Tài liệu ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận xã hội

Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí Nghị luận về một sự việc, hiện tượng

1. Giải thích vấn đề

2. Phân tích, chứng minh biểu hiện của vấn đề

(lấy dẫn chứng)

3. Nêu ý nghĩa (hoặc tác hại)

- Đối với bản thân

- Đối với gia đình/nhà trường

- Đối với xã hội

4. Bàn luận: về vấn đề trái ngược

5. Bài học

- Nhận thức

- Hành động

+ Chung: Với mỗi người.

+ Riêng: Học sinh

1. Giải thích vấn đề

2. Nêu thực trạng (lấy dẫn chứng)

3. Nêu nguyên nhân

- Chủ quan

- Khách quan

4. Nêu tác hại (hoặc ý nghĩa)

- Đối với bản thân

- Đối với gia đình/nhà trường

- Đối với xã hội

5. Biện pháp khắc phục/ Cách phát huy và

bài học liên hệ

 

pdf 111 trang linhnguyen 4840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận xã hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận xã hội

Tài liệu ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận xã hội
càng cần thiết hơn trong việc chuẩn bị đầyđủ, kĩ càng trang bị, hành trang để sẵn sàng 
đối mặt với sóng gió sau này. Hãy trở thành 1 bản thể mà dù có bão bùng hay lốc tố 
Tài liệu nghị luận xã hội (Đoạn văn, Bài văn). ĐT: 0988833392 
 51 
cũng không thể quật ngã, tựa như loài cỏ dại tuy nhỏ bé mà kiên cường, rễ ăn sâu vào 
lòng đất, không dễ dàng lung lay. Sau cùng nếu đã nắm trong tay sự chuẩn bị tốt nhất, 
hãy biết cách sử dụng, tận dụng sự thông minh để đạt được kết quả tốt nhất cho chính 
mình, đem cái nhất đó để cống hiến cho xã hội loài người ngày một nhân văn và phát 
triển 
Tài liệu nghị luận xã hội (Đoạn văn, Bài văn). ĐT: 0988833392 
 52 
Từ văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”, hãy viết một đoạn văn 
với chủ đề: một thói quen tốt đẹp cần hình thành, rèn luyện để chuẩn bị hành trang 
vào thế kỉ mới. (Nêu suy nghĩ của em về một thói quen tốt đẹp của ngƣời Việt 
Nam – điểm mạnh) 
Gợi ý: Đây là dạng đề mở, học sinh có thể lựa chọn một trong các thói quen tốt đẹp 
của người Việt Nam để viết căn cứ vào cách nêu của tác giả trong bài viết (đoàn kết, 
đùm bọc, yêu thương, cần cù, chăm chỉ,) 
1. Nêu vấn đề: 
Từ xưa đến nay, người VIệt Nam ta vốn mang trong mình nhiều thói quen tốt 
đẹp và một trong những thói quen tốt đẹp ấy là truyền thống đoàn kết, đùm bọc, giúp 
đỡ lẫn nhau. 
2. Giải thích: 
- ―đoàn kết‖ là sự hợp tác chung tay góp sức để kết thành một khối thống nhất về 
cả tư tưởng lẫn hành động nhằm thực hiện một mục đích chung, đem lại lợi ích vì sự 
phát triển của tập thể. Đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, thể hiện 
qua sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau bằng những hành động cụ thể, nhất là những khi 
gặp hoạn nạn, khó khăn. 
- ―đùm bọc‖ là giúp đỡ, che chở, yêu thương nhau với tất cả tình cảm chân thành. 
3. Biểu hiện: 
- Trong quá khứ: Thực tế cho thấy, từ xa xưa, dân tộc Việt Nam ta đã trải qua 
những cuộc kháng chiến lịch sử, phát triển và xây dựng nước ngày một giàu mạnh xuất 
phát từ lòng yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. 
