Tài liệu ôn tập Tiếng Việt Lớp 9 - Chương trình học kì 1

1. Mục tiêu của phân môn Tiếng việt lớp 9 là củng cố và nâng cao cho Hs những kiến thức cơ bản về một số vấn đề như từ vựng, ngữ pháp, ngữ dụng và ôn tập tổng hợp kiến thức TV được học ở một bậc THCS.

2. Trong phần từ vựng, HS cần nhận biết, nắm vững đặc điểm và biết cách sử dụng thuật ngữ; hiểu biết về các cách phát triển từ vựng của TV; từ đó có ý thức trau dồi, mở rộng vốn từ, nâng cao năng lực sử dụng TV trong hoạt động giao tiếp.

Bài học về thuật ngữ giúp hS có thêm vốn từ để thích ứng với xu thế phát triển của cuộc sống hiện đại, khi khoa học và công nghệ đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với con người.

Bài học về sự phát triển của từ vựng giúp học sinh nắm được sự phát triển không ngừng của TV về mặt từ vựng diễn ra theo hai cách: phát triển, mở rộng nghĩa của từ ( phát triển về vật chất) và phát triển số lượng các từ ngữ( phát triển về lượng)

Tìm hiểu về trau dồi vốn từ, HS nhận biết được hai cách để trau dồi vốn từ, đó là rèn luyện để hiểu nghĩa, biết cách dùng từ và tìm hiểu từ mới để tự làm tăng vốn từ của mình; từ đó có ý thức nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ nói chung và năng lực sử dụng từ ngữ TV nói riêng trong đời sống của bản thân.

 

doc 61 trang linhnguyen 18/10/2022 2660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu ôn tập Tiếng Việt Lớp 9 - Chương trình học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu ôn tập Tiếng Việt Lớp 9 - Chương trình học kì 1

Tài liệu ôn tập Tiếng Việt Lớp 9 - Chương trình học kì 1
ã vi phạm phương châm hội thoại nào. Vì sao người nói lại vi phạm phương châm đó?
Trứng vịt muối
Hai anh em nhà nọ vào quán ăn cơm. Nhà quán dọn cơm trứng vịt muối cho ăn. Người em hỏi anh:
– Cùng là trứng vịt mà sao quả này lại mặn nhỉ?
– Chú hỏi thế người ta cười cho đấy. – Người anh bảo. – Quả trứng vịt muối mà cũng không biết.
– Thế trứng vịt muối ở đáu ra?
Người anh ra vẻ thông thạo, bảo:
– Chú mày kém thật! Có thế mà cũng không biết. Con vịt muối thì nó đẻ ra trứng vịt muối chứ sao.
(Theo Truyện cười dân gian Việt Nam)
3. Đọc truyện cười sau và trả lời các câu hỏi:
Ai tìm ra châu Mĩ?
Trong giờ học Địa lí, thầy giáo gọi Hà lên bảng chỉ bản đổ:
– Em hãy chỉ đâu là châu Mĩ.
– Thưa thầy đây ạ! – Hà chỉ trên bản đồ.
-Tốt lắm! Thê bây giờ trò Bi hãy nói cho thầy biết ai đã có công tìm ra châu Mĩ?
– Thưa thầy, bạn Hà ạ!
(Sưu tầm)
a) Trong truyện cười trên, phương châm hội thoại nào đã bị vi phạm?
b) Nếu tuân thủ phương châm hội thoại thì trò Bi phải trả lời thầy giáo như thế nào? Hãy viết lại câu trả lời đó.
c) Tìm một câu thành ngữ để nhận xét về trường hợp hội thoại trên.
4. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở dưới.
Thấy lão nằn nì mãi, tôi đành nhận vậy. Lúc lão ra về, tôi còn hỏi:
– Có đồng nào, cụ nhặt nhạnh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn?
Lão cười nhạt bảo:
– Được ạ! Tôi đã liệu đâu vào đấy Thế nào rồi cũng xong.
(Nam Cao)
a) Câu nói Thế nào rồi cũng xong của lão Hạc đã vi phạm phương châm hội thoại nào?
b) Vì sao lão Hạc lại vi phạm phương châm đó?
c) Nhận xét về cách nói đó của lão Hạc bằng một çâu thành ngữ.
