trắc nghiệm: Tại sao Hiến chương của Liên hợp quốc là văn kiện quan trọng nhất ?
A. Đề ra nguyên tắc hoạt động của tổ chức của Liên hợp quốc
B. Là cơ sở để các nước căn cứ tham gia tổ chức Liên hợp quốc
C. Hiến chương đã nêu rõ mục đích của tổ chức Liên hợp quốc là duy trì hoà bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các nước.
D. Hiến chương quy định tổ chức bộ máy tổ chức của Liên hợp quốc nhằm tổ chức các cuộc hội của Hội đồng bảo an.
2.2.Đánh giá năng lựccủa học sinh trong học tập môn lịch sử
- Việc kiểm tra đánh giá năng lực, phẩm chất của HS (theo hướng mở, tích hợp, liên môn, gắn với các vấn đề thực tiễn). Đòi hỏi trên cơ sở hiểu bản chất sự kiện, hiện tượng lịch sử, yêu cầu HS đánh giá nhận xét, bày tỏ những chính kiến, quan điểm, thái độ về các vấn đề lịch sử, biết liên hệ với thực tiễn và vận dụng những kiến thức lịch sử giải quyết những vấn đề trong cuộc sống thực tiễn, biết rút ra những bài học kinh nghiệm.
Câu hỏi mở có nhiều loại khác nhau:
 1. Cho phép HS được lựa chọn những kiến thức lịch sử yêu thích nhất trong một giai đoạn lịch sử, một chuỗi các sự kiện được học để trả lời.
Ví dụ: Trong các tổ chức quốc tế và khu vực hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai em thích nhất tổ chức nào? Cho biết những hiểu biết của em về tổ chức đó. Sự giúp đỡ của tổ chức này đối với Việt Nam.
Hoặc, Hãy chọn một sự kiện trong diễn biến chiến tranh thế giới thứ hai có tác động đến cách mạng Việt Nam, và làm rõ sự tác động ấy ?
 2. Có thể đưa ra một sự kiện hiện tượng lịch sử, sau đó yêu cầu HS nhận xét, đánh giá, bày tỏ quan điểm, rút ra bài học kinh nghiệm trong thực tiễn. 
 Ví dụ: Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện nay đã và đang có những tác động như thế nào đối với cuộc sống của con người ? Trước những tác động đó Việt Nam cần chú ý những vấn đề gì trong phát triển kinh tế, xã hội ?
3. Các câu hỏi yêu cầu HS phải căn cứ vào kiến thức tổng hợp về một thời kì lịch sử để trả lời.
 Ví dụ: Tại sao nói những hạn chế của Luận cương Chính trị tháng 10 năm 1930 đã được khắc phục trong thực tiễn cách mạng Việt Nam từ 1930-1945?
Như vậy với câu hỏi này yêu cầu học sinh căn cứ vào nội dung kiến thức trong giai đoạn từ 1930-1945 để lựa chọn, tổng hợp những kiến thức phù hợp để trả lời yêu cầu câu hỏi đặt ra.
 Trong KTĐG kết quả học tập của HS theo chúng tôi thấy cần phải thay đổi theo hướng chuyển dần sang câu hỏi có phần KTĐG năng lực, phẩm chất của HS, cần những câu hỏi “mở” chiếm tỷ lệ vừa phải để HS làm quen dần và có thể tăng độ “mở” ở những năm tiếp theo. 
Việc đổi mới KTĐG theo hướng đánh giá năng lực, phẩm chất của HS dưới dạng câu hỏi “mở” cần thiết phải được thực hiện để tạo ra những bước đột phá trong nhận thức, có như vậy mới tác động trở lại làm thay đổi dần cách dạy, cách học bộ môn lịch sử ở trường phổ thông hiện nay. 
Tuy nhiên, đối học sinh vùng khó do đặc điểm đây là những vùng khó khăn, trình độ nhận thức của học sinh có nhiều hạn chế vì vậy cần phải căn cứ vào thực tế học tập của học sinh ở trường để có câu hỏi phù hợp, vẫn đảm bảo được chuẩn kiến thức kĩ năng, từng bước hướng vào phát triển năng lực của học sinh ở mức độ phù hợp.
3. Các hình thức/phương pháp đánh giá học sinh phát triển năng lực trong học tập môn Lịch sử
3.1. Đánh giá quá trình trong môn Lịch sử
- Trong quá trình dạy học môn Lịch sử, căn cứ vào đặc điểm và mục tiêu của bài học, của mỗi hoạt động trong bài học, giáo viên tiến hành một số việc như sau:
	 Theo dõi, kiểm tra quá trình và từng kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh theo tiến trình dạy học; quan tâm tiến độ hoàn thành từng nhiệm vụ của học sinh để áp dụng biện pháp cụ thể, kịp thời giúp đỡ học sinh vượt qua khó khăn.
