Tài liệu Chân dung và tiểu sử các nhà văn THCS
1. Chính Hữu (1926 - 2007)
Tấm áo hào hoa bạc gió mưa
Anh thành đồng chí tự bao giờ
Trăng còn một mảnh treo đầu súng
Cái ghế quan trường giết chết thơ.
(Xuân Sách)
* Tiểu sử.
+ Tên thật: Trần Đình Đắc, sinh ngày 15 tháng 12 năm 1926, đồng hương Can Lộc, Hà Tĩnh với
Xuân Diệu.
Chính Hữu đi học ở Hà Nội và tham gia kháng chiến chống Pháp từ Hà Nội. Ông viết ít mà chắc
khỏe, tiết kiệm ngôn từ. Thơ ông được chú ý vì tiết tấu, nhịp điệu linh hoạt.
Nguồn cảm hứng lớn trong thơ Chính Hữu là cuộc đời người chiến sĩ, là Tổ quốc VN gian lao mà
anh dũng trong các cuộc chiến tranh giải phóng.
Tác phẩm tiêu biểu: Đồng chí, Sáng hôm nay, Đường ra mặt trận, Ngọn đèn đứng gác, Thư nhà,.
Ông mất ngày 27/11/2007 tại Bệnh viện Hữu Nghị - Hà Nội, hưởng thọ 82 tuổi.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Chân dung và tiểu sử các nhà văn THCS
”. - Nhà thơ Vũ Ngọc Bình viết “ Võ Quảng lành như Phật/Khoẻ đôi tay văn thơ/”Măng tre” và “Quê nội”/Như thật mà như mơ”. 21. Minh Huệ (1927 - 2003) Vỡ lòng câu thơ viết Mời Bác ngủ Bác ơi Đêm nay Bác không ngủ Nhà thơ ngủ lâu rồi (Xuân Sách) Tiểu sử: Tên thật: Nguyễn Đức Thái, quê Nghệ An. Là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Ông sinh ngày 3/10/1927 mất ngày 11/10/2003. Quê gốc Bến Thủy, thành phố Vinh. Nơi ở hiện nay: phường Quang Trung, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Tốt nghiệp đại học Văn. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957). Minh Huệ tham gia Việt Minh (5/1945) và cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Nghệ An (8/1945). Hoạt động tuyên truyền, văn nghệ tuyên huấn, báo chí ở Nghệ An, khu ủy khu Bốn và một số nơi. Hội trưởng Hội sáng tác Văn nghệ liên khu IV. Trưởng Ban thơ, lý luận, phê bình; Văn học dịch Nhà xuất bản văn học. Ủy viên Ủy ban hành chính kiêm Trưởng ty Văn hóa Nghệ An. Chủ tịch Hội văn nghệ Nghệ Tĩnh. Ủy viên Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam (1984-1991). Tác phẩm đã xuất bản: Tiếng hát quê hương (thơ, 1959); Đất chiến hào, (thơ, 1970); Mùa xanh đến (thơ, 1972); Đêm nay Bác không ngủ (thơ, 1985); Rừng xưa rừng nay (bút ký, 1962); Ngọn cờ Bến Thủy (truyện ký, 1974-1979); Người mẹ và mùa xuân (truyện ký, 1981); Phút bi kịch cuối cùng (tiểu thuyết, 1990); Thưởng thức thơ viết về Bác Hồ (tiểu luận, 1992). Các bút danh: Mai Quốc Minh, Nguyễn Thái. Giải thưởng văn học: - Giải nhất Chi hội văn nghệ kháng chiến khu Bốn và Sở Thông tin tuyên truyền khu Bốn 1954 (thơ Dòng máu Việt Hoa). - Giải thưởng Nguyễn Du của Nghệ Tĩnh 1986 (tập thơ Đêm nay Bác không ngủ). * Bình luận. - “Thơ Minh Huệ còn lại với chúng ta nhờ ở tâm hồn đằm thắm, chân tình đôn hậu của anh. Chúng ta đòi hỏi nhiều ở tác giả nhưng tấm lòng say sưa, chất đậm đà của một vùng văn hoá in sâu trong mỗi câu chữ không có thể quên được”. (Phó giáo sư Mã Giang Lân) 22.Tố Hữu (1920 - 2002) * Tiểu sử: Tên thật: Nguyễn Kim Thành, Tố Hữu theo tiếng Hán là tự có. Sinh ngày 4/10/1920 tại Phù Lai, Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế. Ông