Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp môn Lịch sử - Năm học 2021

Mục tiêu

 Kiến thức

+ Nêu được nét chính về tình hình nước Nga đầu thế kỉ XX; khái quát được diễn biến chính của Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười 1917.

+ Lí giải và so sánh được hai giai đoạn của cách mạng Nga năm 1917.

+ Phân tích được ý nghĩa lịch sử, ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga đối với phong trào cách mạng thế giới.

+ Nêu khái quát hoàn cảnh, nội dung, thành tựu chủ yếu và phân tích được ý nghĩa của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921 – 1941).

 Kĩ năng

+ Khai thác, sử dụng tranh ảnh, lược đồ, tư liệu lịch sử.

+ Tổng hợp và hệ thống hóa các sự kiện lịch sử.

+ Phân tích, so sánh, đánh giá sự kiện, nhân vật lịch sử; vận dụng và liên hệ kiến thức.

 

docx 113 trang linhnguyen 2340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp môn Lịch sử - Năm học 2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp môn Lịch sử - Năm học 2021

Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp môn Lịch sử - Năm học 2021
ận dân tộc thống nhất.	B. Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia.
C. Đảng Cộng sản Đông Dương.	D. Chính phủ kháng chiến Campuchia.
Câu 32: Từ năm 1954 đến năm 1970, Chính phủ Campuchia thi hành đường lối cách mạng nào sau đây?
A. Hòa bình, trung lập, không tham gia liên minh quân sự, chính trị.
B. Mở rộng quan hệ hợp tác, hữu nghị với các nước ASEAN.
C. Tham gia vào các liên minh quân sự - chính trị trong khu vực.
D. Đóng cửa, không hợp tác với các nước TBCN.
Câu 33: Ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, nhân dân Campuchia phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ nào?
A. Bước đầu xây dựng chế độ mới.
B. Tiến hành cải cách ruộng đất trong cả nước.
C. Hoàn thành nhiệm vụ cách mạng giải phóng dân tộc.
D. Đấu tranh chống lại lực lượng Khơ-me đỏ.
Câu 34: Điểm giống nhau về nhiệm vụ của cách mạng Lào và cách mạng Campuchia những năm 1945 -1954 là
A. kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
B. kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược.
C. tiến hành cách mạng XHCN.
D. thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Câu 35: Từ tháng 5 đến tháng 12/1975, quân dân Lào nổi dậy giành chính quyền trong cả nước do tranh thủ thời cơ nào sau đây?
A. Chiến thắng Phước Long của Việt Nam năm 1975.
B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 ở Việt Nam thắng lợi.
C. Chiến dịch Tây Nguyên ở Việt Nam năm 1975 thắng lợi.
D. Chiến dịch Huế - Đà Nang ở Việt Nam năm 1975 thắng lợi.
Câu 36: Điểm giống nhau của cách mạng Lào và cách mạng Campuchia trong những năm 1969 - 1973 là
A. do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo.
B. đấu tranh chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
C. đấu tranh chống chiến lược “Đông Dương hóa chiến tranh”.
D. bị thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược và đặt ách thống trị.
Câu 37: Điểm khác nhau về nhiệm vụ của cách mạng Campuchia so với cách mạng Lào những năm 1954 - 1970 là
A. thực hiện đường lối hòa bình, trung lập.	B. kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược.
C. tiến hành cách mạng XHCN.	D. thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Câu 38: Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN (1967) gồm
A. Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xingapo và Thái Lan.
B. Philíppin, Xingapo, Malaixia, Inđônêxia và Mianma.
C. Xingapo, Mianma, Thái Lan, Brunây và Inđônêxia.
D. Việt Nam, Lào, Malaixia, Inđônêxia và Brunây.
Câu 39: Trong những năm 50 - 60 của thế kỉ XX, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN thi hành chiến lược kinh tế hướng nội nhằm mục tiêu nào sau đây?