	 Ghi nhận xét vào phiếu, vở, sản phẩm học tập... của học sinh về những kết quả đã làm được hoặc chưa làm được, mức độ hiểu biết và năng lực vận dụng kiến thức, mức độ thành thạo các thao tác, kĩ năng cần thiết...
	 Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh, quan sát các biểu hiện trong quá trình học tập, sinh hoạt và tham gia các hoạt động tập thể để nhận xét sự hình thành và phát triển một số phẩm chất, năng lực của học sinh; từ đó động viên, khích lệ, giúp học sinh khắc phục khó khăn; phát huy ưu điểm và các phẩm chất, năng lực riêng; điều chỉnh hoạt động, ứng xử để tiến bộ.
	 Khuyến khích, hướng dẫn học sinh tự đánh giá và tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn: Học sinh tự rút kinh nghiệm ngay trong quá trình thực hiện từng nhiệm vụ học tập, hoạt động giáo dục khác; trao đổi với giáo viên để được góp ý, hướng dẫn; Học sinh tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn ngay trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập môn học và hoạt động giáo dục; thảo luận, hướng dẫn, giúp đỡ bạn hoàn thành nhiệm vụ.
	- Kiểm tra, đánh giá thường xuyên được tiến hành trong quá trình học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập. Mục đích và phương thức kiểm tra, đánh giá trong mỗi giai đoạn thực hiện một nhiệm vụ học tập như sau:
	 Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên tổ chức một tình huống có tiềm ẩn vấn đề, lựa chọn một kỹ thuật học tích cực phù hợp để giao cho học sinh giải quyết tình huống. Trong quá trình chuyển giao nhiệm vụ, giáo viên cần quan sát, trao đổi với học sinh để kiểm tra, đánh giá về khả năng tiếp nhận và sẵn sàngthực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh trong lớp.
	 Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh hoạt động tự lực giải quyết nhiệm vụ (Cá nhân, cặp đôi hoặc nhóm nhỏ). Hoạt động giải quyết vấn đề có thể (thường) được thực hiện ở ngoài lớp học và ở nhà. Trong quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên quan sát, theo dõi hành động, lời nói của học sinh để đánh giá mức độ tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh; khả năng phát hiện vấn đề cần giải quyết và đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề; khả năng lựa chọn, điều chỉnh và thực hiện giải pháp để giải quyết vấn đề; phát hiện những khó khăn, sai lầm của học sinh để có giải pháp hỗ trợ phù hợp giúp học sinh thực hiện được nhiệm vụ học tập.
	 Báo cáo, thảo luận: Sử dụng kĩ thuật được lựa chọn, giáo viên tổ chức cho học sinh báo cáo và thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ, có thể là một báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập; dự án nghiên cứu khoa học, kĩ thuật; báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; bài thuyết trình (bài viết, bài trình chiếu, video clip,) về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Đánh giá quá trìnhlà loại đánh giá được thực hiện thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình dạy học. Bao gồm kiểm tra miệng; kiểm tra viết dưới 1 tiết; kiểm tra thực hành dưới 1 tiết, quan sát hoạt động học tập của HS) thông qua các bài học kiến thức mới, bài thực hành, bài ôn tập, sơ kết, tổng kết, qua tự học ở nhà. Mục đích chính của KTĐG quá trình nhằm sử dụng KTĐG như là một PPDH tích cực. Qua đó, GV biết rõ hơn về những gì HS đang học và học như thế nào. Đồng thời, là cơ sở để điều chỉnh việc dạy học của mình. 
- Hình thức đánh giá:Việc KTĐG thường xuyên được GV thực hiện qua hình thức kiểm tra vấn đáp nhanh trên lớp hoặc có thể vận dụng các kĩ thuật KTĐG khác.
Quan sát: quan sát thái độ, hành vi, mức độ hoàn thành việc được giao.
 Kết hợp quan sát các hoạt động học tập trong tiết học: trả lời câu hỏi, hoàn thành bài tập, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề Các câu hỏi kiểm tra nhanh vào đầu giờ, giữa giờ,cuối giờ: trả lời nhanh các câu hỏi, phiếu trắc nghiệm hoặc điền nhanh thông tin vào phiếu thăm dò 
 Đối tượng đánh giá: trong đánh giá quá trình nên kết hợp sử dụng nhiều đối tượng tham gia đánh giá: cá nhân - nhóm; GV - HS và tự đánh giá của HS.
 Kết quả đánh giá: nên kết hợp giữa nhận xét bằng lời của GV và HS với cho điểm.
