Tài liệu ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Chuyên đề: Văn bản nhật dụng kì 1

Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa:

a, Bối cảnh tiếp thu:

- Trên những con đường vượt đại dương

- Ghé thăm nhiều nước CPhi, CMĩ, CA

- Làm nhiều nghề

=>Vốn tri thức học hỏi rộng, pp, đa dạng, uyên thâm

b, Cách tiếp thu:

- Hoàn cảnh nào cũng học hỏi: văn hóa và nghệ thuật-> đạt đến mức uyên thâm

- Với chủ nghĩa tư bản:

+ Tiếp thu cái hay

+ Nhưng cũng phê phán điều tiêu cực

-> Vẫn giữ cái gốc của văn hóa dân tộc: một nhân cách rất VN, rất bình dị nhưng cũng mới, hiện đại

=>Cách tiếp thu chọn lọc

 

doc 22 trang linhnguyen 4660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Chuyên đề: Văn bản nhật dụng kì 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Chuyên đề: Văn bản nhật dụng kì 1

Tài liệu ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Chuyên đề: Văn bản nhật dụng kì 1
 hóa lên mà là lối sống để di dưỡng tâm hồn(tâm hồn thanh thản, trong sạch)
c, Bài “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” (Phạm Văn Đồng) ở lớp 7
Đề 2: Từ vb“Phong cách Hồ Chí Minh” ta thấy được sự giản dị, thanh cao trong con người Bác, một phong cách sống thật đẹp, thật đáng quí. Từ những biểu hiện của em và sau khi đọc văn bản, hãy làm sáng tỏ suy nghĩ về lối sống giản dị của mỗi con người bằng một đoạn văn 13-15 câu.
Gợi ý: 
- Yêu cầu hình thức: đoạn văn 13-15 câu
- Yêu cầu nội dung: lối sống giản dị của mỗi con người
+ Mở đoạn(1 câu)
+ Thân đoạn:
. Giải thích: Giản dị là sự đơn giản, tự nhiên, phong cách sống không cầu kì, xa hoa. -> Khẳng định lối sống gỉan dị là lối sống tích cực nó sẽ phục vụ con người ta trên mọi mặt(khoảng 2-3 câu)
. Biểu hiện trong cách ứng xử, trang phục, sinh hoạt hằng ngày ntn?( khoảng 2 câu) 
. Giá trị của lối sống giản dị: làm cho bản thân trở nên thân thiện hơn, làm cho mọi người sống gần gũi, thân thiết hơn, không câu nệ không xa hoa(2 câu)
Dẫn chứng: trong thực tế Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm họ ở ẩn để giữ cho mình sống, tâm hồn trong sạch lánh xa sự đời nhưng tình cảm của họ vẫn hứớng đến nhân dân, đất nước. Bác Hồ của chúng ta có lối sống giản dị để di dưỡng tâm hồn, giúp cho tâm hồn mình thanh thản, vui vẻ, trong sạch, trong sáng hơn.(3 câu)
. Bàn luận mơ rộng( lật ngược vấn đề): ta không nên nhầm lẫn sự giản dị với sự xuề xòa với sự đơn giản quá mức mà thiếu sự tôn trọng người đối diện. Vd như ăn mặc một cách xuề xòa như đi xin việc hoặc đi đến trường học, hay đến công sở làm việc. Đó có phải là giản dị không? Mà đó là sự xuề xòa không tôn trọng người đối diện. Chúng ta đừng nhầm lẫn điều này mà sống buông thả bản thân.(3-4)
. Bài học hành động: về bản thân, nhận thức như thế nào về lối sống, hành động ntn để phát huy lối sống giản dị đat một cách cao nhất. câu(2 câu)
- Kết đoạn(1 câu)
Đề 3:
Cho đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: 
 “Và Người sống ở đó, một mình, với một tư trang ít ỏi, một chiếc va li con với vài bộ áo quần, vài vật kỉ niệm của cuộc đời dài. Tôi dám chắc không có một vị lãnh tụ, một vị tổng thống hay một vị vua hiền nào ngày trước lại sống đến mức giản dị và tiết chế như vậy. Bất giác ta nghĩ đến các vị hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi ở Côn Sơn hay Nguyễn Bỉnh Khiêm sống ở quê nhà với những thú quê thuần đức:
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.”
 ( SGKNgữ văn 9, tập một)
1. “Di dưỡng tinh thần” được dùng ở đoạn văn trên có nghĩa là gì?
