Tham khảo tài liệu ôn học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 6

I. Đọc hiểu văn bản: ( 6 điểm)

 Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Đất mọng nước mưa, và khi gió xua tan mây ra, đất ngây ngất dưới ánh nắng chói lọi và tỏa ra một làn khói lam. Sáng sáng, sương mù dâng lên từ một con ngòi, từ vùng trũng bùn lầy nước đọng. Sương trôi như sóng, lao ra ngoài đồi núi thảo nguyên và ở đó nó tan ra thành một lớp khói lam mịn màng. Và trên những cành lá đâu đâu cũng la liệt những giọt sương nặng nom như những hạt đạn ghém đỏ rực, đè trĩu ngọn cỏ. Ngoài thảo nguyên, cỏ băng mọc cao hơn đầu gối. Lúa vụ đông trải ra đến tận chân trời như một bức tường xanh biếc. Những khoảnh ruộng cát xám tua tủa những ngọn ngô non như muôn ngàn mũi tên. Tới thượng tuần tháng 6, thời tiết đã đẹp đều, trời không gợi một bóng mây, và thảo nguyên nở hoa sau những trận mưa phơi mình ra lộng lẫy dưới ánh nắng. Giờ đây, thảo nguyên nom như một thiếu phụ đang nuôi con bú, xinh đẹp lạ thường, một vẻ đẹp lắng dịu, hơi mệt mỏi và rạng rỡ, nụ cười xinh tươi hạnh phúc và trong sáng của tình mẹ con.”

 ( Trích” Đất vỡ hoang”- sôlôkhôp)

Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn trên là gì?

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên?

Câu 3. Trong đoạn trích trên, nhà văn đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào? Nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó?

 Câu 4. bằng trải nghiệm văn học của bản thân, hãy lấy một ví dụ trong Văn Thơ thơ có sử dụng biện pháp tu từ mà em vừa tìm ở trên?.

 

doc 235 trang linhnguyen 17/10/2022 4500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tham khảo tài liệu ôn học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tham khảo tài liệu ôn học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 6

Tham khảo tài liệu ôn học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 6
tin vào tương lai tốt đẹp.
 + Mức tối đa (3,5 điểm): Đạt các yêu cầu trên.
 + Mức chưa tối đa (0,25-> 3,25 điểm): Căn cứ vào bài làm của HS cho điểm hợp lí.
 + Mức không đạt (0 điểm): Không làm bài hoặc làm lạc đề.
0,25
2. Tiêu chí về hình thức:
 - Bài viết dưới hình thức nghị luận xã hội.
 - Bố cục ba phần rõ ràng, chặt chẽ.
 - Luận điểm rõ ràng, mạch lac; dẫn chứng cụ thể; lời văn có cảm xúc; chữ viết sạch đẹp.
 + Mức tối đa (0,5 điểm): Đạt các yêu cầu trên.
 + Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Căn cứ vào bài làm của HS cho điểm hợp lí.
 + Mức không đạt (0 điểm): Bài làm không có bố cục.
0,5
Câu 2
1. Tiêu chí về nội dung:
 + Mức tối đa (5,0 điểm): Đáp ứng tốt các yêu cầu.
 + Mức chưa tối đa (0,25-> 4,75 điểm): Căn cứ vào bài làm của HS cho điểm hợp lí.
 + Mức không đạt (0 điểm): Không làm bài hoặc làm lạc đề.
5,0
a. Mở bài:
 - Dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận.
 - Trích dẫn ý kiến.
0,5
b. Thân bài:
 * Giải thích:
 - Câu thơ hay: là sản phẩm lao động sáng tạo của nhà thơ, kết tinh những tư tưởng, tình cảm mà nhà thơ muốn gửi gắm qua hình thức phù hợp.
 - Tình người: là tư tưởng, tình cảm, cảm xúc tạo nên giá trị nội dung của thơ.
 => Quan niệm của Tố Hữu nhấn mạnh giá trị của thơ là những tư tưởng, tình cảm được biểu hiện trong thơ. Tình cảm, cảm xúc càng sâu sắc, mãnh liệt, lớn lao càng khiến thơ lay động lòng người.
 * Chứng minh 
 a. Tình người trong bài thơ “Quê hương”:
 Thể hiện qua tình cảm của nhà thơ đối với quê hương: Biểu hiện qua niềm tự hào và nỗi nhớ khôn nguôi về làng chài của mình.
