Tài liệu ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Chuyên đề: Văn nghị luận
I, KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Tác giả:
- Nguyễn Trãi (1380 -1442) hiệu là Ức Trai, con của Nguyễn Phi Khanh, quê gốc ở Chí Linh, tỉnh Hải Dương,
- Ông là nhà yêu nước anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.
2. Văn bản
a, Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm “Bình Ngô đại cáo”: ra đời trong không khí hào hùng của ngày vui đại thắng (1428), sau 10 năm k/c chống quân Minh xâm lược. Tác phẩm có ý nghĩa trọng đại như một bản tuyên ngôn.
* Đoạn trích: Nằm trong phần mở đầu của t/phẩm.
b, Phương thức biểu đạt: Nghị luận
c, Bố cục:
+ Hai câu đầu: Tư tưởng nhân nghĩa
+ Tám câu tiếp: Chân lý chủ quyền, độc lập dân tộc Đại Việt
+ Sáu câu còn lại: Sức mạnh của nhân nghĩa, của chủ quyền dân tộc.
d, Giá trị nghệ thuật:
- Sử dụng từ ngữ thể hiện tính chất hiển nhiên, vốn có, lâu đời của nước Đại Việt độc lập tự chủ
- Sử dụng phép so sánh, đối lập, đặt Đại Việt ngang hàng với Trung Quốc.
- Câu văn biền ngẫu ngắn, mạnh như lời hùng biện đanh thép.
- Biện pháp liệt kê các dẫn chứng cụ thể, các yếu tố xác định tư cách độc lập của dân tộc Đại Việt.
- Kết hợp giữa lí lẽ và thực tế
e, Giá trị nội dung: Nước Đại Việt ta thể hiện quan niệm, tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về Tổ Quốc, đất nước và có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Chuyên đề: Văn nghị luận
Họ là những người luôn nghĩ đến tương lai của đất nước, đến cuộc sống bình yên của nhân dân. Họ khát khao một đất nước độc lập, thống nhất. Vai trò của họ đối với vận mệnh của đất nước vô cùng to lớn. Họ là linh hồn của dân tộc, của cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Họ là người cầm lái vững vàng đưa con thuyền dân tộc đến bến bờ hạnh phúc , tương lai. Tóm lại, những bậc hiền tài anh minh của dân tộc có vai trò quan trọng trong những thời điểm lịch sử trọng đại của đất nước. Chính nhờ có những vị lãnh đạo anh minh tuyệt vời như thế mà đất nước ta mới giành độc lập, nhân dân ta mới được tự do hạnh phúc. ÔN TẬP VĂN BẢN: ĐI BỘ NGAO DU( RÚT- XÔ) I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Tác giả Ru-xô - Ru-xô (1712-1778) tên khai sinh là Jean-Jacques Rousseau - Quê quán: Nhà văn người Pháp - Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác: + Ông là nhà văn, nhà triết học, nhà hoạt động cách mạng xã hội Pháp + Ông là tác giả của nhiều tiểu thuyết nổi tiếng như Giuy-li, Nàng Hê-lô-i-dơ mới, Ê-min hay về giáo dục 2. Văn bản a. Hoàn cảnh sáng tác - Văn bản trích trong quyển V - quyển cuối cùng của tác phẩm Ê-min hay Về giáo dục, xuất bản năm 1762, bài viết bày tỏ quan điểm muốn ngao du học hỏi cần phải đi bộ b. Bố cục - Đoạn 1: Khổ 1: Đi bộ ngao du rất thoải mái, được tự do thưởng ngoạn - Đoạn 2: Khổ 2: Đi bộ ngao du trau dồi kiến thức, tăng sự hiểu biết về thiên nhiên, cuộc đời - Đoạn 3: Khổ 3: Đi bộ ngao du rèn luyện sức khỏe, tinh thần cho con người c. Phương thức biểu đạt: Nghị luận d. Giá trị nội dung - Văn bản là minh chứng cho những tác dụng mà đi bộ mang lại cho con người, muốn ngao du cần phải đi bộ. Qua đó, thể hiện Ru-xô là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu thiên nhiên. e. Giá trị nghệ thuật - Văn bản có cách lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, lí lẽ và dẫn chứng sinh động. II, CÁC DẠNG BÀI TẬP A, DẠNG ĐỀ ĐỌC HIỂU PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Tôi chỉ quan niệm được một cách đi ngao du thú vị hơn đi ngựa...........................