sinh trưởng trong một gia đình Nho học nghèo. Cha ông là một nhà nho nghèo, không đỗ đạt và phải kiếm sống rất chật vật nhưng lại thích thơ, thích sưu tập ca dao tục ngữ. Từ sáu, bảy tuổi Tố Hữu đã học và tập làm thơ cổ. Mẹ ông cũng là con của một nhà nho, thuộc nhiều ca dao dân ca Huế và rất thương con. Cha mẹ cùng quê hương Huế đã góp phần nuôi dưỡng tâm hồn thơ Tố Hữu. Mẹ ông mất vào năm ông lên 12 tuổi. Năm 13 tuổi, ông vào trường Quốc học (Huế). Tại đây, được trực tiếp tiếp xúc với tư tưởng tiến bộ. Thời niên thiếu được chứng kiến nhiều hoạt động yêu nước của nhân dân trong vùng. Ông sớm giác ngộ lí t ưởng CM. Năm 18 tuổi ông đ ược kết nạp là Đảng viên ĐCSVN. Ông từng đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy chính trị của Đảng: Hiệu trưởng Trường Nguyễn Ái Quốc, Trưởng Ban Thống nhất Trung ương, Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương, Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương. Ông còn là Đại biểu Quốc hội khoá II và VII. Sự trưởng thành trong hoạt động chính trị của Tố Hữu gắn liền với từng bước đi lên của thơ ông. Ông mất 9h15' ngày 9 tháng 12 năm 2002 tại Bệnh viện 108. * Bình luận: + Là người sáng tạo ra một sự nghiệp thơ ca “có sức chinh phục được hàng triệu trái tim quần chúng” (Trường Chinh), Tố Hữu đã có mặt trong nền thơ ca hiện đại nước ta như là một phong cách lớn, vững vàng và đa dạng. Thơ ca vừa hồn nhiên, chân thực, vừa khái quát, sâu xa, vừa chân tình nhẹ nhàng. Đó là tiếng thơ đậm đà tính dân tộc và cũng có nhiều nét cách tân hiện đại. (Nguyên An) + Tác phẩm thơ: Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa, Một tiếng đờn. Tác phẩm lí luận: Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, Thời đại ta, Cuộc sống cách mạng và văn học nghệ thuật. Thơ Tố Hữu có một sức chinh phục thật rộng lớn, trở thành tài sản tinh thần của nhiều thế hệ bạn đọc Việt Nam. Thơ anh cũng rất nổi tiếng và được đánh giá cao ở nước ngoài. Trong lịch sử văn học VN hiện đại, Tố Hữu là nhà thơ có ảnh hưởng sâu rộng hiếm có. Anh rất xứng đáng với danh hiệu “con chim đầu đàn” của thơ ca cách mạng và kháng chiến, lá cờ đầu của nền văn học mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, xứng đáng với giải thưởng Hồ Chí Minh cao quý mà nhà nước vừa trao tặng. (Hữu Thỉnh) Giải thưởng · Giải nhất giải thưởng văn học Hội Văn nghệ Việt Nam 1954-1955 (tập thơ Việt Bắc) · Giải thưởng văn học ASEAN (1996) · Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học - nghệ thuật (đợt 1, 1996) 23. TRần Đăng Khoa (1958 - ) Chú dế góc sân hồn nhiên ca hát Hát thành thơ như nước triều lên Khi khôn lớn lại hồn nhiên đi giữa “Biển một bên và em một bên”. (Xuân Sách) TRần Đăng Khoa (sinh ngày 24 tháng 4 năm 1958), quê làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam. Hiện là trưởng ban Văn nghệ Đài tiếng nói Việt Nam và là giám đốc hệ truyền thanh có hình VOVTV. Tiểu sử Từ nhỏ ông đã được nhiều người cho là thần đồng thơ văn. Lên 8 tuổi, ông đã có thơ được đăng báo. Năm 1968, khi mới 10 tuổi, tập