+ Khi thực dân phương Tây sang xâm lược, nhân dân ta đã phát huy truyền thống 
tốt đẹp ấy: nhân dân miền Bắc cũng như miền Nam chung tay, chung sức đánh đuổi 
giặc ngoại xâm. Khi miền Bắc thống nhất, miền Nam vẫn còn đấu tranh, nhân dân 
miền Bắc đã ủng hộ nhân dân miền Nam về cả vật chất lẫn tinh thần, biết bao tấm 
gương vào chiến trường, hỗ trợ thuốc men, pháo đạn 
- Ngày nay: Cho đến ngày nay, người Việt Nam ta vẫn tiếp tục thói quen tốt đẹp 
ấy. 
+ Hằng năm, đồng bào miền Trung gặp rất nhiều tai nạn lớn, họ quặng mình 
trong cơn bão lũ, đau buồn trước những mất mát, gian lao trong cuộc sống. Để giúp đỡ 
họ, người ta đã tạo ra một số chương trình như ngôi nhà mơ ước, lớp học tình 
thương, Họ đã nhờ vào những nhà tài trợ lương thiện đóng góp những khoản tiền 
nho nhỏ dù là ít nhưng cũng góp phần xây dựng nên một mái ấm cho người miền 
Trung, để họ được hưởng sung túc, hạnh phúc. Riêng các bạn học sinh, các bạn cũng 
ủng hộ tiền và sách vở của mình để giúp đỡ các bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn khác. 
+ Ngoài ra, Nhà nước còn tổ chức các hoạt động giúp đỡ, chia sẻ với những bà 
mẹ Việt Nam anh hùng và những người có công với cách mạng. 
4. Vai trò, ý nghĩa: 
Như vậy, đoàn kết, đùm bọc là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Sống 
biết đoàn kết sẽ được mọi người yêu quý. Hơn nữa, nó còn giúp con người tạo nên sức 
mạnh để vượt qua được khó khăn, như Publilius Syrus từng nói: ―Nơi nào có sự đoàn 
kết, nơi đó có chiến thắng‖. 
5. Bàn luận: 
Tuy nhiên, bên cạnh thói quen tốt thì đâu đó vẫn còn những người trong xã hội 
có nhiều thói quen chưa tốt như những kẻ sống ích kỉ, chỉ biết đến lợi ích cá nhân, 
sống thờ ơ, vô cảm với nỗi đau của những người khác. Họ chỉ biết đứng nhìn người ta 
Tài liệu nghị luận xã hội (Đoạn văn, Bài văn). ĐT: 0988833392 
 53 
gặp khó khăn mà không hề giúp đỡ. Điều đó là trái với đạo lý dân tộc. Do đó, 
cần phải lên án, phê phán, chê trách những con người có thói quen xấu đó. 
6. Bài học: 
a, Nhận thức: Đoàn kết, đùm bọc thật sự là một đức tính cần thiết trong việc xây dựng 
và hình thành tính cách con người, là một truyền thống tốt cần được phát huy, nhưng 
để có được thói quen này, mỗi người phải trải qua sự rèn luyện. 
b, Hành động: 
* Đối với mọi người nói chung: Thường xuyên giúp đỡ mọi người xung quanh 
- Thường xuyên quan tâm, giúp đỡ, hỏi han hàng xóm để xóm làng, địa phương 
mình luôn khăng khít, vui vẻ, vững mạnh, yên vui 
- Trong gia đình, luôn biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, đoàn kết một lòng để cả 
gia đình luôn được thuận hòa, hạnh phúc. 
- Nhân dân cả nước cùng phát huy cao tinh thần đoàn kết, ―chị ngã em nâng‖ thì 
đất nước sẽ vững bước đi lên, không một trở ngại nào làm chùn bước. 
* Đối với học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường: 
- Biết phấn đấu trong học tập, rèn luyện nhân cách trong sáng, bản lĩnh vững 
vàng trở thành người hữu ích mai nay đêm sức mình xây dựng quê hương đất nước. 
- Thường xuyên giúp đỡ mọi người xung quanh từ những việc nhỏ cho đến việc 
