Tham khảo ôn học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 9

Các văn bản trong phần đọc hiểu thường lấy ngữ liệu ở đâu?những khía cạnh nào?

Ngữ liệu đọc hiểu là 1 đoạn văn bản có thể thuộc bất cứ loại văn bản nào, từ văn bản khoa học, báo chí, nghị luận, đến văn bản nghệ thuật miễn là văn bản ấy được viết bằng ngôn từ. Các văn bản ấy có thể trong hoặc không nằm trong chương trình đã học hay trong SGK mà hoàn toàn mới lạ. Các văn bản này thường được lấy từ nhiều nguồn, như các tài liệu tham khảo dành cho học sinh, tác phẩm của các tác giả nổi tiếng, các bài báo hay các công trình nghiên cứu có ý nghĩa

 Các em nên chú ‎ý đến các văn bản có liên quan, hoặc đề cập đến các vấn đề sau: bảo vệ văn hóa dân tộc; thói sùng ngoại, bài ngoại, thói tham ô lãng phí; biển đảo và trách nhiệm của thế hệ trẻ với biển đảo của đất nước thực phẩm bẩn đang đầu độc người dân .ý thức con người về biến đổi khí hậu; ngập mặn, hạn hán ,vai trò của nguồn nước trong cuộc sống, lòng tự trọng, lòng nhân ái khoan dung, lí tưởng, lẽ sống, phẩm chất, sự thành đạt của tuổi trẻ, nghị lực sống của con người, cho và nhận . (qua các vấn đề thường nhật,câu chuyện, tấm gương)

 

doc 101 trang linhnguyen 20/10/2022 1740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tham khảo ôn học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tham khảo ôn học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 9

Tham khảo ôn học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 9
 hai chị em Thúy Kiều: “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”.
Vẻ đẹp chung của hai chị em: “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”.Vóc dáng mảnh mai, tao nhã như mai, tâm hồn trong trắng như tuyết. Đó là vẻ đẹp hoàn hảo cả hình thức lẫn tâm hồn. Hai chị em đều tuyệt đẹp với vẻ đẹp “mười phân vẹn mười” song mỗi người lại mang nét đẹp riêng khác khau “mỗi người một vẻ”.
Thúy Vân có vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu. Vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp hòa hợp của thiên nhiên, với trăng, ngọc, mây, tuyết (Phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ).
Nếu như Thúy Vân có vẻ đẹp hoàn hảo thì Thúy Kiều lại càng vượt trội trên cái đẹp hoàn hảo ấy: sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn. Một vẻ đẹp “nghiêng nước nghiêng thành”, có một không hai của một tuyệt thế giai nhân (Phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ).
+ Vẻ đẹp của đức hạnh: Thúy Vân, Thúy Kiều dưới ngòi bút của Nguyễn Du không chỉ nhan sắc tuyệt vời mà còn đức hạnh khuôn phép, đoan trang, đúng mực.(Phân tích dẫn chứng).
 Ở Thúy Kiều còn sáng lên vẻ đẹp của đạo hiếu, ý thức sâu sắc về phẩm giá, đức tính thủy chung, có tấm lòng trọng ân nghĩa, một tấm lòng bao dung, độ lượng.(Phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ).
+ Vẻ đẹp của tài năng: Tạo hóa không chỉ ban cho Thúy Kiều vẻ đẹp tuyệt thế giai nhân mà còn phú cho nàng trí tuệ thông minh tuyệt đối.Tài năng của Kiều đạt tới mức lý tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến, đủ cả cầm - kì - thi - họa. Đặc biệt, tài đàn của nàng vượt trội hơn cả “ làu bậc ngũ âm”. Nàng đã soạn riêng một khúc Bạc mệnh mà ai nghe cũng não lòng. Đây chính là biểu hiện của một con người có trái tim đa sầu, đa cảm. Tả sắc, tài của Thúy Kiều là Nguyễn Du muốn ngợi ca cái tâm đặc biệt của nàng. Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp: sắc - tài - tình đều đạt đến mức tuyệt vời. (Phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ).