thơ đầu tiên của ông Từ góc sân nhà em (tập thơ tiếp theo là Góc sân và khoảng trời) được nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản. Có lẽ tác phẩm nhiều người biết đến nhất của ông là bài thơ "Hạt gạo làng ta", sáng tác năm 1968, được thi sĩ Xuân Diệu hiệu đính, sau được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ nhạc (1971). Trần Đăng Khoa nhập ngũ ngày 26/2/1975 khi đang học lớp 10/10 tại trường phổ thông cấp 3 Nam Sách, quân số tại Tiểu đoàn 691 Trung đoàn 2 Quân tăng cường Hải Hưng,sau khi giải phóng miền Nam việc bổ sung quân cho chiến trường khong còn cần thiết nữa, ông được bổ sung về quân chủng hải quân. Sau đó ông theo học Trường Viết văn Nguyễn Du và được cử sang học tại Viện Văn học Thế giới mang tên M. Gorki thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Nga. Khi trở về nước ông làm biên tập viên Văn nghệ quân đội. Từ tháng 6 năm 2004, khi đã mang quân hàm thượng tá Quân đội nhân dân Việt Nam, ông chuyển sang phụ trách Ban văn nghệ Đài tiếng nói Việt Nam. Hiện nay ông giữ chức giám đốc của hệ phát thanh có hình VOVTV của đài. Trần Đăng Khoa thuở nhỏ làm thơ hay, làm nức lòng người dân Bắc Việt, nhưng lớn lên không có tác phẩm nổi tiếng nào. Giải thưởng Ông 3 lần được tặng giải thưởng thơ của báo Thiếu niên Tiền phong (các năm 1968, 1969, 1971), Giải nhất báo Văn nghệ (1982) và Giải thưởng Nhà nước (năm 2000). 24. Nguyễn Tuân (1910 - 1987) Vang bóng một thời đâu dễ quên Sông Đà cũng muốn đẩy thuyền lên Chén rượu tình rừng cay đắng lắm Tờ hoa lại trót lỡ ưu phiền. (Xuân Sách) Nguyễn Tuân (10 tháng 7 năm 1910 – 28 tháng 7 năm 1987) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam. Sách giáo khoa hiện hành xếp ông vào một trong 9 tác giả của văn học Việt Nam hiện đại. Ông viết văn với một phong cách tài hoa uyên bác và được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng tiếng Việt. Hà Nội có một con đường mang tên ông. * Tiểu sử: Quê ở làng Mọc, nay là Nhân Chính, Từ Liêm, Hà Nội. Sinh ra trong một gia đình nho học, đi nhiều nên trải đời, vốn đời dồi dào, phong phú. Không được học ở trường nhiều như Huy Cận, Xuân Diệu nhưng rất chịu tìm đọc đủ loại sách báo nên vốn chữ nghĩa rất giàu có, sâu sắc. Thành công ở truyện ngắn, tùy bút. Đã từng tham gia lãnh đạo Hội nhà văn VN (Từ 1948 đến 1958), Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật VN. Nguyễn Tuân mất tại Hà Nội vào năm 1987, để lại một sự nghiệp văn học phong phú với những trang viết độc đáo và đầy tài hoa. * Tác phẩm nổi tiếng: Vang bóng một thời (1940); Thiếu quê hương (1943); Tình chiến dịch (1950); Sông Đà (1960); Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972) và Tuyển tập Nguyễn Tuân (2 tập – 1982), nhiều bài tùy bút về cảnh sắc và hương vị đất nước. * Bình luận: Người ta quý Nguyễn Tuân vì cái văn của ông với những tác phẩm đáng gọi là kiệt tác, với những trang văn đã đạt đến trình độ mẫu mực cổ điển. Nhưng người ta còn quý ông vì tư cách, cái cốt cách đang hoàng kia nữa. Xét ra chính là vì ông đã biết quý trọng thật sự, biết tự hào thực sự với cái nghề văn c ủa mình. (Nguyễn Đăng Mạnh) * Giải thưởng. Năm 1996 ông được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I). 