5. Tìm một số câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao có nội dung liên quan đến phương châm lịch sự trong giao tiếp.
6. Xây dựng một đoạn hội thoại giữa một bạn HS và một người cao tuổi trong đó có tuân thủ các phương châm hội thoại.,
Gợi ý
1. Các trường hợp nêu trong đề bài đều vi phạm phương châm về lượng do sử dụng các từ ngữ trùng lặp, gây thừa thông tín (câu a, b, c) hoặc thiếu thông tin (câu d).
a) Thừa từ nhất vì từ tuyệt mật đã hàm chứa ý nhất, tuyệt đối.
b) Thừa từ ngày vì từ sinh nhật có nghĩa là ngày sinh.
c) Thừa từ biển vì từ hải sản có nghĩa là các sản vật lấy từ biển.
d) Câu trả lời thiếu thông tin: tên một trường trung học cơ sở cụ thể.
2. Vận dụng kiến thức về các phương châm hội thoại để xác định phương châm hội thoại đã bị vi phạm. Câu nói của người anh đã không tuân thủ phương châm về chất. Do thiếu hiểu biết nên người anh đã trả lời như vậy và chính vì thế mà truyện gây cười.
3. a) Truyện cười Ai tìm ra châu Mĩ? đã vi phạm phương châm quan hệ trong hội thoại. Câu hỏi của thầy giáo đã được trò Bi hiểu theo một hướng hoàn toàn khác (thầy hỏi ai là người tìm ra châu Mĩ trong lịch sử địa lí thế giới; trò trả lời về người tìm và chỉ ra châu Mĩ trên bản đồ trong giờ học Địa lí).
b) Nếu tuân thủ phương châm hội thoại, trò Bi phải trả lời thầy giáo như sau:
Thưa thầy, Cô-lôm-bô là người đã có công tìm ra châu Mĩ ạ.
c) Gâu thành ngữ nói về trường hợp vi phạm phương châm quan hệ như trong truyện: ông nói gà, bà nói vịt.
4. a) Câu nói của lão Hạc đã vi phạm phương châm cách thức.
b) Đây là trường hợp người nói cố tình vi phạm phương châm hội thoại bởi lão Hạc nói vậy chỉ cốt làm yên lòng ông giáo chứ không nêu rõ ràng, chính xác ý định, việc làm của lão cho ông giáo biết.
c) Nhận xét về cách nói của lão Hạc trong trường hợp này bằng một thành ngữ: nửa kín nửa hở..:
5. Ví dụ:
– Lời nói chẳng mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
(Ca dao)
– Lời chào cao hơn mâm cỗ.
(Tục ngữ)
6. Bài tập này yêu cầu vận dụng tổng hợp kiến thức về phương châm hội thoại. Nhân vật tham gia cuộc thoại là một bạn HS và một cụ già. Cần xác định nội dung, tình huống hội thoại và chú ý xây dựruĩ lời thoại tuân thủ các phương châm hội thoại theo yêu cầu của đề bài.
	PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
Bài 1: Những câu sau vi phạm phương châm hội thoại nào? Giải thích?
a) Bố mẹ mìn đều là giáo viên dạy học
b) Chú ấy chụp hình cho mình bằng máy ảnh.
Bài 2: Đọc truyện cười sau và phân tích làm rõ phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ?
Nhân đức
Có một người hay nói nịnh. Một hôm đến quan huyện khen.
- Quan lớn nhân đức thật. Thú dữ cũng phải lánh đi nơi khác. Tôi chứng kiến tận mắt họ kéo nhau từng bày đi sang huyện bên cạnh.
Quan nghe, cũng chối tai nhưng vẫn cười gượng. Một lúc dân đến báo đêm qua cọp bắt ba người, xin đi trừ.
- Người kia bí quá nói liều: “Chắc quan huyện bên cạnh nhân đức cũng chẳng kém quan lớn nên chúng nó không có chỗ trú chân đành phải quay lại”.