2. Nhà văn đã so sánh Chủ Tịch Hồ Chí Minh với Nguyễn Trãi , Nguyễn Bỉnh Khiêm. Giữa họ có những điểm giống và khác nhau như thế nào? Nêu tác dụng của việc so sánh?
3. Tìm những từ hán việt trong đoạn văn, qua đó ta thấy thái độ của tác giả đối với Bác ra sao? Hãy giải thích ít nhất 3 từ em vừa tìm.
4. Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác Hồ được biểu hiện như thế nào? 
5. Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập.
Gợi ý:
1. “Di dưỡng tinh thần” : bồi bổ cho sảng khoái về tinh thần, giữ cho tinh thần vui khỏe.
2. Nhà văn đã so sánh Chủ Tịch Hồ Chí Minh với Nguyễn Trãi , Nguyễn Bỉnh Khiêm. 
- Điểm giống nhau: Họ đều có lối sống thanh cao, giản dị để “ di dưỡng tâm hồn”. Lối sóng ấy cũng là một quan niệm thamrar mĩ về cuộc sống.
- Tác dụng của việc so sánh: một lần nữa tôn vinh sự cao đẹp trong lối sống giản dị của Bác Hồ; bày tỏ sự kính trọng, ngưỡng mộ với Bác như với các bậc hiền triết xưa.
3. Những từ ngữ Hán Việt: “truân chuyên”,”uyên thâm”,”siêu phàm”,”tiết chế”,”hiền triết”,”thú quê thuần đức”,”danh nho”,”di dưỡng tinh thần”,
-> Thái độ của tác giả đối với Bác: yêu mến, kính trọng, ngưỡng mộ.
- Tiết chế: hạn chế, giữ không cho vượt quá mức.
- Hiền triết: người có tài năng, đức độ, hiểu biết sâu rộng, được người đời tôn vinh.
- Thuần đức: đạo đức hoàn toàn trong sáng.
4. Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác Hồ được biểu hiện như thế nào? 
5. Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập.
 * Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng, cần được quan tâm.
* Thân đoạn: 
- Giải thích: Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng thể các giá trị đặc trưng nhất, bản chất nhất của văn hóa dân tộc; được hình thành, tồn tại, phát triển qua quá trình lịch sử lâu dài. Nó được thể hiện qua cách sống, lói sống, quan niệm, suy nghĩ, hoạt động nói năng, ăn mặc, ứng xử,..của con người. Ví dụ : Người Việt Nam có tính giản dị, cần cù, chăm chỉ, tinh thần đoàn kết, nhân ái, lòng yêu nước sâu sắc
- Bàn luận:
+ Vì sao thế hệ tre có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập?
. Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế về mọi mặt: kinh tế, văn hóa, xã hộiSự giao thoa về văn hóa đã góp phần làm phong phú đời sống tinh thần cho nhân dân ta nhưng cũng làm phát sinh nhiều vấn đề, nhất là sự mai một bản sắc văn hóa dân tộc.
. Họ là chủ nhân của đất nước, là cầu nối của văn hóa dân tộc với văn hóa nhân loại
+ Thế hệ trẻ cần làm gì để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập?
. Chọn lọc những ảnh hưởng từ bên ngoài để “hòa nhập chứ không hòa tan”
. Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá những nét đẹp truyền thống của dân tộc để chúng không bị mai một
. Thực hiện và lan tỏa nếp sống lành mạnh; lên án, đấu tranh loại bỏ lối sống lệch lạc, chỉ biết hưởng lạc, quay lưng với lịch sử, văn hóa truyên thống của dân tộc.
- Mở rộng vấn đề:
+ Phê phán những người trẻ không có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
+ Giữu gìn bản sắc văn hóa dâ tộc phải đi đôi với tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
- Bài học, liên hệ bản thân.
+ Mỗi người đều có trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc rong thời kì hội nhập.
+ Liên hệ bản thân.
* Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề
Đề : Suy nghĩ về việc học ngoại ngữ (từ bài “Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà)
Bài viết tham khảo: 
Qua bài “Phong cách Hồ Chí Minh”, của Lê Anh Trà ta thấy, Bác Hồ là một tấm gương sáng trong nhiều lĩnh vực cho mọi người, mọi thế hệ noi theo, nhất là học sinh sinh viên hiện nay khi đứng trước vấn đề học ngoại ngữ. 