25. Duy Khán (1934 - 1993) * Tiểu sử. Tên khai sinh: Nguyễn Duy Khán. Sinh ngày 6 tháng 8 năm 1934. Quê gốc xã Nam Sơn huyện Quế võ, tỉnh Bắc Ninh. Mất ngày 29 tháng 1 năm 1993 tại Hải Phòng. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam Duy Khán sinh trưởng trong một gia đình nông dân nghèo, học dở dang trong vùng tạm chiếm, trốn ra vùng tự do nhập ngũ. Trước ở bộ binh, sau về quân chủng Phòng không – không quân. Từng làm giáo viên văn hoá trong quân đội, sau chuyển làm phóng viên phát thanh quân đội. Về tạp chí Văn nghệ Quân đội làm biên tập viên, phóng viên năm 1972. * Giải thưởng. Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1987 cho tác phẩm Tuổi thơ im lặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật năm 2007 * Tác phẩm đã xuất bản. Trận mới (Thơ, 1972) Tâm sự người đi (Thơ, 1987) Tuổi thơ im lặng (Truyện, 1986) 26. Lý Lan (1957) Tiểu sử Lý Lan sinh ngày 16 tháng 7 năm 1957 tại Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Quê mẹ ở xứ vườn trái cây Lái Thiêu, quê cha ở huyện Triều Dương, tỉnh Quảng Đông, Trung quốc. Tám năm đầu đời Lý Lan sống ở quê mẹ, sau khi mẹ mất thì gia đình về Chợ Lớn định cư đến nay. Lý Lan học khoảng một năm ở trường làng, nửa năm ở trường Trung Chánh, và học hết tiểu học ở trường Chợ Quán, trung học ở trường Gia Long, đại học ở trường Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, và cao học (M.A.) Anh văn ở đại học Wake Forest (Mỹ). Từ năm 1980, Lý Lan bắt đầu dạy ở trường trung học Cần Giuộc (Long An), năm 1984 chuyển về trường trung học Hùng Vương (thành phố Hồ Chí Minh), năm 1991 chuyển qua trừơng trung học Lê Hồng Phong, năm 1995 sang dạy ở đại học Văn Lang đến năm 1997 thì nghỉ dạy hẳn. Truyện ngắn đầu tay của Lý Lan là Chàng Nghệ Sĩ in trên báo Tuổi Trẻ và được giải thưởng (năm 1978). Lan tiếp tục viết và đăng truyện trên báo Tuổi Trẻ, Văn Nghệ Giải Phóng, Khăn Quàng Đỏ. Tập truyện ngắn đầu tay Cỏ hát (in chung với Trần Thùy Mai) xuất bản năm 1983 (nhà xuất bản Tác Phẩm Mới, Hà Nôi). Tập truyện thiếu nhi Ngôi nhà trong cỏ (NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1984) được giải thưởng văn học thiếu nhi của hội Nhà Văn Việt Nam. Tập thơ Là mình (NXB Văn Nghệ, TP HCM, 2005) được giải thưởng thơ hội Nhà Văn TP HCM. Ngoài ra, Lý Lan là dịch giả của bộ truyện Harry Potter (bản tiếng Việt do NXB Trẻ phát hành ở Việt Nam từ năm 2001) 27. Khánh Hoài (1937) (Bút danh khác: Bảo Châu) Tiểu sử: Tên khai sinh: Đỗ Văn Xuyền, sinh ngày 10/7/1937. Quê gốc: xã Đông Kinh, Đông Hưng, Thái Bình. Nơi ở hiện nay: Thành phố Việt Trì. Tốt nghiệp Đại học sư phạm (Khoa sinh ngữ). Hội viên Hội nhà văn VN (1981) Tác phẩm đã xuất bản: Trận chung kết (truyện dài, 1975); Những chuyện bắt ngờ (truyện vừa 1978); Cuộc chia tay của những con búp bê (truyện 1992); Chuyện ở lớp, chuyện ở nhà (truyện vừa 1993 – 1994) Gần đây Nhóm nghiên cứu Chữ Việt cổ và giáo dục