Tài liệu ôn tập Ngữ văn Lớp 6 - Chương trình học kì 2

1. Bức tranh chân dung tự họa của Dế Mèn.

a. Ngoại hình.

- Càng: mẫm bóng.

- Vuốt: cứng, nhọn hoắt, đạp phành phạch.

- Cánh: áo dài, chấm đuôi.

- Đầu: to, nổi từng tảng.

- Răng: đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp.

- Dâu: dài, uốn cong.

Nghệ thuật: Nhân hóa, so sánh, tính từ, miêu tả chi tiết, cụ thể

= > chàng dế thanh niên, cường tráng, rất khỏe, tự tin, yêu đời và rất đẹp trai, phong độ.

b. Hành động.

Đi đứng oai vệ, làm điệu, nhún chân, rung đùi.

Quát mấy chị cào cào, đá ghẹo mấy anh gọng vó.

Đạp phanh phách, vũ phành phạch, nhai ngoàm ngoạp, trịnh trọng vút râu

Tưởng mình sắp đứng đầu thiện hạ rồi.

=> sử dụng nhiều động từ.

 Quá kiêu căng, hợn hĩnh, không tự biết mình.

 c. Tính cách

-> Kiêu căng , tự phụ, hống hách.

+ Cách quan sát tinh tế, tỉ mỉ, từ gợi tả, so sánh, nhân hoá độc đáo, sinh động gắn liền miêu tả hình dáng với hành động.

2 .Bài học đường đời đầu tiên

* Dế Choắt

- Gầy gò ,dài lêu nghêu

- Cánh ngắn ngủn

- Râu cụt mặt mũi thì ngẩn ngẩn , ngơ ngơ.

- Hôi như cú mèo

- Ăn xổi ở thì .

+ Nhân hoá ,so sánh, tính từ.

-> Xấu xí, yếu ớt, lười nhác.

* Thái độ của Mèn với Choắt.

- Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.

- Khinh khỉnh mắng

- Đào tổ nông thì cho chết.

-> Kiêu căng, trịch thượng, ích kỉ, coi thường người khác,vô cảm.

* Mèn trêu chị Cốc.

- Hát vặt lông con mẹ Cốc cho tao ,tao nấu tao nướng tao xào tao ăn.

-> Nghịch ranh,xấc xược ,ra oai với Choắt, chỉ biết nói cho sướng miệng mà không nghĩ đến hậu quả.

- Nằm khểnh, vắt chân chữ ngũ.

- Bụng nghĩ thú vị

-> Hể hả, vui thích ( Vì trò đùa quái của mình ).

– Chị Cốc mổ chết Dế Choắt.

- Mèn : Hốt hoảng Than: “ Tôi hối hận lắm ! ”

-> Bàng hoàng, sợ hãi, ân hận.

-> Biết ăn năn , hối lỗi

- Bài học: “ ở đời mà có thói hung hăng mang vạ vào mình”

- Mèn nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.

-> Cay đắng, ân hận , nuối tiếc, xót thương ,nghĩ đến việc thay đổi cách sống của mình.

 

docx 56 trang linhnguyen 18/10/2022 2040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu ôn tập Ngữ văn Lớp 6 - Chương trình học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu ôn tập Ngữ văn Lớp 6 - Chương trình học kì 2

