Tài liệu ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Chuyên đề: Thơ Hồ Chí Minh

I. Kiến thức cơ bản:

1. Tác giả:

- Hồ Chí Minh (1890- 1969), tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung

- Quê quán: làng Kim Liên (làng Sen), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác

 + Là vị lãnh tụ kính yêu của nước Việt Nam

 + Sau 30 năm bôn ba nước ngoài, Bác trở về trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước

 + Không chỉ có sự nghiệp cách mạng, Người còn để lại một số di sản văn học quý giá, xứng đáng là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.

- Phong cách sáng tác: Thơ Bác hay viết về thiên nhiên đất nước với tình yêu tha thiết, niềm tự hào, lời thơ nhẹ nhàng bay bổng lãng mạn.

2. Văn bản

1. Hoàn cảnh sáng tác: Sau ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, tháng 2-1941 Bác Hồ trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở trong nước. Khi đó, Người sống và làm việc trong một điều kiện hết sức gian khổ nhưng Bác vẫn vui vẻ lạc quan. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó là một trong những tác phẩm Người sáng tác trong thời gian này.

2. Bố cục

 - Ba câu đầu: Cảnh sống và sinh hoạt của Bác.

- Câu thơ cuối: Suy nghĩ, cảm xúc của Bác.

3. Thể thơ: Thât ngôn tứ tuyệt đường luật.

4. Giá trị nội dung

- Bài thơ thể hiện tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng gian khổ

5. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt giản dị

- Giọng thơ trong sáng, sâu sắc, thể hiện sự lạc quan trong hoàn cảnh khó khăn

- Ngôn từ sử dụng giản dị, đời thường.

 

doc 23 trang linhnguyen 14/10/2022 2980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Chuyên đề: Thơ Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Chuyên đề: Thơ Hồ Chí Minh