 + Vẻ đẹp của cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá vào một buổi sớm bình minh. (Phân tích tám câu thơ đầu)
 + Vẻ đẹp của đoàn thuyền đánh cá trở về bến - một bức tranh lao động náo nhiệt, đầy ắp niềm vui và sự sống. (Phân tích tám câu thơ tiếp)
 + Tình cảm nhớ thương quê hương của tác giả -.nhớ nhất mùi vị nồng mặn đặc trưng của quê hương. (Phân tích bốn câu cuối)
 => “Quê hương” đã khắc hoạ được bức tranh tươi sáng, khoẻ khoắn, đầy sức sống về cuộc sống lao động của một làng quê miền biển, qua đó thể hiện tình yêu quê hương tha thiết, đằm thắm của tác giả.
b. Hình thức biểu đạt:
 - Thể thơ: tự do, nhịp thơ linh hoạt.
 - Từ ngữ, hình ảnh: hình ảnh đẹp, tiêu biểu, chọn lọc, ngôn ngữ tự nhiên, trong sáng.
 - Biện pháp nghệ thuật: so sánh, ví von, nhân hóa sáng tạo và hấp dẫn,...
 - Giọng thơ: mộc mạc, chân thành, đằm thắm, gợi cảm
 * Đánh giá:
 - Quê hương của Tế Hanh là một bài thơ hay bởi nó được viết lên từ cảm xúc chân thành, tình cảm mãnh liệt. Bài thơ không chỉ là riêng tình cảm của tác giả giành cho quê hương; mà bài thơ này còn nói hộ rất nhiều tấm lòng khác đang ở xa quê hương qua hình thức nghệ thuật độc đáo, hấp dẫn. 
 - Đọc bài Quê hương ta cảm thấy yêu thơ và tâm hồn thơ của Tế Hanh. Chúng ta càng trân trọng hơn nữa mảnh đất chôn rau cắt rốn, yêu hơn nữa những điều bình dị nhưng thiêng liêng
(4,0)
0,5
3,5
3,0
0,5
0,5
c. Kết bài:
 - Khẳng định tình cảm của nhà thơ dành cho quê hương là tình cảm sâu nặng, thiết tha, đằm thắm
 - Liên hệ tình cảm, thái độ của bản thân.
0,5
2. Tiêu chí về hình thức:
 - Bài viết dưới hình thức nghị luận văn học; sử dụng tốt các thao tác lập luận giải thích, chứng minh, phân tích.
 - Bố cục ba phần rõ ràng, chặt chẽ.
 - Luận điểm rõ ràng, mạch lac; dẫn chứng cụ thể; lời văn có cảm xúc; chữ viết sạch đẹp.
+ Mức tối đa (05 điểm): Đạt các yêu cầu trên.
+ Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Căn cứ vào bài làm của HS cho điểm hợp lí.
+ Mức không đạt (0 điểm): Bài làm không có bố cục.
0,5
3. Sáng tạo:
 + Mức tối đa (0,5 điểm): Diễn đạt sinh động, giàu hình ảnh, hấp dẫn, biết sử dụng các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả trong bài nghị luận một cách hợp lí.
 + Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Có sáng tạo song chưa đạt các yêu cầu trên.
 + Mức không đạt (0 điểm): Không có sự sáng tạo nào.
0,5
---------------------Hết-------------------*
ĐỀ 15
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2018 - 2019
MÔN: VĂN 8
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1: (2,0 điểm)
Nét độc đáo và tài hoa của Vũ Đình Liên trong hai câu thơ:
 Giấy đỏ buồn không thắm;
 Mực đọng trong nghiên sầu...
	(Ông đồ )
Câu 2 (3,0 điểm)
“Mẹ ru cái lẽ ở đời
Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn
Bà ru mẹ Mẹ ru con
Liệu mai sau các con còn nhớ chăng”
Từ suy ngẫm của nhà thơ Nguyễn Duy, em hãy viết một bài văn ngắn về tình yêu và lòng biết ơn mẹ.
Câu 3 (5,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: 
Thơ bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ.