- Sự dự cảm của nhà thơ về cuộc đời tài hoa của con người.
+ Vẻ đẹp nhân vật..
+ Chân dung Thúy Kiều là bức chân dung mang tính cách số phận. Vẻ đẹp “chim sa cá lặn” của nàng khiến cho tạo hóa ghen hờn, đố kị. Tài hoa, trí tuệ thiên bẩm và tâm hồn đa sầu, đa cảm khiến nàng khó tránh khỏi định mệnh nghiệt ngã. Thi nhân dự báo số phận Thúy Kiều sẽ phải chịu nhiều éo le, đau khổ bởi “Lạ gì bỉ sắc tư phong / Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”. Nhất là cung bàn bạc mệnh đầy khổ đau, sầu não do Kiều soạn riêng cho mình như báo trước cuộc đời hồng nhan, bạc phận. Dự cảm về kiếp người tài hoa, bạc mệnh cũng là biểu hiện của tấm lòng thương cảm sâu sắc đối với con người, là biểu hiện của cảm hứng nhân văn mà Nguyễn Du dành cho nhân vật Thúy Kiều ngay từ những vần thơ mở đầu tác phẩm - đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”.
- Sự đồng cảm, sẻ chia, đau xót với những bất hạnh của con người.
+ Đau xót cho thân phận con người bị chà đạp, khinh rẻ, bị biến thành một món hàng để cân đo đong đếm. (Phân tích dẫn chứng đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều để làm sáng tỏ).
+ Đau xót cho cảnh ngộ côi cút, đơn độc nơi lầu Ngưng Bích “khóa xuân”.
+ Nguyễn Du nhập thân vào nhân vật để cảm nhận hết nỗi đau của nhân vật, tác phẩm viết ra như có “máu chảy trên đầu ngọn bút”, thương cảm cho tương lai bất định, nhiều bất an của Kiều nơi lầu Ngưng Bích.(Phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ).
- Thái độ lên án, tố cáo những thế lực chà đạp lên con người.
Nguyễn Du đã sử dụng ngòi bút hiện thực để vạch trần bản chất xấu xa của những kẻ bất nhân trong xã hội xưa, những kẻ “buôn thịt bán người”, kiếm sống trên thân xác của những cô gái vô tội, tiêu biểu là Mã Giám Sinh. Ông đã bóc trần cái mác “giám sinh” của họ Mã để cho thấy tính cách vô học, thô thiển của hắn.Đồng thời ông cũng phẫn nộ trước bản chất con buôn của họ Mã. (Phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ).
2. Tính nhân văn trong các đoạn trích Truyện Kiều chính là dấu ấn nghệ thuật đặc sắc của tài năng bậc thầy Nguyễn Du.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật (qua lời thoại, qua ngoại hình, qua tính cách) đặc sắc, điêu luyện.
- Nghệ thuật miêu tả tài tình: bút pháp tả mây tô trăng, phục bút, điểm nhãn, thủ pháp ước lệ
- Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ bậc thầy, làm thăng hoa ngôn ngữ dân tộc.
+2,5
* Liên hệ:
- Giới thiệu khái quát tác giả Ngô Tất Tố và đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, dẫn vào tính nhân văn được thể hiện trong đoạn trích với các ý chính: 
Ngợi ca những vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội thực dân nửa phong kiến tiểu biểu là chị Dậu - người phụ nữ thương yêu chồng con tha thiết, đảm đang tháo vát, luôn tiềm tàng một sức mạnh phản kháng..
Cảm thông sâu sắc với nỗi thống khổ của chị.