A. Công nghiệp hóa đất nước lấy xuất khẩu làm chủ đạo.
B. Xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ.
C. Thu hút nguồn vốn đầu tư của nước ngoài.
D. Tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu.
Câu 40: Nội dung nào sau đây là hạn chế của chiến lược kinh tế hướng nội của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN?
A. Chưa đáp ứng được nhu cầu cơ bản của nhân dân trong nước.
B. Chưa góp phần giải quyết được nạn thất nghiệp.
C. Chưa giải quyết được quan hệ giữa tăng trưởng với công bằng xã hội.
D. Chưa sản xuất được hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu.
Câu 41: Nội dung nào sau đây là hạn chế của chiến lược kinh tế hướng nội của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN?
A. Chưa đáp ứng được nhu cầu cơ bản của nhân dân trong nước.
B. Chưa góp phần giải quyết được nạn thất nghiệp
C. Thiếu nguồn vốn, nguyên liệu và công nghệ.
D. Chưa sản xuất được hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu.
Câu 42: Nội dung nào sau đây là hạn chế của chiến lược kinh tế hướng nội của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN?
A. Chưa đáp ứng được nhu cầu cơ bản của nhân dân trong nước.
B. Chưa góp phần giải quyết được nạn thất nghiệp.	
C. Tình trạng thua lỗ, tham nhũng, quan liêu phát triển.
D. Chưa sản xuất được hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu.
Câu 43: Một trong những mục tiêu của chiến lược hướng ngoại của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN trong những năm 60 - 70 của thế kỉ XX là
A. đẩy mạnh công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trong nước.
B. giải quyết nạn thất nghiệp.
C. xây dựng nền kinh tế tự chủ.
D. thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật của nước ngoài.
Câu 44: Một trong những mục tiêu của chiến lược hướng ngoại của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN trong những năm 60 - 70 của thế kỉ XX là
A. đẩy mạnh các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trong nước.
B. giải quyết nạn thất nghiệp.
C. xây dựng nền kinh tế tự chủ.
D. tiến hành “mở cửa” nền kinh tế của các nước thành viên.
Câu 45: Đặc điểm của chiến lược kinh tế hướng ngoại của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN những năm 60 - 70 của thế kỉ XX là
A. công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo.
B. công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.
C. lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất.
D. đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa.
Câu 46: Thành tựu nổi bật trong chiến lược kinh tế hướng ngoại của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN nhưng năm 60 - 70 của thế kỉ XX là
A. tỉ trọng công nghiệp trong nền kinh tế cao hơn nông nghiệp.
B. tự túc được hoàn toàn về lương thực và có xuất khẩu.
C. sản xuất đáp ứng được mọi nhu cầu của người dân.
D. giải quyết triệt để nạn thất nghiệp trong nước.
Câu 47: Thành tựu nổi bật trong chiến lược kinh tế hướng ngoại của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN những năm 60 - 70 của thế kỉ XX là
A. tự túc được hoàn toàn về lương thực và có xuất khẩu.
B. sản xuất đáp ứng được mọi nhu cầu của người dân.
C. giải quyết triệt để nạn thất nghiệp trong nước.
D. mậu dịch đối ngoại tăng trưởng nhanh.
Câu 48: Chiến lược kinh tế hướng ngoại của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN có hạn chế nào sau đây?
A. Thiếu vốn, thiếu nguyên liệu, thiếu thị trường.
B. Phụ thuộc vốn và thị trường nước ngoài.
C. Tham nhũng, quan liêu, hối lộ tràn lan.
D. Trình độ sản xuất thấp kém, lạc hậu.
Câu 49: Điều kiện tiên quyết đưa đến sự thành lập tổ chức ASEAN (1967) là các quốc gia thành viên đều
A. giành được độc lập.	B. có chế độ chính trị tương đồng.
C. có nền kinh tế phát triển.	D. có nền văn hóa dân tộc đặc sắc.
