Tham khảo tài liệu ôn tập Ngữ văn Lớp 6

I. Đọc hiểu văn bản: ( 6 điểm)

 Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Đất mọng nước mưa, và khi gió xua tan mây ra, đất ngây ngất dưới ánh nắng chói lọi và tỏa ra một làn khói lam. Sáng sáng, sương mù dâng lên từ một con ngòi, từ vùng trũng bùn lầy nước đọng. Sương trôi như sóng, lao ra ngoài đồi núi thảo nguyên và ở đó nó tan ra thành một lớp khói lam mịn màng. Và trên những cành lá đâu đâu cũng la liệt những giọt sương nặng nom như những hạt đạn ghém đỏ rực, đè trĩu ngọn cỏ. Ngoài thảo nguyên, cỏ băng mọc cao hơn đầu gối. Lúa vụ đông trải ra đến tận chân trời như một bức tường xanh biếc. Những khoảnh ruộng cát xám tua tủa những ngọn ngô non như muôn ngàn mũi tên. Tới thượng tuần tháng 6, thời tiết đã đẹp đều, trời không gợi một bóng mây, và thảo nguyên nở hoa sau những trận mưa phơi mình ra lộng lẫy dưới ánh nắng. Giờ đây, thảo nguyên nom như một thiếu phụ đang nuôi con bú, xinh đẹp lạ thường, một vẻ đẹp lắng dịu, hơi mệt mỏi và rạng rỡ, nụ cười xinh tươi hạnh phúc và trong sáng của tình mẹ con.”

 ( Trích” Đất vỡ hoang”- sôlôkhôp)

Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn trên là gì?

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên?

Câu 3. Trong đoạn trích trên, nhà văn đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào? Nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó?

 Câu 4. bằng trải nghiệm văn học của bản thân, hãy lấy một ví dụ trong Văn Thơ thơ có sử dụng biện pháp tu từ mà em vừa tìm ở trên?.

II. Tập làm văn ( 14 điểm)

 Câu 1.(4 điểm)

Em hãy viết đoạn văn cảm nhận về đoạn thơ sau:

“ Cháu nằm trên lúa

 Tay nắm chặt bông

 Lúa thơm mùi sữa

 Hồn bay giữa đồng

 Lượm ơi, còn không?”

( Trích “Lượm” - Tố Hữu)

 

doc 350 trang linhnguyen 17/10/2022 2220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tham khảo tài liệu ôn tập Ngữ văn Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tham khảo tài liệu ôn tập Ngữ văn Lớp 6

