Tài liệu ôn thi Ngữ văn Lớp 9 tổng hợp
Quan hệ
từ
Là những từ
dùng để biểu
thị các ý
nghĩa quan
hệ như sở
hữu, so sánh,
nhân
quả giữa
các bộ phận
của câu hay
giữa các câu
với câu trong
đoạn
Là những từ
để biểu thị
các ý nghĩa
quan hệ như
sở hữu, so
sánh, nhân
quả và
dùng để kết
ác bộ phận
của câu, của
đoạn trong
văn bản
- QHT chỉ là quan hệ sở
hữu . VD “ của”
- QHT chỉ quan hệ
nguyên nhân. VD :
vì ,do, tại, bởi
- QHT chỉ phương tiện
VD: bằng
- QHT chỉ mục đích:
để , cho
- QHT chỉ quan hệ liên
hợp. VD: và, với, cùng
- Các QHT thành cặp
VD: Tuy nhưng
- QHT chỉ hướng: vào
ra, liền, xuống , trên,
dưới
Và, cùng,
với .
(ví dụ cụ
thể ở cột
bên)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu ôn thi Ngữ văn Lớp 9 tổng hợp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu ôn thi Ngữ văn Lớp 9 tổng hợp
Ba đoạn thơ, lần lượt hiện lên những công việc cùng tấm lòng của người mẹ trên chiến khu kháng chiến gian khổ. Người mẹ ấy bền bỉ quyết tâm trong công việc lao động, kháng chiến thường ngày. Người mẹ ấy thắm thiết yêu con và cũng nặng tình thương buôn làng, bộ đội, quê hương và khát khao đất nước được độc lập tự do 2. Tình cảm, ước mong của mẹ cũng là ước mong, ý chí của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ - Nguyễn Khoa Điềm không để người mẹ nói mẹ mơ, mẹ ước. Với cụm từ “Con mơ cho mẹ”, người mẹ đã gửi trọn niềm mong mỏi vào giấc mơ của đứa con. Mẹ mong con mình ngủ ngoan và có những giấc mơ đẹp. Cũng với cụm từ này, giọng điệu của Tài liệu ôn tập Văn lớp 9. Người soạn: Nguyễn Thị Quỳnh Anh. SĐT: 01626183975 [TÀI LIỆU ÔN TẬP VĂN 9] 12 1 lời ru càng thêm thiết tha, tin tưởng. Câu cuối của khúc hát ru vừa là nỗi ước mong, vừa là niềm tin tưởng, tự hào của người mẹ -Ở đoạn 1 và đoạn 2, tình thương con của người mẹ gắn với tình thương bộ đội, tình thương buôn làng, quê hương gian khổ. Bởi vậy, mẹ ước mong có nhiều hạt gạo trắng ngần, hạt bắp lên đều, ước mong con mau chóng lớn khôn để trở thành chàng trai cường tráng, mạnh mẽ trong lao động sản xuất - Ở đoạn 3, tình thương con của người mẹ lại gắn với tình yêu đất nước đang anh dũng kháng chiến. Bởi vậy, mẹ mong ước con trở thành người lính chiến đấu vì nền độc lập dân tộc thiêng liêng, mong ước con làm người dân của một đất nước hòa bình => Từ hình ảnh, tấm lòng của người mẹ Tà-ôi, Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện tình yêu quê hương, đất nước thiết tha, ý chí chiến đấu cho độc lập tự do và khát vọng thống nhất nước nhà của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống Mĩ III) Bài tập Bài 1: Trình bày bằng một đoạn văn ngắn cảm nghĩ của em về hình ảnh người mẹ Tà ôi trong bài thơ Bài 2: Cho câu thơ sau “Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng” Phân biệt nghĩa của từ “nghiêng” trong câu thơ trên? Cho biết đó là hiện tượng gì trong tiếng Việt Bài 3: Trong bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” có câu thơ “Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối Lưng đưa nôi và tim hát thành lời” - Em hiểu hai câu thơ trên như thế nào - Chép chính xác năm câu thơ trước hai câu thơ trên - Có ý kiến cho răng ftrong tác phẩm không chỉ có một lời ru, theo em điều đó đúng không? Tài liệu ôn tập Văn lớp 9. Người soạn: Nguyễn Thị Quỳnh Anh. SĐT: 01626183975 [TÀI LIỆU ÔN TẬP VĂN 9] 12 2 - Viết đoạn văn 10 kiểu TPH trong đó sử dụng câu hỏi tu từ , câu tnfh thái để phân tích đoạn thơ em vừa chép Bài 4: Chép chính xác những đoạn