Tài liệu Tổng ôn lý thuyết Hóa học Lớp 12 kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017

Cacbohidrat

 Đồng phân của glucozo là fructozo, đồng phân của saccarozo là MANTOZO (rất nhiều người nhầm

nó với XENLULOZO, bởi vậy đề hay hỏi mấy câu kiểu này)

 Trong phân tử glucozo, fructozo có 5 nhóm -OH; trong saccarozo, mantozo có 8 nhóm -OH (nhiều

người nghĩ saccarozo kiểu như gấp đôi glucozo nên nhân đôi luôn nhóm -OH =>Sai)

 Saccarozo cấu tạo từ α-glucozo và β-fructozo, mantozo là từ cả 2 α-glucozo

 Amilozo là chuỗi không phân nhánh, amylopectin là chuỗi phân nhánh

 Phân tử xenlulozo không phân nhánh, không xoắn, bởi vì có xoắn nên tinh bột pứ với I2 còn

xenlulozo thì không

 Mỗi mắt xích C6H10O5 của xenlulozo có 3 nhóm -OH tự do nên nó có tính chất của ancol đa chức

 Mantozo, amilozo liên kết các monome của mình bằng liên kết α-1,4-glicozit; Amilopectin nối

monome bằng liên kết α-1,4-glicozit, phân nhánh ở chỗ có α-1,6-glicozit; Xenlulozo nối monome

của mình bằng liên kết β-1,4-glicozit

 Amin-Amino axit-Protein

 Cẩn thận dạng bài cho chất có dạng CxHyNO2

 Nếu y=2x+3 thì là muối amoni của axit ankanoic

 Nếu y=2x+1 thì nếu đơn chức là muối amoni của axit ankennoic (từ đây có thể xây dựng cho

ankin vv nhưng khả năng là sẽ ít gặp), nitroankan (R-NO2); nếu đa chức sẽ là amino axit, este của

aminoaxit.

 Ngoài ra dạng này còn có kiểu amino axit với đầu N kết hợp với axit cacbonic

 Đối với bài toán muối amoni hữu cơ thì bạn phân tích số O ra. Nếu là

 O2 thì có thể là -COO-

 O3 thì có thể là CO32-, HCO3-, NO3-. Các trường hợp có số O lớn hơn thì bạn chỉ cần đem 2 cái

này cộng lại với nhau là được, ở trên mạng còn có công thức tính số liên kết ion gì gì đó nhưng

tôi ghét học công thức nên cứ kệ đi, nó chả hay với nhanh hơn cách này đâu.

 Khi đếm đồng phân cẩn thận nếu đề nói α-amino axit thì ta đếm α, nếu không thì đếm cả trường

hợp β, ε v.v

pdf 71 trang linhnguyen 6820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Tổng ôn lý thuyết Hóa học Lớp 12 kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Tổng ôn lý thuyết Hóa học Lớp 12 kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017