Học ngoại ngữ là tiếp thu và vận dụng ngôn ngữ nước ngoài vào thực tế giao tiếp và phục vụ cho việc học tập nghiên cứu.
Để có được vốn tri thức văn hoá sâu rộng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không ngừng học tập để nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài như: Pháp, Anh, Hoa, Nga... Qua tấm gương của Bác ta có thể thấy rõ vai trò to lớn của việc học ngoại ngữ đối với tất cả chúng ta và nhất là học sinh. 
Mọi người thường nói biết thêm một ngôn ngữ là sống thêm một cuộc đời. Ngoài những phương tiện bổ trợ khác thì con người thể hiện mong muốn, suy nghĩ, tình cảm bằng tiếng nói. Như vậy việc học ngoại ngữ giúp chúng ta mở rộng giao tiếp, thuận lợi trong quá trình học tập và nghiên cứu tài liệu cũng như sống, học tập và làm việc tại nước ngoài. Nắm vững ngôn ngữ của nhiều nước trên thế giới khiến việc tích lũy vốn văn hóa và tiếp thu văn minh nhân loại trở nên dễ dàng hơn. Hãy thử tưởng tượng đến một ngày ta có thể tự mình đi khắp nơi trên thế giới và nói chuyện với mọi người mà không gặp trở ngại trong rào cản ngôn ngữ. Điều đó thú vị biết bao. 
Bác Hồ biết nhiều thứ tiếng trên thế giới nhưng Bác chỉ sử dụng những lúc cần thiết còn Bác là người rất tôn trọng và yêu quý tiếng mẹ đẻ, Bác mong mọi người giữ gìn được sự trong sáng của tiếng Việt. Tuy nhiên thực tế hiện nay, khi hội nhập toàn cầu, giới trẻ có điều kiện học tập ngoại ngữ hơn thì cũng là lúc hiện tượng “sính ngữ”, lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài trở nên ngày càng phổ biến hơn. Họ coi việc này như là một biểu hiện của lối sống thời thượng. Nếu tình trạng này không được ngăn chặn kịp thời thì sẽ dễ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Dễ thấy nhất là sự phong phú của tiếng Việt sẽ mất dần mà thay vào đó là sự nghèo nàn về phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, không chỉ có vậy nó còn phá vỡ luôn hệ thống chuẩn mực, qui tắc của tiếng Việt. Hãy thử hình dung đến một lúc nào đó, người Việt Nam sẽ xa rời chính tiếng mẹ đẻ của mình, làm cho nó bị pha tạp, lai căng làm mất đi bản sắc vốn có của tiếng Việt. Đó quả là một sự thật đáng buồn!
Vì thế việc học ngoại ngữ là cần thiết nhưng trong quá trình học ngoại ngữ chúng ta phải nắm vững ngôn ngữ dân tộc mình.  Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đang là công việc của tất cả mọi người đặc biệt là giới trẻ hiện nay. Chúng ta phải biết rằng tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ của mình, vì vậy phải làm cho nó ngày càng phong phú, giàu đẹp hơn, phải biết phát huy tính văn hoá của dân tộc không nên làm mất đi vẻ đẹp và sự trong sáng của tiếng Việt, không nên quá lạm dụng tiếng nước ngoài nhưng vẫn cần tiếp nhận những yếu tố tích cực của tiếng nước ngoài. 
"Thành La Mã không xây trong một ngày", học tiếng Việt cũng như học ngoại ngữ cần bền bỉ, sáng tạo, trên tinh thần tự học, học tập không ngừng để lời nói đạt đến mức độ “lời hay, ý đẹp” và có văn hoá.
Bài tập: Dựng một đoạn văn nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp trong tiếp thu văn hóa nhân loại của Hồ Chí Minh.
Gợi ý:
Văn bản “Phong Cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà đã thể hiện vẻ đẹp trong tiếp thu văn hóa nhân loại của Hồ Chí Minh. Bác Hồ là nhà cách mạng vĩ đại. Bác đã đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau:
- Trau dồi vốn tri thức, vốn sống phục vụ cho việc đi tìm đường cứu nước.
- Người học tập, tiếp thu các tri thức bằng cách:
+ Tự học thành thạo nhiều thứ tiếng: Anh, Hoa, Nga, Pháp.