Tài liệu ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Chuyên đề: Thơ Hồ Chí Minh
h” mà thôi. “ chông chênh” là từ láy miêu tả duy nhất của bài thơ, rất tạo hình và gợi cảm. Ba chữ dịch sử Đảng toàn vần trắc, toát lên cái khỏe khoắn, mạnh mẽ, gân guốc. Như vậy, trung tâm của bức tranh Pác Bó là hình tượng người chiến sĩ được khắc họa vừa chân thực, sinh động vừa có tầm vóc lớn lao, một tư thế uy nghi lồng lộng, giống như một tượng đài về vị lãnh tụ cách mạng Bác Hồ đang dịch Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô làm tài liệu huấn luyện cán bộ cách mạng nước nhà.
* Cái “sang” của cuộc đời cách mạng.
- Niềm vui lớn nhất của bác trong bài thơ không phải chỉ là “ thú lâm tuyền” giống như những ẩn sĩ xưa mà trước hết đó là niềm vui vô hạn của người chiến sĩ yêu nước vĩ đại, sau ba mươi năm xa nước, “ đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước” ( thơ Chế Lan Viên), nay được trở về sống giữa lòng đất nước, yêu dấu, trực tiếp lãnh đạo cách mạng để cứu nước cứu dân.
- Bác Hồ còn rất vui vì Người tin chắc rằng, thời cơ giải phóng dân tộc đang tới gần, điều mà Bác chiến đấu suốt đời để đạt tới đang trở thành hiện thực. So với niềm vui lớn lao đó thì những gian khổ trong sinh hoạt có nghĩa lí gì, thậm chí, tất cả những hang tối, cháo bẹ, rau măng, bàn đá chông chênh..không phải là gian khổ mà đều trở thành sang trọng...
- Chữ “sang” kết thúc bài thơ có thể coi là chữ “thần”, là “ nhãn tự” đã kết tinh, tỏa sáng tinh thần toàn bài.
3, Kết bài: Khẳng định lại vấn đề nghị luận
 Tóm lại, “ Tức cảnh Pác Bó là bài thơ tứ tuyệt bình dị pha giọng vui đùa, cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. Với Người, làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.” Đọc, học bài thơ, ta hiểu hơn về một quãng đời hoạt động của Bác Hồ kính yêu. Chúng ta càng trân trọng và biết ơn Người nhiều hơn...
ÔN TẬP VĂN BẢN: NGẮM TRĂNG( HỒ CHÍ MINH)
Kiến thức cơ bản:
1. Tác giả:
- Hồ Chí Minh (1890- 1969), tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung
- Quê quán: làng Kim Liên (làng Sen), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
   + Là vị lãnh tụ kính yêu của nước Việt Nam
   + Sau 30 năm bôn ba nước ngoài, Bác trở về trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước
   + Không chỉ có sự nghiệp cách mạng, Người còn để lại một số di sản văn học quý giá, xứng đáng là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.
- Phong cách sáng tác: Thơ Bác hay viết về thiên nhiên đất nước với tình yêu tha thiết, niềm tự hào, lời thơ nhẹ nhàng bay bổng lãng mạn.
2. Văn bản
1. Hoàn cảnh sáng tác
Tháng 8/1942, HCM từ Pác Bó bí mật sang Trung Quốc để tranh thủ viện trợ quốc tế. Người bị bắt giam trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch. Trong thời gian này Người đã viết tập thơ Nhật kí trong tù trong đó có bài thơ Ngắm Trăng
2. Bố cục
- Phần 1: 2 câu đầu: Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác
- Phần 2: 2 câu sau: Sự giao hòa đặc biệt giữa người tù thi sĩ và trăng
3. Thể thơ: Thât ngôn tứ tuyệt đường luật.
4. Giá trị nội dung
- Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên say mê và phong thái ung dung của Bác ngay cả trong cảnh tù đày.
5. Giá trị nghệ thuật
- Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt giản dị
- Hình ảnh thơ trong sáng, đẹp đẽ
- Ngôn ngữ lãng mạn
- Màu sắc cổ điển và hiện đại song hành
II, LUYỆN TẬP
A, DẠNG ĐỀ ĐỌC- HIỂU