Tài liệu ôn tập Ngữ văn Lớp 6 - Chương trình học kì 2
h sáng và hơi ấm, xua tan cái lạnh giá của đêm đông.
Ngọn lửa hồng làm tôn lên vẻ đẹp của Bác.
Ngọn lửa hồng gắn liền với hành động( mang tính ước lệ) của Bác: đốt lửa, chính là hiện thân cho tình yêu thương bao la của Bác.
Ngọn lửa hồng tạo lên cảm xúc thăng hoa cho người lính trẻ “ anh đội viên mơ màng. ấm hơn ngọn lửa hồng”
Bài 3: 
- “Mái tóc bạc” và “người cha” là những hình ảnh khá quen thuộc mà các nhà văn, nhà thơ viết về bác. Em hãy sưu tầm vào sổ tay văn học những câu văn, câu thơ ấy. Hãy viết một đoạn văn nêu lên cái hay, cái đẹp của một trong những câu văn, câu thơ mà em đã sưu tầm đó?
- Liệt kê những từ láy có trong bài thơ, nhận xét về số lượng và mật độ của chúng. Từ láy nào em ấn tượng hơn cả? 
Phân tích bài thơ Đêm nay Bác không ngủ
I. Mở bài
- Khái quát những hiểu biết của bản thân về Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc
- Giới thiệu khái quát về tác giả Minh Huệ
- Giới thiệu về bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” (xuất xứ, khái quát giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật)
II. Thân bài
1. Lần thứ nhất thức dậy của anh đội viên
- Hoàn cảnh sống: trời khuya,giữ nũi rừng, trời mưa lâm thâm
- Ngạc nhiên, băn khoăn đến khắc khoải khi thấy Bác vẫn ngồi bên bếp lửa
- Nhìn, dõi theo những hành động, cử chỉ, việc làm của Bác:
   + Đốt lửa
   + Dém chăn cho từng người một
   + Nhón chân nhẹ nhàng
→ Yêu thương, quan tâm, lo lắng cho các chiến sĩ, các đội viên
- Mơ màng như nằm trong một giấc mộng đẹp
- Thổn thức, thì thầm, lo Bác ốm
⇒ Thương yêu, cảm phục trước những hành động của Bác
2. Lần thứ ba thức dậy của anh đội viên
- Hốt hoảng, giật mình, nằng nặc mời Bác đi ngủ
→ Từ láy “nằng nặc”cùng nghệ thuật đảo trật tự từ diễn tả tăng dần mức độ bồn chồn, tình cảm lo lắng chân thành của anh đội viên dành cho Bác
- Lòng vui sướng mênh mông, anh thức luôn cùng Bác: niềm vui vì hiểu được nỗi lòng của Bác- tình thương, sự lo lắng cho đoàn dân công
⇒ Qua diễn biến tâm trạng của anh đội viên đã cho thấy tình cảm của anh đội viên nói riêng, của những người lính và nhân dân Việt Nam nói chung đối với Bác. Đó là sự yêu kính, biết ơn và niềm hạnh phúc trước tình yêu thương và sự quan tâm của Bác
3. Hình tượng Bác Hồ
- Anh đội viên cho rằng việc Bác không ngủ là “lẽ thường tình” - đó là phát hiện mang tính chân lý: tình yêu thương, sự bao dung của Người không chỉ là biểu hiện đơn lẻ, đó là nhân cách của Người- nhân cách vĩ đại, ngời sáng.
- Cuộc đời cách mạng Người trải qua nhiều sóng gió, nhiều đêm không ngủ:
   + Thời kì bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm: “ Một canh hai canh lại ba canh/ Trằn trọc suốt đêm giấc chẳng lành”
   + Khi tham gia chiến dịch Việt Bắc- Thu Đông: “ Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ/ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
⇒ Sự hi sinh thầm lặng của Hồ Chí Minh cho dân tộc Việt Nam.
III. Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:
   + Nội dung: bài thơ đã thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân,tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ
   + Nghệ thuật: thể thơ năm chữ, kết hợp nhiều phương thức biểu đạt, sử dụng chi tiết giản dị,
- Cảm nhận của bản thân về Bác
LƯỢM
Tố Hữu
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN.
I. Tác giả, tác phẩm.
1. Tác giả