- Những yêu cầu khi sử dụng đánh giá quá trình:
+ Định hướng cho HS về năng lực mà GV mong muốn HS sẽ hình thành được. Ví dụ: Khi dạy bài Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì Chiến tranh lạnh lớp 12, GV định hướng với HS: “Khi học bài này, các em sẽ hiểu được tác động và ảnh hưởng của chiến tranh lạnh đến khu vực Đông Nam Á và Việt Nam như thế nào?
+ Phương pháp đánh giá và hình thức đánh giá phải phù hợp với nội dung học tập, mục tiêu của quá trình dạy học, năng lực và mức độ cần đạt được, PPDH... GV có thể dự kiến tổ chức KTĐG trong một bài học bằng cách xác định các thành phần liên quan chính như sau:
Bảng các thành phần liên quan trong quá trình thiết kế hoạt động kiểm tra, đánh giá quá trình
Nội dung học tập
Mục tiêu
Năng lực cần hình thành
Đầu ra
PPDH
Hình thức, đối tượng, kết quả đánh giá
Bài Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì Chiến tranh lạnh 
-Đánh giá đúng được nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh lạnh.
-Phân tích được các sự kiện dẫn đến tình trạng chiến tranh lạnh.
-Lý giải được tác động và ảnh hưởng của chiến tranh lạnh đến khu vực Đông Nam Á và Việt Nam như thế nào?
- Đánh giá sự kiện (mức 3)
- Tái tạo sự kiện (mức 1)
- Thực hành với đồ dùng trực quan (mức 1) 
Sử dụng nội dung kiến thức trong SGK, tranh ảnh, phim, lược đồ và các tư liệu tham khảo khác để phân tích được nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh lạnh và các sự kiện dẫn đến tình trạng chiến tranh lạnh; Lý giải được tác động và ảnh hưởng của chiến tranh lạnh đến khu vực Đông Nam Á và Việt Nam 
- Làm việc theo nhóm
-Hướng dẫn HS khai thác tranh ảnh, phim, lược đồ và các tư liệu tham khảo khác 
-Đàm thoại
-Giảng giải
- Hình thức:
 + Quan sát tiến trình và mức độ hoàn thành công việc của các nhóm.
 + Dựa vào kết quả hoạt động nhóm thu được (bao gồm cả những nhóm không trình bày).
- Đối tượng được đánh giá: Cá nhân và nhóm
- Đối tượng đánh giá: GV và HS khác
- Kết quả đánh giá: Điểm và nhận xét bằng lời của GV và HS
- Kết quả đánh giá phải được thông báo kịp thời, chính xác, đúng đối tượng. 
- Kết quả của đánh giá phải được lưu giữ và phân tích để làm cơ sở cho những thay đổi trong quá trình dạy học sau này. Ví dụ, trong đánh giá bằng quan sát, GV sẽ nhận biết được cá nhân nào tham gia/không tham gia, thái độ tham gia tích cực/không tích cực, mức độ thực hiện công việc là biết làm/không biết làm/biết làm nhưng còn lúng túng để chỉnh sửa ngay trong khi hoạt động nhóm đang diễn ra và nhận xét sau khi hoạt động nhóm kết thúc. Với những sai lầm hoặc khó khăn HS hay mắc phải (ví như khó khăn trong khâu xác định những tác động và ảnh hưởng của chiến tranh lạnh đến khu vực Đông Nam Á và Việt Nam như thế nào) thì phải uốn nắn và giải thích ngay. Dựa vào kết quả làm việc nhóm, GV có thể nhận xét ngay tại lớp về mức độ hoàn thành công việc của nhóm. Những nhóm chưa có cơ hội lên trình bày, GV phải nhận xét (bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp) vào tiết sau. Hoặc trong đánh giá tiết học, GV có thể lưu lại việc đánh giá về tiết học vừa diễn ra dưới hình thức sau:
Bảng lưu giữ kết quả đánh giá năng lực lớp......................................
Ghi nhận kết quả đánh giá theo từng tiết học
Tên bài học: ................. Lớp: ....... Ngày thực hiện: ...../......./......................
1. Giảng dạy
-Những điểm thành công:...............................................................
- Những điểm chưa thành công: .......................................................
- Cần lưu ý gì:...................................................................................
2. Học tập
- Đa số HS có đạt được mục tiêu GV đề ra hay không?............................
- Những HS có kết quả học tập tốt: Tên HS............................
- Những HS có kết quả học tập chưa tốt, lí do: Tên HS ................................, Lí do:.