Câu 50: Một trong những mục tiêu quan trọng của tổ chức ASEAN (1967) là
A. xóa bỏ áp bức bóc lột và nghèo nàn lạc hậu.
B. xây dựng khối liên minh kinh tế và quân sự.
C. xây dựng khối liên minh chính trị và quân sự.
D. tăng cường hợp tác phát triển kinh tế và văn hóa.
Câu 51: Nguyên tắc cơ bản nào không được quy định trong Hỉệp ước Bali (2/1976)?
A. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
C. Bình đẳng chủ quyền và quyền tự quyết của các dân tộc.
D. Không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực đối với nhau.
Câu 52: Điểm tương đồng về nguyên tắc của Liên hợp quốc, điều khoản trong Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương, Hiệp định Pari 1973 về Việt Nam và Hiệp ước Bali 1976 là
A. tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.
B. tăng cường hợp tác toàn diện về kinh tế, xã hội, chính trị.
C. không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
D. giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.
Câu 53: Nhận xét nào sau đây về Hiệp ước Bali (1976) của tổ chức ASEAdN là không đúng?
A. Mở ra thời kì mới của tổ chức ASEAN.
B. Chấm dứt hoàn toàn sự mâu thuẫn giữa các nước trong khu vực.
C. Xác định nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước.
D. Củng cố và tăng cường quan hệ giữa các nước.
Câu 54: Quá trình phát triển thành viên của ASEAN từ 5 nước ban đầu lên 10 nước không gặp phải trở ngại nào sau đây?
A. Sự đối đầu giữa ASEAN với các nước Đông Dương.
B. Sự tác động của Chiến tranh lạnh.
C. Sự khác nhau về thể chế chính trị giữa các nước.
D. Thời gian giành độc lập của các nước không giống nhau.
Câu 55: Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm nào từ chiến lược kinh tế hướng ngoại của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN?
A. Chú trọng ngoại thương, sản xuất hàng tiêu dùng nội địa.
B. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tập trung sản xuất hàng hóa.
C. Coi trọng sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, thu hút vốn, công nghệ.
D. Đề ra chiến lược phát triển kinh tế phù hợp đất nước, xu thế thế giới.
Câu 56: Hiệp ước Bali (2/1976) và Định ước Henxinki (1975) có điểm giống nhau là đều
A. tăng cường sự trao đổi và hợp tác về khoa học kĩ thuật.
B. mở ra xu thế “nhất thể hóa” khu vực và kết nối hai châu lục Á - Âu.
C. táng cường sự hợp tác liên minh khu vực trên lĩnh vực ngoại giao.
D. xác định nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước.
Câu 57: Cộng đồng châu Âu (EC) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời trong bối cảnh
A. trật tự hai cực lanta hình thành.
B. Chiến tranh lạnh chấm dứt.
C. xu thế liên kết khu vực phát triển mạnh.
D. trật tự Vécxai - Oasinhtơn tan rã.
Câu 58: Từ những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương mới mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” vì
A. vấn đề Campuchia được giải quyết bằng Hiệp định Pari (10/1993).
B. ASEAN từ 5 nước ban đầu đã phát triển thành 10 nước thành viên.
C. quan hệ giữa ba nước Đông Dương và ASEAN được cải thiện tích cực.
D. các nước đã kí Hiến chương ASEAN thành một cộng đồng vững mạnh.
Câu 59: Tổ chức nào lãnh đạo nhân dân Ấn Độ đấu tranh giành độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Đảng Dân tộc.	B. Đảng Quốc đại.	C. Đảng Quốc dân.	D. Đảng Dân chủ.
Câu 60: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, mục tiêu đấu tranh của nhân dân Ấn Độ là
A. chống thực dân Anh, đòi độc lập dân tộc.
B. lật đổ chế độ phong kiến, giành ruộng đất cho nông dân.
C. sử dụng bạo lực vũ trang, giành độc lập dân tộc.
D. chống thực dân Pháp, đòi độc lập dân tộc.
Câu 61: Ấn Độ có vai trò quan trọng trong việc sáng lập ra phong trào nào sau đây?
A. Phong trào giải phóng dân tộc.
B. Phong trào không liên kết.
