Tài liệu Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn
YÊU CẦU CẦN ĐẠT NỘI DUNG
I. ĐỌC
+ KĨ THUẬT ĐỌC
+ ĐỌC HIỂU
1. Văn bản văn học
- Đọc hiểu nội dung
- Đọc hiểu hình thức
- Liên hệ, so sánh, kết nối
- Đọc mở rộng
2. Văn bản nghị luận (THCS, THPT)
- Đọc hiểu nội dung
- Đọc hiểu hình thức
- Liên hệ, so sánh, kết nối
- Đọc mở rộng
3. Văn bản thông tin
- Đọc hiểu nội dung
- Đọc hiểu hình thức
- Liên hệ, so sánh, kết nối
- Đọc mở rộng
II. VIẾT
+ KĨ THUẬT VIẾT
+ VIẾT ĐOẠN VĂN, VĂN BẢN
- Quy trình viết
- Thực hành viết
III. NÓI VÀ NGHE
- Nói
- Nghe
- Nói nghe tương tác
I. KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT
- Ngữ âm và chữ viết
- Từ vựng
- Ngữ pháp
- Hoạt động giao tiếp
- Sự phát triển của ngôn ngữ và
các biến thể ngôn ngữ.
II. KIẾN THỨC VĂN HỌC
- Lí luận văn học
- Thể loại văn học
- Các yếu tố của văn bản văn học
- Lịch sử văn học.
III. NGỮ LIỆU
- Văn bản văn học
- Văn bản thông tin
- Văn bản nghị luận
- Gợi ý chọn văn bản
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn
CHƯƠNG TR ÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIỚI THIỆU TÓM TẮT MÔN NGỮ VĂN Hà Nội, 2019 ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC Vị trí & tên môn trong chương trình GDPT TIẾNG VIỆT NGỮ VĂN NGỮ VĂN Cấp Tiểu học (L1...L5) Cấp THCS (L6...L9) Cấp THPT (L10...L12) Vai trò & tính chất nổi bật của môn Ngữ văn và 2 giai đoạn GD 1. Tính chất công cụ và thẩm mĩ - nhân văn 2. Hình thành năng lực và phẩm chất tốt đẹp Giai đoạn GD cơ bản Giai đoạn GD định hướng NN Quan hệ với môn học/hoạt động giáo dục khác Nội dung môn Ngữ văn mang tính tổng hợp, bao hàm nhiều loại tri thức. Kỹ năng được phát triển trong môn Ngữ văn tác động tích cực tới khả năng học tập các môn khác và ngược lại. 1 QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH Tuân thủ các quy định cơ bản được nêu trong chương trình GDPT tổng thể; Dựa trên các cơ sở: khoa học cơ bản, phương pháp dạy học, lí luận về chương trình và thực tiễn Việt Nam; Lấy việc rèn luyện các kĩ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm trục chính xuyên suốt cả ba cấp học; Xây dựng theo hướng mở, dành quyền tự chủ, sáng tạo cho tác giả sách giáo khoa và giáo viên; Đáp ứng yêu cầu kế thừa và đổi mới, phát triển; 2 MỤC TIÊU CHUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH Hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển cá tính. Góp phần giúp học sinh phát triển các năng lực chung như năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đặc biệt, CT môn Ngữ văn giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. 3 YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC 1. Căn cứ xác định các yêu cầu cần đạt Mục tiêu CT GDPT và mục tiêu CT môn học; Chuẩn kiến thức, kĩ năng của CT Ngữ văn hiện hành và CT Ngữ văn của một số quốc gia; 2. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và đóng góp của môn học trong việc bồi dưỡng phẩm chất cho học sinh Là một trong những môn học trực tiếp hình thành và phát triển cả 5 phẩm chất chủ yếu cho học sinh thông qua các văn bản ngôn từ và những hình tượng nghệ thuật sinh động trong các tác phẩm văn học; 3. Yêu cầu cần đạt về năng lực chung và đóng góp của môn Ngữ văn trong việc hình thành, phát triển các năng lực chung cho học sinh. Có nhiều ưu thế trong việc góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung; không chỉ thông qua nội dung mà còn thông qua phương pháp dạy học với việc chú trọng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học trong hoạt động tiếp nhận và tạo lập văn bản; 4. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù và đóng góp của môn Ngữ văn trong việc hình thành, phát triển các năng lực đặc thù cho học sinh Năng lực ngôn ngữ chủ yếu thể hiện ở việc sử dụng tiếng Việt, thông qua các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe các văn bản thông thường; Năng lực văn học là năng lực tiếp nhận, giải mã cái hay, cái đẹp của văn bản văn học; biết cách biểu đạt (viết và nói) kết quả cảm nhận, hiểu và lí giải giá trị thẩm mĩ của văn bản văn học; 4 CẤU TRÚC NỘI DUNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT NỘI DUNG I. ĐỌC + KĨ THUẬT ĐỌC + ĐỌC HIỂU 1. Văn bản văn học - Đọc hiểu nội dung - Đọc hiểu hình thức - Liên hệ, so sánh, kết nối - Đọc mở rộng 2. Văn bản nghị luận (THCS, THPT) - Đọc hiểu nội dung - Đọc hiểu hình thức - Liên hệ, so sánh, kết nối - Đọc mở rộng 3. Văn bản thông tin - Đọc hiểu nội dung - Đọc hiểu hình thức - Liên hệ, so sánh, kết nối - Đọc mở rộng II. VIẾT + KĨ THUẬT VIẾT + VIẾT ĐOẠN VĂN, VĂN BẢN - Quy trình viết - Thực hành viết III. NÓI VÀ NGHE - Nói - Nghe - Nói nghe tương tác I. KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT - Ngữ âm và chữ viết - Từ vựng - Ngữ pháp - Hoạt động giao tiếp - Sự phát triển của ngôn ngữ và các biến thể ngôn ngữ. II. KIẾN THỨC VĂN HỌC - Lí luận văn học - Thể loại văn học - Các yếu tố của văn bản văn học - Lịch sử văn học. III. NGỮ LIỆU - Văn bản văn học - Văn bản thông tin - Văn bản nghị luận - Gợi ý chọn văn bản 5 KẾ THỪA VÀ TIẾP THU, ĐỔI MỚI a) Tiếp tục mục tiêu giáo dục tư tưởng, bồi dưỡng tình cảm, phát triển nhân cách cho học sinh. b) Kế thừa những văn bản hay, tiêu biểu cho các thể loại và kiểu văn bản đã được tuyển chọn trong CT hiện hành. c) Kế thừa CT hiện hành hệ thống kiến thức cơ bản về tiếng Việt, văn học, tập làm văn, có lựa chọn và tổ chức lại kiến thức theo yêu cầu mới. d) Kế thừa CT hiện hành việc chú trọng yêu cầu đọc hiểu và tạo lập văn bản. e) Kế thừa định hướng tích hợp và phân hoá đã được xác lập trong CT hiện hành, nhưng phát triển hơn nữa cho phù hợp với định hướng của CT mới. g) Kế thừa các PPDH và đánh giá kết quả học tập còn phù hợp. KẾ THỪA CHƯƠNG TRÌNH HIỆN HÀNH TIẾP THU KINH NGHIỆM NƯỚC NGOÀI a) Chuyển từ CT nội dung sang CT phát triển năng lực; b) Lấy năng lực giao tiếp (đọc, viết, nói, nghe, nhìn, trình bày) làm trục thiết kế CT; tích hợp các kiến thức về tiếng Việt, văn học, văn hóa vào các hoạt động giao tiếp, c) Chú ý hai tính chất nổi bật của môn học là tính công cụ và tính thẩm mỹ - nhân văn. d) Xây dựng CT theo hướng mở: chú trọng chuẩn năng lực (đầu ra); đa dạng hóa nguồn tài liệu, thông tin e) Thực hiện chủ trương 01 CT nhiều SGK, phân cấp quản lí và phát triển CT nhà trường, địa phương dựa