thơ diễn tả trực tiếp lời ru của bà mẹ Tà ôi trong bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm - Nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời của bài thơ - Em hiểu thế nào về hai câu thơ “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng” - Cho câu chủ đề “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ không chỉ là lời ru thiết tha ngọt ngào của người mẹ mà con thể hiện tình cảm ngọt ngoaò của nhân dân Tây Nguyên đối với cách mạng” Viết đoạn văn TPH khoảng 12 câu chứng mình. Trong đoạn có sử dụng câu cảm thán, câu hoi tu từ. 7. Con cò CON CÒ Chế Lan Viên I) Giới thiệu chung: 1. Tác giả: Chế Lan Viên (1920 -1989) tên thạt là Phan Ngọc Hoan, quê ở Cam Lộ- Quảng Trị. Trước CM tháng 8 ông là một nhà thơ nổi tiếng trong phong trào Thơ mới. Là nhà thơ xuất sắc trong nền thơ hiện đại VN thế kỉ XX. Được nhà nước truy tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật năm 1996. Thơ ông đậm chất triết lí suy tưởng, giàu chất trí tuệ và tính hiện đại 2. Tác phẩm: a) Hoàn cảnh sáng tác - Sáng tác năm 1962 ( thời kì miền Bắc bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ nhất xây dựng CNXH) - In trong tập “ Hoa ngày thường – Chim báo bão” b) Bố cục: 3 đoạn Tài liệu ôn tập Văn lớp 9. Người soạn: Nguyễn Thị Quỳnh Anh. SĐT: 01626183975 [TÀI LIỆU ÔN TẬP VĂN 9] 12 3 - Khổ 1: Hình ảnh con cò trong ca dao đã đến với tâm hồn trẻ thơ một cách tự nhiên, vô thức qua lời ru của mẹ - Khổ 2: Hình ảnh con cò đã đi sâu vào tiềm thức, lời ru của mẹ trên những chặng đường đời của mỗi con người - Khổ 3: Từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lí về ý nghĩa của lời ru và tình mẹ đối với cuộc đời mỗi con người c) Phương thức biểu đạt: biểu cảm xen nghị luận d) Nghệ thuật: - Về thể thơ: Thể thơ tự do mang âm hưởng của lời ru- một lời ru hiện đại ( hướng vào những suy ngẫm triết lí sâu xa) -> thể hiện cảm xúc một cách linh hoạt - Về cấu trúc: Nhiều chỗ có cấu trúc giống nhau, có chỗ lặp lại nhau hoàn toàn -> gợi âm điệu của lời ru - Về nghệ thuật sáng tạo hình ảnh: Vận dụng sáng tạo ca dao; hình ảnh thơ thiên nhiên về ý nghĩa biểu tượng nhưng cũng lại rất gần gũi, quen thuộc vừa có khả năng hàm chứa ý nghĩa mới và có giá trị biểu cảm II) Nội dung chính 1. Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò - Bài thơ lấy hình tượng trung tâm là con cò vốn là hình ảnh quen thuộc trong ca dao truyền thống, trong những lời hát ru của bà, của mẹ. Ở đó con cò là hình ảnh ẩn dụ: có khi là người nông dân chân lấm tay bùn, hai sương một nắng, có khi là người phụ nữ vất vả đắng cay nhưng mang trong mình bao phẩm chất tốt đẹp - Tuy nhiên bài thơ không chỉ là sự lặp lại đơn giản những ý tứ có sẵn trong ca dao. Con cò trong thơ Chế Lan Viên đã có sự sáng tạo, mở rộng, phát triển ý nghĩa biểu tượng. Con cò ở đây chính là hình ảnh biểu tượng cho tình mẹ và lời ru của mẹ. Tình mẹ và lời ru của mẹ sẽ nâng đỡ, nuôi dưỡng con trên mỗi chặng đường đời -> Ngợi ca tình mẹ và lời ru của mẹ trên cuộc đời mỗi con người 2. Hình ảnh con cò trong dân gian đã đến với mỗi con người một cách tự nhiên vô thức qua lời ru, con cò là biểu tượng cho cuộc đời lam lũ của mẹ Con còn bế trên tay Con chưa biết con cò Nhưng trong lời mẹ hát Có cánh cò đang bay “Con cò bay la Con cò bay lả Con cò cổng phủ Con cò Đồng Đăng” Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn Tài liệu ôn tập Văn lớp 9. Người soạn: Nguyễn Thị Quỳnh Anh. SĐT: 01626183975 [TÀI LIỆU ÔN TẬP VĂN 9] 12 4 Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ “Con cò ăn đêm, Con cò xa tổ, Còn gặp cành mềm Cò sợ sáo măng” Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ! Cánh cò mềm mẹ đã sẵn tay nâng! Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân Con chưa biết con cò, con vạc Con chưa biết những cành mềm mẹ hát Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân. - Bốn câu thơ gợi ra trước mắt người đọc hình ảnh con lúc còn thơ bé đang được mẹ “bế trên tay”, chưa biết đến “con cò, con vạc”, chưa biết đến những “cành mềm mẹ hát” Con còn bế trên tay Con chưa biết con cò Nhưng trong lời mẹ hát Có cánh cò đang bay - Nhưng qua lời ru của mẹ, đã mang cánh cò đến cho con. Đó là : Con cò bay la Con cò bay lả Con cò cổng phủ Con cò Đồng Đăng Đây là những cánh cò bay lả, bay la dọc theo chiều dài của những cánh đồng lúa xanh tít tắp, bay về những mái nhà tranh bình yên. Hình ảnh con cò gợi cuộc sống xưa cũ từ làng quê đến phố xá, thong thả, bình yên, ít biến động. Cuộc sống ấy là quê hương thân yêu với cánh cò trải rộng. Hình ảnh con cò là nét rất riêng, rất duyên dáng, dịu dàng, đặc trưng cho làng quê Việt Nam. Con cò ấy phải chăng là hồn quê hương, mà mẹ gửi vào giấc ngủ của đứa con? - Đó còn là hình ảnh của con cò lặn lội kiếm ăn, hai sương một nắng Con cò ăn đêm, Con cò xa tổ, Còn gặp cành mềm Cò sợ sáo măng Đó là cánh cò tần tảo, là hình ảnh của những người phụ nữ nông dân vất vả, cực nhọc nhưng giàu đức hy sinh hay cũng là hình ảnh của người mẹ, người phụ nữ nhọc nhằn Tài liệu ôn tập Văn lớp 9. Người soạn: Nguyễn Thị Quỳnh Anh. SĐT: 01626183975 [TÀI LIỆU ÔN TẬP VĂN 9] 12 5 vất vả, lặn lội kiếm ăn sống nuôi chồng, nuôi con. Đây không còn là con cò trắng bình yên vô tư mà đã trở thành biểu tượng tượng trưng cho sự gian lao vất vả, hy sinh của mẹ - Qua những lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đến với tâm hồn tuổi thơ ấu một cách vô tư, tự nhiên. Đây chính là sự khởi đầu của con đường đi vào thế giới tâm hồn mỗi con người, của những lời ru, lời ca dao dân ca. Ở tuổi ấu thơ, đứa trẻ chưa thể hiểu hết những ý nghĩa lời ca mà mẹ hát “Con chưa biết con cò con vạc. Con chưa biết những cành mềm mẹ hát”. Nhưng có điều con cảm nhận được là trong lời ca của mẹ “thấm hơi xuân”, chỉ cần được vỗ về trong âm điệu ngọt ngào, trong bầu sữa nóng thơm của mẹ, trong sự chở che bao bọc đã là điều khiến con “ngủ chẳng phân vân” . Câu thơ cuối ghi lại khoảnh khắc rất bình yên mà đời con khi có mẹ, khi được nằm trong vòng tay trong lời ru ngọt ngào của mẹ - Biện pháp tu từ nhân hóa, ẩn dụ đã tạo nên vẻ đẹp cho câu thơ, làm cho ý thơ thêm sâu sắc. Đoạn thơ khép lại bằng hình ảnh bình yên, bằng giấc ngủ nồng của trẻ thơ 3. Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức tuổi thơ và ngày càng trở nên gần gũi, quen thuộc Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên Cho cò trắng đến làm quen Cò đứng ở quanh nôi Rồi cò vào trong tổ Con ngủ yên thì cò cũng ngủ Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi Mai khôn lớn, con theo cò đi học Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân Lớn lên, lớn lên, lớn lên... Con làm gì? Con làm thi sĩ Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ Trước hiên nhà Và trong hơi mát câu văn - Từ chỗ “con còn bế trên tay” , “con chưa biết con cò” vậy mà nay con đã biết “Cho cò trắng đến làm quen”, cò trở thành người bạn thân thiết, gần gũi với con + Khi còn ở trong nôi “Con ngủ yên thì cò cũng ngủ. Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi” + Khi con đi học “Mai khôn lớn con theo cò đi học. Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân” Tài liệu ôn tập Văn lớp 9. Người soạn: Nguyễn Thị Quỳnh Anh. SĐT: 01626183975 [TÀI LIỆU ÔN TẬP VĂN 9] 12 6 +Và khi con đã trưởng thành “Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ. Trước hiên nhà và trong hơi mát câu văn” - Như vậy, con cò từ lúc nào đã trở thành người bạn đồng hành gắn bó thân thiết hơn bất kì người bạn nào. Từ trong lời ru của mẹ, con tưởng như cò bay ra sống cùng con, hòa nhập cùng tâm hồn con, cò nâng đỡ, ôm ấp, vỗ về, che chở cho con trên mỗi chặng đường đời - Nghệ thuật ẩn dụ con cò là biểu tượng về lòng mẹ, là sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng, bền bỉ của mẹ và mẹ mong cho con có tâm hồn yêu quê hương. Kết hợp với các cặp từ sóng đôi “con –cò” , “cò-con” và những hình ảnh rất đỗi thân thương “hai đứa”,”chung đôi” đã gợi ra sự gắn bó khăng khít giữa con và cò - Thông qua hình tượng con cò Chế Lan Viên muốn nói với ta về ý nghĩa lời hát ru với mỗi con người: ban đầu, con người chỉ đơn thuần nhận nó một cách tự nhiên vô thức nhưng lâu dần, bền bỉ qua những lời ru về cuộc đời của những cánh cò, người mẹ đã bồi đắp phù sa cho tâm hồn con được màu mỡ tốt tươi - Từ đó, Chế Lan Viên gửi gắm tình mẹ, mẹ yêu con nên gửi gắm tất cả tình cảm ấy vào mỗi lời hát ru, âm thầm bền bỉ, nâng đỡ con trên mỗi chặng đường đời 4. Suy ngẫm,triết lí về tình mẹ và ý nghĩa lời ru của mẹ đối với cuộc đời mỗi con người Dù ở gần con Dù ở xa con Lên rừng xuống bể Cò sẽ tìm con Cò mãi yêu con Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con À ơi! Một con cò thôi Con cò mẹ hát Cũng là cuộc đời Vỗ cánh qua nôi Ngủ đi, ngủ đi! Cho cánh cò, cánh vạc Cho cả sắc trời Đến hát Quanh nôi - Tình mẹ dành cho con thật thiết tha, sâu nặng vững bền “Dù ở gần con” hay “dù ở xa con” , dù phải “lên rừng” hay “xuống bể” thì mẹ cũng “sẽ tìm con” để mang Tài liệu ôn tập Văn lớp 9. Người soạn: Nguyễn Thị Quỳnh Anh. SĐT: 01626183975 [TÀI LIỆU ÔN TẬP VĂN 9] 12 7 đến cho con tình yêu vô bờ của mẹ . Bằng việc sử dụng các cặp từ trái nghĩa như “gần” – “xa” ; “lên” – “xuống” kết hợp phép đối rừng – bể. Chế Lan Viên vừa gợi ra không gian, khoảng cách giữa mẹ và con; vừa gợi ra những khó khăn, gian nan, vất vả trong cuộc đời mà mẹ phải trải qua - Điệp từ “dù” kết hợp phép điệp cáu trúc “cò sẽ tìm con – cò mãi yêu con” khiến câu thơ vang lên như một lời khẳng định tình mẹ dành cho con là bất diệt, không gì ngăn trở. Từ việc thấu hiểu đến tận cùng tấm lòng của mẹ, Chế Lan Viên đã khái quát thành quy luật của tình mẫu từ “Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con” - Trước mẹ kính yêu, con nay dù đã khôn lớn trưởng thành nhưng mãi mãi con vẫn chỉ là con của mẹ, vẫn bé bỏng, dại khờ, vẫn cần tình yêu và sự chở che của mẹ. Câu thơ giàu chất trí tuệ, triết lí. Tình mẫu tử là bền chặt, sắt son, có gì cao hơn núi, có gì sâu hơn biển và có gì bao la bằng lòng mẹ yêu con - Phần cuối bài thơ trở lại với âm hưởng lời ru và đúc kết hình tượng con cò tron những lời ru ấy “Một con cò thôi. Con cò mẹ hát. Cũng là cuộc đời. Vỗ cánh quanh nôi” . Chỉ là một con cò trong lời ru của mẹ thôi nhưng sâu lắng, con cảm nhận được tình yêu của mẹ, của cuộc đời dành cho con những tình yêu ấy. Và nếu như mỗi chúng ta thiếu đi lời ru tiếng hát