+ Học kết hợp với hành: Người vừa học, vừa lao động để kiếm sống.
+ Người học có chọn lọc: tiếp thu những cái hay, cái đẹp, phê phán những cái tiêu cực.
+ Tiếp thu văn hóa nhân loại trên cơ sở văn hóa truyền thống dân tộc.
- Bác đã kết hợp hài hòa văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại tạo nên một phong cách riêng rất mới, rất hiện đại nhưng cũng rất Việt Nam.
* Liên hệ: Từ vẻ đẹp trong tiếp thu văn hóa nhân loại, ở Hồ Chí Minh em thấy tự hào và khâm phục Người cha già vĩ đại của dân tộc. Chỉ từ đôi bàn tay trắng, sau 30 năm bôn ba rất nhiều nước trên thế giới Người đã tìm ra con đường cứu nước.
* Bài học: Từ vẻ đẹp ấy em hứa sẽ rèn luyện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
VĂN BẢN: ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH( MÁC- KÉT)
I. Những điều cần lưu ý về tác giả và tác phẩm
1.1. Tác giả
- Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két là nhà văn Cô-lôm-bi-a, sinh năm 1928.
- Ông là tác giả của nhiều tiểu thuyết và nhiều tập truyện ngắn theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo.
- "Trăm năm cô đơn" (1967) là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng từng được giới phê bình văn học đánh giá là một trong những cuốn sách hay nhất thế giới trong những năm 60 của thế kỷ XX.
- Năm 1982, Mác-két được tặng giải thưởng Nô- ben về văn học.
1.2. Tác phẩm
1.2.1. Xuất xứ
Văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" trích từ bài tham luận nổi tiếng của G.Mác-két tại hội nghị của các nguyên thủ của các nước thuộc châu Á, Âu, Phi, Mĩ-La-tinh vào tháng 8 năm 1986, tại Mê-hi-cô.
1.2.2. Nội dung
- Văn bản chỉ rõ nguy cơ khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân và cuộc chạy đua vũ trang đang đe dọa toàn thể loài người cũng như mọi sự sống trên trái đất. Vì thế nhiệm vụ của tất cả mọi người là ngăn chặn nguy cơ đó, đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
- Nội dung của văn bản được triển khai bằng một hệ thống luận điểm, luận cứ chặt chẽ:
+ Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ, có khả năng hủy diệt cả trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời.
+ Cuộc chạy đua vũ trang làm mất đi khả năng cải thiện nhiều lĩnh vực: xã hội, y tế, tiếp tế thực phẩm, giáo dục Những chi phí khổng lồ cho chạy đua vũ trang đã cho thấy tính chất phi lý của việc đó.
+ Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại lý trí của loài người mà còn ngược lại lý trí của tự nhiên, phản lại sự tiến hóa.
+ Vì vậy, tất cả chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
1.2.3. Nghệ thuật
- Hệ thống luận điểm, luận cứ toàn diện chặt chẽ.
- Chứng cứ phong phú, cụ thể từ nhiều lĩnh vực tri thức khoa học và thực tiễn.
- Sử dụng phép so sánh thích hợp, có hiệu quả.
- Kết hợp lý lẽ sắc bén với tri thức phong phú và đặc biệt là lòng nhiệt tình mạnh mẽ của tác giả.
1.3. Chủ đề
Văn bản kêu gọi toàn nhân loại đoàn kết ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hòa bình và sự sống trên trái đất.
1. 4. Thể loại: văn bản nhật dụng nghị luận về vấn đề chính trị xã hội.
 * Bố cục
- Có thể chia làm 3 phần:
Phần 1: Từ đầu đến "vận mệnh thế giới": Hiểm họa chiến trang hạt nhân đang đề nặng lên toàn trái đất.
Phần 2: Tiếp theo đến "điểm xuất phát của nỏ": Sự phi lí và tốn kém của cuộc chạy đua vũ trang.
Phần 3: Còn lại: Ngăn chặn chiến tranh là nhiệm vụ của mọi người.
* Tóm tắt :