Tố cáo lên án xã hội thực dân nửa phong kiến
- Điểm tương đồng:
- Điểm khác biệt:
+0,5
* Đánh giá, tổng hợp:
- Ý kiến của Trần Hoài Anh là đúng đắn, khoa học bởi nó đã nói lên 
 - Bài học cho người cầm bút
 - Bài học cho người tiếp nhận: Cần phải biết trân trọng tấm lòng, tài năng của người nghệ sĩ được thể hiện trong tác phẩm, phát huy giá trị tốt đẹp mà tác phẩm để lại; thêm gắn bó cuộc sống, cuộc đời qua những trang văn học. Từ chỗ nhận thức, bạn đọc đi đến sự tự nhận thức để thêm tin tưởng khả năng hướng đến cải tạo xã hội, cải tạo con người trở nên tốt đẹp hơn của thơ ca văn học.
+0,25
d. Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (Viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm..) thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
0,25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 
0,25
CHUYÊN ĐỀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI- TRUYỆN KIỀU, CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG :44 ĐỀ 174 TRANG
ĐỀ 33 KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2019 - 2020
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian 150 phút
Phần Đọc – hiểu: (4 điểm )
 Câu 1. (4 điểm) Đọc khổ thơ sau và trả lời câu hỏi phía dưới:
 Ước làm một hạt phù sa
 Ước làm một tiếng chim ca xanh trời
 Ước làm tia nắng vàng tươi
 Ước làm một hạt mưa rơi, đâm chồi.
(“Xin làm hạt phù sa”- Lê Cảnh Nhạc)
 a) Xác định thể thơ? 
 b) Chỉ ra biện pháp tu từ có trong đoạn thơ?
 c) Nêu nội dung chính của đoạn thơ? Từ đó em có trách nhiệm gì đối với 
quê hương, đất nước.
Phần Tập làm văn (16điểm)
Câu 2. ( 6điểm)
Con chim sẻ nhỏ chết rồi
Chết trong đêm bão về gần sáng
Đêm ấy tôi nằm trong chăn nghe cánh chim đập cửa
Sự ấm áp gối chăn đã giữ chặt tôi
Và tôi ngủ ngon lành đến lúc bão vơi.
 ( Trích   “Tiếng Vọng”- Nguyễn Quang Thiều)
 Trình bày suy nghĩ của em về vấn đề được đặt ra trong đoạn thơ.
Câu 3. (10điểm)
 Có ý kiến cho rằng : “Người cầm bút có tâm là người luôn đào sâu phát 
 hiện những hạt ngọc ẩn dấu trong bề sâu tâm hồn con người ”. Em hiểu 
ý kiến trên như thế nào ? Qua tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương ”của Nguyễn Dữ hãy làm sáng tỏ.
..Hết..
Hướng dẫn chấm
Câu
 Nội dung
1(4đ)a.
Thể thơ: Lục bát.
b.
 Biện pháp tu từ: Điệp ngữ- ước gì
 Ẩn dụ: hạt phù sa, tiếng chim ca, tia nắng vàng tươi, hạt mưa rơi.
c
 Nội dung : Thể hiện ước nguyện sống đẹp, sống có lí tưởng, cống hiến xây dựng quê hương đất nước.
Trách nhiệm của bản thân: Học tập rèn luyện, trau dồi đạo đức vì ngày mai lập nghiệp, góp phần xây dựng quê hương giàu mạnh
2( 6đ )
* Yêu cầu về kĩ năng:
 - Biết cách làm bài nghị luận xã hội, bàn về một tư tưởng đạo lí, có bố cục rõ ràng.
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận.
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 
- Sáng tạo trong diễn đạt, trong cách nhìn nhận về vấn đề nghị luận. 
*. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu về nội dung đoạn thơ, thí sinh có thể bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề đặt ra. Dưới đây là một số gợi ý:
- Trong đoạn thơ trên, tác giả đặt ra một vấn đề- vô cảm: là một trạng thái tinh thần mà ở đó con người không có tình cảm, cảm xúc nhân bản trước bất kì sự việc, hiện tượng nào diễn ra xung quanh họ. Họ sống ích kỉ, lạnh lùng, trái tim băng giá, thờ ơ trước những người gặp bất hạnh. 