C. Phong trào phản đốỉ Chiến tranh lạnh và trật tự lanta.
D. Phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc.
Câu 62: Sau khi giành độc lập, Ắn Độ thi hành chính sách nào sau đây?
A. Chính sách hòa bình, trung lập, tích cực ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc.
B. Chính sách hợp tác và phát triển toàn diện với các nước XHCN.
C. Chính sách láng giềng thân thiện, làm bạn với tất cả các nước trên thế giới.
D. Chính sách thân Mĩ và liên kết với các nước phương Tây để nhận viện trợ.
Câu 63: Từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, Ấn Độ đã tự túc được lương thực là nhờ tiến hành cuộc cách mạng nào dưới đây?
A. Cách mạng công nghiệp.	B. Cách mạng chất xám.
C. Cách mạng công nghiệp.	D. Cách mạng xanh.
Câu 64: Cuộc cách mạng nào sau đây giúp Ấn Độ vươn lên trở thành một trong những nước sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới?
A. Cách mạng xanh.	B. Cách mạng trắng.	C. Cách mạng nhung.	D. Cách mạng chất xám.
Câu 65: Nội dung nào không phản ánh đúng thành tựu nhân dân Ấn Độ đạt được trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước?
A. Vươn lên trở thành một trong những cường quốc về công nghệ phần mềm
B. Từ năm 1995, trở thành nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ ba trên thế giới.
C. Đứng hàng thứ 10 trong những nước sản xuất công nghiệp lớn nhất thế giới.
D. Dần đầu thế giới trong các lĩnh vực: công nghệ vũ trụ, công nghệ hạt nhân,...
Câu 66: Việc thực dân Anh đưa ra “phương án Maobáttơn” chia đất nước Ấn Độ thành hai quốc gia tự trị - Ấn Độ và Pakixtan chứng tỏ
A. cuộc đấu tranh đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ đã giành thắng lợi hoàn toàn.
B. thực dân Anh đã trao trả hoàn toàn độc lập cho Ấn Độ.
C. thực dân Anh đã hoàn thành việc cai trị nhân dân Ấn Độ.
D. sự nhượng bộ của thực dân Anh trước cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ.
Câu 67: Thành công của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN trong chiến lược phát triển kinh tế hướng ngoại để lại bài học kinh nghiệm nào cho các nước đang phát triển và Việt Nam?
A. Sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ nhu cầu người dân trong nước là trọng tâm.
B. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng hợp lí trên cơ sở phát triển công nghiệp nhẹ.
C. Mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật hiện đại của nước ngoài.
D. Chú trọng giải quyết tình trạng thất nghiệp và kiềm chế nạn lạm phát.
Câu 68: Từ thành công của công cuộc cải cách - mở cửa ở Trung Quốc (từ năm 1978) có thế rút ra bài học kinh nghiệm nào cho Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay?
A. Lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, tập trung vốn cho ngành dịch vụ du lịch.
B. Kiên định thực hiện nguyên tắc thống nhất, tập trung, dân chủ, lấy dân làm gốc.
C. Lấy đổi mới chính trị làm trọng tâm và kiên định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
D. Thực hiện mở cửa, hội nhập quốc tế, áp dụng hiệu quả khoa học - kĩ thuật.
Câu 69: Yếu tố nào sau đây quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc của các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Sự suy yếu của các nước đế quốc chủ nghĩa phương Tây.
B. Ý thức độc lập và sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc.
C. Thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít.
D. Hệ thống XHCN hình thành và ngày càng phát triển.
Câu 70: Điểm giống nhau của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ (1946 - 1949) ở Trung Quốc và Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là
A. diễn ra ở cả nông thôn và thành thị.	B. kết hợp đấu tranh quân sự và ngoại giao.
C. khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.	D. nội chiến kết hợp giải phóng dân tộc.