Tham khảo tài liệu ôn tập Ngữ văn Lớp 6
, chia sẻ và bày tỏ nỗi xót xa với người dân lao động, đồng thời khơi gợi lòng trắc ẩn nơi người đọc.
Văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê"của Khánh Hoài cũng bày tỏ lòng thương cảm đối với những em nhỏ sống trong gia đình li tán. Tác phẩm ngầm oán trách những người làm cha, làm mẹ vì lòng ích kỉ mà đẩy những đứa con bé bỏng, đáng thương của mình vào cuộc sống thiếu thốn, khổ đau, tan đàn xẻ nghé. Truyện ngắn kêu gọi mọi người hãy biết giữ gìn, trân trọng tổ ấm của mình bởi đó là cội nguồn hạnh phúc của mỗi người và sự phát triển phồn vinh của xã hội.
Kết bài: Đánh giá vấn đề và suy nghĩ của bản thân
Tinh thần nhân đạo là mạch nguồn chảy mãi không bao giờ vơi cạn trong quá trình hình thành và phát triển văn học. Bởi văn học luôn hướng vào con người, yêu thương và cải tạo con người; xây dựng xã hội, sửa cái xấu, cái ác, ngợi ca cái tốt; khơi gợi, khẳng định, trân trọng cái tốt, nuôi dưỡng cái đẹp phát triển.
Chính tinh thần nhân đạo trong văn chương nghệ thuật đã bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho người đọc hoàn thiện bản thân, để mỗi chúng ta luôn biết hướng tới cái thiện, sống tốt đẹp trong cuôc đời.
***************************************************
ĐỀ 49
ĐỀ BÀI
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: 
“Quê hương là vòng tay ấm
 Con nằm ngủ giữa mưa đêm
 Quê hương là đêm trăng tỏ
 Hoa cau rụng trắng ngoài thềm
 .
 Quê hương mỗi người chỉ một
 Như là chỉ một mẹ thôi
 Quê hương nếu ai không nhớ
 Sẽ không lớn nổi thành người.”
 (Trích bài thơ “Quê hương” – Đỗ Trung Quân)
Câu 1(0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên?
Câu 2(1.0 điểm). Xác định nội dung của đoạn thơ?
Câu 3(2.5 điểm). Tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ? 
Câu 4(2.0 điểm). Qua đoạn thơ tác giả muốn gửi gắm tới người đọc thông điệp gì?
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14.0 điểm)
Câu 1(4.0 điểm)
 Từ nội dung đoạn thơ ở phần Đọc- hiểu, em hãy viết một đoạn văn(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tình yêu quê hương của mỗi người.
Câu 2(10.0 điểm)
 Hoài Thanh nhận xét: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”. Qua bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
--------------------- Hết ---------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM 
Phần
Câu 
Yêu cầu cần đạt
Điểm
I
ĐỌC HIỂU 
6.0
1
Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm 
0.5 
2
 - Đoạn thơ đã thể hiện được tình cảm yêu thương, gắn bó tha thiết, sâu nặng với quê hương của tác giả.
1.0
3
- Biện pháp tu từ: 
+ Điệp ngữ “quê hương” được lặp lại 4 lần.
+ So sánh: Quê hương là vòng tay ấm; là đêm trăng tỏ; như là chỉ một mẹ thôi.
- Tác dụng: Nhẫn mạnhtình yêu tha thiết, sự gắn bó sâu nặng với quê hương của tác giả. Đồng thời đã làm nổi bật hình ảnh quê hương thật bình dị, mộc mạc nhưng cũng thật ấm áp, gần gũi, thân thương, máu thịt, thắm thiết. 
1.0
1.5
4
- HS trình bày thành một đoạn văn (từ 5-7 câu)
- HS xác định thông điệp có ý nghĩa nhất đối với bản thân:
+ Vai trò của quê hương.
+ Giáo dục tình yêu quê hương.
1.0
1.0
	II
TẠO LẬP VĂN BẢN
14.0
1
Viết một đoạn văn(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ
4.0
*Yêu cầu chung: 
a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn
0.25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận.