- Thực trạng: Căn bệnh vô cảm xuất hiện ngày càng nhiều, trở thành một vấn nạn trong xã hội hiện nay.
- Biểu hiện:
+ Không quan tâm giúp đỡ những người xung quanh.
+ Chỉ lo nghĩ cho lợi ích bản thân....
- Nguyên nhân của sự vô cảm:
+ Lối sống thực dụng của nền kinh tế hiện đại.
+ Sự ích kỉ trong lòng mỗi người, sợ vạ lây,...
+ Ảnh hưởng của cuộc sống ảo quên đi những giá trị đích thực, những điều gần gũi trong cuộc sống.
+ ....
- Hậu quả: 
+ Nhân cách con người phát triển lệch lạc.
+ Sự thờ ơ vô cảm dẫn đến cái xấu, cái ác lên ngôi, xã hội rối loạn.
+ Tâm hồn khô héo.
+ 
- Biện pháp:
+ Luôn mở lòng, yêu thương những người xung quanh, yêu thương mà không đòi hỏi nhận lại.
+ Biện pháp giáo dục đúng đắn.
- Bài học nhận thức và hành động.
+ Là học sinh ngồi trên ghế nhà trường bản thân nhận thức rõ: Vô cảm là căn bệnh về tâm hồn cần loại bỏ.
+Yêu thương, giúp đỡ mọi người khiến cuộc sống của mỗi người trở nên đẹp đẽ và ý nghĩa hơn. 
3( 10đ)
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận; Có đủ Mở bài, Thân bài (gồm nhiều đoạn văn), Kết bài.
- Xác định đúng vấn đề nghị luận, biết triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm . Kết hợp lí lẽ sắc sảo và dẫn chứng tiêu biểu.
- Không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu về kiến thức:
- Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm  Chuyện người con gái Nam Xương có thể sắp xếp, trình bày ý theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo được các vấn đề sau:
1. Giải thích ý kiến:
+ “Người cầm bút có tâm”: Người có tấm lòng, có trái tim biết yêu thương, quý trọng con người. Thấu hiểu thế giới nội tâm của con người- của nhân vật. 
 +“Hạt ngọc ẩn dấu trong bề sâu tâm hồn”: chỉ những phẩm chất, vẻ đẹp tâm hồn cao quý, trong sáng, những khát khao bình dị đời thường. Những điều ấy không dễ phát hiện, không dễ thấy, bị ẩn khuất sau hoàn cảnh, số phận của nhân vật.
2. Phân tích, chứng minh:
            - Với nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm- một người phụ nữ bình dân xuất hiện trên trang văn của Nguyễn Dữ, với hoàn cảnh xuất thân nghèo khó, với số phân đau khổ oan nghiệt, nhưng nhà văn đã phát hiện ra vẻ đẹp nhân cách ngời sáng cùng với những khát khao của nàng.
-Vũ Nương- người phụ nữ đảm đang tháo vát, hiếu thảo với mẹ chồng.( D/c)
 -Người mẹ yêu thương con, người vợ thương chồng và rất mực thủy chung.(D/c)
-Nàng còn là một người khát khao xây dựng hạnh phúc gia đình- Khát khao muôn thưở của người phụ nữ. Khát khao phục hồi danh dự, nhân phẩm D/c)
- Ở Vũ Nương còn có tấm lòng độ lượng vị tha, sống ân tình nặng nghĩa.( D/c)
-> Nàng hội tụ đủ vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ, Bằng ngòi bút nhân văn với tấm lòng yêu quý, trân trọng vẻ đẹp của con người đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội nam quyền . Tác giả đă phát hiện ra vẻ đẹp tiềm ẩn trong tâm hồn người phụ nữ. Đúng là những hạt ngọc sáng được ẩn giấu trong thế giới nội tâm.
