Tài liệu dạy thêm Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình cả năm

Câu 4: ( 7 đ) Suy nghĩ của em về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến nam quyền qua hình tượng nhân vật Vũ Nương Chuyện người con gái Nam Xương “ Nguyễn Dữ”.

Dàn ý:

a) Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Giới thiệu nhân vật VN- ng p/n đẹp người đẹp nết nhưng có cuộc đời bất hạnh, số phận bi thảm.

b) Thân bài:

* VN – người phụ nữ đẹp người đẹp nết

- Một người vợ yêu chồng, thủy chung son sắt.

+ Biết chồng hay ghen, sống nhất mực “giữ gìn khuon phép nên vợ chồng không phải bất hòa.”

+ Khi chồng đi lính, nàng lo lắng cho chồng nơi hòn tên mũi đạn trăm vàn hiểm nguy, chẳng mong được công danh phú quý mà chỉ mong chồng trở về “ mang theo đc hai chữ bình yên”.

+ Xa chồng, nàng không nguôi thương nhớ “ nhìn trăng soi thành cũ.trông liễu rủ bãi hoang” lại “ thổn thức tâm tình”.Rồi mỗi khi “ bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn đc”

+ Nuôi con, chờ chồng, nàng một lòng một dạ chung thủy sắt son “ cách biệt ba năm giữ gìn một tiết.ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót.”

- Một người con dâu hiền thảo:

+ Mẹ chồng ốm, nàng “ hết sức thuốc thang, lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”

+ Mẹ chồng mất, nàng “ hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình”

+ Lời trăng trối của mẹ chồng trc khi mất đã cho thấy bà yêu thương VN như con đẻ của mình.

- Một người mẹ yêu thương con:

+ Nuôi con một mình, gánh vác gia đình không một lời phàn nàn.

+ Thương con, chỉ chiếc bóng trên tường bảo đó là cha, muốn con trẻ nguôi ngoai nỗi nhớ cha

 

doc 151 trang linhnguyen 17/10/2022 5720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu dạy thêm Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu dạy thêm Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình cả năm