Chép thuộc lòng phần phiên âm và dịch thơ của bài “Ngắm trăng” Hồ Chí Minh
Câu 1: Trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ
Câu 2: Ở bài thơ này Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh như thế nào? Vì sao Bác lại nói đến cảnh “Trong tù không rượu cũng không hoa”. Qua hai câu thơ đầu, em thấy Bác có tâm trạng ra sao trước cảnh trăng đẹp ?
Câu 3: Qua câu thơ thứ hai trong nguyên tác “đối thử lương tiêu nại nhược hà” có gì khác về kiểu câu so với bản dịch thơ? Sự khác nhau đó có ý nghĩa như thế nào? 
Câu 4: Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét “thơ Bác đầy trăng” hãy kể tên ít nhất một bài thơ khác của Bác có hình ảnh ánh trăng?
Câu 5: Trong hai câu thơ cuối của bài thơ Chữ Hán (bằng phiên âm), sự sắp xếp vị trí các từ Nhân (thi gia), song, nguyệt (minh nguyệt) có gì đáng chú ý? Sự sắp xếp như vậy có hiệu quả nghệ thuật như thế nào?
 Câu 6: Qua bài thơ, em cảm nhận gì về tâm hồn Bác? Viết đoạn văn diễn dịch (7-10 câu)?
Gợi ý
Câu 1: Bài thơ trích từ “Nhật kí trong tù” ra đời trong thời gian Bác bị chính quyền tưởng giới thạch bắt giam tại Trung Quốc.
Câu 2: Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt: trong tù
Việc nhớ đến rượu, hoa trong cảnh tù ngục cho thấy người tù không hề vướng lận gì về vật chất và những gian nan mình đã phải chịu đựng
Tâm trạng: ung dung, tự tại thả hồn mình hòa với thiên nhiên để thưởng thức đêm trăng đẹp
Câu 3: Khác nhau:
Trong nguyên tác “đối thử lương tiêu nại nhược hà” là câu nghi vấn
Trong nguyên tác “cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ” là câu trần thuật
Ý nghĩa của sự khác nhau là: kiểu câu nghi vấn ở bộc lộ cảm xúc bối rối, xao xuyến của Bác trước cảnh trăng đẹp.
Kiểu câu trần thuật với chức năng trình bày đã khiến cho cảm xúc bối rối, xao xuyến đó bị giảm bớt.
Câu 4: Bài thơ khác: Cảnh khuya
Câu 5: Các từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt) đặt ở hai câu thơ giữa là song sắt nhà tù (song); hai câu thơ đặt ở thế đối nhau
Làm nổi bật tình cảm giữa người và trăng, nổi bật sự gắn bó thân thiết, không còn khoảng cách của một mối quan hệ có từ lâu đã trở thành tri kỉ.
Câu 6: Gồm các ý sau:
- Tâm hồn hoà hợp với thiên nhiên.
- Tinh thần cách mạng kiên cường.
 - Ung dung, lạc quan. 
 **Đoạn văn tham khảo: 
 Với bài thơ Ngắm trăng, Hồ Chí Minh đã thể hiện tình yêu say đắm với ánh trăng trong đêm vắng dù Người đang trong hoàn cảnh lao tù tăm tối, cực khổ . Bài thơ mở ra với không gian chật hẹp, tù túng là nhà tù – nơi giam cầm những chiến sĩ cách mạng yêu nước. Bằng biện pháp liệt kê, Người đã khắc họa cuộc sống thiếu thốn nơi đây: không rượu, không hoa; nhưng với Bác, được tận hưởng vẻ đẹp của trăng  đêm nay cũng đã là một điều quý giá. Câu thơ cho thấy tinh thần lạc quan, dù đang đối mặt với hiểm nguy nhưng tâm hồn Bác vẫn say sưa với cái đẹp, hướng thân thể ra ngoài lao với ánh trắng tự do trên bầu trời cao rộng. Vượt lên sự thiếu thốn về vật chất, Bác đã thưởng ngoạn ánh trăng bằng một phong thái ung dung đón nhận và sự lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Trăng và Người ở tư thế đối diện: người ngắm trăng, trăng “nhòm” khe cửa, tuy hai mà một. Trăng không còn là vật vô tri mà như hóa thân, có tâm hồn và tình yêu như con người. Bác hướng đến ánh trăng cũng là hướng đến ánh sáng của tự do, của lí tưởng cộng sản. Bài thơ không chỉ thể hiện tình yêu, lòng say đắm thiên nhiên mà còn thể hiện một tinh thần “thép” trong hoàn cảnh vô cùng gian khổ. Như vậy, song sắt và xiềng xích nhà tù chỉ có thể giam cầm thân thể chứ không thể ngăn cấm được tâm hồn và lí tưởng cộng sản bừng cháy trong con người ấy. 
B, DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN
Đề bài: Bài thơ “Ngắm trăng” cho ta thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh tù ngục cực khổ, tối tăm. Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Dàn bài (hướng dẫn)
1, Mở bài: 
Giới thiệu tác giả.
Giới thiệu ngắn gọn về hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Ngắm trăng” và trích dẫn nhận định.
Ví dụ: Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. 
Người không những là nhà cách mạng mà người còn là một nhà thơ, nhà văn lớn. Bài thơ “ Ngắm trăng” được Bác sáng tác trong thời gian Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam tại Trung Quốc. Bài thơ “Ngắm trăng” cho ta thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh tù ngục cực khổ, tối tăm.
2, Thân bài: Chứng minh nhận định:
Bác Hồ viết nhiều bài thơ về trăng trong số đó “Vọng nguyệt” (Ngắm trăng) mang phong vị đường thi được nhiều người yêu thích.
+ Vọng nguyệt là một đề tài phổ biến trong thơ xưa. Thi nhân xưa gặp cảnh trăng đẹp thường mang rượu uống trước hoa để hưởng trăng. Người ta chỉ ngắm trăng khi thảnh thơi, tâm hồn thư thái, nhưng ở đây Bác ngắm trăng trong một hoàn cảnh đặc biệt. Trong ngục tù “Trong tù không rượu cũng không hoa”
Trước cảnh đêm trăng đẹp Bác khao khát được ngắm trăng một cách chọn vẹn và lấy làm tiếc vì không có rượu và hoa. Sự thiếu thốn này không phải là về vật chất mà về tinh thần. Điều đó cho thấy người tù không bận bởi vật chất tầm thường, tâm hồn vẫn tự do, ung dung, vẫn thèm được tận hưởng ánh trăng đẹp. Người tù đó có tình yêu thiên nhiên đến say mê
+ Câu thơ thứ hai có cái xốn xang, bối rối, rất nghệ sĩ của Hồ Chí Minh trước cảnh đêm trăng đẹp
 “Đối thử lương tiêu nại nhược hà”
Câu thơ giản dị mà hàm chứa biết bao nhiêu ý tứ, hé mở một tâm hồn nghệ sĩ đích thực. Câu thơ trong bản dịch thơ đã làm giảm bớt phần nào cái bối rối đầy chất nghệ sĩ ấy
Từ phòng giam tăm tối, người đã thả tâm hồn mình vượt ra ngoài cửa sắt nhà tù để ra khỏi vầng trăng
Ở hai câu thơ cuối, các từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt) đặt ở hai đầu câu thơ, ở giữa là song sắt nhà tù kết hợp với cấu trúc đối ở hai câu chữ Hán (bảng phiên âm) đã làm nổi bật tình cảm song phương mãnh liệt của cả người và trăng. Ở câu thơ thứ tư, trăng được nhân hóa như một người bạn tri âm, tri kỉ đến chốn ngục tù tối tăm thăm Bác. Trăng và người hết sức gắn bó, thân thiết, giao hòa với nhau qua khung cửa hẹp, khoảnh khắc giao cảm với thiên nhiên và con người xuất hiện một sự hóa thân kì diệu: “ người tù đã biến thành thi gia”
Lời thơ biểu hiện một tư thế ngắm trăng hiếm thấy tư thế ấy chính là phong thái ung dung tự tại, lạc quan yêu đời của Bác ngay cả trong cảnh ngục tù tối tăm nhất. Có thể nói bài thơ “Ngắm trăng” là một cuộc vượt ngục tinh thần của Bác
Bài thơ cho ta thấy sức mạnh tinh thần kì diệu của người chiến sĩ – thi sĩ. Phía này là nhà tù đen tối, là hiện thực tàn bạo, còn ngoài kia là vầng trăng thơ mộng, là thế giới của cái đẹp, là thế giới của tự do, lãng mạn, giữa hai thế giới đối thực đó là song sắt nhà tù. Nhưng với cuộc ngắm trăng này, song sắt nhà tù đã trở nên bất lực, vô nghĩa trước những tâm hồn tri kỉ tìm đến với nhau.