-Nghệ thuật:  Đặt nhân vật vào nhiều hoàn cảnh khác nhau, cùng với tương quan với các nhân vật khác. Đặc biệt sử dụng lời thoại, phân tích diễn biến tâm lí sắc sảo Nguyễn Dữ đã khắc họa thành công hình ảnh nhân vật- Vẻ đẹp tâm hồn của nàng cũng là vẻ đẹp của người phụ nữ nói chung trong xã hội phong kiến.
3. Đánh giá: Nguyễn Dữ là một người cầm bút có Tâm. Chính điều đó đã chắp cánh cho tài năng nghệ thuật, làm nên cái Tầm của một cây bút truyền kì già dặn. Để tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” xứng đáng là một trong những áng văn lạ của muôn đời “ Thiên cổ kì bút”
 *************************************************
ĐỀ 34. KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2019 - 2020
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian 150 phút
Câu 1 ( 6,0 điểm): 
Đây là bức ảnh gây sốt trong cộng đồng mạng trong thời gian vừa qua. Ảnh chụp hai cậu bé tuổi còn rất nhỏ. Một em lành lặn còn em kia thì bị bỏng khắp người, da nhăn nheo, biến dạng. Người bạn lành lặn ngồi dưới đất, vươn người đút sữa cho cậu bạn kém may mắn hơn với ánh mắt đầy lo lắng.
 ( Nguồn Internet)
Bức ảnh trên gợi cho em những suy nghĩ gì?
Câu 2 ( 4,0 điểm): Viết một đoạn văn (không quá 20 câu) trình bày cảm nhận của em về chi tiết sau:
Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.
 Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.
 ( Nguyễn Dữ, Chuyện Người con gái Nam Xương, SGK Ngữ Văn 9, tập 1)
Câu 3 (10 điểm): Bàn về Truyện Kiều có người cho rằng: 
 Những trang viết của Nguyễn Du đã cho thấy một trái tim ngập tràn tình yêu thương đối với con người.
Qua các đoạn trích Truyện Kiều đã học ở chương trình Ngữ Văn 9, tập 1, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
 .Hết.
 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 9
I. HƯỚNG DẪN CHUNG:
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý cơ bản, thí sinh có thể có nhiều cách trình bày nên giám khảo cần vận dụng linh hoạt để xác định điểm một cách khoa học, chính xác, khách quan.
- Bài làm được đánh giá trên cả hai phương diện: kiến thức và kỹ năng. Đặc biệt đánh giá cao những bài làm thể hiện rõ tố chất của một học sinh giỏi: sáng tạo, có phong cách, có giọng điệu riêng.
- Tổng điểm toàn bài là 20, chiết đến 0,25 điểm.
II.HƯỚNG DẪN CHI TIẾT:
Câu 1: 
*Yêu cầu về kĩ năng: Viết một bài văn nghị luận xã hội có luận điểm, luận cứ rõ ràng, lập luận thuyết phục. 
- Hành văn trong sáng, giàu cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.
*Yêu cầu về kiến thức: Nội dung bức ảnh gợi lên nhiều vấn đề trong đời sống xã hội như: quyền trẻ em, tình bạn, tình yêu thương, sự quan tâm chia sẻ v.v Thí sinh chỉ cần lựa chọn một vấn đề để trình bày. Giám khảo cần tôn trọng ý kiến của các em, không áp đặt miễn là những điều các em bày tỏ hợp lí, có sức thuyết phục và phải có tính nhân văn.
	Sau đây là một số gợi ý:
-Nêu nội dung, ý nghĩa của bức ảnh: Hình ảnh người bạn lành lặn ngồi dưới đất, vươn người đút phần sữa cho cậu bạn kém may mắn, ánh mắt đầy lo lắng gợi đến sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ nhau...
- Trong cuộc sống còn có những số phận không may mắn cần được sự quan tâm. Sự quan tâm chia sẻ được thể hiện cụ thể ở hành động, việc làm dù là nhỏ như đút sữa cho bạn như cậu bé trong ảnh.
- Đó là những biểu hiện của tình yêu thương, là tình cảm cao đẹp cần có trong cuộc sống. Vì:
 + Nó làm dịu đi nỗi bất hạnh của con người, giúp con người vượt qua khó khăn trở ngại.