Tố Hữu, tên thật là Nguyễn Kim Thành (4 tháng 10 năm 1920 – 9 tháng 12 năm 2002), quê gốc ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ông là một nhà thơ tiêu biểu của thơ cách mạng Việt Nam, đồng thời ông còn là một chính khách, một cán bộ cách mạng lão thành. Ông đã từng giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trịcủa Việt Nam như Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch thứ Nhất Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
2. Tác phẩm
Bài Lượm được sáng tác 1949 trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp
II. Nội dung văn bản
Hình ảnh Lượm trong lần gặp gỡ tình cờ với nhà thơ.
Hoàn cảnh: 
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
Chân dung của nhân vật Lượm
- Hình dáng: loắt choắt, chân thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh, 
- Trang phục: cái sắc xinh xinh, ca nô đội lệch.
- Cử chỉ: rất nhanh nhẹn ( như con chim chích ), hồn nhiên, yêu đời ( huýt sáo, cười híp mí ).
- Lời nói: tự nhiên, chân thật ( cháu đi liên lạc, vui lắm chú à, ở đồn mang cá, thích hơn ở nhà
= > tác giả quan sát trực tiếp Lượm bằng mắt nhìn và tai nghe, do đó Lượm được miêu tả rất cụ thể và sinh động: 
= > từ láy gợi hình có tác dụng gợi tả hình ảnh Lượm nhỏ nhắn nhanh nhẹn, vui tươi và nhí nhảnh, nghịch ngợm.
Hình ảnh Lượm trong chuyến đi liên lạc.
*/ Lượm đang làm nhiệm vụ:
Bỏ thư vào bao, thư đề thượng khẩn, vụt qua mặt trận, đạn bay vèo vèo, ca nô chú bé,.
Lời thơ gây ấn tượng nhất là: 
Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo
= > động từ vụt, tính từ vèo vèo, miêu tả chính xác hành động dũng cảm của Lượm và sự ác liệt của chiến tranh.
Câu hỏi tu từ: “ sợ chi hiểm nghèo?”
Nói lên khí phách dũng cảm như một lời thách thức với quân thù.
*/ Sự hy sinh của Lượm
Một dòng máu tươi
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng
Hình ảnh Lượm nằm giữa cánh đồng lúa được miêu tả thật hiện thực và lãng mạn. Lượm ngã ngay trên mảnh đất quê hương mình. Hương thơm của lúa cũng giống như hương của dòng sữa mẹ đưa em vào giấc ngủ vĩnh hằng. Linh hồn bé nhỏ và anh hùng ấy đã hóa thân vào non sông đất nước
Cái chết của Lượm gợi cho người đọc vừa xót thương, vừa cảm phục. Một cái chết dũng cảm nhưng nhẹ nhàng thanh thản. Lượm không còn nữa nhưng hình ảnh đẹp đẽ của Lượm còn sống mãi với quê hương đất nước.
Tình cảm của tác giả: Ngạc nhiên, bàng hoàng, đau đớn, nghẹn ngào trước cái chết của Lượm. nhà thơ đã tách câu thơ làm câu thơ như một tiếng nấc đứt quãng, tạo tiếng gọi thân thương, thắm thiết.
Hình ảnh lượm còn sống mãi:
Gọi tên nhân vật bằng nhiều từ khác nhau: chú bé, cháu, Lượm, chú đồng chí nhỏ = > thể hiện sắc thái tình cảm.
 câu thơ có cấu tạo đặc biệt
+ Ra thế
 Lượm ơi! ( một câu thơ được trình bày 2 dòng).
+ Thôi rồi Lượm ơi!
+ Lượm ơi, còn không? 
= > tác dụng: thể hiện tình cảm, cảm xúc, bộc lộ cảm xúc nghẹn ngào, đau xót, như tiếng khóc nức nở, tiếc thương cho sự ra đi của một chú bé
Điệp khúc đó thể hiện Lượm sống mãi: nói tiếp một cách hợp lí trả lời cho câu hỏi tu từ “ Lượm ơi còn không? “ trên = > khẳng định Lượm sẽ sống mãi cùng với thời gian, trong lòng nhà thơ, trong tình thương nhớ, cảm phục cảu đồng bào Huế, trong chính chúng ta và các thế hệ mai sau:
B. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1: hình ảnh chú bé lượm được nhà thơ tập trung miêu tả qua những phương diện nào? Em có nhận xét gì về hình ảnh chú bé liên lạc trong bài thơ
Trả lời:
Hình ảnh chú bé lượm trong bài thơ được tập trung miêu tả qua những phương diện: trang phục, dáng điệu, cử chỉ, lời nói và hành động. 
Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng chúng ta về hình ảnh một chú bé liên lạc vui tươi hồn nhiên, nhanh nhẹn, hăng hái, say mệ trong công tác kháng chiến, hiên ngang, dũng cảm không nề khó khăn nguy hiểm. chú là một tấm gương về lòng quả cảm về sựu anh dũng, sẵn sàng hy sinh vì quê hương đất nước.
Câu 2: Hãy tìm các từ láy được tác giả sử dụng để miêu tả hình ảnh Lượm trong 5 hổ thơ đầu. Các từ láy có gì đặc sắc?
Trả lời:
Trong 5 khổ thơ đầu, tác giả đã sử dụng nhiều từ láy để miêu tả hình ảnh Lượm: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh
Đây là những từ láy giàu tính tạo hình đã góp phần thể hiện sự hồn nhiên, nhí nhảnh, vui tươi nhanh nhẹn cũng như lòng mê say công việc cảu chú bé liên lạc. 
Qua việc sử dụng hàng loạt các từ láy giàu tính tạo hình đã thể hiện khả năng sử dụng ngôn ngữ chính xác và tinh tế của nhà thơ.
Câu 3: sự thay đổi cách xưng hô đối với Lượm trong bài thơ đã góp phần thể hiện thái độ, tình cảm của tác giả như thế nào?
Trả lời:
Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ ngữ xưng hô khác nhau cách thay đổi các từ ngữ xưng hô này chính là nét đặc sắc trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ của tác giả.
Sự thay đổi cách xưng hô đó đã góp phần thể hiện thái độ tình cảm giữa tác giả và chú bé lượm.
Đầu tiên, tác giả gọi Lượm là chú bé: đây là cách gọi thể hiện sự thân mật của người kể chuyện và Lượm
Gọi Lượm là cháu: biểu lộ tình cảm gần gũi, thân thiết như quan hệ ruột thịt
Gọi là chú đồng chí nhỏ: thể hiện sự trìu mến, thân thiết, trân trọng.
Có lúc gọi trực tiếp tên của chú bé “Lượm ơi” thể hiên tình cảm xúc động lên đến cao độ
Phân tích bài thơ Lượm
I. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu
- Giới thiệu về bài thơ “Lượm” (hoàn cảnh sáng tác, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật,)
II. Thân bài
1. Cuộc gặp gỡ giữa hai chú cháu
- Hoàn cảnh gặp gỡ: ngày Huế đổ máu ở Hàng Bè
- Hình ảnh Lượm trong lần gặp gỡ đầu tiên:
   + Hình dáng: bé loắt choắt
   + Trang phục: cái xắc xinh xinh, ca lô đội lệch
   + Cử chỉ: nhanh nhẹn, hồn nhiên, yêu đời (thoăn thoắt, nghênh nghênh, huýt sáo vang, nhảy trên đường vàng)
   + Lời nói: tự nhiên, chân thật (Cháu đi liên lạcThích hơn ở nhà)
⇒ Từ láy cùng phép so sánh gợi lên hình ảnh chú bé liên lạc nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, hồn nhiên
2. Sự hi sinh anh dũng của Lượm trên đường làm nhiệm vụ
- Hoàn cảnh: khó khăn, nguy hiểm – “đạn bay vèo vèo”
- Hình ảnh của Lượm: dũng cảm, nhanh nhẹn, hăng hái làm nhiệm vụ, không sợ khó khăn, nguy hiểm – “vụt qua mặt trận  sợ chi hiểm nghèo”
- Tư thế của Lượm lúc hi sinh:
   + Một dòng máu tươi
   + Nằm trên lúa, tay nắm chặt bông, hồn bay giữa đồng
→ Dù hồn đã lìa khỏi xác nhưng vẫn hòa quyện vào đồng lúa quê hương. Hình ảnh miêu tả vừa hiện thực vừa lãng mạn
→ Xót thương, cảm phục
3. Hình ảnh Lượm sống mãi cùng đất nước
- “Lượm ơi còn không?” bộc lộ thái độ ngỡ ngàng, đau xót như không muốn tin vào sự thật đang diễn ra
- Câu hỏi tu từ cùng nghệ thuật lặp, khẳng định Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của Lượm thì vẫn còn mãi trong tâm trí của mọi người, sống mãi cùng đất nước
III. Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:
   + Nội dung: Bài thơ khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người
   + Nghệ thuật: thể thơ bốn chữ, kết hợp nhiều phương thức biểu đạt, sử dụng từ láy,