0.25
* Yêu cầu cụ thể:
 c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn văn theo hướng sau:
3.5
- Tình yêu quê hương:
+ Là tình cảm tự nhiên mang giá trị nhân bản, thuần khiết trong tâm hồn mỗi người. quê hương chính là nguồn cội, nơi chôn rau cắt rốn, nơi gắn bó, nuôi dưỡng sự sống, đặc biệt là đời sống tâm hồn mỗi người.
1.0
+ Quê hương là bến đỗ bình yên, là điểm tựa tinh thần của con người trong cuộc sống. Dù đi đâu ở đâu hãy luôn nhớ về nguồn cội. (dẫn chứng)
0.5
- Bàn luận: Tình cảm đối với quê hương sẽ gợi nhắc đến tình yêu đất nước. Hướng về quê hương không có nghĩa là chỉ hướng về mảnh đất nơi mình sinh ra mà phải biết hướng tới tình cảm lớn lao, thiêng liêng bao trùm là Tổ quốc.
0.5
- Phê phán: Có thái độ phê phán trước những hành vi không coi trọng quê hương, suy nghĩ chưa tích cự về quê hương: chê quê hương nghèo khó, lạc hậu, phản bội lại quê hương; không có ý thức xây dựng quê hương.
0.5
- Bài học nhận thức và hành động: Có nhận thức đúng đắn về tình cảm đối với quê hương; có ý thức tu dưỡng, học tập, phấn đấu xây dựng quê hương; xây đắp bảo vệ quê hương, phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương là trách nhiệm, là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi con người.
0.5
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận
0.25
e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0.25
2
*Yêu cầu chung: 
a. Đảm bảo thể thức của một bài văn nghị luận có bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu vấn đề nghị luận; Thân bài giải thích nhận định và triển khai các luận điểm làm rõ được nhận định; Kết bài khái quát được nội dung nghị luận.
0.5
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Những tình cảm sẵn có, những tình cảm không có qua bài thơ “Bánh trôi nước”.
0.5
* Yêu cầu cụ thể:
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Thí sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau:
9,0
1. Giới thiệu vấn đề nghị nghị luận và tác phẩm lien quan đến vấn đề nghị luận: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có” qua bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương.
0.5
2. Giải thích ý kiến trên:
- Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có: Trước khi đọc tác phẩm văn chương, những tình cảm đó chưa xuất hiện trong ta. Sau khi đọc tác phẩm, văn chương khơi gợi, giúp ta tiếp thu những tình cảm cao đẹp, mới mẻ, những nét ứng xử tinh tế, những bài học về cuộc đời để ta làm giàu thêm tâm hồn.
- Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có: Văn chương bồi đắp thêm tình cảm, giúp ta nhận thức sâu sắc thêm về vấn đề để ta biết suy nghĩ, ý thức về mình, về những tình cảm đã có, để cho tình cảm ấy sâu sắc hơn, cao đẹp hơn.
1.0
3. Phân tích, chứng minh qua bài thơ “Bánh trôi nước”:
* Bài thơ “Bánh trôi nước” bồi đắp cho ta những tình cảm ta sẵn có:
- Bài thơ lấy đề tài dân dã, gần gũi, bình dị (Bánh trôi nước). Qua hình ảnh chiếc bánh trôi, bài thơ gửi gắm chủ đề về người phụ nữ trong XH phong kiến – một chủ đề quen thuộc của văn học trung đại Việt Nam (vẻ đẹp và thân phận người phụ nữ trong XHPK).
1.0
- Bánh trôi nước là một bài thơ vịnh vật tài tình, tả chính xác chiếc bánh trôi đồng thời còn khơi gợi như
Những liên tưởng sâu xa:
+ Bài thơ thể hiện niềm kiêu hãnh, tự hào của tác giả về vẻ đẹp ngoại hình, đặc biệt là ngợi ca, khẳng định vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất của người phụ nữ (dẫn chứng)
+ Bài thơ làm người đọc xúc động, thương cảm sâu sắc về thân phận chìm nổi, đắng cay, bất hạnh, phụ thuộc của người phụ nữ trong XHPK bất công (dẫn chứng).
2.0
* Bài thơ “Bánh trôi nước” gợi mở cho ta những tình cảm ta không có:
- Tác phẩm đã giúp chúng ta hiểu thêm về XHPK xưa – một XH trọng nam khinh nữ.
0.5
- Từ đó khơi gợi trong lòng người đọc niềm căm phẫn, thái độ tố cáo XH đầy rẫy những bất công tàn bạo đã chà đạp lên số phận của người phụ nữ.
1,0
* Nghệ thuật thể hiện:
- Hình ảnh, ngôn ngữ dân dã, gần gũi, không cầu kì kiểu cách, ước lệ mà tự nhiên, mang đậm dấu ấn dân giân.
- Giọng điệu: vừa kiêu hãnh, tự hào, vừa ngậm ngùi, xót xa, có thách thức.
- Thể thơ và kết cấu: Thể thơ Đường luật được sử dụng nhuần nhuyễn và sáng tạo. Kết cấu chặt chẽ và độc đáo, sự đối lập giữa thân phận và phẩm chất, bài thơ đã tạo ấn tượng về một vẻ đẹp ngời sáng của người phụ nữ, về một bản lĩnh Xuân Hương kiên cường, mạnh mẽ dám nhìn thẳng vào số phận, vượt lên số phận và thách thức với hoàn cảnh sống.
1,0
4. Đánh giá, mở rộng:
- Nhận định trên cho thấy giá trị của văn chương: nuôi dưỡng, bồi đắp tình cảm con người, tạo ra phép màu trong cuộc sống, mở rộng cánh cửa lòng nhân ái, giúp ta hiểu thêm tình đời, tình người.
- Bài thơ vừa ca ngợi vẻ đẹp cao quý, son sắt của người phụ nữ trong XHPK, vừa thể hiện niềm thương cảm đối với thân phận khổ đau của họ. “Bánh trôi nước” là một bài thơ hay bởi nó giản dị, để lại xúc động và ám ảnh trong lòng người đọc, có sức sống lâu bền trong trái tim những người yêu thơ.
0.5
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận
0.25
e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0.25
Điểm tổng cộng: 20.0 điểm
ĐỀ 61
ĐỀ BÀI
PHẦN I: ĐỌC HIỂU(4,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Em yêu cánh võng đong đưa
Cánh diều no gió chiều chưa muốn về
Đàn trâu thong thả đường đê
Chon von lá hát vọng về cỏ lau
Trăng lên lốm đốm hạt sao
Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên
Em đi cuối đất cùng miền
Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân
 (Yêu lắm quê hương - Hoàng Thanh Tâm, www.manhmap.com - Thơ hay về tình yêu quê hương - đất nước)
Câu 1: (1,0 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính. 
Câu 2: (1,0 điểm). Cho biết thể thơ được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 3: (1,0 điểm) Tìm từ láy trong các từ: thong thả, đường đê, chon von, vọng về, lốm đốm, rười rượi.
Câu 4: (1,0 điểm). Nội dung của đoạn thơ đã gợi em nghĩ đến điều gì?
PHẦN II: LÀM VĂN(16,0 điểm)
Câu 1:(4,0 điểm) Từ việc đọc hiểu văn bản Một thứ quà của lúa non: cốm - ngữ văn 7, tập I em hãy cho biết tại sao nhà văn Thạch Lam lại cho rằng ăn cốm phải ăn thong thả và ngẫm nghĩ.
Câu 2:(12,0 điểm)
Cây bàng trước sân trường đã trở nên trơ trụi trong mùa đông rụng lá nhưng trong mình nó đang có những mầm sống cựa quậy để hướng tới một sự hồi sinh mạnh mẽ với biết bao chồi tơ, lộc biếc 
Hãy thay lời cây bàng ấy để nói lên tâm trạng của mình về sự việc này!
ĐÁP ÁN-HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá đúng bài làm của thí sinh. Tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Khi vận dụng đáp án và thang điểm, giám khảo cần chủ động, linh hoạt với tinh thần trân trọng bài làm của học sinh. Đặc biệt là những bài viết có cảm xúc, có ý kiến riêng thể hiện sự độc lập, sáng tạo trong tư duy và trong cách thể hiện.