lớn, đặc biệt là với bạn bè, thầy cô, ông bà, cha mẹ. 
- Luôn biết hỗ trợ bạn bè trong học tập, giảng lại bài cho bạn nếu bạn chưa hiểu; 
sau khi tan học, giúp cha mẹ việc nhà, trông em 
- Chúng ta nên học tập tinh thần đoàn kết, đùm bọc để xây dựng một tập thể lớp 
vững mạnh, không đánh nhau gây gổ với bạn bè, tạo nên các mối quan hệ tốt đẹp với 
mọi người. Vận động các bạn trong một lớp cùng chơi với nhau chứ không chia ra 
chơi theo nhóm để rồi người này nói không tốt về người kia gây ra hiểu lầm. 
- Tạo mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè thế giới về con người Việt Nam thân thiện 
nhằm thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết. 
- Tuyên truyền cho mọi người thấy được tác dụng của truyền thống tốt đẹp này. 
Tài liệu nghị luận xã hội (Đoạn văn, Bài văn). ĐT: 0988833392 
 54 
Từ văn bản “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm, hãy viết một đoạn văn 
viết về chủ đề: “Đọc sách giúp con người trưởng thành về cả trí tuệ và nhân cách” 
bằng một đoạn văn khoảng 1/2 trang giấy thi (Vai trò của việc đọc sách trong). 
Liên hệ bản thân để tìm ra phƣơng pháp đọc sách sao cho hiệu quả 
 Gợi ý 
- Nếu vấn đề: Sách có vai trò vô cùng quan trọng vì ―từ cổ chí kim‖ đọc sách 
vẫn là con đường hiệu quả để con người chiếm lĩnh tri thức của nhân loại. 
- Vai trò của đọc sách: 
+ Trước hết, đọc sách giúp con ngƣời phát triển về mặt trí tuệ. Sách là một 
nguồn kho báu vô tận của tri thức, hiểu biết do bản thân con người tạo ra. Nó là sự tích 
luỹ, đúc kết qua những kinh nghiệm sống, bài học mà mỗi con người có thể rút ra qua 
những tình huống đối nhân xử thế. Có lẽ vì nó mang trong mình mọi tinh hoa, thành 
quả của nền văn hoá do những thế hệ đời trước tạo ra nên chúng ta có thể mở rộng tầm 
hiểu biết, trí tuệ ngày càng mở mang. Sách giúp suy nghĩ của con người vượt qua mọi 
giới hạn về không gian và thời gian. Những cuốn sách về thiên văn của Bruno hay 
Galile mở ra cho mắt chúng ta một bầu trời mới, một chân trời mới của tri thức, thay 
đổi hoàn toàn suy nghĩ của loài người. Nếu không có những kiến thức ấy thì đến bây 
giờ loài người vẫn tin rằng Trái Đất là một mặt phẳng thay vì hình cầu, làm thay đổi 
nhận thức của con người về Trái Đất và sự tồn tại của những hành tinh khác trong hệ 
mặt trời. Gherans từng có một câu nói bất hủ: ―Tôi đọc sách không những để mở mang 
trí tuệ mà còn để nâng cao tâm hồn‖. 
+ Đọc sách không chỉ giúp chúng ta ―mở mang trí tuệ‖ mà nó còn giúp cho 
nhân cách của chúng ta đƣợc hoàn thiện. Những cuốn sách hay và ý nghĩa sẽ giúp 
ta cảm thấy tâm hồn như được thanh thản, nhẹ nhõm hơn. Chúng ta có thể đẫm nước 
mắt khi đọc những trang văn cảm động trong truyện ―Những người khốn khổ‖ của 
Victor Hugo hay ―Những tấm lòng cao cả‖ của Edmondo De Amicis. Trong số những 
tác phẩm văn học Việt Nam, truyện ―Đất rừng phương Nam‖ làm ta cảm thấy mình 
thật may mắn khi có một gia đình với bố, với mẹ và được sống trong hoà bình – những 
điều mà trước đây ta chưa từng nghĩ đến, khác xa cậu bé An trong tác phẩm. Như vậy, 