- Cảm nhận của em về Lượm: cảm phục, quý mếm,
CÔ TÔ
Nguyễn Tuân.
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN.
I. Tác giả, tác phẩm.
1. Tác giả
Nguyễn Tuân (10 tháng 7 năm 1910 – 28 tháng 7 năm 1987), 
Ở phố Hàng Bạc, Hà Nội, quê ở thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục (tên nôm là làng Mọc), nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội
Bút danh: Nguyễn Tuân, Nhất Lang, Tuấn Thừa Sắc
Sở trường về tùy bút và ký, được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996. 
Tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ, giàu có, điêu luyện. 
Sách giáo khoa hiện hành xếp ông vào một trong 9 tác giả tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. 
Ông viết văn với một phong cách tài hoa uyên bác và được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng Tiếng Việt. 
Hiện nay, ở Hà Nội có một con đường mang tên ông, nối từ đường Nguyễn Trãi cắt ngang qua các phố Nguyễn Huy Tưởng, Ngụy Như Kon Tum đến đường Lê Văn Lương, nối với phố Hoàng Minh Giám.
2. Tác phẩm.
Tác phẩm: luôn thể hiện phong cách độc đáo tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và có vốn ngôn ngữ giàu có và điêu luyện.
Đoạn trích: nằm ở phần cuối ở bài Kí Cô Tô – tác phẩm ghi lại những ấn tượng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng đảo Cô Tô mà nhà văn thu nhận được sau chuyến đi ta thăm đảo tháng 4/1967
II. Nội dung văn bản
Cảnh Cô Tô sau cơ bão
Bầu trời trong trẻo, sáng sủa = > đó là quy luật của thiên nhiên vĩnh hằng.
Cây thêm xanh mượt
Nước biển xanh lam đậm đà
Cát vàng giòn hơn
Cá nặng lưới
= > gợi các tính từ gọi tả sắc mầu vừa tinh tế vừa gọi cảm ( trong trẻo, sáng sủa, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn)
Tính từ vàng giòn tả đúng sắc thái vàng khô của cát biển, một thứ sắc vàng có thể tan ra được, đó là sắc vàng riêng của cát Cô Tô trong cảm nhận của tác giả
Nghệ thuật miêu tả: bao quát từ trên cao, thu lấy những hình ảnh chủ yếu đập vào mắt. Qua đó bộc lộ tài quan sát và cách chọn lọc từ ngữ trong vốn từ vựng của tác giả.
= > Một bức tranh phong cảnh biển đảo trong sáng, phóng khoáng, lộng lẫy
Tác giả cảm nhận thấy yêu mến hòn đảo như bất cú người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên ở nơi đây theo mùa sóng
= > Tác giả còn cảm thấy Cô Tô tươi đẹp gần gũi như quê hương của chính mình, tác giả là người sẵn sàng yêu mến gắn bó với thiên nhiên đất nước.
Cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô
Điểm nhìn: trên hòn đá đầu sư, trên bờ biển, sát mép nước. Vì: như vậy thì có thể giúp tác giả quan sát rõ ràng toàn cảnh mặt trời mọc
Cảnh mặt trời mọc:
Chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính
Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ như một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Qủa trứng hồng hào, thăm thẳm, đường bệ đặt lên một mâm bạc .. y như mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh.
Vài con chim nhạn chao đi, chao lại một con hải âu là là nhịp cách.
= > dùng nhiều hình ảnh, trong đó nổi bật là hình ảnh so sánh độc đáo mới lạ ( quả trứng tròn trĩnh phúc hậu,  hồng hào thăm thẳm. y như..) thể hiện tài quan sát, tưởng tượng của nhà văn
= > tạo được bức tranh cực kì rực rỡ, lộng lẫy về cảnh mặt trời mọc trên biển
Dậy từ canh tư, ra tận mũi đảo, ngồi rình mặt trời lên. Cách đón nhân hậu, công phu, trang trọng.
Nhà văn là người yêu thiên nhiên, đắm say và khát vọng khám phá cái đẹp.