Bài viết Đấu tranh cho một thế giới hòa bình của Mác-két đề cập đến vấn đề mang tính thời sự của toàn nhân loại: nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn thể loài người và sự sống trên trái đất, cuộc chạy đua vũ trang vô cùng tốn kém đã cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để phát triển. Từ đó tác giả đặt ra vấn đề: nhân loại cần phải đấu tranh cho một thế giới hòa bình, ngăn chặn và xóa bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
II) ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN
1. Tìm hiểu luận điểm chủ chốt và các luận cứ của văn bản:
* Luận điểm: Chiến tranh hạt nhân là một hiếm họa khủng khiếp đang đe dọa toàn thể loài người và mọi sự sống trên trái đất, vì vậy đấu tranh để loại bỏ nguy cơ ấy cho một thế giới hòa bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại
* Luận cứ:
- Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ có khả năng hủy diệt cả trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời.
- Chạy đua vũ trang, nhất là vũ trang hạt nhân, là vô cùng tốn kém và hết sức phi lý.
- Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại lí trí loài người mà còn ngược lại lí trí của tự nhiên, phản lại sự tiến hóa, đưa tất cả thế giới về lại điểm xuất phát cách đây hàng nghìn triệu năm.
- Bởi vậy, tất cả nhân loại phải có nhiệm vụ là ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, đấu tranh vì một thế giới hòa bình.
 Các luận cứ rất mạch lạc, chặt chẽ, sâu sắc. Đó chính là bộ xương vững chắc của văn bản, tạo nên tính thuyết phục cơ bản của lập luận.
2. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân và cuộc chạy đua vũ trang đang đe doạ toàn bộ sự sống trên Trái đất:
- Mở đầu bằng một câu hỏi rồi tự trả lời bằng một thời điểm hiện tại rất cụ thể với những con số cụ thể, cách tính toán cụ thể, đơn giản:
- 50.000 đầu đạn hạt nhân tương đương 4 tấn thuốc nổ/ người → 12 lần biến mất tất cả mọi sự sống trên toàn trái đất + tất cả các hành tinh xoay quanh mặt trời + 4 hành tinh nữa + phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời.
- Tác giả muốn chứng minh cho người đọc thấy rõ và gây ấn tượng mạnh về nguy cơ khủng khiếp và hiểm họa kinh khủng của việc tàng trữ kho vũ khí hạt nhân trên thế giới ở thời điểm hiện tại – năm 1986.
- Để gây ấn tượng mạnh hơn, tác giả còn so sánh với: điển tích điển cổ phương Tây – thần thoại Hy Lạp: Thanh gươm Đa-mô-clét và dịch hạch (lan truyền nhanh và gây chết người hàng loạt). Nếu có thể so sánh thêm, có thể nói nguy cơ chiến tranh hạt nhân cũng như động đất, sóng thần vừa qua, trong một phút có thể biến những dải bờ biển mênh mông tươi đẹp của 5 quốc gia Nam Á thành đống hoang tàn, cướp đi sinh mạng 155.000 người trong khoảnh khắc. Điều đáng nói là không có ngành khoa học và công nghiệp nào có những tiến bộ nhanh chóng vượt bậc như ngành khoa học và công nghiệp nguyên tử hạt nhân từ khi nó ra đời; nhưng những người chủ của nó, người sáng tạo ra nó lại sử dụng vào mục đích chiến tranh thì chắc chắn sẽ dẫn đến hậu quả hủy diệt tất cả. May thay, điều đó chưa xảy ra; nhưng đó là cảnh tận thế tiềm tàng trong các bệ phóng. Chỉ cần một cái ấn nút trên bảng điều khiển là tất cả thành cái chết và hủy diệt. Tác giả nhấn mạnh: trong thời đại hiện nay, đó là nguy cơ, thảm họa tiềm tàng, ghê gớm nhất, khủng khiếp nhất do con người có thể gây ra, và thực tế đã gây ra một phần (ở Nhật, năm 1945). Nhưng tại sao, kể cả những cái đầu hiếu chiến nhất, cũng vẫn chưa dám và không dám sử dụng vũ khí hạt nhân hàng loạt, chưa dám cả gan gây ra cuộc chiến tranh hạt nhân tổng lực? Bởi vì khó tránh khỏi cảnh cả đôi bên cùng chết. Thế giới sẽ chỉ còn là một đống hoang tàn, mất hết dấu vết của sự sống sau một vài cái ấn nút điên rồ. Nên chủ yếu các bên, các nước tập trung vào việc chạy đua tàng trữ, phát triển vũ khí hạt nhân để đối đầu, răn đe, đối trọng, thách thức với nhau, dằn mặt nhau, hù dọa, ép buộc nhau mà thôi! Nhưng như vậy càng làm cho thế giới biến thành kho chứa thần chết, ngày càng tích tụ và tiềm tàng hiểm họa, và đặc biệt là quá trình chạy đua vũ trang đã và đang vô cùng tốn kém và phi lí.Vậy, những sự tốn kém và phi lí ấy là gì?