trên CT quốc gia. f) Thực hiện tích hợp và phân hóa trong xây dựng CT từ nội dung đến PPDH; chú trọng giáo dục đa phương thức cả đọc hiểu và tạo lập. g) Chú trọng hình thành và phát triển phương pháp học, dạy cách học; phát huy tính chủ động; tích cực; đa dạng hóa các hình thức học tập. h) Đánh giá theo kết quả năng lực, coi trọng sáng tạo, suy nghĩ độc lập; hạn chế tính chủ quan, áp đặt, chống sao chép, 6 NHỮNG THAY ĐỔI CƠ BẢN - Mục tiêu: từ mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ (CT 2006) sang phát triển phẩm chất và năng lực ( CT 2018); - Cách tiếp cận: thiết kế theo hướng năng lực,xuất phát từ các yêu cầu cần có cho HS về năng lực ngôn ngữ và văn học để lựa chọn các nội dung cần dạy. - Nội dung chương trình: + CT 2018 được xây dựng theo định hướng mở nhưng quy định rất rõ ⠀⠀⠀⠀⠀⠀yêu cầu về kĩ năng cần đạt và tiêu chí lựa chọn văn bản. + Mục tiêu cuối của CT Ngữ văn 2018 là phẩm chất và năng lực. Kiến ⠀⠀⠀⠀⠀⠀thức phổ thông cơ bản về tiếng Việt và văn học được hình thành qua ⠀⠀⠀⠀⠀⠀hoạt động tiếp nhận và tạo lập văn bản. + CT Ngữ văn mới chỉ nêu định hướng về kiểu văn bản và thể loại được ⠀⠀⠀⠀⠀⠀dạy ở từng lớp; không dạy theo lịch sử văn học; có thêm văn bản ⠀⠀⠀⠀⠀⠀thông tin. - Phương pháp dạy học: + Điều chỉnh, bổ sung và thay đổi cách dạy và học: chuyển từ cách dạy ⠀⠀⠀⠀⠀⠀nhồi nhét nội dung sang cách dạy hình thành và phát triển năng lực. + Dạy cách đọc, cách viết và cách nghe, nói; khuyến khích tính tích ⠀⠀⠀⠀⠀⠀cực, sáng tạo của người học; - Đánh giá: + Đổi mới theo hướng đánh giá năng lực người học, khắc phục tình trạng ⠀⠀⠀⠀⠀sao chép văn mẫu, học thuộc tài liệu có sẵn; + Căn cứ vào hệ thống yêu cầu cần đạt trong CT để đánh giá. Kết hợp linh ⠀⠀⠀⠀⠀hoạt các hình thức, kĩ thuật, công cụ đánh giá một cách phù hợp và ⠀⠀⠀⠀⠀hiệu quả; 7 PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC Hình thành cách học, tự học; thực hành, luyện tập và vận dụng các kiến thức tiếng Việt và văn học vào các tình huống giao tiếp trong cuộc sống; Phương pháp dạy học đặc thù: - Phương pháp dạy đọc - Phương pháp dạy viết - Phương pháp dạy nói và nghe; Phát huy tính tích cực người học: khuyến khích tranh luận, đặt câu hỏi, tận dụng kinh nghiệm và hiểu biết học sinh; hướng dẫn, giám sát và hỗ trợ; Tích hợp (tích hợp nội môn, liên môn, xuyên môn), phân hoá (các mức độ yêu cầu và chủ đề tự chọn); Đa dạng hoá phương pháp, kỹ thuật, hình thức tổ chức, phương tiện dạy học; 8 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ Cơ sở đánh giá: Căn cứ vào các yêu cầu cần đạt trong CT mỗi lớp; Nội dung đánh giá: Năng lực đọc, viết, nói và nghe; Cách thức đánh giá: quá trình và kết thúc, định tính và định lượng, trắc nghiệm và tự luận... Nguyên tắc: Học sinh được bộc lộ phẩm chất, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học và những suy nghĩ của bản thân; khuyến khích cá tính, sáng tạo; 9 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Địa chỉ: 136 Xuân Thuỷ - Cầu Giấy - Hà Nội Điện thoại: 024-37547823 - Fax: 024-37547971 Website: www.hnue.edu.vn Email: p.hcdn@hnue.edu.vn
File đính kèm:
- tai_lieu_chuong_trinh_giao_duc_pho_thong_mon_ngu_van.pdf