Tài liệu ôn tập môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì 2

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Khái niệm:

Câu cầu khiến là kiểu câu có những từ cầu khiến như hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào, hay ngữ điệu cầu khiến, được dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,

VD: Đừng cho gió thổi nữa !

2. Đặc điểm hình thức và chức năng:

a. Đặc điểm:

- Câu được cấu tạo bằng những từ ngữ chỉ mệnh lệnh như hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào,

+ Hãy có ý nghĩa khẳng định.

VD: Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.

 + Đừng, chớ có ý nghĩa phủ định.

VD: Đừng uống nước lã !

- Các từ chỉ mệnh lệnh như: đi, thôi, nào ngoài mục đích thúc giục còn có sắc thái thân mật.

VD: Đi thôi con.

 + Không được chỉ ý thân mật.

VD: Không được trèo tường ! (khác với: Cấm trèo tường)

- Ngoài ra cú khi còn được thể hiện bằng ngữ điệu, khi viết thường có dấu chấm than.

VD: Tiến lên ! Chiến sĩ, đồng bào.

 Bắc Nam sum họp xuân nào vui hơn. (Hồ Chí Minh)

- Ngoài ra có khi nói còn được thể hiện bằng ngữ điệu, khi viết thường có dấu chấm than.

 

doc 75 trang linhnguyen 17/10/2022 4280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu ôn tập môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu ôn tập môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì 2