Tài liệu dạy thêm Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình cả năm
hấm hơi xuân,
Con chưa biết con cò, con vạc.
Con chưa biết những cành mềm mẹ hát
Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân.
-> Điệp ngữ ngủ yên, con chưa biết được nhắc lại cùng điệp từ con cò khiến nhịp thở trở lên nhịp nhàng như nhịp nôI đưa, như cánh võng vỗ về giấc ngủ tuổi thơ con -> Mẹ đã dành cho tuổi thơ con tất cả. Cánh tay mẹ dịu hiền, lời ru câu hát mẹ êm đềm, tha thiết, dòng sữa mẹ ngọt ngào-> Là những hình ảnh hoán dụ nghệ thuật đầy ắp tình mẫu tử thiêng liêng => Giọng thơ ngọt ngào, đầm ấm, thiết tha dìu dịu chan chứa tình yêu thương và niềm hạnh phúc.
* Đoạn 2: Hình ảnh con cò và lời ru của mẹ trong suốt chặng đường đời của con
 Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên!
Cho cò trắng đến làm quen, 
Cò đứng ở quanh nôi
Rồi cò vào trong tổ.
Con ngủ yên thì cò cũng ngủ,
Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi. 
-> Cánh cò trong câu hát ru đi vào giấc ngủ tuổi thơ êm đềm, cò như người anh, người em ruột thịt cùng chung tổ ấm, cò và con gắn bó không rời trong lời ru của mẹ.
Mai khôn lớn con theo cò đi học, 
Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân.
Lớn lên, lớn lên, lớn lên..
Con làm gì?
Con làm thi sĩ!
Cánh cò trắng lại bay hoài ko nghỉ
Trước hiên nhà
Và trong hơi mát câu văn ...
-> Cùng với lời ru và dòng sữa ngọt ngào của mẹ, con khôn lớn và trưởng thành theo năm tháng. Cánh cò trong câu hát ru ngày nào cũng theo con lớn lên. Điệp từ lớn lên như muốn khẳng định, ghi dấu ấn từng bước trưởng thành trong c/đời người con. Cò vẫn bên con quấn quýt không rời ( con theo cò..cò bay theo..) Cò ấp ủ, nuôi dưỡng những mơ ước tương lai của c/đ con. Ngắm nhìn con thơ, nghĩ về cánh cò mà lòng người mẹ trẻ dạt dào mơ ước. Cuộc đời con mai sau tươi sáng, đầy ắp những sáng tạo, mải miết chuyên cần như những cánh cò bay hoài không nghỉ. Hình ảnh cánh cò trắng bay hoài không nghỉ là một biểu tượng đẹp đẽ, là khao khát của mẹ về tương lai rộng mở của con.
* Đoạn 3: Suy ngẫm, triết lý về hình ảnh con cò và tình mẹ
 Dù ở gần con,
Dù ở xa con, 
Lên rừng xuống bể,
Cò sẽ tìm con,
Cò mãi yêu con.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
-> Điệp từ dù, vẫn đã nhấn mạnh ý thơ khẳng định. Câu thơ như một lời nguyền của mẹ. Câu thơ cũng là câu hát ru của mẹ vẫn dặt dìu, mênh mang, trải daì như tình mẹ bao la. Dõi theo bước đường đời con, khao khát con trưởng thành, hạnh phúc, lòng mẹ cao hơn núi, sâu hơn đại dương, bao la hơn trời biển, dù vật đổi sao dời vẫn không thể thay đổi được tình mẫu tử thiêng liêng và bền chặt ấy! 
 à ơi!
 Một con cò thôi,
Con cò mẹ hát
Cũng là c/đ
Vỗ cánh qua nôi.
Ngủ đi ! Ngủ đi !
Cho cánh cò, cánh vạc,
Cho cả sắc trời
Đến hát
 Quanh nôi. 
-> Những câu thơ cuối mang đậm tính triết lý, suy ngẫm về c/đời. Nghĩ về con cò trong ca dao, nghĩ về c/đời con mai sau, người mẹ lại không khỏi xót xa cho những thân phận, những số phận của những con cò nhỏ bé, đáng thương giữa c/đời. Có thể mẹ còn chưa hết bâng khuâng về câu hát Có xáo thì xaocò con, để rồi lòng mẹ lại trào dâng niềm trân trọng đối với những c/đời thác trong còn hơn sống đục ấy 
3/ Kết bài: 
Cả bài thơ là một khúc hát ru ngọt ngào chứa đầy âm hưởng dân ca đồng bằng Bắc bộ
Điệp từ, ngữ được sử dụng mềm mại, uyển chuyển
Những hình ảnh thơ mềm mại, tự nhiên