3, Kết bài: Khẳng định lại giá trị nghệ thuật và nội dung của bài thơ.
Tóm lại, với thể thơ thất ngôn tứ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, bài thơ Ngắm trăng đã thể hiện tình yêu thiên nhiên đặc biệt, sâu sắc và mạnh mẽ của Bác trong hoàn cảnh tù đày.
Đề 2: Bài thơ “Ngắm trăng” cho ta thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh tù ngục cực khổ, tối tăm. Em hãy viết bài văn giới thiệu về tác giả, văn bản và làm sáng tỏ nhận định trên
Dàn bài (hướng dẫn)
– Bài viết này kết hợp cả văn giới thiệu (thuyết minh) và văn nghị luận (chứng minh). Có hai nội dung cần thuyết minh là : về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, về văn nghị luận, cần làm sáng tỏ nội dung tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh tù ngục cực khổ, tối tăm.
1, Mở bài: 
Giới thiệu ngắn gọn về bài thơ “Ngắm trăng” và trích dẫn nhận định
Ví dụ: Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Người không những là nhà cách mạng mà người còn là một nhà thơ, nhà văn lớn. Bài thơ “ Ngắm trăng” là một trong những bài thơ hay của Bác. Có ý kiến cho rằng: Bài thơ “Ngắm trăng” cho ta thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh tù ngục cực khổ, tối tăm.
2, Thân bài:
a, Giới thiệu về chủ tịch Hồ Chí Minh và văn bản “Ngắm trăng”
- Hồ Chí Minh (1890- 1969), tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung
- Quê quán: làng Kim Liên (làng Sen), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
   + Là vị lãnh tụ kính yêu của nước Việt Nam
 + Sau 30 năm bôn ba nước ngoài, Bác trở về trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước
   + Không chỉ có sự nghiệp cách mạng, Người còn để lại một số di sản văn học quý giá, xứng đáng là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.
- Phong cách sáng tác: Thơ Bác hay viết về thiên nhiên đất nước với tình yêu tha thiết, niềm tự hào, lời thơ nhẹ nhàng bay bổng lãng mạn.
Tháng 8/1942, HCM từ Pác Bó bí mật sang Trung Quốc để tranh thủ viện trợ quốc tế. Người bị bắt giam trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch. Trong thời gian này Người đã viết tập thơ Nhật kí trong tù trong đó có bài thơ Ngắm Trăng
 b, Chứng minh nhận định:
Bác Hồ viết nhiều bài thơ về trăng trong số đó “Vọng nguyệt” (Ngắm trăng) mang phong vị đường thi được nhiều người yêu thích.
+ Vọng nguyệt là một đề tài phổ biến trong thơ xưa. Thi nhân xưa gặp cảnh trăng đẹp thường mang rượu uống trước hoa để hưởng trăng. Người ta chỉ ngắm trăng khi thảnh thơi, tâm hồn thư thái, nhưng ở đây Bác ngắm trăng trong một hoàn cảnh đặc biệt. Trong ngục tù “Trong tù không rượu cũng không hoa”
Trước cảnh đêm trăng đẹp Bác khao khát được ngắm trăng một cách chọn vẹn và lấy làm tiếc vì không có rượu và hoa. Sự thiếu thốn này không phải là về vật chất mà về tinh thần. Điều đó cho thấy người tù không bận bởi vật chất tầm thường, tâm hồn vẫn tự do, ung dung, vẫn thèm được tận hưởng ánh trăng đẹp. Người tù đó có tình yêu thiên nhiên đến say mê
+ Câu thơ thứ hai có cái xốn xang, bối rối, rất nghệ sĩ của Hồ Chí Minh trước cảnh đêm trăng đẹp
 “Đối thử lương tiêu nại nhược hà”
Câu thơ giản dị mà hàm chứa biết bao nhiêu ý tứ, hé mở một tâm hồn nghệ sĩ đích thực. Câu thơ trong bản dịch thơ đã làm giảm bớt phần nào cái bối rối đầy chất nghệ sĩ ấy
Từ phòng giam tăm tối, người đã thả tâm hồn mình vượt ra ngoài cửa sắt nhà tù để ra khỏi vầng trăng