- Nếu có việc chi tiết hóa điểm các ý cần phải đảm bảo không sai lệnh với tổng điểm và được thống nhất trong toàn hội đồng chấm thi.
- Điểm toàn bài là tổng điểm của các câu hỏi trong đề thi, chấm điểm lẻ đến 0,25 và không làm tròn.
Phần II. Đáp án và thang điểm
Câu
Nội dung
Điểm
4,0
1
-Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.
-Thể thơ: Lục bát.
-Từ láy trong các từ: thong thả, đường đê, chon von, vọng về, lốm đốm, rười rượi. là: thong thả, chon von, lốm đốm, rười rượi.
-Đoạn thơ gợi người đọc nghĩ đến tình yêu quê hương đất nước với những cái đẹp đơn sơ, mộc mạc, bình dị nhưng lại gắn bó, nghĩa tình.
1,0
1,0
1,0
1,0
16,0
2
 Cần làm rõ đây là một nghệ thuật thưởng thức cốm rất tinh tế trong truyền thống ẩm thực của con người Hà Nội ngàn năm văn hiến được nhà văn Thạch Lam thể hiện trong tập tùy bút “Hà Nội băm sáu phố phường”.
 Ăn cốm phải ăn thong thả và ngẫm nghĩ tức là phải ăn từ tốn, chậm rãi và khoan thai đó là bởi vì:
 - Để thưởng thức đến tận cùng sức hấp dẫn của món quà bình dị nhưng hết sức độc đáo này. Mỗi hạt lúa non là một hạt sữa của đất trời kết đọng trong đó ngàn hoa cỏ nội nước Nam. Phải ăn thật chậm rãi thì mới cảm nhận được những điều thú vị này.
 - Cũng phải ăn thong thả và ngẫm nghĩ để thể hiện một phong thái lịch lãm trong nét đẹp của văn hóa ẩm thực. Ăn chậm rãi và khoan thai không chỉ là để thưởng thức mà còn là để bày tỏ sự nâng niu trân trọng và biết ơn đối với những con người lao động bình dị đã làm ra sản phẩm hạt cốm. 
2,0
2,0
3
Yêu cầu học sinh phải xây dựng thành một bài văn hoàn chỉnh thể hiện rõ nét kỹ năng viết văn biểu cảm một cách sáng tạo. Người chấm không đếm ý cho điểm mà phải linh động xét trong tổng thể cả bài. Trong cách làm bài tổng thể thì giám khảo cần tinh tế trong việc phát hiện các nhân tố. Phải biết trân trọng những tư duy đột phá của học sinh mà hướng dẫn chấm này chưa thể đề cập hết.
 Với yêu cầu của đề bài thì thí sinh phải nhập vai cây bàng để biểu cảm. (Có thể sử dụng đại từ: Tôi). Mặc dù là một đề mở, thí sinh có thể có những cách biểu cảm khác nhau, (Ví dụ viết thư cho bạn chẳng hạn) tuy nhiên cũng cần phải làm rõ một số dấu ấn cảm xúc cơ bản theo trình tự cấu trúc ba phần:
Mở bài: Tự giới thiệu được hình ảnh bản thân là một cây bàng mùa đông đang trụi lá giữa sân trường bằng những lời sinh động, giàu cảm xúc.
Thân bài:
+,Hồi tưởng một cách xúc động và sinh động về những kỷ niệm trong quá khứ đặc biệt là những sự gắn bó đối với những cô cậu học trò.
+, Nỗi buồn vì cảnh ngộ của bản thân trong hiện tại. Mùa đông khắc nghiệt đã cướp đi những màu xanh đẹp đẽ trên cành lá khiến cho bàng ta trở nên khẳng khiu, gầy guộc, trơ trọi và cũng rất cô đơn. (Vì lũ học trò chỉ hóng mát, đùa nghịch, đọc sách dưới cây bàng khi nó sum suê cành lá).
+, Sự hồi hộp chờ mong những ánh nắng ấm áp của mùa xuân; niềm tin mãnh liệt về một tương lai khi cảm nhận những mầm sống đang cựa quậy để từ đó có thể hướng tới một sự hồi sinh mạnh mẽ với biết bao chồi tơ, lộc biếc; khát vọng được cống hiến những ngày tháng đẹp đẽ sum suê cành lá cho sân trường yêu dấu, nơi có thể thắp sáng lên những kỹ niệm đẹp đẽ của tuổi học trò.