Bằng sự hiểu biết về bài thơ Quê hương (Tế Hanh) trong chương trình Ngữ văn lớp 8, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI
Câu
Yêu cầu cần đạt
Điểm
Câu 1
(2điểm)
* Yêu cầu về kĩ năng: học sinh trình bày thành bài văn ngắn, hành văn trôi chảy không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả.
* Yêu cầu về kiến thức: HS cảm nhận được nét độc đáo và tài hoa của Vũ Đình Liên trong câu thơ trên 2 phương diện: nội dung và nghệ thuật. 
- Ông đồ vẫn xuất hiện vào dịp tết với mực tàu, giấy đỏ nhưng cảnh tượng vắng vẻ đến thê lương. Khi chữ Nho suy tàn, ông đồ bị mọi người lãng quên.
- Nghệ thuật nhân hoá (Giấy đỏ - buồn không thắm; mực - đọng trong nghiên sầu...), giọng thơ đượm buồn, hoài cổ. à nỗi sầu như lan ra cả những vật vô tri vô giác. Tờ giấy đỏ cứ phơi ra đấy mà chẳng được đụng đến trở thành bẽ bàng, màu đỏ của nó trở thành vô duyên, không thắm lên được. Nghiên mực cũng vậy, không hề được chiếc bút lông chấm vào, nên mực như đọng lại bao sầu tủi và trở thành nghiên sầu.
- Hai câu thơ thể hiện nỗi niềm thương tiếc khắc khoải của Vũ Đình Liên. Nhà thơ thương tiếc ông đồ cũng là thương tiếc những giá trị tinh thần tốt đẹp bị tàn tạ, lãng quên.
0.25đ
1.25đ
0.5
Câu 2
(3 điểm)
a. Mục đích: Kiểm tra kĩ năng nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
b. Yêu cầu: 
- Về kĩ năng: học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội, có đầy đủ bố cục ba phần, biết sử dụng dẫn chứng để bàn luận vấn đề. Diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, thuyết phục.
- Về nội dung kiến thức: 
Học sinh cần trình bày các ý sau:
1. Giải thích ý thơ của Nguyễn Duy và xác định vấn đề cần bàn luận 
 - Câu thơ ca ngợi công lao to lớn của mẹ với mỗi người :	
 + Sữa nuôi phần xác: Nuôi dưỡng con về thể chất /
 + Hát nuôi phần hồn: Nuôi dưỡng con về tinh thần 
 + Lẽ phải ở đời là: Làm con phải yêu thương và thấm thía công ơn mẹ.
=> Vậy vấn đề bàn luận: Đạo làm con là yêu thương và biết ơn mẹ.
2. Bàn luận
- Đạo làm con phải yêu thương, biết ơn mẹ là hoàn toàn đúng đắn và mang tính nhân văn cao đẹp vì: 
	+ Mẹ là người trao cho con cuộc sống, đưa con đến với thế giới này. 
	+ Mẹ chắt lọc sự sống của thể chất mình cho con và chăm lo cho con bằng tất cả tình yêu và đức hi sinh của mình (d/c)
	+ Tình yêu và sự chăm lo của mẹ cho con bền bỉ, tận tuỵ và vị tha, vượt mọi khoảng cách thời gian, không gian... không đòi hỏi đền đáp bao giờ....(d/c)
3. Những biểu hiện về tình yêu và lòng biết ơn của con với mẹ. 
	  + Cảm nhận và thấm thía những khát vọng mẹ gửi gắm ở con.
	  +Cố gắng học tập và rèn luyện để thực hiện những khát vọng ấy của mẹ, xứng đáng với tình yêu và sự hi sinh của mẹ.
	 + Thương yêu và biết ơn mẹ bằng những việc làm cụ thể hàng ngày: giúp đỡ việc gia đình, chăm sóc khi mẹ đau ốm, động viên an ủi mẹ khi mẹ buồn....
4: Liên hệ mở rộng : 
	+ Dân tộc ta vốn có truyền thống coi trọng tình yêu và sự biết ơn của con với mẹ: nhiều câu ca dao tục ngữ khẳng định điều này: Nghĩa mẹ như nước.... Nghĩa mẹ bằng trời..... Và các nhà thơ nhà văn hiện đại đó tiếp tục nguồn cảm hứng vô tận.
	+ Phê phán: những thái độ vô ơn, vô cảm trước tình yêu và sự hi sinh của mẹ, có những thái độ việc làm sai trái với mẹ....