Ở hai câu thơ cuối, các từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt) đặt ở hai đầu câu thơ, ở giữa là song sắt nhà tù kết hợp với cấu trúc đối ở hai câu chữ Hán (bảng phiên âm) đã làm nổi bật tình cảm song phương mãnh liệt của cả người và trăng. Ở câu thơ thứ tư, trăng được nhân hóa như một người bạn tri âm, tri kỉ đến chốn ngục tù tối tăm thăm Bác. Trăng và người hết sức gắn bó, thân thiết, giao hòa với nhau qua khung cửa hẹp, khoảnh khắc giao cảm với thiên nhiên và con người xuất hiện một sự hóa thân kì diệu: “ người tù đã biến thành thi gia”
Lời thơ biểu hiện một tư thế ngắm trăng hiếm thấy tư thế ấy chính là phong thái ung dung tự tại, lạc quan yêu đời của Bác ngay cả trong cảnh ngục tù tối tăm nhất. Có thể nói bài thơ “Ngắm trăng” là một cuộc vượt ngục tinh thần của Bác
Bài thơ cho ta thấy sức mạnh tinh thần kì diệu của người chiến sĩ – thi sĩ. Phía này là nhà tù đen tối, là hiện thực tàn bạo, còn ngoài kia là vầng trăng thơ mộng, là thế giới của cái đẹp, là thế giới của tự do, lãng mạn, giữa hai thế giới đối thực đó là song sắt nhà tù. Nhưng với cuộc ngắm trăng này, song sắt nhà tù đã trở nên bất lực, vô nghĩa trước những tâm hồn tri kỉ tìm đến với nhau.
3, Kết bài: Khẳng định lại giá trị nghệ thuật và nội dung của bài thơ.
Tóm lại, với thể thơ thất ngôn tứ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, bài thơ Ngắm trăng đã thể hiện tình yêu thiên nhiên đặc biệt, sâu sắc và mạnh mẽ của Bác trong hoàn cảnh tù đày.
Đề: Viết đoạn văn về vấn đề : Nhận xét về ánh trăng trong thơ Bác Hồ?
Gợi ý:
-Trong thơ Bác, ánh trăng luôn luôn tràn đầy. Trăng đó đi vào thơ Bác ở nhiều bài thơ thuộc những giai đoạn khác nhau, từ những bài thơ viết trong nhà tù của chế độ Tưởng Giới Thạch, trăng đó luôn là bạn, người bạn tri âm tri kỉ của Bác : « Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ »
Ở những bài thơ viết trong nước, ánh trăng càng thân thiết, gắn bó với Bác. Trăng thân mật với Người và « trăng vào cửa sổ đòi thơ. Việc quân đang bận xin chờ hôm sau » (Tin thắng trận). Trăng ôm trùm cảnh vật khiến cảnh rừng trở nên lung linh, huyền ảo, ấm áp, hoà hợp, quấn quýt : 
« Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa » (Cảnh khuya). 
Thuyền đi, trăng cũng như đi cùng : « Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo ». Trăng đầy ắp khoang thuyền theo Bác trở về sau khi đó bàn bạc việc quân : 
Rằm xuân lồng lộng trăng soi
................trăng ngân đầy thuyền
	(Rằm tháng giêng)
Trăng đó là cuộc sống, là thanh bình, là hạnh phúc, là ước mơ, là niềm an ủi, là người bạn tâm tình của Bác. Ánh trăng làm cho cái đẹp của cảnh vật trở nên êm đềm sâu sắc, làm cho cảm nghĩ của con người thêm thâm trầm, trong sáng. Có thể nói trong thơ Bác, ánh trăng luôn được trìu mến và trăng cũng góp phần làm nên vẻ đẹp của thơ Người.
ÔN TẬP VĂN BẢN: ĐI ĐƯỜNG( HỒ CHÍ MINH)
Kiến thức cơ bản:
1. Tác giả:
- Hồ Chí Minh (1890- 1969), tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung
- Quê quán: làng Kim Liên (làng Sen), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
   + Là vị lãnh tụ kính yêu của nước Việt Nam
   + Sau 30 năm bôn ba nước ngoài, Bác trở về trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước
   + Không chỉ có sự nghiệp cách mạng, Người còn để lại một số di sản văn học quý giá, xứng đáng là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.
- Phong cách sáng tác: Thơ Bác hay viết về thiên nhiên đất nước với tình yêu tha thiết, niềm tự hào, lời thơ nhẹ nhàng bay bổng lãng mạn.