 + Làm cho con người xích lại gần nhau.
v.v
->Bức tranh khiến cho ta xúc động bởi ý nghĩa nhân văn của nó. Xã hội sẽ tốt đẹp hơn nếu con người biết cảm thông, quan tâm, chia sẻ.
- Phê phán sự lạnh lùng, vô cảm ở một số bộ phận không nhỏ trong xã hội.
Câu 2: 
*Yêu cầu về kĩ năng:
- Viết được đoạn văn cảm nhận về một chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự . Khi trình bày cần đặt chi tiết trong chỉnh thể tác phẩm.
-Bài viết có cảm xúc, hành văn trong sáng; không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt
*Yêu cầu về kiến thức: HS có thể có những cách trình bày khác nhau nhưng cần làm nổi bật được: 
- Là chi tiết kì ảo cuối truyện, để lại nhiều suy nghĩ cho người đọc về số phận oan nghiệt của Vũ Nương và thể hiện tư tưởng của Nguyễn Dữ.
- Chi tiết gợi lên hình ảnh Vũ Nương trở lại dương thế rực rỡ uy nghi nhưng chỉ thấp thoáng giữa dòng sông lúc ẩn lúc hiện, rồi trong chốc lát, bóng nàng lang loáng mờ nhạt dần mà biến mất. Tất cả chỉ là ảo ảnh, chỉ là một chút an ủi cho người bạc phận
- Chi tiết này tạo nên kết thúc phần nào có hậu cho câu chuyện, thể hiện ước mơ của nhân dân về sự công bằng, người tốt cuối cùng sẽ được minh oan. Nhưng chi tiết lung linh này vẫn ẩn chứa màu sắc bi kịch. Nó gợi lên nỗi xót xa đau đớn của nhà văn, để lại nỗi ám ảnh cho người đọc.
- Đây là chi tiết nghệ thuật đặc sắc tô đậm tính chất truyền kì của tác phẩm, góp phần tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, thể hiện tài năng của tác giả.
Câu 2
*Yêu cầu về kĩ năng: 
- Viết được bài văn nghị luận có luận điểm, luận cứ rõ ràng. 
 Bài viết có cảm xúc, hành văn trong sáng; không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt
*Yêu cầu về kiến thức: 
- Thí sinh lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu trong các đoạn trích đã học: Chị em Thúy Kiều,Cảnh ngày xuân, Kiều ở lầu Ngưng Bích; vận dụng các thao tác lập luận để làm sáng rõ: Những trang viết của Nguyễn Du đã cho thấy một trái tim ngập tràn tình yêu thương đối với con người:
 + Nhà thơ phát hiện, trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều: về hình thức, tài năng và tâm hồn.
+ Nhà thơ băn khoăn, lo lắng cho số phận nhân vật Thúy Kiều
+ Đồng cảm, xót thương cho cảnh ngộ của Thúy Kiều: chịu nỗi đau về sự chia li cách ngăn, về thân phận chìm nổi, bấp bênh
 + Phê phán những thế lực đẩy con người vào bi kịch.
- Từ đó cho thấy Nguyễn Du đã dành cho nhân vật của mình bao yêu thương, cảm phục. Những trang viết của ông vì thế chan chứa tinh thần nhân đạo sâu sắc.
********************************************
ĐỀ 35 KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2019 - 2020
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian 150 phút
I.PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
	Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
(1) Làm sao để niềm vui của người này không còn là nỗi buồn của người kia. (2)Làm sao để công nghiệp hóa một ngôi làng nhưng lại không ung thư hóa dân làng.(3) Làm sao để tăng lợi nhuận đầu tư nhưng đừng đổ chất thải ám hại môi trường sống. Làm sao để tăng trưởng, để giàu có hơn nhưng đừng bức tử nguồn nước cho mai sau Chỉ có thể là thế khi mình biết nghĩ đến người khác. Mình không nói cho hả giận khi người khác nhói lòng. Mình không chỉ lo cho được việc cho riêng mình mặc ai kia khổ sở
Vô cảm với người khác là thiểu năng cảm xúc. Còn tệ hơn cả thiểu năng cơ thể. Bởi vì thiểu năng cảm xúc nghĩa là dù không phải trời bắt tội, em cũng đã bị tật nguyền ngay trong cơ thể khỏe mạnh, đẹp đẽ của chính mình. 