Tài liệu Tổng ôn lý thuyết Hóa học Lớp 12 kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017
%), tơ visco, tơ axetat => A. 3 
Câu 131: 
a) Đúng 
b) Đúng 
c) Sai, chất béo no là chất rắn, chất béo không no là chất lỏng 
d) Đúng, dầu cá, dầu lạc gì đó là chất béo không no. Nếu đề hỏi chất béo nào có lợi cho cơ thể hơn thì các 
bạn tick vào chất béo không no, còn lí do thì các bạn tự tìm hoặc xem tivi mấy cái quảng cáo dầu ăn là biết. 
e) Sai, pứ 1 chiều 
 34 
Thế Hoàng-Tiến Dũng-Hữu Thịnh | HÓA HỌC BEECLASS 
 3 đáp án đúng, B 
Câu 132: D 
a) Đúng, ta có công thức tổng quát của este no, đơn chức, mạch hở là CnH2nO2, khi đốt cháy luôn thu được số 
mol CO2 = số mol H2O, 
b) Sai, vd quá rõ ràng là CCl4 và (COONa)2, tôi nhớ hồi học cái này bị nhắc hoài nhưng nhiều đứa bạn tôi không 
nhớ, còn tôi chỉ nhớ CCl4 là quá đủ. 
c) Đúng, sgk 
d) Đúng, lý do là vì trong phân tử của nó không còn chứa OH hemiaxetal tự do nên không chuyển hóa thành 
dạng mạch hở (cái này tôi nói rồi, việc lặp lại hi vọng bạn không quên cái này) 
 Có 3 đáp án đúng, B 
Câu 133: 
a) Có pứ, pt ion: Cu + 2Fe3+ => Cu2+ + 2Fe2+ 
b) Có pứ, pt: CuSO4 + H2S => CuS + H2SO4, ở đây nảy sinh ra vấn đề là có thể người ta tách riêng CuS ra và hỏi 
CuS có tan trong axit H2SO4 không? Bạn phải nhớ là không, nếu có thì đã chả có pt này 
c) Không pứ, phải bỏ vào sắt(II) clorua 
d) Có pứ, Hg + S => HgS (màu đen) 
 Có 3 pứ xảy ra, A 
Câu 134: B, xenlulozo không pứ với Cu(OH)2, sgk có ghi! 
Câu 135: Nếu lười bạn có thể lôi axit glutamic ra xem, nó có ct là :C5H9NO4 => ct chung cho những chất giống nó là 
CnH2n-1NO4 => B 
Câu 136: Dùng BaCO3 để thử, đối với KOH thì không hiện tượng, với HCl thì thấy sủi bọt khí, với H2SO4 thì giữa sủi 
bọt khí và xuất hiện kết tủa. => D 
Câu 137: Catot là nơi cation đi về, nó xảy ra sự oxi hóa Na+ về Na 
Câu 138: Khi đọc tới amit là tôi bị đứng hình, chả nhớ amit là gì, chắc có lẽ ít gặp, bạn có vậy không nhỉ? Theo sgk 
poliamit vì các mắt xích nối với nhau bằng các nhóm amit là -CO-NH- 
Ta sẽ phân tích một chút: 
- Tơ capron hay nilon-6 có công thức ( NH-[CH2]5-CO )n nên giữa các mắt xích của nó có nhóm amit 
- Tơ tằm về bản chất là một protein (giống như tóc người), mà protein được cấu thành từ nhiều anpha 
aminoaxit, giữa chúng sẽ có liên kết -CO-NH- hay nhóm amit 
- Tơ nilon-6,6 có công thức ( NH-[CH2]6-NHCO[CH2]4CH )n nên giữa các mắt xích của nó có nhóm amit 
- Tơ axetat được chế từ 2 este của xenlulozo nên cầu nối mắt xích không thể là -CO-NH- 
- Tơ lapsan có công thức ( CO-C6H4-CO-O-C2H4-O )n nên giữa các mắt xích không có nhóm amit 
- Tơ visco: hòa tan xenlulozo trong NaOH (loãng, xt CS2) thu được dd keo rất nhớt là tơ visco => không có sự 
xuất hiện của N nên làm sao có amit được 
- Sợi bông là xenlulozo nên không có nhóm amit 
- Tơ enang có công thức ( HN-[CH2]6-CO )n nên giữa các mắt xích của nó có nhóm amit 