2. Văn bản
a. Hoàn cảnh sáng tác: Đi đường là bài thơ số 20 trong tập thơ Nhật kí trong tù của Bác, sáng tác nhằm ghi lại những lần Bác di chuyển giữa các nhà lao ở Quảng Tây.
b. Thể thơ: Thât ngôn tứ tuyệt đường luật.
c. Giá trị nội dung:  Bài thơ khắc họa chân thực những gian khổ mà người tù gặp phải, đồng thời thể hiện thể hiện chân dung tinh thần người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh, nói lên ý nghĩa triết lí cao cả: từ việc đi đường núi mà hiểu được đường đời: Vượt qua gian lao thử thách sẽ đi được tới thắng lợi vẻ vang.
d. Giá trị nghệ thuật:
- Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- Kết cấu chặt chẽ
- Giọng điệu thơ biến đổi linh hoạt
- Hình ảnh sinh động, giàu ý nghĩa.
II, LUYỆN TẬP
A, DẠNG ĐỀ ĐỌC- HIỂU
Câu 1: Chép thuộc lòng bảng phiên âm và dịch thơ bài “Tẩu lộ”?
Câu 2:Tìm ra biên pháp tu từ tiêu biểu trong bài thơ và nêu hiệu quả, nghệ thuật của nó?
Câu 3: Chỉ ra 2 lớp nghĩa của bài thơ này?
 Câu 4: Trong câu thơ: "Trùng san chi ngoại hựu trùng san", việc lặp lại hai lần chữ "trùng san" có tác dụng gì ?
Câu 5: Theo em đây có phải là bài thơ tả cảnh, kể chuyện không? Vì sao?
Câu 6: Từ bài thơ, em có thể rút ra bài học gì cho bản thân, trình bày ngắn gọn bằng 1 đoạn văn diễn dịch từ 5-7 câu.
Câu 7: Ý nghĩa tư tưởng của bài thơ Đi đường gợi cho em nhớ đến bài thơ nào trong chương trình Ngữ văn lớp 8? So sánh sự giống nhau của hai bài thơ này?
Gợi ý: 
Câu 1: Chép thuộc:
Câu 2: Biện pháp tu từ tiêu biểu nhất là: điệp ngữ (tẩu lộ; trùng san)
- Giọng thơ trở nên đầy suy ngẫm, từng trải
Vẽ nên sự gian nan, trập trùng, nhấn mạnh cái khó khăn, nhọc nhằn mà tác giả phải trải qua, dường như bất tân, đồng thời cũng thể hiện được khí phách cứng cỏi của con người
Câu 3: Bài thơ có hai lớp nghĩa:
Nghĩa đen: nỗi gian lao của việc đi đường núi
Nghĩa bóng: ngụ ý về con đường cách mạng, con đường đời.
Con đường cách mạng là lâu dài, là vô vàn gian khó nhưng nếu kiên trì, bền trí để vượt qua gian nan, thử thách thì nhất định sẽ đạt tới thắng lợi rực rỡ.
Câu 4: Câu thơ lặp lại hai lần chữ "trùng san" để nhấn mạnh nỗi gian lao triền miên tiếp nối của việc đi đường núi cũng như con đường cách mạng, con đường đời.
Câu 5: Theo em đây có phải là bài thơ tả cảnh, kể chuyện không? Vì sao?
*Bài thơ "Đi đường”của Hồ Chí Minh không phải là bài thơ tả cảnh hay tự sự mà chủ yếu thiên về suy nghĩ, triết lí .
             Tuy bề ngoài những vần thơ này giống như lời kể chuyện, tâm sự của chính Bác Hồ trong những ngày tù đầy nhưng đã nói lên thật sâu sắc, thuyết phục một chân lí: vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang .
Câu 6: Bài thơ đã để lại cho em bài học đầy ý nghĩa và sâu sắc về việc đi đường:
+ Con đường đi đến thành công không bao giờ là con đường trải đầy hoa hồng cả.
+ Con đường đó rất nhiều khó khăn, gian lao và thử thách.
+ Nhưng nếu kiên trì, có ý chí quyết tâm ta sẽ đi đến được thắng lợi vẻ vang.
+ Bài thơ đã mang lại cho em một bài học về ý chí, tự rèn luyện bản thân mình trên con đường mà mình muốn theo đuổi.
** Đoạn văn: Bài thơ “ Đi đường” của Hồ Chí Minh đã để lại cho em bài học đầy ý nghĩa và sâu sắc về việc “đi đường”. Con đường đi đến thành công không bao giờ là con đường trải đầy hoa hồng cả. Con đường đó rất nhiều khó khăn, gian lao v

File đính kèm:

  • doctai_lieu_on_tap_ngu_van_lop_8_chuyen_de_tho_ho_chi_minh.doc