Cảnh sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô.
Tập trung vào một địa điểm là quanh cái giếng nước ngọt ở rìa đảo, mở rộng ra đến cảnh đoàn thuyền chuẩn bị ra khơi và những người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền.
= > sự sống sau một ngày lao động ở đảo quần tụ quanh giếng nước, là một sự sống diễn ra mang tính chất đảo: động vui, tấp lập. bình dị
Cái giếng nước ngọt rất đông người: tắm, múc, gánh nước, bao nhiêu là thùng gỗ, cong, ang, gốm. Các thuyền mở nắp sạp chờ đổ nước ngọt để chuẩn bị ra khơi đánh cá.
Anh hùng Châu Hòa Mãn quẩy nước cho thuyền: chị là người dịu dàng, yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm mớm cá cho lũ con lành.
= > Cảnh sinh hoạt nơi đây diễn ra tấp nập, đông vui, thân tình. Tác giả cảm nhận được niềm vui và sự thâm tình ở chính nơi đây.
Một cuộc sống êm ấm, hạnh phúc, trong sự giản dị thanh bình và lao động.
B. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài 1: 
Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua đã được miêu tả như thế nào ? Em hãy tìm và nhận xét những từ ngữ, hình ảnh diễn tả vẻ đẹp ấy trong đoạn đầu của bài  
Kết luận.
Vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua được tác giả thể hiện qua các từ ngữ (đặc biệt là tính từ), hình ảnh đáng chú ý:
- Một ngày trong trẻo, sáng sủa;
- Cây thêm xanh mượt;
- Nước biển lam biếc đặm đà hơn;
- Cát lại vàng giòn hơn;
- Lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi.
Ở đây, các tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng (trong trẻo, sáng sủa, trong sáng, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn) trong kết cấu câu văn đặc tả nhấn mạnh (thêm, hơn) đã làm nổi bật các hình ảnh (bầu trời, nước biển, cây trên núi đảo, bãi cát), khiến cho khung cảnh Cô Tô được hiện lên thật trong sáng, tinh khôi.
Nghệ thuật dùng tính từ đặc tả nói trên kết hợp với việc chọn điểm nhìn từ trên cao, tác giả giúp người đọc cùng hình dung và cảm nhận về vẻ đẹp tươi sáng về toàn cảnh Cô Tô.
Bài 2: Nêu cảm nhận của em về cái hay cái đẹp trong hai câu văn sau đây:
a. Cái giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo giữa bể, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà, mát mẻ hơn mọi cái chợ trong đất liền.
b. Trông chị Châu Hòa Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả lạ mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành.
Kết luận.
a. Để tả cảnh sinh hoạt nơi giếng nước ngọt trên đảo Cô Tô Nguyễn Tuân đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh “ Vui như một cái bên” và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “ đậm đà, mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền”. Qua đó ta thấy được sự đông vui, tấp nập trong sinh hoạt Cô Tô cũng như sự hiền hòa, thân thiện thanh bình trong mối quan hệ giữa những con người và cuộc sống nơi đây.
b. Hình ảnh so sánh thấm đẫm tình cảm yêu thương trìu mến của Nguyễn Tuân với biển cả và với những con người Cô Tô. Hình ảnh ấy vừa giúp ta hình dung ra được sự dịu dàng, che chở của chị Châu Hòa Mãn với đứa con trong vòng tay của mình vừa cho ta thấy tình mẫu tử thiêng liêng của chị giống như biển cả vẫn nuôi lớn những người dân chài bằng nguồn cá trong lòng mình
Bài 3: cho hai câu thơ sau:
“ Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”
	( Đoàn thuyền đánh cá- Huy Cận)
	Em hãy so sánh vẻ đẹp của mặt trời lên trong hai câu thơ trên với cảnh mặt trời lên trong bài Cô Tô.	