(Trích Yêu xứ sở, thương đồng bào, Đoàn Công Lê Huy)
1. Câu (1) (2) (3) chủ yếu liên kết với nhau bằng phép liên kết hình thức nào 
2. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép điệp ngữ được sử dụng trong đoạn văn (trình bày bằng 2-3 câu văn).
3. Thông điệp mà đoạn văn gửi đến người đọc là gì?
Câu 1. (6,0 điểm) Hãy quan sát bức tranh sau đây:
(Nguồn: internet)
Con người trong xã hội hiện đại đang bị "cấm tù" bởi chính chiếc điện thoại thông minh của họ?
Em hãy trình bày quan điểm của mình
Câu 4 (10 điểm): 
Về “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, có ý kiến cho rằng:
“Trong văn chương nước ta cũng như thế giới không hiếm những câu chuyện xen những yếu tố truyền kì. Nét riêng của Chuyện người con gái Nam Xương là hai yếu tố thực và truyền kì không đan xen vào nhau mà kết cấu thành hai phần. Phần thực là cơ sở để xây dựng phần truyền kì. Phần truyền kì vừa làm cho câu chuyện thêm lung linh hư ảo, vừa góp phần làm rõ những yếu tố ở phần thực. Bằng mối liên hệ giữa hai phần, nhà văn làm nổi bật tính cách nhân vật và chủ đề của tác phẩm.”
	Từ hiểu biết của em về tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
HƯỚNG DẪN CHẤM
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
1. phép lặp từ ngữ
2. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép điệp ngữ:
Hs nêu được tác dụng của phép điệp ngữ để nhấn mạnh, làm nổi bật niềm trăn trở, băn khoăn của tác giả về vấn đề phát triển xã hội ổn định trên nhiều mặt (2,0)
3. Thông điệp mà đoạn văn gửi đến người đọc: Mỗi chúng ta hãy biết nghĩ đến người khác, đừng để cảm xúc bị “thiểu năng” vì sự vô cảm.
Câu
Hình thức, kĩ năng và nội dung kiến thức
Điểm
Câu 1
Trình bày quan điểm về vấn đề: Con người trong xã hội hiện đại đang bị "cầm tù" bởi chính chiếc điện thoại thông minh của họ?
6.0
1. Giải thích
- Ý nghĩa của bức tranh:
+ Một bức tranh biếm họa về cuộc sống của con người trong thời đại công nghiệp 4.0
+ Phản ánh một mặt trái của công nghệ và sự lan truyền chóng mặt của internet.
+ Ý tưởng đặt ra từ bức tranh: Con người có đang bị “cầm tù" bởi chính chiếc điện thoại thông minh của họ?
- Nêu quan điểm: Đây là một đế mở, không có đáp án đúng sai. Thí sinh hoàn toàn có thể bày tỏ quan điểm theo nhiều hướng khác nhau. Ví dụ:
+ Khẳng định một thực trạng phổ biến hiện nay là con người sử dụng điện thoại thông minh quá nhiều dẫn đến bị lệ thuộc bởi nó, và bị nó “cầm tù”.
+ Khẳng định thực trạng con người hiện đại sử dụng điện thoại thông minh một cách tự do, chủ động, phát huy hết tính năng tiện ích của nó phục vụ cho cuộc sống và công việc của bản thân: Không bị “câm tù" bởi điện thoại.
+ Hoặc bày tỏ quan

File đính kèm:

  • doctham_khao_on_hoc_sinh_gioi_ngu_van_lop_9.doc