những cuốn sách thực sự có giá trị bao giờ cũng chứa đựng những tư tưởng, tình cảm 
đúng đắn, sâu sắc của nhân vật. Đọc những cuốn sách đầy ý nghĩa và nhân văn ấy, 
chúng ta sẽ biết tránh xa, lên án cái xấu, cái ác và biết yêu thương, đồng cảm với 
những cái hay, cái đẹp trong tác phẩm. Đối với chúng ta, sách là một hành trang không 
thể thiếu để mỗi người bước vào cuộc sống. Sách đánh thức vào trong tâm hồn mỗi 
người đọc những cảm xúc đẹp, khơi lên những suy ngẫm, trăn trở để con người tự 
hoàn thiện, làm chủ bản thân khỏi những cám dỗ của cuộc đời, sống sao cho hợp tình, 
hợp lí. Có thể nói, sách có vai trò vô cùng to lớn và việc đọc sách chính là cách để 
chúng ta hoàn thiện bản thân mình. 
- Liên hệ bản thân để có phƣơng pháp đọc sách hiệu quả: 
+ Thường xuyên đọc sách nhưng đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trong là 
phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ,... 
+ Đọc sách cũng cần kết hợp giữa đọc rộng và đọc sâu, đọc sách phổ thông kết 
hợp với đọc sách chuyên môn,... 
+ Đọc sách cần có mục đích, có kế hoạch và thật khoa học (đọc sách để làm gì, 
sắp xếp thời gian đọc sách ra sao,..) 
+ Lựa chọn sách tốt để đọc, tránh xa những sách không phù hợp với lứa tuổi... 
Tài liệu nghị luận xã hội (Đoạn văn, Bài văn). ĐT: 0988833392 
 55 
+ Phê phán những người bạn không chịu đọc sách, trau dồi trí tuệ và nhân cách 
qua những trang sách nhân văn mà đắm chìm vào các hoạt động không lành mạnh 
khác... 
* Chú thích: 
 : thành phần biệt lập tình thái 
 : khởi ngữ 
Tài liệu nghị luận xã hội (Đoạn văn, Bài văn). ĐT: 0988833392 
 56 
 Trong văn bản “Cố hƣơng”, nhân vật “tôi” trƣớc khi rời quê hƣơng vẫn 
mong muốn quê hƣơng ngày càng tốt đẹp hơn. Từ tình cảm của nhân vật “tôi” 
đối với quê hƣơng, nêu suy nghĩ của em về tình cảm của mọi ngƣời đối với quê 
hƣơng và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc xây dựng quê hƣơng mình. 
Gợi ý 
1. Nêu vấn đề: ―Người ta có thể tách con người ta ra khỏi quê hương chứ không thể 
tách quê hương ra khỏi con người‖, câu nói Raxun Gamzatop đã nhắc ta về một thứ 
tình cảm thiêng liêng mạnh mẽ luôn tiềm tàng trong mỗi con người ta, đó là tình yêu 
quê hương. 
2. Giải thích: 
 - ―Quê hương‖: là mảnh đất nơi ta ―chôn rau cắt rốn‖, nơi ta sinh ra, gắn bó và 
lớn lên. 
 - ―Tình yêu quê hương‖: là tình cảm yêu thương trìu mến đẹp đẽ mà ta dành cho 
quê hương mình, dành cho mảnh đất ta đã sống, cho người thân và những thứ quen 
thuộc nơi đó. 
3. Biểu hiện: 
a. Xƣa: 
- Khi tiếng súng đạn nổ ra muôn nơi, bao người đã đúng lên đấu tranh với mong 
muốn dành độc lập dân tộc. 
VD: Đứng đầu chính là vị chủ tịch Hồ Chí Minh yêu quý của chúng ta đã ra đi 
tìm đường cứu nước, chàng thanh niên rời đi ngày 5/6/1911, nung nấu một quyết tâm 
cháy bỏng đó là giành ―tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả 
những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu‖. 
b. Nay: 
- Tình yêu quê hương lại được chuyển hóa thành những thành tựu, những góp sức 