Các tơ không có nhóm amit là: tơ axetat, tơ lapsan, tơ visco, sợi bông => B. 4 
Câu 139: Câu này căng nhỉ? Bạn phải phân tích kĩ nếu không chẳng khác gì mò kim đáy bể 
Ct: CH3CH2CH2CO3NH4 ; CH3CH(CH3)CO3NH4 ; C2H5CO3NH3CH3 => 3 công thức, A 
Câu 140: Nếu bạn đọc kĩ sgk thì sẽ thấy câu A sai, tôi còn nghĩ không biết uống nước cứng có chắc xương không 
nhỉ? Bạn thử trả lời xem, đáp án A 
Câu 141: Câu C, cả 3 chất đều không dùng pp điện phân nóng chảy 
Câu 142: 
1. Đúng 3. Sai 
2. Đúng 4. Đúng 
=> 3 đáp án đúng, C 
Câu 143: A, rất rõ ràng nên tôi không nói thêm 
Câu 144: A, bạn có thể mở dãy điện hóa đầu tài liệu ra dò 
 35 
Thế Hoàng-Tiến Dũng-Hữu Thịnh | HÓA HỌC BEECLASS 
Câu 145: D, thỏa hết điều kiện của ăn mòn điện hóa học. Ở cực dương xảy ra sự khử: O2 + 2H+ +4e => 2H2O. Ở cực 
âm xảy ra sự oxi hóa: Fe => Fe2+ + 2e 
Câu 146: B, Protein là những polipeptit cao phân tử, xét về cấu tạo nếu là protein đơn giản thì nó được tạo thành từ 
các gốc anpha amioaxit 
Câu 147: Các chất pứ được với H2SO4 và NaOH: Al, Zn(OH)2, NaHCO3, Cr(OH)3, 4 chất A 
Câu 148: CrO thì tôi không thấy sgk nâng cao (tôi quăng đâu mất tiêu quyển cơ bản) đề cập nên bỏ qua, Cr2O3 màu 
lục, CrO3 màu đỏ thẫm, Na2CrO4 màu vàng => B 
Câu 149: 
a) Pứ tạo ra Fe2O3 
b) Không phản ứng, bạn cần nhớ H2 chỉ khử được oxit của kim loại sau nhôm 
c) Pứ tạo ra Ag. 
d) Pứ tạo ra Mg(OH)2 kết tủa 
e) Pứ tạo ra Hg 
f) Pứ tạo ra Cu ở catot 
g) Pứ chỉ tạo ra Fe2+, Mg2+, Fe3+ 
 4 phản ứng không tạo thành kim loại, D 
Câu 150: C 
Câu 151: C 
Cây 152: D, CrO3 là oxit axit 
Câu 153: C 
Câu 154: A, như ở đầu tài liệu tôi có ghi 
Câu 155: D, loại A vì Cu không tác dụng HCl, B vì Fe, Al bị thụ động hóa trong đó, C vì chỉ có anh Al mới chơi với 
NaOH 
Câu 156: Pứ oxh bạn chỉ cần nhìn nếu thấy đang hợp chất mà ra đơn chất thì chắc chắn là nó, B 
Câu 157: Ct đơn giản nhất của xelulozo trinitrate là C6H7O2(OCOCH3)3 hay C12H16O8 => A 
Cây 158: Thủy phân lòng trắng trứng (anbumin) trong môi trường axit thu được NHIỀU loại a-amino axit, B 
Câu 159: Câu D sai, vd quá điển hình là CH3COOC6H5 + 2NaOH => CH3COONa + C6H5ONa + H2O, ngoài ra còn có 
este vòng nhưng đã giảm tải rồi 
Câu 160: Có 3 công thức, còn nếu là anpha aminoaxit là 2, B, cái này tôi đã nói rồi. 
Câu 161: Cứng tạm thời tức trong dd lúc đó có HCO3- ta phải làm sao cho nó xuất hiện kết tủa để loại bỏ cation của 
Ca và Mg ra khỏi dd. Ở câu A, HCl không phù hợp; ở câu B, H2SO4 không phù hợp; ở câu D, NaHCO3 không phù 
hợp, đáp án đúng là C 
Câu 162: Để lên tới CrCl3 thì X phải là Cl2, để CrCl3 xuống CrCl3 ta nên chọn kim loại đứng trước nó theo đáp án thì Y 
là Zn, đáp án D 
Câu 163: Câu B sai, anilin có khả năng tang trong etanol, benzene. 
Câu 164: Các chất là đông phân của nhau: 1, 3 (H2N-CH(CH3)-COOH và H2N-CH2-COOCH3), 4 (C2H3COOCH3 và 
CH3COOC2H3), có 3 chất => C 
Câu 165: Câu C sai, Mg + H2O => MgO + H2 (dk nhiệt độ cao) 