Những câu thơ mang màu sắc triết lý, trí tuệ -> Khẳng định bài thơ với đề tài nhỏ nhưng ý nghĩa rất bao la: Ca ngợi tình mẫu tử bao la và những ước mơ của người mẹ hiền về đứa con yêu dấu, qua đó phảng phất một niềm thương đời rất nhân tình, nhân hậu, đáng trọng trong c/đời này.
Mùa xuân nho nhỏ
* Tác giả: Tên thật là Phạm Bá Ngoãn, quê ở Thừa thiên – Huế. Là một trong những cây bút có công trong việc xây dựng nền Văn học CM Miền Nam trong những ngày đầu kháng chiến chống Mỹ. Thơ ông thường ca ngợi t/y quê hương đất nc, sự hy sinh của nhân dân MN và niềm tin tất thắng vào thắng lợi. Các tp chính: Huế mùa xuân, Dấu võng TS, Thanh Hải thơ tuyển.
* Tác phẩm: Viết tháng 11/1980 trước khi nhà thơ qua đời. Bài thơ thể hiện cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nc, niềm yêu mến thiết tha với c/s, với đất nc và ước nguyện chân thành đóng góp mùa xuân nho nhỏ của đời mình vào c/đ chung cho c/s ngày càng tươi đẹp hơn. Nhịp điệu thơ trong sáng, thiết tha, gợi cảm, gần gũi với dân ca, mang âm hưởng nhẹ nhàng, tha thiết. Các điệp từ, điệp ngữ hiệu quả tạo âm hưởng giục giã, khẩn trương. Các h/a gần gũi, giản dị mà giàu ý nghĩa biểu trưng, cảm xúc thơ dạt dào.
Đề 1 : Giải thích nhan đề bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ”
- Điều đặc biệt là từ mùa xuân là một danh từ trừu tượng lại kết hợp với một tính từ cụ thể nho nhỏ. Đã có một số bài thơ có nhan đề dạng như vậy. Ví dụ: Mùa xuân chín ( Hàn Mặc Tử) Đây là cách đặt tên bài thơ hết sức độc đáo, gây ấn tượng với người đọc.
	- Nhà thơ đặt tên như vậy nhằm mục đích ngầm nói về ước nguyện của mình được cống hiến cho đất nước, cho dân tộc, giống như đóng góp một mùa xuân nho nhỏ của riêng mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.
Đề 2 : Cảm nhận của em về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải
Thời gian cứ trôi đi và 4 mùa cứ luân chuyển, còn con ng chỉ xuất hiện 1 lần trong đời và cũng chỉ 1 lần ra đi vào cõi vĩnh hằng. Nhưng những gì là thơ, là văn, là nghệ thuật đích thực thì vẫn còn mãi với thời gian. Có lẽ về sau chúng ta vẫn gặp lại “mùa thu vàng” trong tranh của Lê-vi-tan, 1 mùa thu thôn quê VN trong thơ của Nguyễn Khuyến và 1 “mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải- 1 mùa xuân tràn đầy sức sống rất riêng biệt của xứ Huế. 
Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được ông viết vào năm 1980, trong khung cảnh hòa bình, xây dựng đ/nước. Sáu câu thơ đầu là tiếng hát reo vui chào đón mùa xuân đẹp đẽ về trên quê hương xứ sở.
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Động từ “mọc” được đảo lên trên đầu câu gợi tả sự ngạc nhiên, thích thú, 1 niềm hân hoan chào đón xuân về. Mới ngày nào dòng sông còn hiền hòa chảy, bỗng 1 ngày bông hoa tím biếc xuất hiện giữa dòng sông thật bất ngờ và đột ngột. Màu tím đó phải chăng là màu của hoa lục bình thơ mộng, hay là hoa súng tràn đầy sức sống? Câu thơ bộc lộ thái độ ngỡ ngàng, thích thú như 1 phát hiện bất ngờ và thú vị. Bức tranh mùa xuân chỉ có 2 màu xanh và tím thế thôi nhưng lại là 1 sự kết hợp hài hòa đến mức tuyệt diệu! Dòng sông xanh hòa quyện với màu tím biếc của bông hoa đồng quê khiến bức tranh ấy trở nên dịu dàng, đằm thắm và thi vị, 1 nét đẹp rất đặc trưng của xứ Huế. Và trong bức tranh mùa xuân ấy không chỉ có dòng sông, có bông hoa mà còn có cả âm thanh thật sống động:
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từ “ơi” cảm thán được đặt ở vị trí đầu câu bộc lộ tâm trạng sung sướng, hân hoan, ngây ngất trước âm thanh tiếng chim hót của tác giả. Tiếng chim ấy mang đến mùa xuân, mang đến hòa bình, hạnh phúc cho vạn vật. Hai tiếng “ hót chi” mang âm hưởng tiếng gọi thân thương của xứ Huế khiến câu thơ trở nên êm ái, nhẹ nhàng. Trước cảnh xuân đẹp như vậy, nhà thơ bỗng thấy xúc động bồi hồi:
Từng giọt long lanh rơi
 	Tôi đưa tay tôi hứng
Hai câu thơ mở cho người đọc nhiều hướng hiểu, nhiều liên tưởng khác nhau. “Giọt long lanh” ở đây có thể là giọt sương mai, giọt mưa xuân hay chính là giọt chim hót. Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác từ thính giác sang thị giác và xúc giác như thổi vào câu thơ một hơi thở xuân nồng nàn. Động từ “ đưa”, “hứng” thể hiện sự trân trọng & nâng niu của tác giả dành trọn cho mùa xuân quê hương.
Với ba nét vẽ chấm phá: Dòng sông, bông hoa và tiếng chim, Thanh Hải đã dựng lên bức tranh xuân tươi tắn, rực rỡ, rộn ràng nhưng cũng rất mặn mà, đằm thắm và đáng yêu vô cùng. Những cảm xúc say sưa, nồng nàn, ngây ngất đón chào mùa xuân đẹp đẽ với những cung bậc, tình cảm nồng ấm khác nhau của nhà thơ được thể hiện một cách tinh tế. Đó chính là khúc nhạc dạo đầu hân hoan khi mùa xuân về trên quê hương xứ Huế tươi đẹp.
Và từ mùa xuân quê hương, tác giả lại suy nghĩ đến mùa xuân của đất nước:
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ.
Cấu trúc câu thơ điệp lại song hành, thể hiện sắc nét hơn 2 nhiệm vụ chiến lược quan trọng của đất nc: chiến đấu và xây dựng tổ quốc. Trong bức tranh xuân của đ/nc ấy là hình ảnh ng lính khoác trên mình cành lá ngụy trang xanh biếc với những lộc non, chồi non. Dường như đó là sức sống của mùa xuân, sức sống của cả dân tộc đã trở thành sau chiến thắng kẻ thù. Hình ảnh “lộc trải dài nương mạ”, trên đồng lúa quê hương cùng với những ng dân cần cù 1 nắng 2 sương làm nên thắng lợi của công cuộc xây dựng đ/nc. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, máu và mồ hôi của ng.nông dân đã đổ ra để cần cù làm nên màu xanh cho đồng ruộng, để tô điểm cho mùa xuân, giữ cho mùa xuân mãi mãi xanh tươi.
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao
Từ láy hối hả chỉ sự vội vã, gấp gáp và khẩn trương. Xôn xao lại chỉ không khí náo động, nhiều âm thanh xen lẫn vào nhau. điệp ngữ tất cả như khiến câu thơ trở nên dồn dập, mạnh mẽ, phơi phới, lồng lộng. Cả đất nc như đang ra trận với khí thế hừng hực và náo nhiệt. nhịp thơ nhanh, dồn dập khiến ng.đọc sống lại một thời đại HCM lịch sử hào hùng của dân tộc :
Đất nc bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nc như vì sao
Cứ đi lên phía trc.
Trải qua bốn nghìn năm lịch sử dựng nc và giữ nc không hề dễ dàng, với bao vất vả và gian lao, nhân dân ta đã đổ biết bao xương máu mới có được nền độc lập ấy. Trước những biến cố thăng trầm của lịch sử, đất nc ta vẫn tỏa sáng như vì sao lấp lánh trên trời cao. Phép so sánh đất nc với vì sao mang đầy ý nghĩa, t.g đã bộc lộ kín đáo niềm tự hào kiêu hãnh về 1 đất nc giàu đẹp và hùng mạnh. Hành trình 4000 năm lịch sử ấy sẽ tiếp tục nối dài bằng tâm, bằng đức, bằng tài trí của muôn triệu ng.dân, ng.con VN mà ko có thế lực nào có thể ngăn cản đươc. Phó từ “cứ” chỉ quan hệ tiếp diễn về mặt thời gian nhằm bộc lộ ý chí sắt đá của toàn dân tộc trên con đường phát triển đất nc giàu đẹp.