Bài 3: Các câu ca dao, tục ngữ sau tuân thủ hay vi phạm phương châm hội thoại nào?
a) 	Ai ơi chớ vội cười nhau
Ngẫm mình cho tỏ trước sau hãy cười.
b) 	Biết thì thưa thớt
Không biết dựa cột mà nghe
c) Nói có sách, mách có chứng.
d) Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược.
e) 	Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe
Gợi ý: 
Bài 1: 
a) Bố mẹ mìn đều là giáo viên dạy học.
⇒ Vi phạm phương châm về lượng vì thừa cụm từ “dạy học”.
b) Chú ấy chụp hình cho mình bằng máy ảnh.
⇒Vi phạm phương châm về lượng vì thừa cụm từ “bằng máy ảnh”.
Bài 2: Vi phạm phương châm về chất (Anh ta nói không đúng sự thật để xu nịnh quan huyện).
Bài 3: 
a) 	Ai ơi chớ vội cười nhau
Ngẫm mình cho tỏ trước sau hãy cười.
⇒ Vi phạm phương châm lịch sự.
b) 	Biết thì thưa thớt
Không biết dựa cột mà nghe
⇒ Vi phạm phương châm về chất.
c) Nói có sách, mách có chứng.
⇒ Tuân thủ phương châm về chất.
d) Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược.
⇒ Vi phạm phương châm quan hệ.
e) 	Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe
⇒ Tuân thủ phương châm lịch sự.
	PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6
Bài 1. Về mặt hình thức, những lời nói của người chiến sĩ đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào? Vì sao người chiến sĩ ấy lại không tuân thủ?
Có một chiến sĩ không may bị rơi vào tay địch. Bọn địch bắt anh phải khai thật tất cả những gì mình biết về đồng đội, đơn vị và những bí mật trong cuộc tấn công của quân đội ta trong lần này. Nhưng người chiến sĩ đó đã nói những điều sai sự thật khiến kẻ thù đã nguy khốn lại càng thêm nguy khốn.
Bài 2: Cho tình huống sau:
Có hai vị chưa quen nhau nhưng cùng gặp nhau trong một hội nghị. Để làm quen, một vị hỏi:
- Bây giờ anh làm việc ở đâu?
Vị kia trả lời:
- Bâu giờ tôi đang làm việc ở đây.
? Trong hai lời thoại trên, lời thoại nào không tuân thủ phương châm hội thoại nào? Vì sao?
Bài 3. Trong câu chuyện sau, anh học trò đã vi phạm phương châm gì trong giao tiếp?
Hỏi thăm sư
Một anh học trò gặp một nhà sư dọc đường, anh thân mật hỏi thăm:
- A Di Đà Phật! Sư ông vẫn khỏe chứ? Được mấy cháu rồi?
Sư đáp:
- Đã tu hành thì làm gì có vợ mà có mấy con.
- Thế sư ông già có chết không?
- Ai già lại chẳng chết!
- Thế sau này lấy đâu ra sư con?
Bài 4. Hội thoại là gì? Có mấy phương châm hội thoại. Trong số 5 phương châm hội thoại đã học có phương châm nào liên quan đến biện pháp tu từ đã học? Lấy ví dụ và phân tích để làm sáng tỏ sự liên quan đó.
Gợi ý: 
Bài 1. 
⇒ Người chiến sĩ đã không tuân thủ phương châm hội thoại về chất vì nhằm ưu tiên cho một yêu cầu quan trọng hơn.
+ Đảm bảo bí mật.
+ Nhằm gây thiệt hại cho địch.
Bài 2: ⇒ Lời thoại hai đã vi phạm phương châm về lượng. Vì người hỏi muốn biết nơi làm, đơn vị công tác của người nghe.
Bài 3. ⇒ Vi phạm phương châm về lượng. Thừa thông tin “Được mấy cháu rồi”.
Bài 4. 
- Hội thoại là giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ.
- Có 5 phương châm hội thoại: 
+ Phương châm về chất.
+ Phương châm về lượng.
+ Phương châm quan hệ.
+ Phương châm cách thức.
+ Phương châm lịch sự.
- Các phương châm hội thoại liên quan đến biện pháp tu từ là:
+ Phương châm về chất liên quan đến biện pháp tu từ nói quá.