Tài liệu ôn tập môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì 2
 thở dài vì bồi hồi, xốn xang... Hoa xoan rắc nhớ nhung xuống cỏ non ướt đẫm. Đồi đất đỏ lấm tấm một thảm hoa trẩu trắng".
(Vũ Tú Nam)
GỢI Ý
Câu 1: Kiểu câu ;
- Trần thuật.
- Được dùng để nhận xét.
Câu 2: Ngoài chức năng chính là để kể, miêu tả, xác nhận, thông báo, trình bày, câu trần thuật còn có chức năng yêu cầu, đề nghị hoặc biểu thị tình cảm, cảm xúc. Do vậy, nó có thể có dấu chấm than ở cuối câu.
Câu 3: Câu trần thuật
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1: Hãy xác định kiểu câu và chức năng của những câu sau đây:
a, Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. 
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
b, Mã Lương nhìn thấy cây bút bằng vàng sáng lấp lánh, em sung sướng reo lên: 
- Cây bút đẹp quá! Cháu cảm ơn ông! Cảm ơn ông!
(Cây bút thần)
Câu 2: Đọc câu thứ hai trong phần dịch nghĩa bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh (Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?) và câu thứ hai trog phần dịch thơ (Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ). Cho nhận xét về kiểu câu và ý nghĩa của hai câu đó.
Gợi ý:
Câu 1:
 Đoạn a: Cả 3 câu là câu trần thuật. Câu 1 dùng để kể, câu 2 và 3 dùng để biểu lộ cảm xúc, tình cảm của Dế Mèn đối với cái chết của Dế Choắt.
Đoạn b: Câu 1 là câu trần thuật dùng để kể. Câu 2 là câu cảm thán biểu lộ cảm xúc, tình cảm. Câu 3 và 4 là câu trần thuật biểu thị tình cảm và hành động: cảm ơn.
Câu 2: Câu thứ hai trong phần dịch nghĩa bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh (Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?) là câu nghi vấn vì có dấu hỏi chấm ở cuối câu và có từ để hỏi: biết làm thế nào?
Câu thứ hai trong phần dịch thơ (Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ) là câu trần thuật, kết thúc câu bằng dấu chấm.
Nhận xét về kiểu câu: trong câu nghi vấn thể hiện rõ hơn sự bối rối, hộp hộp của nhà thơ; trong câu trần thuật chỉ thể hiện được sự xúc động của nhà thơ trước cảnh trăng đẹp, mất đi sự bối rối, hồi hộp.
Ý nghĩa: cả hai câu đều diễn tả ý: Nhà thơ xúc động mãnh liệt trước cảnh đẹp của đêm trăng sáng.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Câu 1: Xác định ba câu sau đây thuộc kiểu câu nào và được sử dụng để làm gì. Hãy nhận xét sự khác biệt về ý nghĩa của những câu này.
a, Anh tắt thuốc lá đi!
b, Anh có thể tắt thuốc lá được không?
c, Xin lỗi, ở đây không được hút thuốc lá.
Câu 2: Những câu sau đây có phải câu trần thuật không? Những câu này dùng để làm gì?
a, Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì cất dở mẻ rượu, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về.
(Thạch Sanh)
b, Tuy thế, nó vấn kịp thì thầm vào tai tôi: "Em muốn cả anh cũng đi nhận giải".
(Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi)
Câu 3: Tại sao cụm từ "con đi" khi thêm từ "à" lại trở thành câu hỏi, khi thêm từ "ạ" lại thành câu trần thuật ?
Gợi ý:
Câu 1: 
Câu a: câu cầu khiến
Câu b: câu nghi vấn
Câu c: câu trần thuật
Sử dụng: đều được dùng với mục đích cầu khiến.
Sự khác biệt: chỉ khác nhau về sắc thái (hai câu sau có ý cầu khiến nhẹ nhàng và lịch sự hơn câu.
Câu 2: Các câu được dẫn ở trên đều là câu trần thuật.
Các câu này dùng để:
Câu a: dùng với mục đích cầu khiến. Lý Thông kể lại sự việc năm nay đến lượt hắn canh miếu thần nhưng vì đang nấu dở mẻ rượu, nếu không trông cẩn thận có thể hỏng mất, vì thế hắn không đi trông miếu được. Hắn muốn nhờ Thạch Sanh đi trông miếu, nhưng thực chất là muốn để Thạch Sanh đi thế mạng, làm vật tế và chết thay hắn.
Câu b: phần trước dấu hai chấm dùng để kể, phần sau dấu hai chấm dùng với mục đích cầu khiến. Mèo muốn anh trai tới nhận giải cùng mình và quan trọng hơn là muốn anh nhìn thấy bức tranh mình vẽ, coi nó như một món quà bất ngờ tặng cho anh trai của mình.