* Tiêu chuẩn cho điểm câu 2:
0,75đ
1.25đ
0.5đ
0,5đ
Câu 3
(5điểm)
- Yêu cầu về kĩ năng: HS phải xác định được đây là kiểu bài nghị luận văn học nhằm làm sáng tỏ một nhận định; vận dụng thành thạo các phép lập luận giải thích, chứng minh, bình luận...
- Bố cục phải rõ ràng, hệ thống luận điểm minh bạch, luận cứ thuyết phục, lập luận chặt chẽ, văn phong trôi chảy và có chất văn.
- Yêu cầu về kiến thức: Hs sinh phải biết vận dụng kiến thức từ một văn bản đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 8 để làm sáng tỏ ý kiến.
* Giải thích nhận định
Thơ ca bắt rễ tự lòng người: thơ ca bắt nguồn sâu xa trong lòng người với những tình cảm, cảm xúc chân thành, mãnh liệt.
 Nở hoa nơi từ ngữ: kết tinh vẻ đẹp cảm xúc ở ngôn từ giàu giá trị, có sức gợi hình, biểu cảm, giàu nhạc tính, làm nên lối diễn đạt độc đáo.
 bắt rễ - nở hoa: hình tượng về mối quan hệ chặt chẽ giữa nội dung cảm xúc và nghệ thuật thể hiện.
Bằng cách nói hình ảnh, ý kiến đã khẳng định đặc trưng nổi bật của thơ ca.
* Chứng minh:
1. Bắt rễ từ tình yêu và lòng tự hào về quê hương, thơ Tế Hanh nở hoa nơi từ ngữ để giới thiệu về quê hương mình một cách tự nhiên, bình dị, mộc mạc, chân thành (phân tích 2 câu đầu, chú ý từ ngữ làng tôi, vốn, hình ảnh quen thuộc: nghề chài lưới, cách biển nửa ngày sông)
2. Bắt rễ từ tình cảm gắn bó với quê hương vạn chài, thơ Tế Hanh nở hoa nơi từ ngữ để vẽ lên bức tranh làng chài thơ mộng, tươi sáng với cuộc sống lao động bình dị, vất vả, con người khỏe khoắn, đầy sức sống:
Khổ 2: Cảnh ra khơi đánh cá
- Nghệ thuật miêu tả:
+ Từ ngữ gợi tả, gợi cảm: dân trai tráng, tính từ (trong, nhẹ, hồng)
+ Phép liệt kê: trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng.
Thiên nhiên tươi đẹp với không gian khoáng đạt, bao la, nhuốm sắc hồng của bình minh tươi sáng, trong trẻo.
- Nghệ thuật so sánh đặc sắc: lấy cái cụ thể so sánh với cái cụ thể (chiếc thuyền với con tuấn mã), kết hợp với các động từ mạnh (hăng, phăng, vượt), các tính từ (nhẹ, mạnh mẽ) đã diễn tả khí thế mạnh mẽ của con thuyền khi ra khơi.
- Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
 Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
→ So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, động từ mạnh.
=> Cánh buồm trở nên gần gũi, lớn lao, thiêng liêng, là biểu tượng cho linh hồn làng chài, ẩn chứa niềm tin, hi vọng của những người dân chài.
Khổ 3: Cảnh đánh cá trở về bến
- Hình ảnh: ồn ào, tấp nập, cá đầy ghe, cá tươi ngon thân bạc trắng.→Tính từ gợi tả.
=> Không khí đông vui, rộn ràng, náo nức, gợi cuộc sống ấm no.
- Người dân chài:
+ Làn da ngăm rám nắng: da ngăm đen, trải qua nhiều nắng gió biển khơi.
+ Thân hình nồng thở vị xa xăm: mang hơi thở của đại dương, vị mặn mòi của biển cả.
 => Bút pháp tả thực kết hợp lãng mạn. Những người dân chài mang vẻ đẹp dạn dày, khỏe khoắn, vạm vỡ.
- Chiếc thuyền:- Nghệ thuật nhân hoá (mỏi trở về nằm), ẩn dụ (nghe).
=> Con thuyền trở nên sinh động, có hồn.
3.Tế Hanh trực tiếp bộc lộ nỗi nhớ quê hương qua khổ thơ cuối. 