Trước mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp, trước khí thế tiến công như vũ bão của dân tộc, nhà thơ đã bộc lộ cảm xúc về mùa xuân của lòng người:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Con chim hót là tiếng gọi mùa xuân về đem lại hạnh phúc, niềm vui, tự do... Một cành hoa để tô điểm cho non sông đất nc, cho c/đ thêm hương sắc. Một nốt trầm trong bản hòa ca êm ái làm cho lòng ng.xao xuyến, đủ để cổ vũ cho muôn triệu trái tim cùng chung nhịp đập, muôn triệu bàn tay cùng nắm lấy và đi tới tương lai. Hình ảnh ẩn dụ đặc sắc và mang lại nhiều ý nghĩa: các tạo vật bình dị, đẹp đẽ, thiêng liêng tượng trưng cho những giá trị tinh thần vô giá của nhân loại. Điệp ngữ ta làm được nhắc lại với những h/a ẩn dụ giàu ý nghĩa, góp phần bộc lộ ước nguyện của nhà thơ khát khao hóa thân để cống hiến.. Không là mơ ước cao siêu, vĩ đại mà lại rất nhỏ bé khiêm nhường nhưng ước mong ấy lại là niềm hạnh phúc đến tột cùng của tác giả khi mang lại niềm vui cho c/đ.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
Điệp ngữ “dù là” vẫn tiếp tục được sử dụng như một mạch cảm xúc trào dâng, ko ngăn cản được. Lời thơ chậm rãi, nhẹ nhàng, thủ thỉ như lời tâm tình tha thiết của trái tim yêu c/đ, yêu c/s da diết. Nho nhỏ, lặng lẽ là hai từ láy biểu hiện sự khiêm tốn giấu mình của tác giả. Trong câu thơ còn xuất hiện hai vế tiểu đối “tuổi hai mươi” với “khi tóc bạc” để khẳng định sự cống hiến hết mình, cống hiến cả cuộc đời cho TQ. Tác giả mong muốn cuộc đời mình sẽ là một mùa xuân nho nhỏ góp phần vào mùa xuân lớn của dân tộc. Sống có ích cho đời chính là cuộc sống được cống hiến, ko do dự, đắn đo, toan tính. Dù là khi tuổi trẻ hay khi đã già thì nhà thơ cũng tình nguyện mang sức mình ra để cống hiến cho đất nước, cho sự nghiệp vinh quang của dân tộc. Tình cảm chân thành đó khiến người đọc cảm động biết bao! Mùa xuân nho nhỏ là hình ảnh ẩn dụ sâu sắc, nó không chỉ là cuộc đời của tác giả mà còn là cuộc đời của mỗi con người chúng ta.
	Suốt c/đ, nhà thơ Thanh Hải đã sống như điều ông tâm nguyện. Cả đời, ông đi theo CM, một lòng thủy chung son sắt với CM. Bài thơ được sáng tác khi ông nằm trên giường bệnh – một trái tim sắp ngừng đập nhưng vẫn thiết tha yêu c/s, thiết tha được cống hiến cho c/đ yêu thương. Tấm lòng ấy thật đáng quý, đáng trân trọng biết bao! Thật đúng như lời nhà thơ Tố Hữu từng viết:
“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”
( Một khúc ca)
Hay “ Mỗi c/đ đã hóa núi sông” ( Nguyễn Khoa Điềm)
Những câu thơ cuối là tiếng hát tràn ngập yêu thương:
Mùa xuân ta xin hát
Câu nam ai, nam bình
Nc non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế.
Cuối cùng, tg vẫn quay lại với quê hương xứ Huế thân yêu với khúc nam ai, nam bình da diết, nồng nàn, ngọt ngào say đắm lòng ng.và nhịp phách tiền ko quên. Đó chính là tấm lòng của ng.con đối với quê mẹ. Qua câu thơ, tg muốn nhắc nhở tất cả chúng ta về tình nghĩa chung thủy với quê hương, sắt son với nơi chôn rau cắt rốn của mình.
Với thể thơ năm chữ, ý thơ giản dị mà sâu sắc, giọng thơ lúc sôi nổi mạnh mẽ, thiết tha bồi hồi, thủ thỉ tâm tình, ngôn ngữ trong sáng, hàm súc đầy hình tượng được xác định bởi các pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, đối, song hành, điệp ngữ...đã góp phần thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nc, góp một mùa xuân nho nhỏ của c/đ mình vào mùa xuân lớn của dân tộc. Giống như Thanh Hải, chúng ta hãy để c/đ mình là một mùa xuân tràn đầy sức sống và cống hiến hết mình để đất nc ta mãi mãi là một mùa xuân tươi đẹp !
Đề 3: Phân tích tám câu thơ cuối bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải để làm rõ ước nguyện cống hiến của nhà thơ cho đất nước.