Câu 3: Vì: hai từ "ạ, à" đều là tình thái từ có tác dụng kết thúc câu nhưng có nội dung ý nghĩa khác nhau ("à" dùng để hỏi, "ạ" dùng để thể hiện thái độ kính trọng hay thân mật).
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Câu 1: Đặt câu trần thuật dùng để hứa hẹn, xin lỗi, cảm ơn, chúc mừng, cam đoan.
Câu 2: Hãy xác định kiểu câu nghi vấn , cầu khiến, cảm thán , trần thuật trong các câu sau ( Không xét các câu trong ngoặc vuông ).
a . – U nó không được thế ! 
b. Người ta đánh mỡnh thỡ không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội c. – Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta đấy hả ? 
d . – Này , em không để chúng nó yên được à? 
e . - Các em đừng khóc . 
g . – Ha ha ! [ Một lưỡi gươm ! ] 
h.“Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới ,
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông” 
Câu 3: Viết một đoạn đối thoại ngắn có sử dụng cả bốn kiểu câu đã học.
Gợi ý:
Câu 1: Câu trần thuật dùng để:
Hứa hẹn: Con xin hứa lần sau con không thế nữa.
Xin lỗi: Con xin lỗi mẹ.
Cảm ơn: Con cảm ơn mẹ.
Chúc mừng: Chúc cậu ngày mùng 8/3 vui vẻ.
Cam đoan: Tôi cam đoan về chất lượng sản phẩm của tôi.
Câu 2: 
a. Câu cầu khiến. 
b. Câu trần thuật. 
c. Câu nghi vấn. 
d. Câu nghi vấn. 
e .Câucầu khiến.
g. Câu cảm thán..
h. Câu trần thuật.
Câu 3:
- Ôi! Cậu đến lớp sớm thế?
- Ừm, hôm nay mình không bị tắc đường nên đến sớm mọi ngày một chút.
- Cậu có chiếc balo đẹp quá! Cậu mua ở đâu vậy?
- Mình mua ở một cửa hàng gần nhà. Không đắt lắm đâu, cậu thích nó à?
- Ừ, mình thấy rất thích nó. Chiều nay cậu rảnh thì đưa mình đi mua nhé!
- Ừ, vậy chiều nay tan học mình với cậu đi mua nhé!
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
Bài 1: Dựa vào tiêu chí nào để người ta phân chia ra câu cầu khiến, câu nghi vấn, câu cảm thán và câu trần thuật ?
Bài 2: Câu "Làm ơn cho tôi hỏi mấy giờ được không ạ ?" thuộc kiểu câu nào trong các kiểu trên ?
Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn chủ đề tự chọn trong đoạn văn có sử dụng các kiểu câu: câu trần thuật, câu cảm thán, câu nghi vấn.
Gợi ý:
Bài 1: Dựa vào mục đích nói (mục đích phát ngôn) mà người ta chia ra thành câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và câu trần thuật.
Bài 2: . Câu "Làm ơn cho tôi hỏi mấy giờ được không ạ?" thuộc kiểu câu nghi vấn.
Bài 3: Đoạn văn tham khảo: 
 Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp... Ôi quê hương sao đẹp quá !Thử hỏi có ai là không yêu quê hương không ? Câu trả lời tất nhiên là không rồi . Nếu bạn yêu quê hương thì hãy phát triển nó thật giàu mạnh nhé!
- Câu nghi vấn :Thử hỏi có ai là không yêu quê hương không ?
- Câu cầu khiến : Nếu yêu quê hương thì hãy phát triển quê hương mình cho giàu đẹp nhé!
- Câu cảm thán :Ôi quê hương sao đẹp quá !
- Câu trần thuật :Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê.
ÔN TẬP CÂU PHỦ ĐỊNH
KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Khái niệm:
 - Câu phủ định là câu trong cấu tạo hình thức của nó có chứa từ ngữ phủ định.
- Các từ ngữ phủ định thường gặp trong câu phủ định là : không, chưa, chẳng, chả (không phải là, chưa phải là, chẳng phải là,), đâu, đâu có, đâu có phải(là), làm gì có, cóđâu, thế nào được
2. Đặc điểm hình thức và chức năng.
a) Câu phủ định có thể phủ định toàn bộ sự vật, sự việc (thông báo, xác nhận sự vật, sự việc nào đó không có hoặc không xảy ra). Gọi là câu phủ định toàn bộ.
Ví dụ : Trường làng nhỏ nên không có phũng riêng của ông đốc.
b) Câu phủ định có thể phủ định một bộ phận trong sự việc. Gọi là câu phủ định bộ phận.
Vídụ :
Nó chạy không nhanh. (Phủ định cách thức “nhanh” của hành động “chạy”, nhưng việc “nó chạy” vẫn xảy ra).
Đúng ra, trong các câu phủ định bộ phận, các từ phủ định bộ phận nào phải đứng trước bộ phận đó. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, từ phủ định đứng trước vị từ chính trong vị ngữ.
Ví dụ :
Thường nói : *Tôi không mua bát (mà mua cốc).
mà không núi : *Tôi mua không phải bát mà cốc.