3.2. Đánh giá định kì, tổng kết
Đánh giá định kì được tiến hành bằng bài kiểm tra viết (đề kiểm tra): 1 tiết giữa kì, cuối kì, cuối năm (45 phút) theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong đợt tập huấn này chủ yếu xây dựng quy trình biên soạn câu hỏi/bài tập cho chủ đề lịch sử dùng để làm công cụ cho KTĐG định kì. Tuy nhiên, những câu hỏi đó vẫn có thể sử dụng để KTĐG thường xuyên/ quá trình đối với HS.
Kiểm tra viết là hình thức kiểm tra trình độ HS trong lớp cùng một thời điểm thông qua bài viết của HS. Hình thức kiểm tra viết ở trường phổ thông thường được thực hiện định kì theo quy định trong chương trình môn học sau khi học xong một phần, một chương hay một khóa trình lịch sử. Bài kiểm tra có thể giới hạn trong khoảng 45 phút. Kết quả kiểm tra viết nếu được tổ chức nghiêm túc có khả năng phản ánh rất khách quan trình độ HS về mọi mặt: nội dung kiến thức, phương pháp diễn đạt, trình độ tư duy... Qua đó, GV không chỉ biết được tình hình học tập chung của cả lớp, mà còn đánh giá được mức độ hiệu quả của phương pháp sư phạm của mình để kịp thời điều chỉnh, bổ sung. 
* Kiểm tra 45 phút: thường được tiến hành sau khi học xong một phần, cuối học kì hay cả năm học, nhằm tìm hiểu, đánh giá kiến thức chung đã học, làm cơ sở cho việc học tiếp phần sau và kết quả kiểm tra là cơ sở đánh giá kết quả học tập của HS. Câu hỏi kiểm tra phải đảm bảo ba yêu cầu:
- HS phải biết lịch sử (sự kiện đã diễn ra như thế nào?)
- HS phải hiểu lịch sử (vì sao sự kiện lại diễn ra như vậy? Tác động của nó?...)
- HS phải biết vận dụng kiến thức đã học (giải thích điều đã biết, liên hệ thực tế...). 
* Trong kiểm tra viết có thể sử dụng nhiều loại hình, câu hỏi sau:
 Kiểm tra, đánh giá bằng câu hỏi tự luận. Loại câu hỏi tự luận là câu hỏi yêu cầu phải trả lời theo dạng mở, tức là HS phải tự trình bày ý kiến trong một bài làm (thường dài) để giải quyết vấn đề mà câu hỏi tự luận nêu ra. Câu hỏi tự luận thuận lợi cho việc đánh giá cách diễn đạt và khả năng tư duy của HS. Vì vậy, KTĐG bằng câu hỏi tự luận có thể giúp GV phân hóa được trình độ HS theo các mức: giỏi, khá, trung bình, yếu.
KTĐG bằng câu hỏi tự luận không chỉ đòi hỏi HS phải nhận biết chính xác sự kiện, nhận thức đúng bản chất lịch sử mà còn đòi hỏi HS thể hiện trình độ lập luận, diễn đạt. Xây dựng câu hỏi tự luận theo mục tiêu đào tạo có các bậc như sau:
- Câu hỏi nhằm kiểm tra khả năng nhớ kiến thức của HS.
- Câu hỏi ở mức độ hiểu.
- Câu hỏi kiểm tra phẩm chất và năng lực của HS.
KTĐG bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Phương pháp trắc nghiệm khách quan là một phương pháp mới áp dụngvào việc đánh giá trong giáo dục “Trắc nghiệm trong giáo dục là một phương pháp để thăm dò một số điểm, năng lực trí tuệ của người học hoặc kiểm tra, đánh giá một số kiến thức-kỹ năng, kỹ xảo, thái độ của người học”Trần Bá Hoành (Đánh giá trong giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998, tr.36
.Trong dạy học Lịch sử có nhiều loại trắc nghiệm khách quan khác nhau:Câu hỏi nhiều lựa chọn, điền vào chỗ trống, ghép đôi
Việc xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Lịch sử cần phải hướng tới nhưng câu hỏi không chỉ đánh giá chuẩn kiến thức, kĩ năng của CTGDPT mà phải đánh giá được năng lực của học sinh.
GIỚI THIỆU MỘT SỐ KẾ HOACH BÀI DẠY (giáo án) ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ 2006 THEO ĐỊNH HƯỚNG CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ 2018 - LỚP 9 THCS
CHỦ ĐỀ
BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG
I. MỤC TIÊU 
Sau khi học xong chủ đề này, học sinh:
1. Yêu cầu cần đạt
– Trình bày được những chứng cứ lịch sử, pháp lí về chủ quyền biển đảo ViệtNam.
Nêu được vai trò chiến lược của

File đính kèm:

  • docxto_truong_chuyen_mon_truong_trung_hoc_ve_day_hoc_trong_chuon.docx