. Kết luận:
- Hình ảnh “mặt trời trong mắt cá” là hình ảnh tượng tưởng tuyệt đẹp của Huy Cận. mắt cá sáng long lanh trong ánh mặt trời hay trong mỗi mắt cá đều có những mặt trơi bé con. Chính ánh sáng tỏa ra từ mắt cá như ánh sáng chiếu sáng muôn dặm. đây vừa là sự tôn vinh thành quả lao động của con người vừa là sự ca ngợi những con người lao động đã làm nên ánh sáng của một cuộc sống mới.
Hai hình ảnh mặt trời lên cùng mang một vẻ đẹp rực rỡ, huy hoàng, gợi lên cho chúng ta có một cuộc sống hạnh phúc, ấm no. đồng thời nó thể hiện được quan hệ gần gũi gắn giữa con người và thiên nhiên. Con người làm chủ thiên nhiên, chinh phục thiên nhiên và thiên nhiên như đang tôn vinh vẻ đẹp của con người.
Phân tích văn bản Cô Tô
I. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Tuân (những nét chính về cuộc đời, phong cách sáng tác,)
- Giới thiệu về bài văn “Cô Tô” (xuất xứ, khái quát giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật,)
II. Thân bài
1. Cảnh Cô Tô sau cơn bão
- Vị trí quan sát: nóc đồn
- Cảnh vật sau cơn bão:
   + Một ngày trong trẻo, sáng sủa
   + Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt
   + Nước biển lam biếc đậm đà hơn
   + Cát lại vàng giòn hơn
   + Lưới nặng mẻ cá giã đôi
→ Các hình ảnh chọn lọc, tiêu biểu, đặc sắc, dùng hàng loạt tính từ để gợi tả
→ Cảnh vật Cô Tô hiện lên trong trẻo, tinh khiết, tràn đầy sức sống sau cơn bão
2. Cảnh mặt trời lên trên đảo Cô Tô
- Điểm nhìn: từ những hòn đá đầu sư, sát mép nước
- Cảnh mặt trời mọc được miêu tả:
   + Chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi
   + Mặt trời nhú lên dần dần
   + Tròn trĩnh, phúc hậu như một quả trứng thiên nhiên đầy đặn
   + Qủa trứng hồng hào... nước biển ửng hồng
   + Y như một mâm lễ phẩm
→ Nghệ thuật so sánh, sử dụng từ ngữ chính xác, tinh tế
→ Hình ảnh mặt trời trên biển huy hoàng, rực rỡ với tài quan sát tinh tế, cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện trong sự giao thoa hân hoan giữa con người với thế giới.
3. Cảnh sinh hoạt buổi sáng của con người trên đảo Cô Tô
- Quanh giếng nước ngọt: vui nhộn như một cái bến và đậm đà mát nhẹ
- Chỗ bãi đá: bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp...
- Thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về.
→ Cảnh lao động của người dân trên đảo khẩn trương, tấp nập.
- Đó là cuộc sống thanh bình: Trông chị Châu Hòa Mãn địu con... lũ con hiền lành.
→ Tác giả thể hiện sự đan quyện cảm xúc giữa người và cảnh, đồng thời thể hiện tình yêu Cô Tô của riêng Nguyễn Tuân.
III. Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài văn:
   + Nội dung: Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc – quần đảo Cô Tô
   + Nghệ thuật: từ ngữ điêu luyện, chính xác, giàu hình ảnh, so sánh,
- Cảm nhận của bản thân về bài văn và về đảo Cô Tô
CÂY TRE VIỆT NAM
( trích bút kí – thuyết minh cây tre Việt Nam)
	Thép Mới
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN.
I. Tác giả, tác phẩm.
1. Tác giả
Ông tên thật là Hà Văn Lộc, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1925, mất ngày 28 tháng 8 năm 1991 tại thành phố Hồ Chí Minh. Nguyên quán của ông ở phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội.
 Là một nhà văn nổi tiếng tại Việt Nam, chuyên viết về đề tài Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam. Một số bút danh khác của ông được biết đến là

File đính kèm:

  • docxtai_lieu_on_tap_ngu_van_lop_6_chuong_trinh_hoc_ki_2.docx