- Cụm từ luôn tưởng nhớ, nhớ quá!
- Nhớ tất cả những hình ảnh thân quen: màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi, và mùi nồng mặn quá.
- Biện pháp tu từ: điệp ngữ, liệt kê. => Tình yêu quê hương tha thiết, sự gắn bó thủy chung, sâu nặng với quê hương làng chài của nhà thơ Tế Hanh.
* Đánh giá 
- Bắt rễ tự lòng người, nở hoa nơi từ ngữ - đó là đặc trưng và cũng là phẩm chất của thơ. 
- Để làm nên phẩm chất đó, gốc rễ lòng người phải sâu sắc, chân thành; từ ngữ phải có giá trị mới có thể nở hoa. Người đọc cũng phải rèn luyện tâm hồn và vốn hiểu biết để cảm hiểu chiều sâu lòng nhà thơ và thưởng thức vẻ đẹp từ ngữ.
- Bài thơ Quê hương quả đúng là đã “bắt rễ từ lòng người”, xuất phát từ những tình cảm chân thành của Tế Hanh với quê hương mình, và được “nở hoa nơi từ ngữ” bằng tài năng chính ông.
* Tiêu chuẩn cho điểm câu 3:
1.0
3.0
                                  **************************************************
ĐỀ 16.
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8
NĂM HỌC 2018 -2019
Môn thi : Ngữ Văn
I.PHẦN ĐỌC HIỂU( 4, 0 điểm )
: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới
 MUỐI TO, MUỐI BÉ
 Hạt muối Bé nói với hạt muối To:
Em đến chia tay chị này, em sắp được hòa trong đại dương.
Muối To trố mắt:
Em dại quá, sao lại để đánh mất mình như thế? Em muốn thì cứ làm, chị không điên!
Muối To thu mình co quắp lại, nhất định không để biển hòa tan. Muối To lên bờ, sống trong vuông muối. Nó vẫn ngạo nghễ, to cứng và nhìn chúng bạn bé tí ti đầy khinh khỉnh. Thu hoạch, người ta gạt nó ra ngoài, xếp vào loại phế phẩm, còn những hạt muối tinh trắng kia được đóng vào bao sạch đẹp
 Sau một thời gian lăn lóc hết xó chợ này đến xó chợ khác, cuối cùng người ta cho muối To vào nồi cám heo. Tủi nhục ê chề, nó thu mình co cứng hơn mặc cho nước sôi trăm độ cũng không lấy được, dù là cái vảy da của nó. Khi rửa máng heo, người ta phát hiện nó, và chẳng cần nghĩ suy, ném nó ra đường. Người người qua lại đạp lên nó.
 Trời đổ mưa, muối Bé, bây giờ là hạt mưa, gặp lại muối To. Muối Bé hí hửng kể:
Tuyệt lắm chị ơi! Khi em hòa tan trong nước biển, em được bay lên trời, sau đó em thành mưa tưới mát cho Trái Đất thêm xanh tươi. Thôi chào chị, em còn đi chu du nhiều nơi trên Trái Đất trước khi về biển, chuẩn bị một hành trình tuyệt vời khác
Nhìn muối Bé hòa mình với dòng chảy, xa dần, xa dần bỗng dưng muối To thèm khát cuộc sống như muối Bé, muốn hòa tan, hòa tan
( Theo Truyện cổ tích chọn lọc)
Câu 1( 0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2 ( 1,0 điểm). Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn:
 Em đến chia tay chị này, em sắp được hòa trong đại dương.
Câu 3 (1,0 điểm). Trước việc hòa tan vào đại dương, tại sao muối To cho đó là “ dại” còn muối Bé lại thấy là “ tuyệt lắm” ?
Câu 4 (0,5 điểm). Khi vào mùa thu hoach, số phận của muối To như thế nào? 
Câu 5(1,0 điểm). Nêu ý nghĩa biểu tượng của hạt muối trong câu chuyện trên?
II. PHẦN LÀM VĂN ( 16, 0 ĐIỂM)
Câu 1 (6,0 điểm). Trình bày suy nghĩ của em về cách sống của muối Bé trong câu chuyện ở phần ĐỌC HIỂU.
Câu 2 ( 10,0 điểm). Nhận xét về bài thơ Quê Hương của Tế Hanh, có ý kiến cho rằng: 
 Tuy viết về một đề tài không mới nhưng nhà thơ đã tạo lên nhiều điều hấp dẫn, mới mẻ. 