Câu 166: Có 3 đồng phân B 
Câu 167: Câu B sai, quặng manhetit là Fe3O4 
Câu 168: 
a) Đúng, xem trên bổ trợ kiến thức đầu tài liệu 
b) Đúng 
c) Đúng, sgk 
d) Sai, Hg là 1 vd ở thể lỏng ngay ở điều kiện thường 
e) Sai, nhôm chỉ không tan trong H2SO4 đặc nguội 
=> 2 phát biểu sai, C 
Câu 169: 
 36 
Thế Hoàng-Tiến Dũng-Hữu Thịnh | HÓA HỌC BEECLASS 
a) Đúng, đây là vd trong sgk và được nói rất rõ ràng 
b) Sai, Na vào dd CuSO4 sẽ pứ ngay với nước, nó vi phạm điều kiện của ăn mòn điện hóa 
c) Đúng, đủ điều kiện của ăn mòn điện hóa 
d) Đúng, đủ điều kiện của ăn mòn điện hóa, Fe đẩy Cu ra khỏi dd, Cu bám vào thanh Fe trong cùng 1 môi 
trường điện li. 
=> có 2 trường hợp, A 
Câu 170: 
a) Ở đây ta có 2 chất oxi hóa rất mạnh, chúng đều mong chờ số oxh mình giảm chả ai nhường ai nên chả 
xảy ra phản ứng đâu 
b) Giống như trên, 2 chất này không thể pứ với nhau 
c) Xảy ra pứ khá mãnh liệt: 4CrO3 + 3S => 2Cr2O3 + 3SO2 
d) Có xảy ra pứ: Na2Cr2O7 + 6KI + 7H2SO4 => 3I2 +Cr2(SO4)3 + Na2SO4 + 3K2SO4 + 7H2O 
=> có 2 pt, B 
Câu 171: 
a) Đúng, lúc này Zn sẽ hi sinh thân mình bảo vệ vỏ tàu (sgk nói khá rõ) 
b) Đúng 
c) Đúng, vì nó sẽ không pứ 
d) Sai, điện phân Al2O3 
Câu 172: Cả 5 ý đều đúng, ý 5 gây ra chút bối rối: R-CH(+NH3)-COO-  R-CH(NH2)-COOH => D 
Câu 173: C 
Câu 174: Amino axit có cả nhóm –COOH và –NH2 nên pứ được cả axit và bazo, muối amoni của axit cacboxylic pứ 
được với axit và bazo (pứ với axit nó tạo ra axit cacboxylic là 1 chất điện ly yếu), amin chỉ tác dụng với axit (vì nó đã 
mang tính bazo rồi), este của aminoaxit pứ được với HCl (pứ của nhóm NH2) và NaOH (pứ este hóa) => X, Y, T => B 
Câu 175: Cả 3 đều đúng, D 
Câu 176: B, đừng nhầm lẫn với D nhá, chỉ cần nhớ phenyl là liên tưởng tới phenol rồi đó, D khi cho tác dụng với 
NaOH sẽ tạo ra ancol thơm (C6H5-CH2OH) 
Câu 177: Ngay pt đã thấy sai, Cr + 2HCl => CrCl2 + H2, muốn lên Cr3+ thì Cr phải tác dụng với Cl2 
Câu 178: B, pt: C6H5NH2 + HCl => C6H5NH3Cl ; C6H5NH3Cl + NaOH => C6H5NH2 + NaCl + H2O 
Câu 179: A sai, ở đầu tài liệu tôi có nói mùi hoa hồng là Geranyl axetat 
Câu 180: 
1. Đúng 
2. Sai, lysine là C6H14N2O2 
3. Sai, muối mononatri của axit glutamic 
4. Đúng, câu này chắc các bạn chả biết nó ở chỗ nào đâu :v 
=> 2 đáp án đúng, C 
Câu 181: 
1. Có kết tủa, Na vào nước sẽ ra NaOH, pứ với CuSO4 ra Cu(OH)2, câu này người ta thường hỏi là có pứ hay 
không? 
2. Không có kết tủa, dd sau pứ sẽ có Ca(HCO3)2 
3. Không có kết tủa, dd sau pứ sẽ có NaSO4, Na[Al(OH)4]. 
4. Có kết tủa là Fe(OH)3, thật ra chả cần dư nó cũng có kết tủa 
=> 2, D 
Câu 182: Aspirin có công thức phân tử là C6H4(COOH)2, => %C=57,8% => A 
Câu 183: 
1. Từ tripeptit trở lên sẽ có pứ màu biure, đúng 
2. Đúng 
3. Sai, pứ 1 chiều 
4. Đúng, trong phân từ có 2 nhóm –COOH 
5. Đúng 
 37 
Thế Hoàng-Tiến Dũng-Hữu Thịnh | HÓA HỌC BEECLASS 
dpnc 
6. Sai, este ít tan trong nước 