3. Tác dụng: - Câu phủ định thường dùng để 
a) Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (phủ định miêu tả)
b) Phản bác một ý kiến, một nhận định nào đó (phủ định bác bỏ)
4. Câu có chứa từ phủ định có thể dùng để khẳng định :
a) Câu có 2 từ phủ định ( khôngkhông)
b) Câu có 1 từ phủ định & là câu nghi vấn có từ sao
Ví dụ :
* Anh không có tiền sao ? (anh có tiền)
II, LUYỆN TẬP
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
 Câu 1: Chỉ ra sự khác nhau của hai câu sau:
a. Tôi chưa ăn cơm.
b. Tôi không ăn cơm.
Câu 2: Các câu sau có ý phủ định không? Phủ định miêu tả hay phủ định bác bỏ? Hãy diễn đạt ý nghĩa của các câu đó bằng các câu phủ định tơng ứng.
_ Ai lại bán vườn đi mà cưới vợ?
_ Vả lại bán vườn đi, thì cưới vợ về, ở đâu?
Gợi ý: 
 Câu 1: 
 a. Tôi chưa ăn cơm.
“Chưa”: phủ định sự có mặt của sự việc tại một thời điểm nào đó ( ở đây là tại thời điểm nói ): sự việc “tôi ăn cơm” có thể diễn ra sau đó một thời gian ngắn.
b. Tôi không ăn cơm.
_ “Không” có thể dùng để phủ định toàn bộ: sự việc “tôi ăn cơm” không diễn ra.
_ “Không” có thể dùng để phủ định bộ phận: sự việc “tôi ăn ” diễn ra, nhng “không ăn cơm” mà ăn cái khác – “phở” chẳng hạn.
Câu 2: Các câu đã cho có ý phủ định – phủ định bác bỏ ( phủ định ý kiến “bán vờn đi để cưới vợ”). Có thể diễn đạt ý nghĩa của các câu đó bằng các câu phủ định tương ứng như sau:
_ Ai lại bán vườn đi mà cưới vợ? -> Không ai lại bán vườn đi mà cưới vợ.
_ Vả lại bán vườn đi, thì cưới vợ về, ở đâu? -> Vả lại bán vườn đi, thì cưới vợ về, làm gì có chỗ mà ở ( không có chỗ mà ở ).
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1: Dòng nào nói đụng nhất ý nghĩa của câu : "Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi" ưong bài Chiếu dời đồ của Lí Thái Tổ.
A. Phủ định sự cận thiết của việc dời kinh đô .
B. Phủ định sự đau xót của nhà vua trước việc dời đô 
C. Khẳng định sự cần thiết phải dời kinh đô
D. Khẳng định lòng yêu nước của nhà vua
Câu 2: Câu "Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo" thuộc kiểu câu gì?
Câu 3: Hãy phân biệt câu phủ định có ý nghĩa khẳng định và câu thuộc kiểu câu khác nhưng có ý nghĩa phủ định.
a. Em không thể không biết chuyện đó.
b. Bạn tưởng tôi nhàn rỗi lắm chăng ?
c. Cái áo ấy mà đẹp !
d. Ai mà chẳng có những kỉ niệm thời thơ ấu.
Câu 4: Viết đoạn văn có dùng một số kiểu câu phân loại theo mục đích nói đã học.
Gợi ý:
Câu 1: C. Khẳng định sự cần thiết phải dời kinh đô.
Câu 2:Câu phủ định vì có từ ngữ phủ định.
Câu 3: - Khi dùng câu phủ định với hai lần từ ngữ phủ định (phủ định của phủ định) hay với hình thức dùng một từ ngữ phủ định kết hợp với một từ bất định / nghi vấn để thể hiện ý nghĩa khẳng định, có tính chất muốn nhấn mạnh hơn.
- Có những câu không chứa, từ phủ định nhưng về ý nghĩa lại biểu thị ý phủ định.
- Theo đó, HS có thể làm được theo từng câu.
Câu 4:Phần này HS có thể tự làm, đề tài tuỳ chọn. Nhớ viết câu đúng ngữ pháp, chú ý liên kết đoạn văn. Cần chỉ ra câu phân loại theo mục đích nói.
Đoạn văn tham khảo:
 Ôi chao! Mùa xuân đến rồi!( Câu cảm). Mùa xuân là mừa của muôn hoa nở rộ, chúng ta đã thêm được một tuổi xuân( Câu trần thuật). Trong chúng ta ai ai cũng thích mùa xuân đúng không?( Câu nghi vấn). Mùa xuân, một năm mới đã đến, chúng ta quên hết những thứ không tốt của năm trước và chuẩn bị những thứ mới cho năm nay, ai cũng chúc nhau những lời hay ý đẹp, không ai lại làm điều xấu trong dịp này( Câu phủ định). Vậy chúng ta hãy cùng nhau chào đón một mùa xuân ấm áp nhé!( câu cầu khiến)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Bài 1: Tìm câu phủ định toàn bộ và câu phủ định bộ phận trong những câu dưới đây:
Trong thời thơ ấu tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này.
Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng.
Thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đấy, ông giáo ạ!.