thời Hùng Vương, do nhà văn Khánh Hoài - Đỗ Văn Xuyền lãnh đạo đã có những khám phá rất quan trọng. Một trong những kết quả nghiên cứu của Nhóm là phát hiện ra một bộ chữ Việt cổ được lưu giữ ở vùng Tây Bắc Việt Nam. 28. Xuân Quỳnh (1942 - 1988) Mải hái hoa dọc chiến hào Bỏ quên chòi biếc lúc nào không hay Thói quen cũng lạ lùng thay Trồng cây táo lại mọc cây bạch đàn (Xuân Sách) Tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942 tại xã La Khê, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Sơn Bình, trong một giai đình công chức. Thuở nhỏ, mồ côi mẹ từ sớm,cha là một nhà giáo yêu văn học. Đời sống tinh thần của XQ được bồi đắp từ nguồng tình cảm của bà nội và chị (ở với bà nộị). Cũng giống như hầu hết các nữ sĩ Đông Tây Kim Cổ, Xuân Quỳnh làm thơ cốt để diễn tả cuộc sống của chính mình về tất cả mọi phương diện: những khát khao, những tình cảm, những suy nghĩ, và "sự sống" của một người phụ nữ. Vì lẽ đó hầu hết thơ của chị đều là thơ trữ tình. Đất nước, thiên nhiên, thời đại đều được phản ánh vào thơ chị thông qua cái lăng kính chữ tình đó. Chị đã định hướng dứt khoát cho con đường sự nghiệp của mình: đó là nghiệp thơ. Chị quyết định chấm dứt một cuộc hôn nhân mà chị biết là mình đã sai lạc để xây dựng tình yêu và hôn nhân với "chú đại bàng non trẻ" Lưu Quang Vũ (1973) mà chị biết chắc trong đó có tình yêu và hạnh phúc đích thực. Xuân Quỳnh mất ngày 29 tháng 8 năm 1988 trong một tai nạn giao thông tại đầu cầu Phú Lương, thị xã Hải Dương (nay là thành phố), tỉnh Hải Dương cùng với Lưu Quang Vũ và con trai út Lưu Quỳnh Thơ mới 13 tuổi. Xuân Quỳnh được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001. Xuân Quỳnh không làm ra thơ, không chế tạo câu chữ mà chị viết như kể lại những gì chị đã sống, đã trải. Nét riêng của Xuân Quỳnh so với thế hệ nhà thơ hiện đại cùng thời chính là ở khía cạnh nội tâm đó. Thơ Xuân Quỳnh giàu tình cảm, tình cảm sâu và tinh tế nhưng lẩn khuất phía sau tình cảm ấy lại là tư tưởng có tính khái quát, triết lý. Xuân Quỳnh được coi là nhà thơ nữ hàng đầu của nửa cuối thế kỷ 29. Đặng Thai Mai (1902 - 1984) Ông sinh năm 1902 tại làng Lương Điền (nay là Thanh Xuân), huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An trong một gia đình nho học. Cha tham gia phong trào Duy Tân bị bắt đi đày Côn Đảo. Từ 6 tuổi ở với bà nội. Năm 1925, bắt đầu tham gia cách mạng, hoạt động văn hoá từ những năm 1936. Đặng Thai Mai có vốn nho học uyên thâm và am hiểu văn học cổ điển Pháp, văn học hiện đại Trung Quốc, văn học cận đại Việt Nam. Đặng Thai Mai là nhà lí luận phê bình sắc sảo. Năm 1982, ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh. Năm 1996, ông lại được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt I) về các công trình nghiên cứu văn học Việt Nam và văn học thế giới. Đặng Thai Mai mất năm 1984. 