đôi bàn chân nghỉ ngơi.” Câu 1: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên? Câu 2: Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? Câu 3: Tác giả đưa ra những lợi ích gì của việc đi bộ ngao du trong đoạn trích trên? Câu 4: Đoạn văn : “ Nếu tôi mệt...Nhưng Ê-min có mệt gì lắm đâu; em to khỏe; và sao em lại mệt được cơ chứ? Em chẳng hề vội vã. Nếu em dừng lại làm sao em có thể chán được? Ở chốn nào em cũng có những thứ để giải trí. Em vào nhà một người thợ, em làm việc; em vận động hai cánh tay để cho đôi bàn chân nghỉ ngơi” đã sử dụng kiểu câu gì các em đã học và nêu tác dụng? Câu 5: Trong văn bản Đi bộ ngao du, có khi tác giả sử dụng đại từ nhân xưng “ta” nhưng cũng có khi lại là “tôi”. Theo em, sự thay đổi này có tác dụng gì? Câu 6 : Hãy trình bày cảm nhận của em về đoạn trích trên? Gợi ý: Câu 1: Nêu nội dung chính của đoạn trích: Đi bộ ngao du được tự do thưởng ngoạn. Câu 2: Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? Phương thức biểu đạt: Nghị luận Câu 3: Tác giả đưa ra những lợi ích gì của việc đi bộ ngao du trong đoạn trích trên? - Lợi ích của đi bộ ngao du. + Người đi được hoàn toàn tự do. + Những điều thú vị của người ngao du: Đi bộ - Ưa lúc nào thì đi, thích dừng lúc nào thì dừng. - Quan sát khắp nơi, xem xét tất cả (dòng sông, khu rừng, hang động, mỏ khoáng sản ). - Chẳng phụ thuộc vào ngựa hay gã phụ trạm. Câu 4: Sử dụng kiểu câu nghi vấn ( câu hỏi tu từ) dùng để bộc lộ cảm xúc. Câu 5: Trong văn bản Đi bộ ngao du, tác giả đã sử dụng các đại từ nhân xưng: ta, tôi - Khi tác giả sử dụng đại từ nhân xưng ta thể hiện quan điểm chung của tất cả mọi người đó là “ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiều ít thế nào là tùy”. Qua cách xưng này, Ru-xô muốn khẳng định đi bộ ngao du phù hợp với tất cả mọi người. - Với cách xưng đại từ “tôi”, tác giả muốn đưa ra những chiêm nghiệm của bản thân mình trong cuộc sống để đưa ra những ý kiến thuyết phục mọi người. Điều này làm cho văn bản trở nên sinh động, giàu sức thuyết phục. Sự thay đổi cách xử dụng đại từ nhân xưng làm tác phẩm giàu sức thuyết phục và có tính linh hoạt, biểu cảm cao. Câu 6 : Hãy trình bày cảm nhận của em về đoạn trích trên? ** Câu mở đoạn: Đoạn trích trên trích trong văn bản “ Đi bộ ngao du” của Ru-xô đã thể thể hiện lợi ích của đi bộ ngao du được tự do thưởng ngoạn. ** Thân đoạn: Thế “Đi bộ ngao du” là gì ?, đi bộ ngao du là thông qua việc đi bộ ta có thể dạo chơi khắp đây đó, chu du mà ta không bị lệ thuộc vào thời gian hay bất cứ thứ gì. Như tác giả đã nói “đi bộ ngao du thú vị hơn đi xe vì đi bộ rất thoải mái và chủ động, ta có thể đi hay đừng lại tuỳ thích, có thể quay sang phải,sang trái để quan sát khắp