VD: Vắt cổ chày ra nước ⟶ Câu nói trên đã nói sai sự thật: Cổ chày không thể vắt ra nước.
+ Phương châm cách thức liên quan đến biện pháp tu từ ẩn dụ.
VD: Con sâu bỏ rầu nồi canh.
⟶ Được hiểu theo hai cách:
Cách 1: Chỉ con sâu có trong nồi canh sẽ làm cho người ta sợ không dám ăn.
Cách 1: Chỉ một kẻ xấu sẽ làm ảnh hưởng tới những người xung quanh.
+ Phương châm lịch sự liên quan đến nói giảm nói tránh.
VD: Ông ấy đã đi rồi. ⟶ Dùng từ “đi” thay cho từ “chết” thể hiện cách nói lịch sự, trang trọng.
+ Phương châm quan hệ liên quan đến biện pháp tu từ chơi chữ.
VD: 	Bà già đi chợ cầu Đông
	Bà xem một quẻ lấy chồng lợi chăng
	Thầy bói xem quẻ nói rằng
	Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn.
⟶ Bà già muốn hỏi lấy chồng xem có lợi về kinh tế không nhưng ông thầy bói lại nói theo một cách khác ý muốn nói bà già rồi không nên lấy chồng.
 t XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI
I) KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Xưng hô trong hội thoại là vấn đề rất quan trọng đối với người Việt Nam. Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm, Đó là đặc điểm nổi bật của tiếng Việt.
2. Trong giao tiếp, người Việt có thể dùng từ ngữ xưng hô như sau:
– Xưng hô bằng đại từ:
+ Ngôi thứ nhất: tôi, tao, tớ, (số ít); chúng tôi, chúng tao, (số nhiều).
+ Ngôi thứ hai: mày, mi, (số ít); chúng mày, bọn bay, (số nhiều).
– Xưng hô bằng tên riêng: Ví dụ: Trang còn nhớ chùm ổi này không?
– Xưng hô bằng từ chỉ quan hệ gia đình: ông, ba, bác, chú, cô, thím, anh, chị, èm,
– Xưng hô bằng các từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ: giáo sư, thầy giáo, bác sĩ, giám đốc,
– Xưng hô bằng các từ chỉ quan hệ xã hội: bạn, cậu (tớ),
Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp. Xưng hô trong giao tiếp thể hiện văn hoá của người Việt. Người Việt có truyền thống “xưng khiêm hô tôn”.
II) LUYỆN TẬP
1, Các bài tập trong sgk
Bài 1 (trang 39 sgk ngữ văn 9 tập 1)
- Chúng ta: người nói với người nghe
- Chúng tôi/ chúng em: không gồm người nghe
- Chúng mình: có thể gồm người nghe hoặc không
- Cô học viên nhầm từ xưng hô “chúng ta”, dễ dẫn tới hiểu lầm: cô và giáo sư sẽ làm lễ thành hôn
- Cần thay từ chúng ta bằng từ: chúng em hoặc chúng tôi
Bài 2 (trang 40 sgk ngữ văn 9 tập 1)
Trong văn bản khoa học, mặc dù tác giả văn bản chỉ gồm 1 người nhưng người ta vẫn xưng là chúng tôi
Việc dùng “chúng tôi” dụng ý làm tăng tính khách quan ngôn ngữ khoa học, thể hiện sự khiêm tốn của tác giả
- Khi tác giả văn bản khoa học xưng tôi, tác giả muốn nhấn mạnh quan điểm cá nhân của mình trước vấn đề nào đó.