và tình mẹ bao la thì cuộc đời ấy thật thiệt thòi, nghèo nàn biết mấy III) Bài tập Bài 1: Viết đoạn văn phân tích a) khổ 1 bài thơ trong đoạn có sử dụng câu ghép và phép thế (TPH) b) khổ 2 bài thơ trong đoạn có sử dụng câu bị động và phép nối (DD) c) khổ 3 bài thơ trong đoạn có sử dụng câu mở rộng và phép lặp (QN) Bài 2: Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về tấm lòng người mẹ qua đoạn thơ : “ Dù ở gần con, Dù ở xa con, Lên rừng xuống bể, Cò sẽ tìm con, Tài liệu ôn tập Văn lớp 9. Người soạn: Nguyễn Thị Quỳnh Anh. SĐT: 01626183975 [TÀI LIỆU ÔN TẬP VĂN 9] 12 8 Cò mãi yêu con, Con dù lớn vẫn là con của mẹ, Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con” Bài 3: Trong bài thơ “Con cò” hình tượng bao trùm trong lời ru của mẹ là hình tượng nào? Phân tích ý nghĩa hình tượng đó? Bài 4: Đọc bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên , đối chiếu với bài thơ “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa ĐIềm chỉ ra cách vận dụng lời ru ở mỗi bài thơ có điểm gì giống và khác nhau? 8. Nói với con NÓI VỚI CON Y Phương I) Giới thiệu chung: 1. Tác giả: Y Phương (1948) tên thật là Hứa Vĩnh Sước, người dân tộc Tày - Quê ở Trùng Khánh, Cao Bằng - Ông sáng tác nhiều bài thơ về quê hương mình, dân tộc mình -Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi 2. Tác phầm: a) Chủ đề: Mượn lời nói với con, Y Phương gợi về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người -> Bộc lộ niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình b) Bố cục và mạch cảm xúc của bài thơ: - Bố cục: 2 đoạn + Phần 1 (từ đầu đến “ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”): Con lớn lên trong tình yêu thương nâng đỡ của cha mẹ trong đời sống lao động quê hương +Phần 2 (còn lại): Lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ bền bỉ với truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm mong ước con hãy kế tục xứng đáng truyền thống đó Tài liệu ôn tập Văn lớp 9. Người soạn: Nguyễn Thị Quỳnh Anh. SĐT: 01626183975 [TÀI LIỆU ÔN TẬP VĂN 9] 12 9 - Mạch cảm xúc: Bài thơ đi từ tình cảm gia đình mở rộng ra là tình cảm với quê hương, từ kỉ niệm nâng lên thành lẽ sống c) Nghệ thuật: - Thể thơ tự do, mạch cảm xúc tự nhiên. Cách nói giàu hình ảnh vừa mộc mạc, cụ thể giàu sức khái quát - Các biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ kết hợp với những câu thơ ngắn dài khac góp phần không nhỏ vào việc diễn tả cuộc sống, cách suy nghĩ, cách thể hiện tình cảm của người miền núi - Giọng điệu tha thiết, trìu mến; lúc bay bổng, nhẹ nhàng , lúc khúc triết, rành rọt; lúc mạnh mẽ, sắc nhọntạo sự cộng hưởng hài hòa với những cung bậc tình cảm khác nhau trong lời người cha truyền thấm sang con - Bố cục chặt chẽ, từ ngữ giản dị, mộc mạc như lời nói thường ngày của người miền núi II) Nội dung chính 1. Giải nghĩa một số từ - Người đồng mình: người vùng mình, người miền mình. Đây có thể hiểu cụ thể là những người cùng sống trên một miền đất, cùng một quê hương, cùng một dân tộc - Lờ: một loại dụng cụ dùng để đánh bắt cá, được đan bằng những nan vót nhọn - Ken: làm cho thật kín bằng cách đệm thêm vào những chỗ hở. Người miền núi thường dùng nhiều tấm ván gỗ dựng chắc sát nhau thành vách nhà. Ken ở đây là động từ, được hiểu như đan, cài, kết 2. Cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng a. Cội nguồn sinh dưỡng của con là tình cảm gia đình – nơi nuôi dưỡng con trưởng thành Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười Tài liệu ôn tập Văn lớp 9. Người soạn: Nguyễn Thị Quỳnh Anh. SĐT: 01626183975 [TÀI LIỆU ÔN TẬP VĂN 9] 13 0 - Con lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, trong sự nâng đón và mong chờ của cha mẹ - Nhịp thơ 2/3 , cấu trúc đối xứng, nhiều từ lặp lại tạo ra âm điệu tươi vui, quấn quýt: chân phải – chân trái, một bước – hai bước, tiếng nói – tiếng cười các hình ảnh thật cụ thể -> Y Phương tạo được không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt và hạnh phúc. Từng bước đi, từng tiếng nói cười của con đều được mẹ chăm chút và vui mừng đón nhận è Đó là tình cảm ruột thịt, là công lao trời bể mà con phải khắc cốt ghi tâm b. Cội nguồn sinh dưỡng của con còn là cuộc sống lao động, tình yêu thương của “người đồng mình” và trong nghĩa tình của quê hương làng xóm Người đồng minh yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời - Con lớn lên trong cuộc sống lao động của người đồng mình + Cuộc sống lao động vui tươi được hiện lên qua những hình ảnh đẹp “Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát” + Đan lờ: dụng cụ đánh bắt cá của người miền núi. Nói “đan lờ cài nan hoa” -> lao động tạo ra vẻ đẹp + Vách nhà ken câu hát: cuộc sống lao động với nhiều niềm vui + Động từ “cài, ken” diễn tả động tác cụ thể khéo léo trong lao động, vừa nói lên cuộc sống lao động gắn bó, hòa quyện niềm vui - Con lớn lên trong sự đùm bọc che chở của con người và rừng núi quê hương “Rừng cho hoa Tài liệu ôn tập Văn lớp 9. Người soạn: Nguyễn Thị Quỳnh Anh. SĐT: 01626183975 [TÀI LIỆU ÔN TẬP VĂN 9] 13 1 Con đường cho những tấm lòng” + Rừng cho hoa -> Hoa là vẻ đẹp của thiên nhiên mà rừng ban tặng -> Rừng núi đem lại những vẻ đẹp, niềm vui, hạnh phúc (ẩn dụ) + Con đường cho những tấm lòng -> Tấm lòng là vẻ đẹp của tình người, lẽ sống của con người (ẩn dụ) è Rừng núi quê hương thật thơ mộng và nghĩa tình. Thiên nhiên ấy đã che chở, đã nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn, lối sống è Ta hiểu, người cha muốn nói cho con biết quê hương mình là vùng quê giàu truyền thống văn hóa mà cũng rất nghĩa - Người cha còn nhắc đến những kỉ niệm ngày cưới của mình với con để mong con luôn nhớ con lớn lên trong tình yêu trong sáng và hạnh phúc của cha mẹ. Đó là điểm xuất phát của mọi tình cảm tình yêu cao đẹp khác è Người cha muốn dạy dỗ con tình cảm cội nguồn bằng chính tình yêu và lòng tự hào về quê hương, về gia đình 3. Cha nói với con về sức sống bền bỉ, mãnh liệt, về truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm mong ước con hãy kế tục xứng đáng truyền thống ấy a. Nói về người đồng mình -> Nói về sức sống mãnh liệt, bền bỉ của quê hương, dân tộc Người đồng mình thương lắm con ơi, Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc - Người đồng mình : cha mẹ đồng bào, những người cùng quê Tài liệu ôn tập Văn lớp 9. Người soạn: Nguyễn Thị Quỳnh Anh. SĐT: 01626183975 [TÀI LIỆU ÔN TẬP VĂN 9] 13 2 - Sự lặp lại nhiều lần cụm từ này khẳng định phẩm chất của người đồng mình là phẩm chất của quê hương bởi sức sống quê hương do người đồng mình tạo ra - > lời nói mộc mạc giản dị gợi bao yêu thương, gần gũi - Phẩm chất của người đồng mình dần hiện ra + Đó là tấm lòng thủy chung với quê hương “Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói” +Đó là sự lạc quan và niềm tin sống bền bỉ “Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Khô
File đính kèm:
- tai_lieu_on_thi_ngu_van_lop_9_tong_hop.pdf