30. Hoài Thanh (1909 - 1982) Vị nghệ thuật nửa cuộc đời Nửa đời sau lại vị người ngồi trên Thi nhân còn một chút duyên Lại vò cho nát lại lèn cho đau Bình thơ tới thuở bạc đầu Vẫn chưa thể tất nổi câu nhân tình Giật mình mình lại thương mình Tàn canh tỉnh rượu bóng hình cũng tan (Xuân Sách) Tiểu sử: Hoài Thanh có tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên (ngoài ra ông còn sử dụng các bút danh khác như Văn Thiên, Le Nhà Quê), là một nhà phê bình văn học uyên bác và tinh tế, có vị trí lớn trong văn học Việt Nam thế kỉ 20. Cùng với em trai là Hoài Chân, ông là đồng tác giả cuốn Thi nhân Việt Nam. Quê ông ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Hồi nhỏ ông là học sinh của trường Quốc học Vinh. Trước 1945, ông tham gia viết văn, làm báo, dạy học và được coi là người đứng đầu trường phái phê bình văn học Nghệ thuật vị nghệ thuật. Ông từng gia nhập Tân Việt cách mạng Đảng, tham gia Tổng khởi nghĩa cướp chính quyền ở Huế tháng 8 năm 1945. Sau 1945 ông lần lượt giữ những chức vụ: Chủ tịch Hội văn hóa cứu quốc, Huế (tháng 9 năm 1945); cán bộ giảng dạy tại Đại học Hà Nội (từ 1945 đến 1946); công tác tại Đài tiếng nói Việt Nam (từ 1947 đến 1948); ủy viên Ban thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam(1950); Trưởng tiểu ban Văn nghệ Ban Tuyên huấn Trung ương (1950-1956); Vụ trưởng Vụ nghệ thuật và giảng dạy tại Khoa Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội (1958). Trong khoảng 10 năm 1958-1968 ông trở thành đại biểu Quốc hội khóa 2, làm Tổng thư ký Hội văn học nghệ thuật Việt Nam; tham gia Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa 1 và 2. Từ 1959-1969 ông giữ chức Phó viện trưởng Viện Văn học kiêm Thư ký tòa soạn Tạp chí Nghiên cứu văn học của Viện. Từ 1969 đến 1975 ông giữ chức Chủ nhiệm tuần báo Văn nghệ Tác phẩm đã xuất bản * Thi nhân Việt Nam (1942) * Phê bình và tiểu luận tập 1 (1960), tập 2 (1965), tập 3 (1971) * Phan Bội Châu (1978) * Chuyện thơ (1978) * Di bút và di cảo (1993) * Hoài Thanh toàn tập (4 tập, 1998)... Giải thưởng Ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. 31. Phạm Văn Đồng (1906 - 2000) Phạm Văn Đồng (1 tháng 3 năm 1906 - 29 tháng 4 năm 2000) là vị Thủ tướng Việt Nam tại vị lâu nhất (1955 - 1987). Ông là một cộng sự của chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1955 đến năm 1976 và Thủ tướng của nước Việt Nam thống nhất từ năm 1976 (từ năm 1981 gọi là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) cho đến khi nghỉ hưu năm 1987. Ông có một bí danh là Tô. Phạm Văn Đồng sinh ra ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Ông tham gia phong trào bãi khóa chống Pháp của học sinh sinh viên năm 1925, khi Phan Châu Trinh mất... Là người có công lớn trong cuộc đấu tranh, ngoại giao của đất n ước ở thế kỉ XX.. Ông đã được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng của Việt Nam và nhiều huân chương khác của Liên Xô, Lào, Campuchia, Cuba, Bulgaria, Ba Lan và Mông Cổ. Về cuối đời, dây thần kinh đáy mắt của ông đã bị teo nên mắt ông mờ dần và ông thường xuyên phải đeo kính đen. Ông mất tại Hà Nội ngày 29 tháng 4 năm 2000. 