=> 4, C 
Câu 184: 
1. Đúng 
2. Sai, CrO3 là oxit axit 
3. Đúng, các muối dicromat và cromat có tính oxh mạnh, đặc biệt trong môi trường axit 
4. Sai, Cr + HCl chỉ ra Cr2+ cho dù bạn cho nhiệt độ đi chăng nữa 
5. Đúng vì nó là oxit lưỡng tính, (Cr KHÔNG phải là chất lưỡng tính đâu nha, đừng để nhầm) 
6. Sai, theo dãy điện hóa thì Cr có tính khử mạnh hơn Fe 
=> 3 đúng, D 
Câu 185: 
Pt: Cr + 3/2 Cl2 => CrCl3 
 3Cl2 + 16KOH + 3CrCl3 => 2KCl + 2K2CrO4 + 8H2O => C, lý do ra CrO42- là do chuyển hóa 2CrO42-+2H+ => 
Cr2O72- + H2O, vì do KOH nên nồng độ H+ giảm nên cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch để chống lại sự biến 
đổi này => 
Câu 186: 
a) Đúng 
b) Sai, Cr2O3 là oxit lưỡng tính, CrO3 là oxit axit 
c) Đúng 
d) Sai, crom(III) có cả tính oxi hóa và tính khử. Pt oxh: 2Cr3++ Zn => 2Cr2+ + Zn2+; Pt khử: 2Cr3+ + 3Br2 + 16OH- 
=>2CrO42- + 6Br- + 8H2O 
e) Đúng 
 B 
Câu 187: Trắc nghiệm thì nhìn là biết đáp án D rồi chả phải suy nghĩ, những chất còn lại làm sao mà kéo từ đó về Al 
được 
PT: Al3+ + 3OH- => Al(OH)3 (ở đây phải dùng vừa đủ tỉ lệ 1:3, dư là tan sạch) 
 2Al(OH)3 => Al2O3 + 3H2O ; 2Al2O3 4Al +3O2 
Câu 188: Để tôi đoán bạn đang nghĩ gì? Protid là gì đúng không? Protid thật ra là protein. => đáp án B (vì protein 
được cấu thành từ amino axit nên chắc chắn có N) 
Câu 189: Ta có thể đoán ra là C2H5NH3NO3, M=45 C 
Câu 190 
A. Sai, phản ứng 2 chiều 
B. Sai, có thể thu được andehit, muối phenolat 
C. Sai, C3H5(OH)3 
D. Đúng => D 
Câu 191: Glixerin trioleat là 1 este có 3 liên kết C=C trong phân tử, este này sẽ pứ với NaOH, dd Br2. =>A 2 pứ 
Câu 192: Ta có thể đoán ra chất đó là HCOOC2H3 + NaOH => HCOONa + CH3CHO; 2HCOONa + H2SO4 => Na2SO4 
+ 2HCOOH => Y, Z là CH3CHO, HCOOH, B 
Câu 193: C, rõ ràng nên tôi không nói thêm 
Câu 194: C 
Câu 195: Tính được số pi=4 => trong axit có 1 liên kết C=C, trừ số C của glixerol ta ra được số C trong axit=7 => A 
có các chất phù hợp 
Câu 196: Từ công thức phân tử và dữ kiện đề bài ta suy ra được H2N-CH2-COOCH3 và C2H3COONH4, => Z và T là 
CH3OH và NH3 =>A 
Cây 197: 
A. Sai, tơ visco là tơ bán tổng hợp 
B. Sai, là đồng trùng hợp không phải trùng ngưng 
C. Sai, từ phenolfomandehit 
 38 
Thế Hoàng-Tiến Dũng-Hữu Thịnh | HÓA HỌC BEECLASS 
As, 
clorophin 
D. Đúng => D 
Câu 198: 
A. Sai, như tôi đã từng phân tích do saccarozo không còn nhóm OH hemiaxetal nên nó không chuyển thành 
dạng mạch hở chứa nhóm andehit 
B. Sai, Xenlulozo có cấu trúc mạch KHÔNG PHÂN NHÁNH, KHÔNG XOẮN (tôi chả hiểu sao sgk của tôi lại bỏ 
chữ” không” không in đậm, bộ tính chơi lầy học sinh à :V) 
C. Đúng => C 
D. Sai, bị oxi hóa chứ không phải bị khử 
Câu 199: 
A. Sai, trùng hợp chứ không phải trùng ngưng 
B. Sai, từ hexametylen diamin và axit adipic chứ không phải axit axetic 
C. Tơ visco, xenlulozo axetat là loại bán tổng hợp 
D. Đúng D 
Câu 200: Crom, theo thang 10 thì crom được 9, kim cương được 10. D 