nơi hay ta có thể tìm đến một phong cảnh, cảnh vật lạ đó đây như: một dòng sông,một khu rừng rậm,một mỏ đá..... đến đâu ta ưa thích thì lưu lại đấy, còn lúc nào thấy chán ta bỏ đi”. Thật đúng thế vì khi đi bộ bằng cách ngao du ta có đc sự chủ động cho bản thân sự tự do ngoài ra nó còn giúp ta có thể tìm tòi, học hỏi thêm nhiều điều mới lạ. Như ông bà ta thường nói rằng: “đi một đàng học một sàng khôn” quả thật không sai vì trong cuộc sống ở thế giới bao la, rộng lớn này có nhiều điều chúng ta chưa hề hay biết. Những kiến thức đơn giản thì luôn hiện hữu xung quanh chúng ta còn những điều mới lạ, hấp dẫn thì lại ẩn chứa bên trong cuộc sống này chính vì thế để có đc những kiến thức đó ta phải biết tìm hiểu, học hỏi và khám phá qua những chặng đường mà ta ngao du qua. Từ đó ta cũng trau dồi sức khoẻ cho bản thân thông qua việc đi bộ mà vừa có thêm nhiều kiến thức bổ ích trong đời sống. - Nhưng theo tác giả có nói là: “điều đặc biệt nhất trong việc đi bộ ngao du là chẳng phải phụ thuộc vào điều gì cả” thật đúng thế, vì khi đi bộ ngao du ta chẳng phụ thuộc vào loại phương tiện vận chuyển nào, lại có thể đi con đường riêng mà ta thích, đi nhanh hay đi chậm là ý thích của ta. Có được sự tự do, sự tự chủ: ta chủ động được cuộc sống, không bị gò bó hay đóng vào một khuôn khổ nhất định như sẽ bị trễ giờ khởi hành hay lỡ mất chuyến xe bus, ta phá vỡ lối mòn và khuôn khổ ta tạo lối đi riêng cho chính mình, ta là chính ta, chẳng hề vội vã. Tuy nhiên điều mà có thể giới hạng ta lại chính là sức khoẻ,sức khoẻ là rào cản lớn nhất giữa ta và sự đi bộ ngao du nếu không có sức khoẻ thì ta cũng chẳng làm được việc gì cả vì thế hãy luôn rèn luyện sức khoẻ và dẻo dai và tinh thần cường tráng để hưởng thụ được sự “tự do” đích thực khi đi bộ ngao du nhé !!! ** Kết đoạn: Tóm lại, qua đoạn trích tác giả đã đề cao vai trò của việc đi bộ ngao du. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “ Đi bộ ngao du là đi như Ta- lét, Pla –tông....... ...tốt hơn.” Câu 1: Nêu nội dung chính của đoạn văn? Câu 2: Tác giả thu nhận được những kiến thức gì khi đi bộ ? Câu 3: Lời văn của tác giả có sự thay đổi ntn? Câu 4: Qua đoạn văn này tác giả muốn gửi gắm đến người đọc điều gì? Câu 5: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về đoạn trích trên? Gợi ý: Câu 1: Nội dung chính của đoạn văn: Đi bộ ngao du rất có ích, vì quan sát, học tập được nhiều kiến thức trong thế giới tự nhiên bao la. Câu 2: Tác giả thu nhận được những kiến thức gì khi đi bộ ? + Đi như các nhà triết học lừng danh: Ta-lét, Pla-tông, Pi-ta-go. +Xem xét tài nguyên phong phú trên mặt đất. +Tìm hiểu các sản vật nông nghiệp và cách trồng trọt. + Sưu tập những mẫu vật phong phú, đa dạng. Câu 3: Lời văn của tác giả có sự thay đổi: + Khi nêu cảm xúc: Tôi khó lòng hiểu nổi. + Khi nêu câu hỏi tu từ: Ai là người.mà lại có thể + Hoặc lại nói về KQ sưu tập tự nhiên học của chú học trò Ê-min. Câu 4: Qua đoạn văn này tác giả muốn gửi gắm đến người đọc: Con người cần phải hòa nhập vào môi trường tự nhiên để có kiến thức thức tế. Câu 5: ** Câu mở đoạn: Đoạn trích trên trích trong văn bản “ Đi bộ ngao du” của