Họ không phải trốn tránh như trước mà xông xáo đi tìm giặc. Họ không phải ăn uống khổ cực như trước nữa, đã có những kho lương mới chiếm được của giặc tiếp tế cho họ.
Sức lẻo khoẻ của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền.[]
Con nhà người ta bảy, tám tuổi đã đi ở chăn bò. Còn mày thì chẳng được tích sự gì.
Bài 2: Diễn đạt nghĩa của các câu sau bằng các câu phủ định( ý nghĩa cơ bản của câu vẫn không thay đổi)
Hôm qua, nó ở nhà.
Trong giờ học, nó rất trật tự.
Từ đó, trả lời câu hỏi: Bằng cách nào có thể biến câu phủ định thành câu khẳng định và ngược lại mà ý chính của câu không thay đổi?
Bài 3: Phân tích giá trị của một số từ, tổ hợp từ phủ định trong các ví dụ sau.
Sao đặc trời cao sáng suốt đêm
Sao đêm chung sáng chẳng chia miền
Trời còn có bữa sao quên mọc
Anh chẳng đêm nào chẳng nhớ em.
 ( Đêm sao sáng – Nguyễn Bính)
Chờ mãi anh sang anh chả sang
Thế mà hôm nọ hát bên làng
Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn
Để cả mùa xuân cũng bẽ bàng
(Mùa xuân – Nguyễn Bính)
.
3. Mẹ làm sao nhớ nổi
Cái thằng con đến ngồi nghỉ bên thềm
Khi đêm về thường lẫn vào đêm
Khi trời sáng lẫn vào đồng đội
(Mẹ chẳng thể nào nhớ nổi chúng con đâu – Dương Hữu Ly)
4. Mình em lầm lũi trên đường về.
Có ngắn gì đâu một dải đê.
( Mưa Xuân – Nguyễn Bính)
Gợi ý: 
Bài 1: 1. Phủ định toàn bộ; 2. Phủ định bộ phận.; 3. Phủ định toàn bộ.; 4. Phủ định toàn bộ.; Phủ định bộ phận; 5. Phủ định toàn bộ; 6. Phủ định toàn bộ.
Bài 2: Các bạn làm theo các bước sau.
– Bước1 : Biến câu đã cho thành câu phủ định:
Hôm qua, nó ở nhà.-> Hôm qua, nó không ở nhà.
– Bước 2; Tìm từ ngữ đồng, nghĩa với cụm từ có từ phủ định: không ở nhà = đi đâu đó.
– Bước 3: Đặt thành câu phủ định có từ ngữ vừa tìm được ở bước 2  có thể thay đổi từ ngữ chút ít cho phù hợp.
->Hôm qua nó không đi đâu cả.
Theo cách đó, các bạn tự làm đối với câu (b) và trả lời câu hỏi mà bài tập đã nêu.
Bài 3:
1. => Khẳng định chắc chắn về nỗi nhớ mãnh liệt của mình..
2. => Lời thôn quê mộc mạc dân dã, hờn giận dịu dàng
3. => Đây không phải lời trách cứ mà là lời yêu thương của con: muốn nhưng mẹ không thể.
4. => Lời trách cứ ghê lắm giận dỗi ghê lắm.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Câu 1: Đọc các câu sau trong truyện “ Thầy bói xem voi”
Thầy sờ voi bảo:
– Tưởng con voi như thế nào, hoá ra nó sun sun như con đỉa.
Thầy sờ ngà bảo:
– Không phải, nó chần chần như cái đòn càn.
Câu in chữ nghiêng là câu phủ định miêu tả hay câu phủ định bác bỏ.?
Câu 2:Tìm năm câu văn câu thơ là câu phủ định . Gạch chân từ ngữ phủ định?
Câu 3: Đặt câu phủ định có từ “ chưa” hoặc từ “ chẳng”.
Gợi ý: 
Câu 1: Câu phủ định bác bỏ.
Câu 2:
Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
“Không có gì quí hơn độc lập, tự do”
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài,
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An
Xiềng xích chúng bay không khóa được
.......................................................
Súng đạn chúng may không bắn được
.................................................
( “Đất nước”- Nguyễn Đình Thi)
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
( Ngắm trăng- Hồ Chí Minh)
Câu 3: 
Chưa bắt tay vào làm mà đã kêu khó, con người ấy thật đáng chê!
 Đối với tuổi trẻ, chẳng khó khăn nào mà không vượt qua được.
ÔN TẬP HÀNH ĐỘNG NÓI
I, LÍ THUYẾT
1. Khái niệm
 Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định (lời nói được hiểu là cả lời nói miệng hoặc lời viết ra)
2. các kiểu hành động nói thường gặp
 Các hành động nói gọi tên theo các mục đích mà lời nói được dùng. Các hành động nói trong thực tế vô cùng đa dạng và phong phú.
- Trong nhiều trường hợp, các hành động nói không có ranh giới rõ ràng. Việc xác định hành động nói phải dựa vào hoàn cảnh giao tiếp cụ thể (phải xác định rõ ai nói, ai nghe, trong hoàn cảnh nào,)
 Các hành động nói thường được chia thành các nhóm sau :
a. Trình bày gồm các hành động : kể, tả, nêu ý kiến, nhận xét, xác nhận, khẳng định, dự báo, thông báo, báo cáo, giới thiệu,