Câu 201: Thủy phân tinh bột ta thu được glucozo, khi cho glucozo + H2 ta sẽ thu được sorbitol A 
Câu 202: D, chờ đến khi nào tóc của bạn và tôi tan tốt trong nước thì chúng ta mới nên xem lại tính đúng đắn của 
mệnh đề này (tóc cũng là một loại protein) 
Câu 203: Poliamit tôi đã rồi nên tôi sẽ không nhắc lại, đáp án gồm: tơ capron (nilon-6), tơ nilon 6,6 =>B, 2 
Câu 204: Dipeptit chỉ có 1 liên kết peptit, tiền tố “di” biểu thị cho số lượng mắt xích => A 
Câu 205: A đã nói khỏi nói lại, B: chỉ tripeptit trở lên mới pứ màu biure, C: sai, ở cả 2 môi trường peptit đều bị thủy 
phân, D: đúng vì nó có cả -COOH và -NH2, D 
Câu 206: 
a) Đúng, đã phân tích nên tôi không nói lại 
b) Sai, CCl4 là một vd 
c) Sai, phải còn có chung tính chất hóa học 
d) Sai, bị oxh 
e) Đúng 
 2 đáp án đúng, D 
Câu 207: Chắc bạn bị đứng hình chỗ caprolactam là cái gì? Nó chính là monome của tơ capron: và 
trùng hợp để ra tơ capron (giờ thị bạn biết lý do tơ nilon 6 có tên là tơ capron rồi; isopropylbenzen là: do 
không có vòng kém bền, liên kết bội hay có ít nhất 2 nhóm chức nên nó không thể điều chế polime được; 
acrilonitrin là: CH2=CH(CN), trùng hợp để điều chế tơ nitron (hay olon); glyxin trùng ngưng tạo ra peptit và peptit 
là 1 loại polime; vinyl axetat là: CH2=CH-OCOCH3 trùng hợp để điều chế PVA. => C 
Câu 208: 
1. Đúng 
2. Sai, saccarozo và tinh bột đều bị thủy phân 
3. Đúng, qua pt 6nCO2 + 5nH2O (C6H10O5)n +6nO2 
4. Sai, xenlulozo không phải disaccarit 
 D 
Vài câu còn lại dễ nên tôi xin hết phần giải tại đây! 
 39 
Thế Hoàng-Tiến Dũng-Hữu Thịnh | HÓA HỌC BEECLASS 
II-Câu hỏi và đáp án tổng hợp 
Câu 1: Oxit nào sau đây là oxit axit 
A. CrO B. Al2O3 C. CrO3 D. Fe2O3 
Câu 2: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ 
A. Ca B. Na C. Al D. Fe 
Câu 3: Phần trăm khối lượng của nguyên tố oxi trong glucozơ là 
A. 44,44% B. 53,33% C. 51,46% D. 49,38% 
Câu 4: Tơ nào sau đây thuộc tơ nhân tạo 
A. tơ olon B. tơ tằm C. tơ visco D. tơ nilon-6,6 
Câu 5: Nhiệt phân hiđroxit Fe (II) trong không khí đến khi khối lượng không đổi thu được 
A. Fe3O4 B. FeO C. Fe2O3 D. Fe 
Câu 6: Phản ứng nào sau đây là sai 
A. Cr(OH)3 + NaOH => NaCrO2 + 2H2O 
B. 3Zn + 2CrCl3 => 3ZnCl2 + 2Cr 
C. 2Cr + 3Cl2 => 2CrCl3 
D. 2Na2CrO4 + H2SO4 => Na2Cr2O7 + Na2SO4 + H2O 
Câu 7: Dung dịch anilin (C6H5NH2) không phản ứng được với chất nào sau đây 
A. NaOH B. Br2 C. HCl D. HCOOH 
Câu 8: Trong công nghiệp, Al được điều chế bằng cách nào dưới đây 
A. Điện phân nóng chảy AlCl3. B. Điện phân dung dịch AlCl3. 
 C. Cho kim loại Na vào dung dịch AlCl3. D. Điện phân nóng chảy Al2O3 
Câu 9: A là đồng phân của alanin. Đun nóng A với dung dịch NaOH tạo muối natri của axit cacboxylic B và khí 
C. Biết C làm xanh giấy quỳ ẩm và khi cháy tạo sản phẩm không làm vẩn đục nước vôi trong dư. Vậy B, C lần 
lượt là: 
A. axit acrylic, amoniac. B. axit acrylic, metylamin. 