Kết bài: Bày tỏ tình yêu đối với mái trường, với những thầy cô giáo cũng như với các bạn học trò.
2,0
2,0
3,0
3,0
2,0
Hết
PHẦN 2: THAM KHẢO TÀI LIÊU ÔN
PHẦN 1. ÔN TẬP KIẾN THỨC CƠ BẢN
TÌM HIỂU THÊM VỀ CA DAO – DÂN CA
I. Khái niệm : 
- Ca dao dân ca là tên gọi chung của các loại trữ tình dân gian, kết hợp phần lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
- Dân ca: là sáng tác dân gian kết hợp lời và nhạc.
- Ca dao: là lời thơ dân ca và những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ dân ca.
II. Nội dung : 
Khái quát: Ca dao - dân ca diễn tả sinh động, sâu sắc đời sống tâm hồn, tư tưởng tình cảm của người lao động ( trữ tình). Có ý kiến cho rằng: Ca dao là nguồn sữa tinh thần nuôi dưỡng trẻ thơ qua lời hát ru, là hình thức trò chuyện tâm tình của các chàng trai cô gái, là tiếng nói biết ơn, tự hào về công đức của tổ tiên và anh linh của những người đã khuất, là phương tiện bộc lộ nỗi tức giận hay lòng hân hoan của người lao động, trong gia đình, xã hội.
1. Những câu hát yêu thương – tình nghĩa 
* Nội dung: Là tiếng hát yêu thương, tình nghĩa, ca dao bộc lộ tình sâu nghĩa nặng đối với xóm làng, quê hương, đất nước, đối với cha mẹ, ông bà, anh em, vợ chồng, con cái, bạn bè và dạt dào nhất là tình cảm lứa đôi. 
* Những câu hát về tình cảm gia đình 
- Coi trọng công ơn và tình nghĩa trong các mối quan hệ gia đình: cha mẹ, ông bà, tình cảm anh em gắn bó 
- Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng nhất, cội nguồn để hình thành nên những tình cảm cao đẹp khác 
=> Những người lao động sống rất ân tình, ân nghĩa 
 Ví dụ: Đối với cha mẹ, ông bà tổ tiên: 
Mẹ già như chuối ba hương,
hay
Như xôi nếp một, như đường mía lau.
Con người có tổ có tông
Như cây có cội như sông có nguồn.
* Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước.
- Ngợi ca vẻ đẹp của quê hương đất nước, bày tỏ niềm tự hào, mến yêu về những vùng đất, miền quê tươi đẹp. Đó là nghĩa nặng tình sâu của người lao động với quê hương đất nước 
- Tình yêu quê hương đất nước là tình cảm sâu nặng trong tim mỗi người, là nguồn cảm hướng vô tận, là đề tài không bao giờ cũ.
2. Những câu hát than thân
* Nội dung ca dao than thân: là những tiếng hát than thở về cuộc đời, cảnh ngộ khổ cực, đắng cay. Đồng thời, bày tỏ thái độ phản kháng xã hội, phản kháng những điều ngang trái ẩn chứa rất sâu trong đó.
* Hoàn cảnh ra đời: Ca dao than thân ra đời từ cuộc sống làm ăn vất vả, cực nhọc và bị áp bức nặng nề của người dân trong xã hội cũ. Ca dao than cho cảnh đè nén, áp bức: 
 Thương thay thân phận con rùa,
Lên đình đội hạc, xuống chùa đội bia.
- Đặc biệt là tiếng than của người phụ nữ chịu nhiều bất công do chế độ nam quyền và lễ giáo phong kiến gây ra:
Thân em như tấm lụa đào,
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
Thân em như củ ấu gai,
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen
Ai ơi nếm thử mà xem
Nếm xong mới biết rằng em ngọt bùi.
- Cảnh tảo hôn, đa thê, gả bán, ....
Vợ lẽ như giẻ chùi chân,
Chùi xong lại vứt ra sân
hay
Gọi ông hàng xóm có chùi chân thì chùi.
Bồng bồng cõng chồng đi chơi,
Đi qua chỗ lội đánh rơi mất chồng.
Chị em ơi, cho tôi mượn gàu sòng
Để tôi tát nước vớt chồng tôi lên.
- Than mà phản kháng, người dân lao động khi khổ thì cất tiếng than nhưng không bao giờ để mất niềm tin: 
Chớ than phận khó ai ơi
Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây.