Bài 3 (trang 40 sgk ngữ văn 9 tập 1)
Truyện Thánh Gióng, đứa bé gọi mẹ mình theo cách gọi thông thường
- Cách xưng hô giữa Gióng với sứ giả: ta - ông
- Cho thấy Thánh Gióng là một đứa bé kì lạ, khác thường, chững chạc
→ Đối với mẹ, Gióng là đứa trẻ, đối với quốc gia, Gióng là người hùng
Bài 4 (Trang 40 sgk ngữ văn 9 tập 1)
Câu chuyện kể về vị danh tướng, dù đã là nhân vật nổi tiếng, có quyền có chức trọng nhưng khi gặp thầy cũ xưng hô: em - thầy
- Cách xưng hô thể hiện thái độ tôn trọng, sự khiêm tốn, lịch sự với người thầy của mình
→ Câu chuyện giáo dục về tinh thần “tôn sư trọng đạo”
Bài 5 (Trang 40 sgk ngữ văn 9 tập 1)
Trước Cách mạng tháng tám 1945, đất nước phong kiến, người đứng đầu nhà nước xưng “trẫm” với bề tôi, kẻ dưới
Việc Bác, chủ tịch nước, người đứng đầu nước Việt Nam mới xưng “tôi” gọi nhân dân là “đồng bào”
→ Người nghe cảm giác gần gũi người nói với người nghe
Bài 6 (trang 41 sgk ngữ văn 9 tập 1)
- Cách xưng hô trong đoạn văn thứ nhất thể hiện rõ cách biệt về địa vị, hoàn cảnh giữa
+ Chị Dậu: người dân thấp cổ bé họng, thiếu sưu nên phải hạ mình, nhịn nhục: xưng hô cháu, nhà cháu – ông
+ Cai lệ, người nhà lí trưởng trái lại cậy quyền thế nên hống hách, xưng hô ông - thằng kia, mày
Cuối cùng khi bị o ép, dồn đến đường cùng chị Dậu chuyển sang xưng tôi - ông, rồi bà - mày
→ Cách xưng hô thể hiện sự “tức nước- vỡ bờ”, sự tự vệ cần thiết để bảo vệ chồng của chị
b) Các bài tập làm thêm
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1. Nhận xét về cách dùng từ ngữ xưng hô trong bài ca dao sau:
Mình nói với ta mình hãy còn son,
Ta đi qua ngõ thấy con mình bò.    
Con mình những trấu cùng tro,     
Ta đi xách nước rửa cho con mình.
2. Trong bài Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn tự xưng là ta và gọi các tướng sĩ là các ngươi. Cách xưng hô đó có ý nghĩa như thế nào?
3. Cách xưng hô được sử dụng trong bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyên có gì đặc biệt?
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà,
Trẻ thời di vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây, ta với ta!
Gợi ý
1. Đại từ xưng hô trong tiếng Việt hết sức phong phú. Đại từ ta khi là ngôi thứ nhất số ít, khi là ngôi thứ nhất số nhiều (như chúng ta). Đại từ mình khi là ngôi thứ nhất số ít, khi là ngôi thứ hai số ít. Trong bài ca dao trên, người nói là người con trai tự xưng là ta – ngôi thứ nhất số ít – và gọi người nghe (cô gái) là mình – ngôi thứ hai số ít. Ta – mình là cặp đại từ xưng hô đặc biệt trong tiếng Việt, biểu hiện tình cảm rất thân thiết, trìu mến và bình đẳng giữa người nói và người nghe.
2. Trong bài Hịch tướng sĩ, Trần Quốc .Tuấn xưng ta – đại từ xưng hô ngôi thứ nhất số ít và gọi tướng sĩ dưới quyền là cúc ngươi – ngôi thứ ba số nhiều. Đó là cách xưng hô của người bề trên (như vua, vương hầu, quan lại,) với bề dưới (tướng dưới quyền, quân sĩ,) trong xã hội phong kiến. Cách xưng hô đó biểu hiện quyền uy, vị trí xã hội cao của người nói đối với người nghe.
3. Trong bài thơ Bạn đến chơi nhà, người nói gọi người bạn già lâu ngày gặp lại là bác và xưng ta.
– Đại từ bác là từ chỉ quan hệ gia đình, thường dùng trong cặp đôi bác – cháu, ở đây có hiện tượng thay ngôi (gọi thay cho con cháu trong nhà), tạo không khí gần gũi, thân mật, coi người bạn như người ruột thịt trong gia đình.