Câu 71: Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa của thực dân Âu - Mĩ, ngoại trừ
A. Thái Lan.	B. Việt Nam.	C. Lào.	D. Philíppin.
Câu 72: Từ năm 1950, Ấn Độ thực hiện chính sách đối ngoại
A. hướng Đông.	B. hòa bình, trung lập.	C. hướng Tây.	D. Đông Bắc Á.
Câu 73: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, sự kiện nào đánh dấu thực dân Anh thay đổi hình thức thống trị Ấn Độ?
A. Thuỷ binh ở Bombay khởi nghĩa (tháng 2/1946).
B. Công nhân Cancútta bãi công (tháng 2/1947).
C. Anh trao quyền tự trị cho Ấn Độ (tháng 8/1947).
D. Ấn Độ tuyên bố độc lập (tháng 1/1950).
Câu 74: Năm 1945, nhân dân Inđônêxia giành độc lập từ tay
A. quân phiệt Nhật.	B. thực dân Pháp.	C. đế quốc Anh.	D. thực dân Hà Lan.
Câu 75: Năm 1999, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) kết nạp thêm
A. Campuchia.	B. Lào.	C. Brunây.	D. Việt Nam.
Câu 76: Sự kiện nào của khu vực Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã góp phần làm thay đổi bản đồ địa - chính trị thế giới?
A. Nhật Bản bị quân đội Mĩ chiếm đóng.	B. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời.
C. Nhật Bản có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.	D. Đài Loan trở thành “con rồng” kinh tế châu Á.
Câu 77: Từ năm 1976 đến năm 1978, quan hệ giữa Việt Nam với tổ chức ASEAN
A. tiếp tục căng thẳng.	B. bắt đầu căng thẳng.
C. bước đầu được cải thiện.	D. được xác lập.
Câu 78: Ý nào dưới đây không phù hợp khi giải thích về: quá trình mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN được đẩy mạnh từ đầu những năm 90 thế kỉ XX?
A. Chống lại sự hình thành trật tự “đa cực” nhiều trung tâm sau Chiến tranh lạnh.
B. Quan hệ giữa ba nước Đông Dương với ASEAN đã được cải thiện tích cực.
C. Chiến tranh lạnh đã kết thúc, xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ.
D. Thực hiện hợp tác phát triển có hiệu quả theo các nguyên tắc của Hiệp ước Bali.
Câu 79: Điểm khác biệt có ý nghĩa quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á trước và sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. từ chưa có địa vị quốc tế trở thành khu vực được quốc tế coi trọng.
B. từ các nước thuộc địa trở thành các quốc gia độc lập.
C. từ quan hệ biệt lập đã đẩy mạnh hợp tác trong khuôn khổ ASEAN.
D. từ những nước nghèo nàn trở thành những nước có nền kinh tế phát triển.
Câu 80: Quá trình mở rộng thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra lâu dài và đầy trở ngại vì
A. thời gian giành độc lập của các nước không đều.
B. nền kinh tế của các nước có nhiều cách biệt.
C. khả năng quốc phòng của các nước yếu kém.
D. các nước không có nhu cầu liên kết khu vực.
Câu 81: Điểm khác biệt về nguyên tắc hoạt động của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) so với Liên hợp quốc là gi?
A. Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
B. Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực với nhau.
C. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
D. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1-C
2-D
3-A
4-B
5-D
6-C
7-A
8-D
9-B
10-A
11-B
12-C
13-A
14-D
15-D
16-C
17-A
18-C
19-B
20-B
21-B
22-A
23-C
24-A
25-C
26-B
27-C
28-A
29-D
30-B
31-B
32-A
33-D
34-A
35-B
36-C
37-C
38-A
39-B
40-C
41-C
42-C
43-D
44-D
45-A
46-A
47-D
48-B
49-A
50-D
51-C
52A-
53-B
54-C
55-C
56-D
57-C
58-A
59-B
60-A
61-B
62-A
63-D
64-D
65-D
66-D
67-C
68-D
69-B
70-A
71-A
72-B
73-C
74-A
75-A
76-B
77-C
78-A
79-B
80-A
81-B
LỊCH SỬ THẾ GIỚI
CHỦ ĐỀ 5: CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ MĨ LATINH TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
Mục tiêu
Kiến thức
Khái quát quá trình đấu tranh giành độc lập ở các nước châu Phi và Mĩ Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và Mĩ Latinh.
Kĩ năng