Bằng sự hiểu biết của mình, em hãy chứng minh.
 .HẾT.
 HƯỚNG DẪN CHẤM CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8
NĂM HỌC 2018 -2019
Môn thi : Ngữ Văn
( 
B . HƯỚNG DẪN CỤ THỂ: 
I/ PHẦN ĐỌC HIỂU( 4,0 điểm)
Câu
Yêu cầu cần đạt
Điểm
1
Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
 0,5
2.
Phân tích được cấu trúc ngữ pháp của câu văn đã cho. Mỗi thành phần được 0,25 điểm.
 Em đến chia tay chị này, em sắp được hòa trong đại dương.
 CN VN CN VN
 1,0
3.
 - Muối To cho rằng việc hòa tan vào đại dương là “ dai” vì sẽ đánh mất mình, sẽ bị biến mất, không còn giữ được những cái của riêng mình nữa.
 0,5
- Muối Bé cho là “ tuyệt lắm” vì khi hòa vào biển, nó được hóa thân, được cống hiến sức mình cho trái Đất
 0,5
4.
Vào mùa thu hoạch, muối To bị gạt ra ngoài, bị xếp vào loại phế phẩm.
 0,5
5
Ý nghĩa biểu tượng của mỗi hình ảnh:
Muối To: Hình ảnh của con người sống ích kỉ, chỉ khư khư giữ lấy giá trị riêng của mình.
Muối Bé: Hình ảnh của con người biết cống hiến, biết dâng cho đời những điều đẹp đẽ, tinh túy nhất của cuộc đời mình.
 1,0
II. PHẦN LÀM VĂN ( 16,0 điểm)
Câu
Yêu cầu cần đạt
Điểm
 1
6.0đ
a/ Về hình thức:
Viết được bài văn nghị luận:
+ Luận cứ chính xác, tiêu biểu
+ Lập luận chặt chẽ, thuyết phục.
Không mắc các loại lỗi về câu, từ, chính tả.
 1,0
b/ Về nội dung: Trình bày được suy nghĩ về cách sống của muối Bé được gợi ra từ câu chuyện Phần ĐỌC HIỂU. Thí sinh có thể có nhiều cách trình bày, miễn sao hợp lí. Dưới đây là một số ý tham khảo:
+ Xác định cách sống của muối Bé ( sống cống hiến cho cuộc đời)
 0,5
 + Phân tích cụ thể về ý nghĩa, sự cần thiết của cách sống cống hiến.
 2,0
+ Đưa ra và phân tích được các dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục về lối sống cống hiến. 
 2,0
+ Rút ra bài học: Mỗi người cần và nên biết sống cống hiến để đem lại lợi ích chung cho cộng đồng, làm cho cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn. 
 0,5
 2
10.0đ
1.Yêu cầu về kĩ năng 
 Biết làm bài văn nghị luận về một ý kiến văn học. Có kiến thức vững chắc về văn bản Quê Hương của Tế Hanh. Văn viết có tính khái quát; có cảm xúc, hình ảnh; bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ; không mắc lỗi về dùng từ, chính tả, diễn đat, kiến thức và ngữ pháp.
 1,0
2.Yêu cầu về kiến thức và cách cho điểm.
 - Có thể có nhiều cách trình bày những bài viết cần đame bảo những ý cơ bản trong Hướng dẫn chấm.
- Những bài làm có hướng đi khác nhưng phù hợp, thuyết phụcvẫn chấp nhận.
*Giới thiệu tác giả, tác phẩm và trích dẫn được ý kiến đánh giá về bài thơ.
 1,0
*Giải thích về ý kiến đánh giá: 
- Bài thơ viết về tình yêu quê hương- một đề tài không mới, một tình cảm có tính truyền thống được nhiều nhà thơ khai thác. 
- Tế Hanh đem đến nhiều điều hấp dẫn, mới mẻ chỉ riêng có bài thơ Quê hương: 
Bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, những hình ảnh khỏe khoắn đầy sức sống của người dân chài; những vần thơ bình dị nhưng gợi cảm, nhiều ý nghĩa sâu xa
 1,0
*Làm sáng tỏ ý kiên đã cho:
-Vẻ hấp dẫn, mới mẻ của những bức tranh làng chài:
+ Khung cảnh ra khơi trong bình minh tươi sáng; con người trẻ trung, khỏe mạnh, hăm hở; những con thuyền đầy khí thế, những cánh buồm bao la mang nét vẻ đẹp riêng không hề lẫn của làng chài.