– Đại từ ta: Trong câu “Bác đến chơi đây, ta với ta!” có thể hiểu từ ta thứ nhất là người nói, ở ngôi thứ nhất số ít; từ ta thứ hai là người nghe, ở ngôi thứ hai số ít. Trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể của bài thơ, có thể hiểu ngược lại hoặc hiểu theo nghĩa là ngôi thứ nhất số nhiều. Ta là một nhưng cũng là hai, tuy hai nhưng là một. Cách dùng từ xưng hô như vậy đã xoá đi khoảng cách trong giao tiếp, thể hiện được tình cảm gắn bó thân thiết của hai người bạn già.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
1. Nhận xét về cách xưng hô của nhân vật ông giáo và nhân vật lão Hạc trong đoạn trích sau:
Tôi vui vẻ bảo:
– Thế là được, chứ gì? Vậy cụ ngồi xuống đây, tôi đi luộc khoai, nấu nước.
– Nói đùa thế, chứ ông giáo cho để khi khác
– Việc gì còn phải chờ khi khác? Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại. Cụ cứ ngồi xuống đây! Tôi làm nhanh lắm
– Đã biết, nhưng tôi còn muốn nhờ ông một việc
(Nam Cao)
2. Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải (Ngữ văn 9, tập hai), nhân vật trữ tình có sự thay đổi trong xưng hô. Theo em, vì sao có sự thay đổi đó?
Gợi ý: 
1. Trong đoạn trích cũng như trong truyện Lão Hạc, nhân vật ông giáo ít tuổi hơn nên xưng hô với lão Hạc là tôi – cụ; còn lão Hạc lại xưng hô tôi – ông, ông giáo. Nhân vật ông giáo chọn cách xưng hô với lão Hạc theo tuổi tác, thể hiện thái độ tôn kính, lễ phép với người cao tuổi. Lão Hạc gọi ông giáo, một người ít tuổi hơn nhưng có địa vị xã hội cao hơn, bằng từ chỉ quan hệ tuổi tác ông và từ chỉ nghề nghiệp ông giáo, thể hiện thái độ tôn trọng, kính nể. Cách xưng hô đó đã xác lập rõ quan hệ xã hội và quan hệ tuổi tác giữa hai người tham gia giao tiếp.
Cách xưng hô của hai nhân vật trong truyện cũng là cách xưng hô thường gặp trong cuộc sống.
2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải có sự thay đổi trong cách xưng hô. ở phần đầu bài thơ, nhân vật trữ tình tự xưng là tôi (Tôi đưa tay tôi hứng), từ giữa đến cuối bài thơ lại chuyển thành ta (Ta làm con chim hót). Tôi là đại từ chỉ ngôi nhân xưng thứ nhất số ít, có tính cụ thể, xác định. Ta vừa chỉ ngôi nhân xưng thứ nhất số ít, vừa có nghĩa như ngôi thứ nhất số nhiều. Sự thay đổi cách xưng hô đó thể hiện sự chuyển đổi trong nhận thức và tình cảm của nhân vật trữ tình, sự hoà nhập và đóng góp của “cái tôi” cá nhân vào “cái ta” chung của cả cộng đồng để làm nên mùa xuân của đất nước, của cuộc đời.
 t CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP
I) KIẾN THỨC CƠ BẢN
* Ý nghĩa của trích dẫn
Lời nói hoặc viết, người ta thường trích dẫn: Trích dẫn câu nói của người khác, trích dẫn danh ngôn, trích dẫn tục ngữ, ca dao, dân ca, trích dẫn thơ văn Trích dẫn là để chứng tỏ “ nói có sách, mách có chứng”. Trích dẫn làm cho ngôn ngữ giao tiếp được đậm đà, cụ thể, thể hiện tầm hiểu biết sâu rộng. Lúc nào cần chứng minh, người nói phải trích dẫn.
Ví dụ: 
a) Cắc em phải thương yêu bạn bè, phải biết giúp đỡ những người nghèo khổ, tàn tật, phải ghi nhớ lời căn dặn của ông cha: “ Thương người như thể thương thân”.
b) Đoàn kết là sức mạnh của dân tộc ta để chiến thắng thù trong giặc ngoài. Đoàn kết để xây dựng đất nước giàu mạnh, cuộc sống hạnh phúc yên vui. Đúng như Bác Hồ đã dạy:
 “ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
 Thành công, thành công, đại thành công”
Chú ý: Lúc nói và viết ta cần phải biết trích dẫn. Trích dẫn phải hợp lí, đúng lúc, đúng chỗ và có nghệ thuật. Nếu lạm dụng trích dẫn sẽ làm cho người nghe, người đọc khó chịu về sự khoe mẽ! Có một số bài viết về tục ngữ, ca dao, dân ca VN, về chèo cổ, mà tác giả hết trích dãn lời ông Tây này đến ý kiến bà đầm nọ, người đọc không khỏi buồn cười!