nho nhỏ cho sự nghiệp xây dựng và củng cố đất nước. 
 + Bao sinh viên sau khi tốt nghiệp đã tình nguyện làm việc, cống hiến mà thầm 
lặng trên những nẻo đồi vùng Tây Nguyên Tổ quốc với mong muốn một ngày đất 
nước không còn những hộ nghèo, hộ đói. 
 + Nhiều bạn trẻ khác đang ―khởi nghiệp‖ bằng chính bàn tay, khối óc dám nghĩ, 
dám làm và biết làm của mình. 
- Những con người ở nơi đất khách quê người nhưng vẫn luôn nhớ về đất nước, 
mong một ngày có thể quay lại mảnh đất xưa kia của mình. 
- Tình yêu quê hương còn được thể hiện ở niềm hi vọng mãnh liệt về một tương 
lai tươi sáng, ngày mai tốt đẹp của quê hương mình dù thất vọng, chán nản như nhân 
vật ―tôi‖ trong tác phẩm ―Cố hương‖ của Lỗ Tấn. 
4. Vai trò, ý nghĩa: 
- Tình cảm ấy đã trở thành một phần trong nhận thức mỗi người, góp phần làm 
nên phẩm chất quý báu và là thước đo phẩm giá của mỗi người. 
- Tình yêu quê hương còn kết tinh thành điểm tựa để con người có thể vươn lên 
trong nghịch cảnh, từ mục tiêu khiến cho đất nước tốt đẹp hơn con người biến nó 
thành lý tưởng để phấn đấu. 
- Tình cảm đó còn là chất kết dính những con người cùng một nói giống với 
nhau, tình yêu nước đã khiến những con người riêng lẻ tập hợp thành một cộng đồng 
đoàn kết với một mục đích chúng là làm cho quê hương tốt đẹp hơn. 
5. Bàn luận: 
Tài liệu nghị luận xã hội (Đoạn văn, Bài văn). ĐT: 0988833392 
 57 
- Thế nhưng bên cạnh những con người có tình yêu nước nồng nàn còn có những 
con người thờ ơ trước khó khăn của đất nước, thậm chí còn có cả những con người 
―bán nước‖, sùng ngoại một cách quá đà những người như thế đáng để ta lên án phê 
phán gay gắt. 
6. Bài học: 
- Nhận thức: Tình cảm đối với quê hương là một đạo lí, một truyền thống tốt đẹp của 
dân tộc. 
- Hành động: (Trách nhiệm của giới trẻ Việt Nam) 
 + Giới trẻ phải tự mình khơi gợi lòng yêu quê hương ẩn sâu trong mỗi người. 
VD: Trong thời gian nghỉ, giới trẻ Việt Nam hãy đến thăm vùng Hà Giang của đất 
nước, vi vu giữa các tầng mây, lặn lội qua những ngọn núi cao, để lên đến đỉnh thu 
muôn trùng núi non vào tầm mắt, để thấy sao đất nước mình lại đẹp đến thế; dành chút 
thời gian, thưởng thức ca chèo Huế trên dòng sông Hương vào một đêm gió lộng rồi 
thả đèn hoa đăng, để thấy sao đất nước mình có cái duyện lạ thường. 
 + Thế hệ trẻ phải tích cực rèn luyện và tu dưỡng đạo đức để cống hiến hết mình 
cho Tổ quốc. 
 + Giới trẻ còn phải tích cực khắc phục những điểm yếu của con người Việt Nam, 
đặc biệt là sự sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức là điểm yếu mà giới trẻ hay mắc 
phải. 
 + Giới trẻ hãy phát triển hướng ra ngoài thế giới, để trong thời kì hội nhập như 
hiện nay, đem lại cho đất nước nhưng tinh hoa thế giới nhưng đồng thời không mất đi 
những nét đẹp của dân tộc Việt Nam. 
=> Gắn vào hành động cụ thể của học sinh 
Tài liệu nghị luận xã hội (Đoạn văn, Bài văn). ĐT: 0988833392 
 58 
Trong bài thơ “Viếng lăng Bác”, nhà thơ Viễn Phƣơng có viết: 
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ 
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín màu xuân 