C. axit propionic, amoniac. D. glyxin, ancol metylic. 
Câu 10: Amino axit X có dạng H2NRCOOH (R là gốc hiđrocacbon). Cho 0,1 mol X phản ứng hết với dung dịch 
HCl (dư) thu được dung dịch chứa 11,15 gam muối. Tên gọi của X là : 
 A. phenyl alanin. B. alanin. C. valin. D. glyxin. 
Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng ? 
A. Trong môi trường kiềm, đipetit mạch hở tác dụng được với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím. 
B. Amino axit là hợp chất có tính lưỡng tính. 
C. Trong một phân tử tetrapeptit mạch hở có 4 liên kết peptit. 
D. Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit. 
Câu 12: Phát biểu nào sau đây đúng ? 
A. Thuỷ phân hoàn toàn tinh bột thu được fructozơ và glucozơ. 
B. Cả xenlulozơ và tinh bột đều có phản ứng tráng bạc. 
C. Thuỷ phân hoàn toàn xenlulozơ thu được glucozơ. 
 D. Fructozơ có phản ứng tráng bạc, chứng tỏ phân tử fructozơ có nhóm chức -CHO 
Câu 13: Chất X có công thức phân tử C4H8O2. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công thức 
C3H5O2Na. Công thức cấu tạo của X là: 
 A. HCOOC3H7. B. HCOOC3H5. C. C2H5COOCH3. D. CH3COOC2H5 
Câu 14: Thuỷ phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch axit vô cơ loãng, nóng thu được chất hữu cơ X. Cho X 
phản ứng với khí H2 (xúc tác Ni, t
o
), thu được chất hữu cơ Y. Các chất X, Y lần lượt là: 
A. glucozơ, sobitol. B. glucozơ, saccarozơ. C. glucozơ, fructozơ. D. glucozơ, etanol. 
Câu 15: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh? 
 A. Glyxin. B. Phenyl amoni clorua. C. Etyl amin. D. Anilin 
Câu 16: Khối lượng phân tử (theo u) của glyxin là: 
A. 103. B. 117. C. 75. D. 89. 
Câu 17: Để chứng minh phân tử glucozơ có nhiều nhóm OH liền kề nhau. Người ta dùng phản ứng của glucozơ 
với ? 
A. Cu(OH)2 ở đk thường. B. AgNO3/NH3 (t
0
). C. H2 (Ni, t
0
). D. Dung dịch Brom. 
 40 
Thế Hoàng-Tiến Dũng-Hữu Thịnh | HÓA HỌC BEECLASS 
Câu 18: Cho các polime sau: polietilen, xenlulozơ, xenlulozơ trinitrat, amilopectin, protein, nilon-6,6, cao su buna. 
Số polime thiên nhiên là : 
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. 
Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn 3,7 gam este X đơn chức thu được 3,36 lít CO2 (đkc) và 2,7 gam nước. Công thức 
phân tử của X là: 
A. C3H6O2. B. C5H10O2. C. C4H8O2. D. C2H4O2. 
Câu 20: Hợp chất X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất, vừa tác dụng được với axit vừa tác 
dụng được với kiềm trong điều kiện thích hợp. Trong phân tử X, thành phần phần trăm khối lượng của các 
nguyên tố C, H, N lần lượt bằng 40,449%; 7,865% và 15,73%; còn lại là oxi. Khi cho 4,45 gam X phản ứng hoàn 
toàn với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH (đun nóng) thu được 4,85 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu 
gọn của X là: 
 A. HCOONH3-C2H3. B. H2N-C2H4COOH. C. H2NCH2COO-CH3. D. CH2=CHCOONH4 