Sử dụng lược đồ, khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử.
So sánh, khái quát, tổng hợp vấn đề.
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
CHÂU PHI – “LỤC ĐỊA MỚI TRỖI DẬY”
Cuộc đấu tranh giành độc lập
- Từ năm 1945 – 1954:
Thất bại của phe phát xít.
Anh, Pháp suy yếu.
Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á phát triển.
→ Phong trào phát triển mạnh mẽ, mở đầu ở Bắc Phi: Libi (1952), Ai Cập (1953).
- Từ năm 1954 – 1960, tác động từ Chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam (1954) → Phong trào đấu tranh giành độc lập phát triển: Tuynidi, Marốc, Xuđăng (1956); Gana (1957); Ghinê (1958); Angiêri (1954 – 1962)...
- Từ năm 1960 – 1975: 
1960: 17 nước châu Phi giành được độc lập, lịch sử ghi nhận là “Năm châu Phi” → Lục địa mới trỗi dậy.
1975: cách mạng Môdămbích, Ănggôla giành thắng lợi → chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cơ bản bị sụp đổ.
- Từ năm 1975 – 2000: Hoàn thành đánh đổ nền thống trị thực dân cũ, giành độc lập và quyền sống của con người.
Cộng hòa Dimbabuê (1980). 
Namibia giành được độc lập (1990).
1993: Nam Phi tuyên bố xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc.
1994: Nenxơn Manđêla trở thành Tổng thống da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi.
Ý nghĩa lịch sử
- Xóa bỏ chủ nghĩa thực dân cũ và chế độ phân biệt chủng tộc ở châu Phi.
- Mở ra thời kì độc lập, xây dựng, phát triển đất nước cho các quốc gia châu Phi.
- Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
- Góp phần làm xói mòn trật tự hai cực Ianta.
- Góp phần làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới.
MĨ LATINH – “LỤC ĐỊA BÙNG CHÁY”
Quá trình đấu tranh giành và bảo vệ độc lập
Từ năm 1945 – 1959
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ biến Mĩ Latinh thành “sân sau”, xây dựng chế độ độc tài thân Mĩ.
- Cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài bùng nổ, phát triển mạnh.
- Thắng lợi của cách mạng Cuba (1-1-1959) đã lật đổ chế độ độc tài Batixta, thành lập nhà nước Cộng hòa Cuba.
Từ năm 1959 – cuối thập kỉ 80
- Ảnh hưởng của cách mạng Cuba, cơn bão táp cách mạng bùng nổ, biến Mĩ Latinh trở thành “Lục địa bùng cháy”.
- Từ thập kỉ 60, phong trào đấu tranh chống Mĩ, chế độ độc tài thân Mĩ phát triển mạnh, giành thắng lợi: Panama (1964 – 1999), năm 1983, 13 quốc gia ở vùng Caribê giành độc lập.
- Phong trào đấu tranh vũ trang diễn ra quyết liệt ở Vênêxuêla, Côlômbia, Pêru, Nicaragoa, Chilê, En Xavađo đã lật đổ chế độ độc tài, thiết lập chính phủ dân tộc dân chủ.
Từ cuối thập kỉ 80 – năm 2000
- Các nước bước vào thời kì xây dựng, phát triển kinh tế. Braxin, Áchentina, Mêhicô, trở thành nước công nghiệp mới (NICs).
- Khó khăn, thách thức: Mĩ cấm vận, chống phá; nạn tham nhũng, lạm phát, nợ nước ngoài tăng
CÁCH MẠNG CUBA
Nguyên nhân: Cuba là thuộc địa kiểu mới của Mĩ. Năm 1952, Mĩ dựng lên chế độ độc tài quân sự Batixta.
- Xóa bỏ Hiếp pháp tiến bộ.
- Cấm các đảng phái chính trị hoạt động.
- Bắt giam, tàn sát những người có ý định chống đối.
→ Bùng nổ phong trào đấu tranh.
Diễn biến
- Ngày 26/7/1953: tấn công trại lính Môncađa do Phiđen Cátxtơrô chỉ huy.
- Năm 1955: Phiđen bị trục xuất sang Mêhicô.
- Năm 1956 ông trở về nước hoạt động.
- Ngày 1/1/1959: chế độ Batixta sụp đổ.
Kết quả
- Nước Cộng hòa Cuba ra đời.
- Cuba tuyên bố đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Ý nghĩa
- Chấm dứt 5 thế kỉ đô hộ của chủ nghĩa thực dân, giành độc lập, đưa Cuba bước sang giai đoạn xây dựng CNXH.
- Trở thành lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh.
- Góp phần mở rộng hệ thống XHCN sang Tây bán cầu.
SO SÁNH PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG CHỦ NGHĨA THỰC DÂN Ở CHÂ

File đính kèm:

  • docxtai_lieu_on_thi_tot_nghiep_mon_lich_su_nam_hoc_2021.docx