Ru-xô đã thể hiện được được đi bộ ngao du rất có ích, vì quan sát, học tập được nhiều kiến thức trong thế giới tự nhiên bao la. ** Thân đoạn: Đi bộ ngao du là để quan sát, tìm tòi, phát hiện như Ta-let, Pla-tông và Pi-ta-go, những nhà triết học, toán học vĩ đại của Hy Lạp thời cổ đại. Đi bộ ngao du là để xem xét những tài nguyên, là để biết các đặc sản nông nghiệp và cách thức trồng trọt những đặc sản ấy. Là để phát triển hứng thú với tự nhiên học: xem xét một khoảnh đất mà mình đi qua, ghè một vài mẩu của lèn đá, sưu tập hoa lá, những hòn sỏi, các hóa thạch của những quả núi. Ru-xô so sánh một cách hóm hỉnh để làm nòi bật lí lẽ của mình: phòng sưu tập của “những triết gia phòng khách” thì có đủ "các thử linh tinh” vì họ “chỉ biết gọi tên” nhưng "“chẳng có một ỷ niệm gì về tự nhiên cả". Trái lại, phòng sưu tập của Ê-min là phòng sưu tập “cả trái đất “phong phú hơn các phòng sưu tập của vua chúa có thể so sánh với các công trình của Đô-băng-tông (1716 - 1800), nhà tự nhiên học lừng danh của nước Pháp. Qua đó, Ru-xô đã đề cao con người tự nhiên; ông chỉ rõ phải đưa con người vào trong môi trường tự nhiên để mở mang kiến thức, phát triển nhân cách. Giáo dục không được thoát li tự nhiên, nếu không sẽ trở thành viển vông, vô nghĩa. Tư tưởng ấy, quan điểm ấy rất tiến bộ, đến nay vẫn có nhiều ý nghĩa. ** Kết đoạn: Tóm lại, qua đoạn trích tác giả đã đề cao vai trò của việc đi bộ ngao du. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Biết bao hứng thú khác nhay ta tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy, không kể sức khỏe được tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ. Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ ; còn những người đi bộ lại luôn luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả. Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà ! Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế ! Ta thích thú biết bao khi lại ngồi vào bàn ăn ! Ta ngủ ngon giấc biết bao trong một cái giường tồi tàn ! Khi ta chỉ muốn đến một nơi nào, ta có thể phóng bằng xe ngựa trạm ; nhưng khi ta muốn ngao du, thì cần phải đi bộ.” Câu 1: Đoạn trích trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai ? Câu 2: Khái quát nội dung chính của đoạn văn trên. Câu 3: Câu văn " tôi thường thấy những kẻ ngồi trong những cỗ xe tốt, chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ còn những người đi bộ lại luôn luôn vui vẻ khoan khoái và hài lòng với tất cả." Câu văn trên sử dụng những nghệ thuật gì? Tác dụng của những biện pháp nghệ thuật ấy trong câu. Câu 4: Câu “Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà !” xét về mục đích nói thuộc kiểu câu gì? Vì sao? Câu 5: Mục đích của câu: “Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế !” là gì? Thực hiện hành động nói trực tiếp hay gián tiếp? Câu 6: Qua văn bản, em hiểu gì về nhà văn Ru-xô? Câu 7: Từ cuộc sống thực tiễn của bản thân em, hãy viết đoạn văn nghị luận chứng minh lợi ích của việc đi bộ. Gợi ý: Câu 1: Đoạn trích trên trích từ tác phẩm “ Đi bộ ngao du” của tác giả Ru- xô. Câu 2: Nội dung: Lợi ích của việc đi bộ ngao du. Câu 