Câu 21: Nếu thuỷ phân không hoàn toàn pentapeptit Gly-Ala-Gly-Ala-Gly thì thu được tối đa bao nhiêu 
đipeptit khác nhau ? 
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4 
Câu 22: Cho từng chất H2N−CH2−COOH, CH3−COOH, CH3−COOCH3 lần lượt tác dụng với: dung dịch NaOH 
(t
o
); dung dịch HCl (t
o
). Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là: 
A. 3. B. 6. C. 4. D. 5. 
Câu 23: Số amino axit có công thức phân tử C3H7O2N là: 
 A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. 
Câu 24: Cho các chất sau: glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ, chất béo. Số chất bị thuỷ phân trong 
môi trường kiềm, đun nóng là: 
 A. 1. B. 4. C. 3. D. 5. 
Câu 25: Số đồng phân đơn chức ứng với công thức phân tử C3H6O2 là: 
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. 
Câu 26: Este có mùi thơm của hoa nhài là: 
 A. Isoamyl axetat. B. Etyl axetat. C. Phenyl axetat. D. Benzyl axetat 
Câu 27: Metyl acrylat có công thức là: 
A. CH3COOCH2-CH =CH2. B. CH2=CH-COOCH3. 
 C. CH3COOC2H5. D. CH2=C(CH3)COOC2H5 
Câu 28: Cho các polime sau: polistiren, xenlulozơ, tơ nitron, amilopectin, poli(vinyl clorua), tơ nilon-7; tơ visco, 
glicogen. Polime mạch phân nhánh là: 
A. tơ nilon-7, tơ nitron, xenlulozơ. 
B. amilopectin, glicogen. 
C. Amylopectin, poli(vinyl clorua), tơ visco. 
 D. xenlulozơ, amilopectin, poli(vinyl clorua), tơ visco 
Câu 29: Công thức phân tử chung của este no, đơn chức, mạch hở là: 
A. CnH2n-1O2 (n ≥ 2).. B. CnH2n+1O2 (n ≥ 2). C. CnH2n+2O2 (n ≥ 2). D. CnH2nO2 (n ≥ 2). 
Câu 30: Polime nào sau đây là polime trùng hợp ? 
 A. Poli(vinyl clorua). B. Polisaccarit. C. Protein. D. Nilon-6,6 
Câu 31: Chất nào sau đây không có trong lipit ? 
 A. Photpholipit. B. Chất béo. C. Sáp. D. Glixerol. 
Câu 32: : Tơ tằm và nilon-6,6 đều ? 
A. có cùng phân tử khối. B. thuộc loại tơ tổng hợp. 
C. thuộc loại tơ tự nhiên. D. chứa nhóm -CO-NH- trong phân tử. 
Câu 33: Một trong những điểm khác nhau của protein so với lipit và glucozơ là: 
A. protein luôn chứa nitơ. B. protein luôn chứa nhóm chức hiđroxyl (-OH). 
C. protein luôn chứa oxi. D. protein luôn không tan trong nước. 
Câu 34: Phát biểu nào sau đây không đúng ? 
A. Chất béo nhẹ hơn nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ ít phân cực. 
B. Dầu ăn và dầu hỏa có cùng thành phần nguyên tố gồm: C, H. 
C. Chất béo không tan trong nước. 
D. Chất béo có thành phần chính là trieste của glixerol với các axit béo 
 41 
Thế Hoàng-Tiến Dũng-Hữu Thịnh | HÓA HỌC BEECLASS 
Câu 35: Cho các chất sau: alanin, metyl amin, anilin, ancol benzylic. Chất làm mất màu dung dịch Br2 là: 
A. Alanin. B. Anilin. C. Ancol benzylic. D. Metyl amin. 
Câu 36: Etylamin có công thức là: 
 A. CH3NH2. B. C2H5NH2. C. C2H5NHCH3. D. CH3NHCH3 
Câu 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_tong_on_ly_thuyet_hoa_hoc_lop_12_ky_thi_thpt_quoc_g.pdf