Bao giờ dân nổi can qua
Con vua thất thế lại ra quét chùa.
* Nội dung các bài ca dao đã học
- Những bài ca dao kể về nỗi thống khổ, cuộc đời trăm đắng ngàn cay của người dân lao động dưới xã hội phong kiến. 
- Qua đó bày tỏ thái độ phản kháng, tố cáo xã hội. 
3. Những câu hát châm biếm
- Chủ yếu tập trung phơi bày các sự việc, hiện tượng mâu thuẫn ngược đời, phê phán những thói hư tật xấu của các hạng người và những sự việc đáng cười trong xã hội như: phê phán thói lười biếng, siêng ăn nhác làm; đả kích những người hành nghề mê tín dị đoan phản khoa học và những người đi xêm bói mê tín mù quáng ít hiểu biết và nhẹ dạ cả tin.
- Cũng như truyện cười, ca dao châm biếm trào phúng là sản phảm độc đáo của tính hài hước - một phẩm chất đáng quí của người lao động.
III. Nhân vật trữ tình : Thường là người mẹ, vợ, chồng, con, chàng trai, cô gái, người phụ nữ, người dân cày 
IV. Đối tượng trữ tình : con người, cảnh vật, sự vật, loài vật 
V. Nghệ thuật : Có nét đặc trưng riêng, đó là những câu thơ, câu ca rất ngắn gọn viết theo thể lục bát hoặc lục bát biến thể.Ngôn ngữ, hình ảnh mộc mạc, giản dị, chân thực, hồn nhiên, và gợi cảm (vì đó là lời ăn tiếng nói của người lao động xưa)
VI. Đặc điểm thơ ca dân gian (ca dao - dân ca) : vốn là một bộ phận của văn hóa dân gian nói chung cho nên nó mang đầy đủ những đặc điểm của văn hóa dân gian đó là
a. Tính nhân dân : Lời ăn, tiếng nói, tâm tư, nỗi niềm, khát vọng của quần chúng nhân dân xưa
b. Tính truyền miệng : Vì chưa có chữ viết nên ca dao chủ yếu được sáng tác theo phương thức truyền miệng. Hát lên, ngâm lên cho người khác nghe.Sau đó lưu truyền đời này qua đời khác, thế hệ này qua thế hệ khác 
c. Tính tập thể : Vì truyền miệng nên ca dao không còn là sáng tác của một cá nhân mà trở thành sáng tác của nhiều người, nhiều thế hệ.Vì vậy cho nên những sáng tác này được đánh giá là những hòn ngọc quý trong kho tàng văm học Việt Nam
PHẦN II: MỞ RỘNG KIẾN THỨC VÊ MỘT SỐ CHỦ ĐÊ TRONG
CA DAO- DÂN CA 
CHỦ ĐỀ CA DAO VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH
CHỦ ĐỀ CA DAO VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC 
CHỦ ĐỀCA DAO VỀ TÌNH YÊU LAO ĐỘNG, TINH THẦN LẠC 
QUAN TRONG CUỘC SỐNG 
CHỦ ĐỀ CA DAO VỀ TÌNH YÊU ĐÔI LỨA
CÁC DẠNG BÀI TẬP VÊ TÌM HIỂU CA DAO- DÂN CA 
DẠNG BÀI TẬP 1: CẢM NHẬN MỘT BÀI CA DAO 
DẠNG BÀI TẬP 2: PHÂN TÍCH MỘT HÌNH ẢNH MANG TÍNH BIỂU 
TƯỢNG TRONG CA DAO 
CHỨNG MINH MỘT NHẬN ĐỊNH VỀ CA DAO 
*LUYỆN TẬP
Hình ảnh con cò trong ca dao
 Con cò bay lả bay la...., Con cò mà đi ăn đêm....Những câu ca dao bắt đầu bằng con cò đã đi vào tâm hồn con người Việt Nam từ bao đời nay. Con cò thật là gần gũi, thân quen. Và nó đã trở thành một hình thường đẹp tronh ca dao. Mỗi hi nhắc đến con cò với những phẩm chất của nó làm ta nghĩ đến hình ảnh của người nông dân, của người phụ nữ Việt Nam.
* Hình ảnh con cò là hình ảnh của người nông dân .
Người nông dân Việt Nam rất gần gũi và gắn bó với con cò. Họ đã xem cò là bạn. Nhìn con cò kiếm ăn trên những cánh đồng họ liên tưởng đến cuộc đời và số phận của mình. ..... Con cò là loài chim sống ở bờ nước, gần cận nhất, gắn bó  nhất và thân thiết nhất với nhà nông trồng lúa nước. Con cò với dáng đẹp thanh cao, thoát tục.  Cò lạng bay vút lên không trung rồi thả mình trong gió, mỏ dài, cổ  dà

File đính kèm:

  • doctham_khao_tai_lieu_on_tap_ngu_van_lop_6.doc