3: Câu văn " tôi thường thấy những kẻ ngồi trong những cỗ xe tốt, chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ còn những người đi bộ lại luôn luôn vui vẻ khoan khoái và hài lòng với tất cả." Câu văn trên sử dụng những nghệ thuật: + Liệt kê nhấn mạnh những cảm xúc khác nhau của người đi bộ. + Đối chiếu, tương phản: So sánh hai người để dẫn chứng thuyết phục về khác biệt của việc đi bộ. Câu 4: Câu “Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà !” xét về mục đích nói thuộc kiểu câu cảm thán vì: Có từ cảm thán( biết bao), dùng để bộc lộ cảm xúc. Kết thúc câu có dấu chấm than. Câu 5: Mục đích của câu: “Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế !” là bộc lộ cảm xúc. Thực hiện hành động nói trực tiếp. Câu 6: Qua bài văn nghị luận, người đọc có thể tìm thấy bóng dáng nhà văn Ru-xô. Ông là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu mến thiên nhiên. Câu 7: Mở đoạn: Đi bộ là một môn thể thao mang lại rất nhiều lợi ích cho con người. Khi đi bộ, ta hoàn toàn được tự do, tuỳ theo thích của mình, không hề bị lệ thuộc vào bất cứ ai, bất cứ cái gì. Điều chủ động nhất là ta thích đi đâu thì đi, dừng lúc nào thì dừng hay hoạt động nhiều ít thế nào là tuỳ ở ta. Không những thế, ta có thể quan sát khắp nơi, có thể ngắm những gì mà ta yêu thích: “Quay sang phải, sang trái, ta xem tất cả những gì ta thấy hay hay. Bất cứ đâu ta thích, ta lưu lại đấy, lúc nào chán, ta bỏ đi luôn. ” Chính bởi ta hoàn toàn không bị bất cứ thứ gì ràng buộc như con đường, phương tiện hay bất cứ ai. Thật không thể tin được nếu ta có cơ hội được đi bộ ngao du mà lại không xem xét những tài nguyên mà ta giẫm chân lên, bỏ qua những gì mà trái đất đang phô bày trước mắt một cách phong phú. Một điều chắc chắn là những người có vốn tri thức được trau dồi qua những chuyến ngao du sẽ có cái nhìn gần gũi, sâu rộng hơn về vạn vật xung quanh, hiểu sâu rộng hơn, tường tận hơn về thiên nhiên bao la rộng lớn. Không những thế, đi bộ còn mang lại một lợi ích không kém phần quan trọng và qu giá cho những ai tham gia môn thể thao này đó chính là tăng cường sức khoẻ, tính khí trở nên hoà đồng, vui vẻ hơn. Và đi bộ cũng rất tốt cho những ai có những căn bệnh như tim, mạch, cao huyết áp, Ngoài ra, đối với phái đẹp, đi bộ còn làm cho dáng vẻ cân đối, thon thả. Đặc biệt, đi bộ còn giúp ta có cảm giác khoan khoái, hài lòng với tất cả, không còn thấy buồn bã, cáu kỉnh. Sau mỗi lần đi bộ, ta ăn cảm thấy ngon miệng hơn, ngủ ngon hơn và sâu giấc hơn. Bên cạnh đó, đi bộ không gây tốn kém lại rất dễ thực hiện, thế nên mọi lứa tuổi đều có thể dễ dàng tham gia môn thể thao này. Cũng chính vì vậy, mặc dù ngày nay có rất nhiều môn thể thao mới xuất hiện, hay và hấp dẫn nhưng đi bộ vẫn được mọi người lựa chọn và yêu thích nhất. B, DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC. Đề bài: Phân tích văn bản “Đi bộ ngao du” ( Ru-xô) Dàn ý: A. Mở bài: – Giới thiệu tác giả, tác phẩm: “Đi bộ ngao du” trích trong “Ê-min hay Về giáo dục” của nhà văn, nahf triết học, nhà hoạt động xã hội Pháp – Ru-xô – Khái quát nội dung đoạn trích: Đoạn trích là sự chia sẻ của chính