Chỉ với tám câu thơ ngắn gọn và hàm súc, Thanh Hải đã gửi trong từng câu chữ lẽ sống cao đẹp của con người suốt đời mong muốn được cống hiến cho đất nước, cho dân tộc. Lẽ sống ấy, khát vọng cống hiến ấy được diễn tả bằng những hình ảnh hết sức sinh động, cụ thể. Nhà thơ đâu ước muốn những điều cao siêu, lớn lao, vĩ đại, mà chỉ mong ước thật khiêm nhường, thật giản dị: muốn làm con chim hót, một cành hoa, một nốt nhạc trầm xao xuyến ... Những thứ nhỏ bé, bình dị ấy cũng chính là những tạo vật vô cùng quý báu của loài người, làm nên cái đẹp của cuộc sống, mang lại niềm vui cho con người. Cuộc đời có thể thiếu được chăng tiếng chim hót, những bông hoa và những lời ca? Ta còn như thấu hiểu bên trong khát vọng dâng hiến ấy là một tấm lòng khao khát được hoà nhập cùng mùa xuân đất nước thân yêu, một mùa xuân thiên nhiên say đắm lòng người. Ước nguyện cống hiến không phải chỉ có ở những người trẻ tuổi, mà ngay cả những người sắp từ giã cõi đời: Dù là tuổi hai mươi, dù là khi tóc bạc, ước nguyện ấy được nhà thơ thể hiện một cách khéo léo và tinh tế trong hình ảnh ẩn dụ mùa xuân nho nhỏ. Mỗi con người là một mùa xuân nhỏ, mỗi mùa xuân ấy đã đang và sẽ góp phần vào mùa xuân lớn của đất nước, của dân tộc. Đây là tám câu thơ đẹp nhất của bài thơ, không những đẹp về ngôn từ và các hình ảnh sáng tạo độc đáo, mà còn đẹp vì đó là tiếng lòng của một con người đến phút cuối cuộc đời vẫn khát khao một ước nguyện đáng quý. Cảm ơn Thanh Hải đã nói hộ chúng ta, mỗi chúng ta hãy biết cống hiến cho cuộc đời, hãy thực sự là một mùa xuân nho nhỏ khiêm nhường, bình dị mà vô cùng ý nghĩa.
Đề 4: Trong bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải có những hình ảnh thơ lặp lại ở khổ thơ thứ nhất và khổ thơ thứ tư. Em hãy phân tích ý nghĩa của những hình ảnh đó.
Mùa xuân nho nhỏ là một sáng tạo độc đáo và đặc biệt của nhà thơ Thanh Hải. Bài thơ như một bức tranh đẹp với những hình ảnh thiên nhiên tươi tắn, lãng mạn và tràn đầy sức sống. Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra ở khổ thơ đầu và khổ thơ thứ tư có những hình ảnh thơ được lặp lại, đó là hình ảnh con chim và cành hoa. Đây là hai hình ảnh tiêu biểu, là những chất liệu để làm nên mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước. Mùa xuân có thể nào tươi đẹp nếu thiếu sắc màu rực rỡ của các loài hoa, có thể nào tràn đầy sức sống nếu không rộn ràng những âm thanh của bầy chim ríu rít? Cánh chim liệng giữa bầu trời trong xanh, thoáng đạt, hương hoa ngọt ngào thơm mát trên những cánh đồng luôn luôn là những tín hiệu đẹp đẽ nhất, tốt lành nhất khi xuân sang. Ngay từ đầu bài thơ, Thanh Hải đã căng tất cả các giác quan để đón nhận những tín hiệu tuyệt vời đó của mùa xuân với tình yêu thiên nhiên đất nước, yêu cuộc đời sâu sắc: Từng giọt long lanh rơi, tôi đưa tay tôi hứng. Say sưa hoà mình trong mùa xuân thiên nhiên, tác gỉa đã thể hiện ước nguyện dâng hiến khiêm nhường mà vô cùng thiêng liêng và cao đẹp cho cuộc đời. Những hình ảnh con chim hót, cành hoa đã được lặp lại ở khổ thơ thứ tư có ý nghĩa như một minh chứng cho sự cống hiến đó. Nhà thơ đâu ước muốn những gì vĩ đại, cao xa mà chỉ có những mong muốn hết sức bình di, khiêm nhường: làm con chim hót, làm một cành hoa. Những tạo vật tuy nhỏ bé đơn sơ mà lại có ý nghĩa vô cùng bởi chính chúng đã làm đẹp thêm cho cuộc đời, làm đẹp thêm cho mùa xuân đất nước. Và chúng ta đã đọc thấy sự dâng hiến lặng lẽ trong tâm hồn, trí tuệ nhà thơ là một lẽ đương nhiên, như một quy luật tất yếu của cuộc đời, giống như nhà thơ Tố Hữu đã từng quan niệm:
 Là con chim, chim phải hót
 Là chiếc lá, lá phải xanh
 Lẽ nào vay mà không có trả
 Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình?
 ( Một khúc ca – Tố Hữu).
Đề 5: Viết đoạn văn khoảng 8 câu phân tích khổ thơ thứ hai trong bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.
Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, say sưa nồng nàn, trải lòng mình với mùa xuân cuả thiên nhiên, tác gỉa đã nghĩ về mùa xuân của đất nước với niềm hạnh phúc, phấn khởi và tự hào vô hạn:
	Mùa xuân người cầm súng
	Lộc giắt đầy trên lưng
	Mùa xuân người ra đồng
	Lộc trải dài nương mạ
	Tất cả như hối hả
	Tất cả như xôn xao....
	Điệp từ mùa xuân được nhắc lại hai lần cách quãng trong đoạn thơ. Mùa xuân của đất nước gắn với người cầm súng và người ra đồng, đó là những con người ngày đêm đang làm nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ non sông và dựng xây đất nước. Hai nhiệm vụ chiến đấu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước đồng thời xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc là hai nhiệm vụ không thể tách rời lúc bấy giờ. Cùng với hình ảnh mùa xuân thì hình ảnh lộc cũng được điệp lại hai lần. Lộc chính những chồi non mơm mởn, là nhựa sống dồi dào, là sức sống mãnh liệt của đất trời. Sức sống đó đang lan toả khắp nơi giắt đầy trên lưng, trải dài nương mạ... tạo nên một mùa xuân đất nước tươi đẹp và căng tràn nhựa sống. Điệp ngữ tất cả như ở đầu hai câu thơ cuối đoạn cùng với các từ láy hối hả, xôn xao đã góp phần tạo nên nhịp thơ nhanh, dồn dập, đồng thời tái hiện lại không khí lao động và chiến đấu tấp nập, khẩn trương, sôi nổi của đất nước ta trong giai đoạn cách mạng ấy.
Viếng lăng bác
* Tác giả: Tên thật là Phan Thanh Viễn (1928-2005), quê ở An Giang, là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng Văn nghệ giải phóng MN của thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Thơ Viễn Phương dung dị, cảm xúc sâu lắng, thiết tha, ngôn ngữ thơ đậm đà màu sắc Nam Bộ. TP chính: Mắt sáng học trò, Nhớ lời Di chúc...
* Tác phẩm: Viết năm 1976, đất nc thống nhất, lăng Chủ tịch HCM vừa khánh thành. Nhà thơ ra thăm MB, vào lăng viếng Bác trong niềm xúc động vô bờ, bài thơ được in trong tập “ Như cây mùa xuân”. Bài thơ thể hiện niềm xúc động thành kính thiêng liêng, lòng biết ơn tự hào pha lẫn đau xót của tác gỉa cũng như của toàn dân tộc. Giọng điệu thơ vừa trang nghiêm, vừa sâu lắng thiết tha, chan chứa niềm tin và lòng tự hào. Nhịp thơ chậm rãi, khoan thai, các h/a thơ cụ thể, sáng tạo, giàu ý nghĩa biểu tượng, các h/a ẩn dụ đặc sắc.
Đề 1 : Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.
Dàn ý:
a) Mở bài:
- Giới thiệu nhà thơ Viễn Phương và bài thơ Viếng lăng bác.
- Nhận xét khái quát: Cảm xúc của tác giả trong bài thơ là cảm xúc chung của toàn dân ta đối với Bác Hồ kính yêu.
b) Thân bài:
* Lòng kính yêu chân thành:
- Khổ thơ thứ nhất:
 Con ở Miền Nam ra thăm lăng Bác
 Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! hàng tre xanh xanh Việt nam
 Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
 Nỗi xúc động thiêng liêng của nhà thơ khi đến lăng bác:
+ Như tình cha con ruột thịt: con - bác.
+ Cảm xúc thành kính thiêng liêng: đã thấy trong sương (sương sớm và sương khói) hàng tre -> h/a ẩn dụ, tre là biểu tượng của con người

File đính kèm:

  • doctai_lieu_day_them_ngu_van_lop_9_chuong_trinh_ca_nam.doc