3. Chạy đua vũ trang, chiến tranh hạt nhân và những hậu quả của nó:
TT
Các lĩnh vực đời sống xã hội
Chi phí chuẩn bị chiến tranh hạt nhân
1
100 tỉ USD để giải quyết những vấn đề cấp bách, cứu trợ y tế, giáo dục cho 500 triệu trẻ em nghèo trên thế giới (chương trình UNICEF, năm 1981)
Gần bằng cho phí cho 100 máy bay ném bom chiến lược B.1B và 7000 tên lửa vượt đại châu (chứa đầu đạn hạt nhân)
2
Kinh phí của chương trình phòng bệnh trong 14 năm và phòng bệnh sốt rét cho 1 tỉ người và cứu 14 triệu trẻ em châu Phi
Bằng giá 10 chiếc tàu sân bay Ni-mít mang vũ khí hạt nhân của Mĩ dự định sản xuất từ năm 1986 - 2000
3
Năm 1985 (theo tính toán của FAO), 575 triệu người thiếu dinh dưỡng
Gần bằng kinh phí sản xuất 149 tên lửa MX
4
Tiền nông cụ cần thiết cho các quốc gia nghèo trong 4 năm
Bằng tiền 27 tên lửa MX
5
Xóa nạn mũ chữ cho toàn thế giới
Bằng tiến đóng 2 tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân
→ Cách đưa dẫn chứng và so sánh của Mác-két thật toàn diện, cụ thể và đáng tin cậy.
 Nhiều lĩnh vực thiết yếu, bình thường của đời sống xã hội được đối sánh với sự tốn kém của chi phí chạy đua vũ khí, chuẩn bị chiến tranh hạt nhân. Đó là sự thật hiển nhiên làm chúng ta rất đỗi ngạc nhiên: Sao lại có thể vô lý như thế?! Rõ ràng, chạy đua và chuẩn bị chiến tranh hạt nhân là một việc làm điên rồ, phản nhân đạo. Nó tước đi khả năng có thể làm cho đời sống con người có thể tốt đẹp hơn, nhất là đối với những nước nghèo. Rõ ràng nó đi ngược lại lí trí lành mạnh của con người.
- Lí trí của tự nhiên là quy luật của thiên nhiên, tự nhiên, lô-gíc tất yếu của tự nhiên.
- So sánh:
+ 380 triệu năm con bướm mới có thể bay;
+ 180 năm nữa bông hồng mới nở (tức là 560 năm).
+ Hàng triệu triệu năm  trải qua một quá trình tiến hóa hết sức lâu dài của tự nhiên, con người mới hình thành
- Vậy mà chỉ cần một tích tắc của chiến tranh hạt nhân, tất cả kết quả của sự tiến hóa của tự nhiên ấy trở về điểm xuất phát! Hỏi còn gì phản tiến hóa, phản tự nhiên hơn nữa? Nhận thức về sự phản động của chiến tranh hạt nhân được nhận thức sâu rộng hơn thêm.
4. Bàn luận về nhiệm vụ khẩn thiết trước mắt của chúng ta:
- Thái độ tích cực của mỗi người là phải đoàn kết, xiết chặt đội ngũ đấu tranh vì một thế giới hòa bình, phản đối, ngăn chặn chạy đua vũ trang, tàng tích vũ khí hạt nhân (lưu ý: nhưng chúng ta cũng phản đối hành động của Mĩ, vin vào cớ này để xâm lược hoặc lạm quyền can thiệp sâu vào các đất nước khác, chẳng hạn như với I-rắc, I-ran, hay với Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên).
- Sáng kiến lập ngân hàng trí nhớ của tác giả để lưu giữ sau tai họa hạt nhân, không chỉ là một cách kết thúc vấn đề đầy ấn tượng vì khi đã nổ ra chiến tranh hạt nhân toàn cầu thì còn có nhà băng nào chịu nổi mà không tan biến? Nhưng cách nói trên vẫn chứng tỏ, một lần nữa, sự rùng rợn của thảm họa hạt nhân, nếu có xảy ra và sự lưu giữ kí ức, bảo tồn văn hóa , văn minh nhân loại có tầm quan trọng đến nhường nào. Thủ phạm của tội ác diệt chủng, diệt môi s

File đính kèm:

  • doctai_lieu_on_tap_ngu_van_lop_9_chuyen_de_van_ban_nhat_dung.doc