tác giả về cuộc sống với những lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. B. Thân bài: Luận điểm 1: Đi bộ ngao du được tự do thường ngoạn – Theo tác giả, lợi ích đầu tiên của việc đi bộ ngao du, đó là được đi một cách tự do, theo sở thích của bản thân mình mà không phải lệ thuộc, phụ thuộc vào kì ai, bất kì điều gì. + “thích dừng lúc nào thì dừngmuốn hoạt động nhiều ít thế nào là tùy” + “quan sát khắp nơi” + đi bất cứ đâu mình thích + “chẳng phụ thuộc vào những con ngựa hay gã xe trạm” ⇒ Những dẫn chứng, luận cứ được đưa ra lần lượt, logic, rõ ràng, không rườm rà, lòng vòng. ⇒ Đi bộ ngao du giúp ta có thể thoải mái, tự do điều khiển mọi thứ theo sở thích của mình, tự do thưởng ngoạn bất kì nơi nào ta thấy có hứng thú. Chính điều đó sẽ khiến ta trưởng thành hơn, chín chắn hơn và nhìn mọi thứ xung quanh một cách toàn diện, chủ quan. Luận điểm 2: Đi bộ ngao du giúp đầu óc linh hoạt hơn, sáng suốt hơn – Tác giả đưa ra những “nhân chứng” có thật, đó là các nhà khoa học, bác học nổi tiếng như Ta-lét, Pla-tông, Pi-ta-go. – Một loạt câu hỏi được đặt ra để khẳng định kiến thức thực tế có giá trị hơn nhiều những đồ đạc trưng bày trong một căn phòng kín mà những con người bảo thủ vẫn gọi là “phòng sưu tập”. Qua đó khích lệ mọi người mở mang kiến thức thực tế, tăng cường trải nghiệm, kĩ năng bằng cách đi bộ ngao du. ⇒ Tiếp tục đưa ra những dẫn chứng xác thực, mang tính thuyết phục cao, tác giả một lần nữa khẳng định lợi ích của việc đi bộ ngao du so với học hành trên sách vở giáo điều trong khía cạnh tiếp thu, lĩnh hội tri thức khoa học cuộc sống. Luận điểm 3: Đi bộ ngao du không chỉ làm con người mở mang đầu óc mà còn giúp tinh thần sảng khoải, vui vẻ. – Để chứng minh luận điểm này, tác giả đã dùng phép so sánh: + những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt >< “vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả”. + Đi bộ ngao du khi trở về nghiễm nhiên mọi thứ tưởng như vô cùng bình thường, giản dị lại khiến ta cảm thấy nhớ thương, thích thú và hài lòng. – Một loạt các từ ngữ gợi cảm thể hiện tâm trạng của chính tác giả: “hân hoan biết bao”, “ngon lành thế!”, “thích thú biết bao”, “ngủ ngon giấc biết bao”. Tâm trạng của tác giả nhưng lại dùng ngôi kể “ta” vừa thể hiện cái nhìn chủ quan, vừa có ý nghĩa như một lời khuyên, một trải nghiệm đầy thú vị mà “tôi” muốn chia sẻ cho tất cả mọi người. Luận điểm 4: Nghệ thuật – Lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, lí lẽ sinh động kết hợp với thực tiễn kinh nghiệm mà tác giả đã tích lũy được. – Sự linh hoạt trong ngôi kể, khi “tôi”, khi “ta” càng làm tăng sức thuyết phục cho bài viết. – Giọng điệu nhẹ nhàng, pha chút hóm hỉnh, không khô khan mà như tâm sự, hồi tưởng. C. Kết bài: – Như vậy, qua đoạn trích, chúng ta thấy Ru-xô là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu thiên nhiên. – Đây là một lối sống đẹp mà chúng ta cần phải học hỏi. * Bài viết tham khảo( sưu tầm) Ru-xô là một nhà văn, nhà triết học nổi tiếng người Pháp. Ông có rất nhiều tác phẩm hay làm say mê độc giả trên toàn thế giới, một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông mà ta có thể kể tên, đó chính là tác phẩm “Ê- min hay về giáo dục”. Cuốn tiểu thuyết này có nội dung bàn về chuyện giáo dục một em bé tên là Ê- min, nhà văn đã tưởng tượng và đặt tên- từ khi mới sinh ra đời đến tuổi trưởng thành. Trong chương trình giáo dục, chúng ta cũng được học một trích đoạn của tác phẩm này là “Đi bộ ngao du”. Trong trích đoạn “Đi bộ ngao du”, nhà văn Ru-xô đã chỉ ra lợi ích của việc đi bộ, cũng như những lợi thế của việc đi bộ so với đi ngựa cũng như dùng các phương tiện khác. Trước hết, đi bộ có thể đi mọi nơi mà ta mong muốn, không phải lệ thuộc vào ai, vào phương tiện gì: ” Ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiều hay ít thế nào là tùy”. Như vậy, việc đi bộ khiến cho ta được tự do về con người, được làm theo những ý muốn của mình, đây chính là lợi ích lớn nhất của việc đi bộ ngao du. Và đã là ngao du thì yếu tố chủ động phải được đặt lên hàng đầu, đi ngựa sẽ phải phụ thuộc nhiều vào các yếu tố đường xá, sức khỏe của ngựa, không phải phụ thuộc vào những gã phu trạm. Đi bộ ngao du thì ta không bị phụ thuộc vào bất cứ thứ gì, bất kì cái gì, ta được tự do về con người, tự do về tâm hồn, làm toàn bộ những việc theo ý thích: ” Ta quan sát khắp nơi; ta quay sang phải, sang trái; ta xem xét tất cả những gì thấy hay hay; ta dừng lại ở tất cả các khía cạnh.” . Và quan trọng nhất là không bị lệ thuộc: “Tôi chẳng phải phụ thuộc vào những con ngựa hay những gã phu trạm. Đi bộ ngao du ta sẽ có cơ hôi khám phá những điều mới mẻ, có thể tự tìm cho mình những con đường riêng biệt, điều này rất phù hợp với những con người ưa tìm tòi, thử thách: “Tôi chẳng cần chọn những lối đi có sẵn hay những con đường thuận tiện; tôi đi qua bất cứ nơi nào con người có thể đi qua; tôi xem tất cả những gì con người có thể xem.” Đi bộ ngao du có thể thỏa sức khám phá, tìm tòi, nhưng một lúc nào đó mệt thì lại có thể dùng ngựa: ” Nếu do thời tiết xấu không đi bộ được và thấy chán rồi, lúc đó tôi đi ngựa” tuy nhiên, đó chỉ là suy nghĩ của tác giả. Còn đối với nhân vật của mình, cậu bé Ê – min thì lại khác, cậu kiên cường hơn, bản lĩnh hơn rất nhiều, nếu mệt em sẽ tìm một thứ gì đó để giải trí, hoặc tìm lấy công việc để tay làm việc còn đôi chân được nghỉ ngơi. Sau khi nghỉ ngơi, đôi chân bớt mỏi mệt thì em lại có thể tiếp tục chuyến hành trình của mình: “Ở chốn nào em cũng có thứ để giải trí. Em vào nhà một người thợ làm việc; em vận động hai cánh tay để đôi bàn chân nghỉ ngơi”. Luận điểm thứ hai mà nhà văn Ru-xô nêu để minh chứng cho quan điểm đi bộ ngao du là sáng suốt, hữu ích. Đó chính là thông qua việc đi bộ thì ta có thể có cơ hội để trau dồi những vốn tri thức vốn vô hạn. Nhà văn nêu ra những dẫn chứng cụ thể, đó là những tấm gương của việc đi bộ ngao du như: Ta – lét, Pla- tông và Pi- ta- go. Họ đều là những nhà toán học, nhà triết học nổi tiếng của thế giới. Thông qua việc đi bộ, họ phát hiện ra nhiều điều lí thú, tiền đề cho những phát minh, những quan điểm vĩ đại. Đi bộ ngao du, vừa là để du ngoạn, thưởng thức cảnh sắc của tự nhiên mà
File đính kèm:
- tai_lieu_on_tap_ngu_van_lop_8_chuyen_de_van_nghi_luan.doc