Học sinh phải thuộc nhiều tục ngữ, ca dao, dân ca, thuộc nhiều thơ văn, phải biết một số câu danh ngôn, để làm vốn mà biết cách làm văn.
* Phân loại:
1. – Người ta có thể dẫn lại lời nói hay ý nghĩ (lời nói bên trong) của một người. Dẫn lời cũng như dẫn ý đều có hai cách: trực tiếp và gián tiếp. Dẫn trực tiếp hay dẫn gián tiếp là tuỳ vào tình huống sử dụng.
– Cách dẫn trực tiếp: là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
Ví dụ:
Một tiếng đồng hồ sau, cô nói: “Chị Xiu thân yêu ơi, một ngày nào đó em hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ”.
(O Hen-ri)
– Cách dẫn gián tiếp: là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.
Ví dụ: Thầy giáo dặn chúng tôi ngày mai đến sớm 15 phút.
2. Trong giao tiếp, khi kể chuyện bằng lời nói, cách dẫn gián tiếp được dùng thường xuyên hơn. Còn lời các nhân vật trong truyện nói với nhau thường được dẫn trực tiếp, gọi là lời thoại và được đánh dấu bằng cách gạch đầu dòng ở đầu lời thoại.
3. – Về mặt vị trí, lời dẫn trực tiếp có thể đứng trước, đứng sau hoặc đúng cả phía trước và phía sau lời người dẫn.
– Lời dẫn gián tiếp tuy không bắt buộí đúng từng từ nhưng phải đảm bảo đúng ý. Khi dẫn gián tiếp, có thể dùng rằng hoặc là đặt phía trước lời dẫn (sau động từ trong câu).
– Khi chuyển đổi lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp, cần:
+ Bỏ dấu ngoặc kép;
+ Thay đổi từ xưng hô cho thích hợp;
+ Lược bỏ các tình thái từ;
+ Có thể thêm các từ rằng hoặc là trước lời dẫn.
Ví dụ: – Trước khi đi, mẹ tôi dặn: “Con nhớ nhắc em học bài nhé!”. (dẫn trực tiếp)
– Trước khi đi, mẹ tôi dặn là tôi nhớ nhắc em học bài. (dẫn gián tiếp)
II) LUYỆN TẬP
1) Các bài tập trong sgk
a, “A! Lão già tệ lắm!...này à?”
b, “Cái vườn là là của con ta mọi thức còn rẻ cả”
- Cả hai đoạn trích đều là cách dẫn trực tiếp, đoạn trích (a) dẫn lời, đoạn trích (b) dẫn là ý. Lời và ý ở hai đoạn trích này đều được dẫn nguyên văn
Câu 2 (trang 54 sgk ngữ văn 9 tập 1)
a, Lời dẫn trực tiếp: Trong báo cáo chính trị Đại biểu lần II của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là biểu tượng của một dân tộc anh hùng”
Lời dẫn gián tiếp: Trong báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng. Chủ tịch HCM nhắc chúng ta nhớ tới công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy tiêu biểu cho dân tộc anh hùng.
b, Khi viết về Người, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng có viết: “Giản dị trong đời sống nhớ được, làm được.”
Lời dẫn gián tiếp: Có thủ tướng Phạm Văn Đồng khẳng định lối sống giản dị trong tác phong và quan hệ với mọi người của Bác, muốn cho dân chúng hiểu được, nhớ được và làm được
c, Lời dẫn gián tiếp: Nhà văn Đặng Thai Mai khi bàn về Tiếng Việt có viết “người Việt Nam ngày 

File đính kèm:

  • doctai_lieu_on_tap_tieng_viet_lop_9_chuong_trinh_hoc_ki_1.doc