Hai câu thơ thể hiện lòng biết ơn vô hạn của nhân dân ta đối với Bác - vị Chủ 
tịch đã hi sinh trọn đời cho nhân dân, đất nƣớc và đạo lí ấy từ lâu đã trở thành 
truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Hãy nêu suy nghĩ của em về lòng biết ơn 
bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi. (Phạm vi: rộng) 
Gợi ý: 
1. Nêu vấn đề: Từ xưa đến nay, dân tộc ta vốn mang trong mình nhiều đạo lí và truyền 
thống tốt đẹp. Một trong những truyền thống, đạo lí tốt đẹp đó là lòng biết ơn. 
2. Giải thích: ―Lòng biết ơn: là tấm lòng nhớ ơn đến những người đã từng giúp đỡ 
mình, tạo ra cho mính những thành quả để mình hưởng thụ, để mình có được cuộc 
sống tốt đẹp. 
3. Biểu hiện: Người có lòng biết ơn là người luôn biết ghi nhớ và trân trọng những gì 
người khác trao tặng hay để lại cho mình. Họ luôn trân trọng, giữ gìn và phát huy 
những giá trị ấy trong cuộc sống. Mỗi sự giúp đỡ ý nghĩa đều khiến họ cảm động và 
hàm ơn 
VD: Trong xã hội, lòng biết ơn được biểu hiện bằng những nghĩa cử cao đẹp, phù hợp 
với các chuẩn mực, đạo lí làm người: 
 - Thờ cúng ông bà, tổ tiên đã khuất để thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của con 
cháu đối với các bậc sinh thành đã có công dưỡng dục chúng ta nên người 
 - Tri ân các anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh thân mình để bảo vệ nền độc lập của Tổ 
quốc (27/7) 
 - Truyền thống ―Tôn sư trọng đạo‖ để nhớ ơn những người thầy đã giúp chúng 
ta nên người. (20/11). 
4. Vai trò: 
 - Lòng biết ơn là cơ sở đạo làm người, giúp chúng ta tự hoàn thiện bản thân và 
nhân cách. 
 - Mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội ngày càng trở nên vững 
vàng và tốt đẹp 
 - Lòng biết ơn là truyền thống của dân tộc Việt Nam mà ta cần giữ gìn và phát 
huy. 
5. Bàn luận: 
Tuy nhiên, trong xã hội còn đâu đó những kẻ vô ơn, vong ân bội nghĩa, ăn cháo đá 
bát, không coi trọng lòng biết ơn, những kẻ đó cần lên án và phê phán nghiêm khắc. 
6. Bài học: 
a) Nhận thức: 
Lòng biết ơn là một truyền thống tốt đẹp cần phát huy nhưng nó không tự nhiên mà 
có, nó là kết quả của quá trình rèn luyện và tu dưỡng lâu dài. 
b) Hành động: 
 - Mỗi chúng ta phải bày tỏ lòng biết ơn bằng cách: luôn nhớ tới công ơn của 
những người đã khuất, làm nhiều việc tốt, giúp đỡ những người đã từng giúp mình, 
tuyên truyền để mọi người thấy được vai trò cà ý nghĩa của lòng biết ơn, tham gia các 
hoạt động tình nguyện 
 - Là học sinh, ta phải rèn luyện và tu dưỡng đạo đức thật tốt, hãy tỏ lòng biết ơn 
chân thành với cha mẹ, trở thành những người con sống có hiếu, chân thành với các 
thầy cô giáo, trở thành những người sống có nghĩa bằng những hành động cụ thể: 
Tài liệu nghị luận xã hội (Đoạn văn, Bài văn). ĐT: 0988833392 
 59 
chăm ngoan, học giỏi, giúp đỡ gia đình (gọi tên các hành động cụ thể), nhớ ơn 
những người đã tạo ra thành quả cho chúng ta hưởng thụ, nhớ ơn các thầy cô giáo, 
Tài liệu nghị luận xã hội (Đoạn văn, Bài văn). ĐT: 0988833392 
 60 
Khi ông họa sĩ muốn vẽ anh thanh niên, anh đã từ chối và nói “Không, không 
đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.” 
Qua lời nói trên, ta thấy anh là một chàng trai rất khiêm tốn. Từ vẻ đẹp của anh 
thanh niên, viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về 
khiêm tốn và học sinh cần làm gì để rèn luyện đức tính ấy. 
Gợi ý 
1. Nêu vấn đề: Tiểu thuyết gia nối tiếng người Scotland Walter Scott từng nói: ―Một 
cái đầu tình táo, một trái tim trung thực và một linh hồn khiêm nhường, đó là ba người 
dẫn đường tốt nhất qua thời gian và cõi vĩnh hằng.‖ Tỉnh táo và trung thực, ta có thể 
có được qua thời gian nhưng khiêm tốn lại không thể có được dễ dàng như vậy. 
2. Giải thích: ―Khiêm tốn‖: một đức tính tốt đẹp của con người, thể hiện ở sự biết 
đánh giá bản thân, không tự đề cao mình hơn người khác, không tự cho mình hơn tất 
cả mọi người, không phô trương, khoe khang và kiêu căng tự mãn về những điều đạt 
được mà luôn biết lắng nghe và học hỏi. 
3. Biểu hiện của những con ngƣời khiêm tốn: 
- Sống mực thước, kín đáo, hợp lí, hợp lẽ, không phô trương, khoe khoang, không xa 
hoa, lãng phí; 
- Không khoe đức, khoe tài, khoe công, ―Bác học cũng phải học‖ là cách sống 
khiêm tốn. 
- Luôn có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự 
kiêu. 
- Luôn thành kính, biết tôn trọng lẫn nhau, để có thể học hỏi được từ người khác. 
=>Dẫn chứng: 
 + Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta - một con người được tất cả con dân Việt 
Nam và bạn bè quốc tế ngưỡng mộ bởi sự giản dị và khiêm tốn trong từng lời ơn tiếng 
nói hằng ngày. Chưa bao giờ trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị 
Chủ tịch nước lấy chiếc sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm ―cung điện‖ của mình. 
 + Tôn Hiền Anh, cô sinh viên Đại học Harvard - trường đại học hàng đầu thế giới, 
khi được phỏng vấn đã khiêm tốn nhận mình là ―không thông minh lắm, phải lấy cần 
cù bù thông minh‖. 
+ Trong văn học: Anh thanh niên trong truyện ngắn ―Lặng lẽ Sa Pa‖ đã nói 
―Không, không đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho 
bác vẽ hơn.‖ khi ông họa sĩ muốn vẽ anh bởi anh thấy mình chưa là gì so với những 
người cũng sống, cũng cống hiến cả đời cho công việc, anh thấy mình còn nhỏ bé lắm. 
4. Vai trò: 
 - Khiêm tốn đã trở thành một phần trong nhận thức mỗi người, góp phần làm nên 
phẩm chất quý báu và là thước đo phẩm giá của mỗi người. 
 - Khiêm tốn khiến con người ta trở nên tốt đẹp hơn, hoàn thiện hơn, khiến bản 
thân thêm phần đáng trọng, khiến bạn bè mọi người xung quan thêm phần yêu quý, tự 
hào. 
 - Khiêm tốn mở ra những cơ hội nâng cao kiến thức khi ta biết lắng nghe, là khiến 
cho ta thêm thận trọng trong cuộc sống để bước đi đến thành công thêm vững vàng. 
5. Bàn luận: Thế nhưng bên cạnh những con người biết khiêm tốn, còn có những con 
người luôn kiêu ngạo, không coi ai ra gì, luôn cho mình là nhấtNhững con người 
như vậy đáng để ta lên án phê phán. 
6. Bài học: 
- Nhận thức: Khiêm tốn là một đ

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_on_tap_ngu_van_lop_9_nghi_luan_xa_hoi.pdf