32. Phạm Duy Tốn ( 1881 - 1924) + Quê: Phượng Vũ, Thường Tín, Hà Tây, song sống nhiều ở Hà Nội; thuộc lớp trí thức “Tây học” hồi đầu thế kỉ. Ông làm phiên dịch, viết báo. Tiểu sử Ông sinh tại 54 Hàng Dầu, Hà Nội. Người bố là Phạm Duy Đạt và mẹ là Nguyễn Thị Huê. Vợ ông là Nguyễn Thị Hòa. Con út của ông là nhạc sĩ nổi tiếng Phạm Duy. Phạm Duy Tốn còn là nhà báo và một doanh nhân tiến bộ và cũng là người từng viết những đoản văn đầu tiên của thể loại truyện ngắn theo lối Tây phương. Phạm Duy Tốn là một trong số những người Việt đầu tiên húi tóc ngắn và mặc Âu phục, một trong số những người sáng lập phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội năm 1907. Đầu thế kỷ 20, ở miền Bắc có câu phương ngôn lưu truyền: "Quỳnh, Vĩnh, Tốn, Tố", nhằm chỉ Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Duy Tốn và Nguyễn Văn Tố là bốn người không những giỏi tiếng Pháp vào bậc nhất mà còn tinh thông Hán học. Phạm Duy Tốn đã cùng với các chí sĩ yêu nước, nhà nho học, học giả như Phan Bội Châu, Lương Ngọc Cán, Nguyễn Quyền, Ngô Đức Kế, Dương Bá Trạc, Đào Nguyên Phổ, Hoàng Tăng Bí... chủ xướng với sự hợp tác của một số tây học như Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Bá Học ...dạy ở trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Phạm Duy Tốn mất năm 1924 vì bệnh lao. Các tác phẩm Phạm Duy Tốn sáng tác nhiều, và nhiều truyện đã được đưa vào sách giáo khoa trung học: - Sống chết mặc bay. - Một cảnh thương tâm. - Con người sở khanh - Nước đời lắm nỗi - Tiếu lâm An Nam (sưu tầm) 33. Thạch Lam (1909 - 1942) Tiểu sử. Thạch Lam là một nhà văn Việt Nam thuộc nhóm Tự Lực văn đoàn. Ông còn có bút danh khác là Việt Sinh. Thạch Lam tên thật là Nguyễn Tường Vinh (sau đổi thành Nguyễn Tường Lân), sinh năm 1909. Quê nội ông ở làng Cẩm Phô, Hội An, Quảng Nam, quê ngoại ở Cẩm Giàng, Hải Dương. Thuở nhỏ, Thạch Lam sống với gia đình ở quê ngoại, sau đó theo cha chuyển sang Thái Bình tiếp tục bậc tiểu học. Lớn lên, ông cùng gia đình chuyển ra Hà Nội, học trường Canh Nông, rồi trường Trung học Albert Saraut. Thạch Lam là một nhà văn Việt Nam thuộc nhóm Tự Lực văn đoàn. Ông còn có bút danh khác là Việt Sinh. Thạch Lam bắt đầu hoạt động văn học từ 1932, thành viên của Tự Lực văn đoàn. Ông tham gia biên tập các tờ tuần báo Phong hóa, Ngày nay. Thạch Lam nghiện thuốc phiện từ trẻ, sau mất vì bệnh lao năm 1942 tại Hà Nội. Quan điểm và phong cách Thạch Lam không thành công lắm trong tiểu thuyết nhưng ông là cây bút viết truyện ngắn tài hoa xuất sắc.Ông đã tạo được tên tuổi ngay từ tập truyện ngắn đầu tay Gió đầu mùa. Truyện của ông thuộc dạng không có cốt truyện rõ rệt, nhưng rất nên thơ, giàu tình thương người. Chất liệu trong truyện chủ yếu là chất liệu gần gũi với đời thường, nên truyện mang tính chân thật hơn so với các nhà văn Tự lực khác. Thạch Lam có quan điểm sáng tác hơi khác với các anh trai. Ông quan niệm dùng ngòi bút tấn công vào những cái "giả dối" và "tàn ác", xây dựng nên một xã hội tốt đẹp hơn. Chính vì vậy mà tác phẩm của ông chủ yếu phản ánh cuộc đời nghèo khổ của những người dân thường, đồng thời ca ngợi những đức tính tốt đẹp của họ
File đính kèm:
- tai_lieu_chan_dung_va_tieu_su_cac_nha_van_thcs.docx