 1,5
+ Cảnh trở về tấp nập, no đủ, bình an; những con người trở về nhuộm nắng gió biển khơi, toát lên vẻ từng trải, gợi niềm khát khao khám phá, trinh phục biển rộng sông dài; những con thuyền mệt nằm thư gian, bằng lòng với một chuyến ra khơi tốt đẹp.
 1,5
+ Nỗi nhớ nằm sâu da diết, thường trực về những dấu hiệu đặc trưng, thân thiết, của làng chài. 
 1,0
-Vẻ hấp dẫn, mới mẻ của thể thơ tám chữ; của những biện pháp tu từ đặc sắc( so sánh, ẩn dụ, nhân hóa),của các từ ngữ giàu sức gợi(phăng phăng, vượt; dân trai tráng; im bến mỏi)
 1,0
*Đánh giá về tính đúng đắn của nhận định.
 1,0
*Sáng tạo: Có cách diễn đạt, trình bày sáng tạo, tỏ ra am hiểu sâu sắc về kiểu bài chứng minh văn học cũng như về tác phẩm.
 1,0
*************************************************
MỘT SỐ CHUYÊN ĐỀ KHÁC
CHUYÊN ĐỀ: KHI CON TU HÚ
Câu 4.Có ý kiến cho rằng: “Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ”
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu
Câu 2
6,0 đ
1.Yêu cầu:
a. Yêu cầu về kĩ năng :
- Biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận.
- Bố cục bài viết rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, không mắc lỗi.
b. Yêu cầu về kiến thức :
 HS có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau:
I. Mở bài:
- Dẫn dắt
-Trích dẫn yêu cầu đề bài
0,5 đ
II. Thân bài
5,0 đ
Giải thích
- Thơ ca: Trước hết là một loại hình văn học, sau nữa có thể hiểu là chỉ văn học, nghệ thuật nói chung.
- Thơ ca bắt rễ từ lòng người: Thơ ca là tiếng nói chân thực của tình cảm. Nó được khơi nguồn, bắt rễ từ tư tưởng, cảm xúc của người nghệ sĩ. Vế thứ nhất của nhận định đề cập đến khởi nguồn của thơ, vai trò của cảm xúc, tình cảm trong sáng tác thơ, đến nội dung của tác phẩm văn học.
- Nở hoa nơi từ ngữ: từ ngữ hiểu rộng là ngôn từ nghệ thuật, là giá trị nghệ thuật, là vẻ đẹp ngôn ngữ của tác phẩm văn học.
0,5 đ
è Như vậy nhận định của đề bài bàn về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của tác phẩm nghệ thuật; về đặc trưng của văn học, đặc trưng của thơ; đề cao vai trò của yếu tố tình cảm, cảm xúc trong thơ, đồng thời yêu cầu tình cảm ấy phải được diễn tả bằng ngôn từ đẹp đẽ, giàu tính thẩm mĩ. Đây là một quy luật, cũng là một yêu cầu trong sáng tạo nghệ thuật.
0,25 đ
2. Chứng minh: HS phân tích bài thơ “Khi con tu hú” của
 Tố Hữu để thấy được sự kết hợp đặc sắc: “Thơ bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ”, giữa nội dung và nghệ thuật:
a. Luận điểm 1: Thơ bắt rễ từ lòng người
- Cần chỉ rõ thơ ca bắt nguồn từ cảm xúc của chủ thể trữ tình trước thiên nhiên, tạo vật, cuộc sống, con người
- Ý1: Bài thơ bắt nguồn từ tình yêu thiên nhiên của nhân vật trữ tình:
 Trong bài thơ tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống khiến người tù tưởng tượng một mùa hè chan hòa ánh sáng, rực rỡ sắc màu, rộn ràng âm thanh và ngọt ngào hương vị (dẫn chứng, phân tích dẫn chứng).
0,5 đ

File đính kèm:

  • doctham_khao_tai_lieu_on_hoc_sinh_gioi_ngu_van_lop_6.doc