b. Hỏi
c. Điều khiển gồm các hành động : mời, yêu cầu, ra lệnh, đề nghị, khuyên, thách thức,
d. Hứa hẹn gồm các hành động : hứa, bảo đảm, đe dọa,
e. Bộc lộ cảm xúc gồm các hành động : cám ơn, xin lỗi, than phiền,
1- Dùng câu trần thuật có chứa các động từ biểu thị hành động nói như : hỏi, yêu cầu, đề nghị, mời, hứa, cám ơn, xin lỗi, báo cáo,
2- Dùng các kiểu câu phân loại theo mục đích nói (câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và câu trần thuật) theo đúng mục đích đích thực (trực tiếp) của chúng – cách dùng trực tiếp
3- Dùng câu phân loại theo mục đích nói không đúng với mục đích đích thực (trực tiếp) của chúng – cách dùng gián tiếp.
II, LUYỆN TẬP
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Cho các câu sau và cho biết các câu thuộc kiểu câu gì, thực hiện hành động nói nào, theo cách nào?
TT
 Câu đã cho
 Kiểu câu
Hành động nói
 Cách thực hiện
1
Tôi bật cười bảo lão:
2
Sao cụ lo xa quá thế?
3
Cụ còn khoẻ lắm, .....mà sợ!
4
Cụ cứ đề tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay!
5
Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại?
6
- Không, ông Giáo ạ!
7
ăn mói hết đi thì lúc chết lấy gì mà lo liệu?
Gợi ý:
TT
 Câu đã cho
 Kiểu câu
Hành động nói
 Cách thực hiện
1
Tôi bật cười bảo lão:
T. thuật
Kể
T. tiếp
2
Sao cụ lo xa quá thế?
N. vấn
Bộc lộ t/c, c/x
G.tiếp
3
Cụ còn khoẻ lắm, .....mà sợ!
C. thán
Nhận định
G.tiếp
4
Cụ cứ đề tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay!
Cầu khiến
Đề nghị
T. tiếp
5
Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại?
Nghi vấn
Giải thích
Gián tiếp
6
- Không, ông Giáo ạ!
Phủ định
Phủ định bác bỏ
T. tiếp
7
ăn mói hết đi thì lúc chết lấy gì mà lo liệu?
Nghi vấn
Hỏi
T. tiếp
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Cho đoạn văn :
 “ (1) Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ , nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống :
- ( 2 ) Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu ?
( 3) Điểm thêm một giây nức nở , chị Dậu ngó con bằng cách xót xa:
 - (4) Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.
(5 ) Cái Tí nghe nói giãy nảy , giống như sét đánh bên tai, nó liệng củ khoai vào rổ và oà lên khóc.
 [...]
 ( 6) U nhất định bán con ư ? ( 7) U không cho con ở nhà nữa ư ? ( 8) Khốn nạn thân con thế này ! ( 9) Trời ơi ! 
 Chỉ ra hành động nói của các câu (2 ) , (4 ), (6) , ( 7) , (8) , (9)
Gợi ý:
Lời của cái Tí :
Câu ( 2) : HĐ hỏi 
Câu (6) : HĐ hỏi .
Câu (7): HĐ hỏi .
Câu ( 8) ( 9) : HĐ cảm thán , bộc lộ cảm xúc .
 Lời của chị Dậu : 
Câu ( 4): HĐ báo tin ( thuộc hành động trình bày )
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Năm câu sau thể hiện các hành động nói: Phủ định, khẳng định, khuyên, đe doạ, bộc lộ cảm xúc. Hãy xác định kiểu câu và hành động noí thể hiện ở từng câu .
 a . Đẹp vô cùng , tổ quốc ta ơi ! 
 b .[ Nhà cháu đã từng ... .] Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu?
c .Các em phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng .
 d . – Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ , thỡ ụng sẽ dỡ cả nhà mày đi , chửi mắng thôi a !
 e . Xem khắp đất Việt ta , chỉ nơi đây là thắng địa 
Gợi ý:
HĐ nói : Bộc lộ cảm xúc .
HĐ nói: Phủ định ( Thuộc kiểu HĐ nói trình bày )
HĐ nói: Khuyên bảo ( Thuộc HĐ nói điều khiển )
HĐ nói : Đe doạ ( Thuộc kiểu điều khiển )
HĐ nói khẳng định ( thuộc kiểu trình bày )
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Xác định kiểu câu và hành động nói của từng câu :
 “ Tinh thần yên nước cũng như các thứ của quí(1) . Có khi được trưng bày trong tủ kính , trong bình pha lê rõ ràng dễ thấy (2). Nhưng cũng có khi được cất giấu kín đáo trong rương trong hòm(3). Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quí kín đáo ấy được đưa ra trưng bày (3).Nghĩa là phải ra sức giải thích , tuyên 

File đính kèm:

  • doctai_lieu_on_tap_mon_ngu_van_lop_8_chuong_trinh_hoc_ki_2.doc