Tài liệu bồi dưỡng Ngữ văn 7

Đọc câu văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :

"Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra"

 (Trích SGK Ngữ văn 7, tập 1).

Câu 1. Trình bày những hiểu biết của em về xuất xứ và nội dung chính của VB có chứa câu văn trên?

Câu 2. Phương thức biểu đạt của văn bản là gì?

Câu 3. Bài văn giúp em hiểu thêm về điều gì?

Câu 4: Bài văn đề cập đến vấn đề gì?

Câu 5: Suy nghĩ của em về câu nói : “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”?

Câu 6: Văn bản sử dụng hình thức là lời của ai nói với ai? Sử dụng hình thức này có tác dụng gì?

 

doc 65 trang linhnguyen 06/10/2022 3500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu bồi dưỡng Ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu bồi dưỡng Ngữ văn 7

Tài liệu bồi dưỡng Ngữ văn 7
94) Nhà văn đã được nhận:  
- Giải A, giải Văn nghệ Vĩnh Phú 10 năm (1975-1985) (truyện dài Trận chung kết). 
 - Giải Nhì cuộc thi thơ -văn viết về quyền trẻ em do Viện Khoa học Giáo dục và Tổ chức cứu trợ trẻ em Rát-đa Bác-nen (Thụy Điển) tổ chức (cho truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê)
 - Giải chính thức giải thưởng Hùng Vương (Hội Văn nghệ Vĩnh Phú) (cho tập Chuyện ở lớp, chuyện ở nhà) 
2. Tác phẩm: 
Hoàn cảnh ra đời
Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” được trao giải Nhì, cuộc thi thơ – văn viết về quyền trẻ em, do Viện Khoa học Giáo dục và Tổ chức cứu trợ trẻ em Rát-đa Bác-nen Thụy Điển tổ chức năm 1992.
Thể loại
Truyện ngắn.    
Tóm tắt:
Vì bố mẹ chia tay nhau, hai anh em Thành và Thuỷ cũng phải mỗi người một ngả: Thuỷ về quê với mẹ còn Thành ở lại với bố. Hai anh em nhường đồ chơi cho nhau, Thuỷ đau đớn chia tay thầy cô, khi chia tay còn quyến luyến anh không muốn rời,... Ba cuộc chia tay gợi lên ở bạn đọc những xúc cảm mạnh mẽ cùng nỗi xót thương cho cảnh ngộ mà lẽ ra những người bạn nhỏ không phải gánh chịu.
Giá trị nội dung
Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai em bé trong truyện khiến người đọc thấm thía rằng: Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng. Mọi người hãy cố gắng bảo vệ và giữ gìn, không nên vì bất cứ lí do gì làm tổn hại đến những tình cảm tự nhiên, trong sáng ấy.
Giá trị nghệ thuật
- Ngôi kể thứ nhất, giúp bộc lộ cảm xúc chân thật, dễ dàng
- Lời kể chân thành, giản dị, không có xung đột dữ dội, ồn àophù hợp với tâm trạng nhân vật và có sức truyền cảm
- Miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tinh tế
- Lựa chọn chi tiết, hình ảnh độc đáo, hấp dẫn.
II. Dàn ý phân tích tác phẩm “Cuộc chia tay của những con búp bê”:
1. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả Khánh Hoài (tiểu sử, các tác phẩm chính.)
- Giới thiệu về văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” (xuất xứ, tóm tắt, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật,)
2. Thân bài:
a. Cảnh hai anh em Thành và Thủy chia đồ chơi
- Tâm trạng của Thành và Thủy khi biết tin hai anh em sắp phải xa nhau:
   + Thủy: bất giác run lên bần bật, kinh hoàng và tuyệt vọng, khóc cả đêm, mất hồn, loạng choạng, không cho chia rẽ hai con búp bê, buồn thăm thẳm,
   + Thành: cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suốt, ướt dầm cả gối và hai cánh tay áo, lạy trời đây chỉ là một giấc mơ
⇒ Hai anh em đau khổ, ngậm ngùi trước nỗi đau chia xa
- Hai anh em nhớ lại những kỉ niệm đã có cùng nhau:
   + Thủy mang kim ra tận sân vận động vá áo cho anh
   + Thành giúp em học, chiều nào cũng đến đón em về
- Khi chia đồ chơi, tình cảm yêu thương và sự gắn bó của hai anh em càng thể hiện rõ:
   + Chia đồ chơi, Thành nhường hết cho em
   + Thủy thương anh, “không có ai gác đêm cho anh ngủ nên nhường lại cho anh con vệ sĩ”.
⇒ Thành và Thủy rất mực gần gũi, quan tâm, yêu thương và sẵn sàng chia sẻ cùng nhau.
b. Thủy chia tay cô giáo và lớp học
- Khóc thút thít vì Thủy phải chia xa nơi này mãi mãi và có thể Thủy sẽ không còn được đi học nữa.
- Cô giáo tái mặt, nước mắt dàn dụa.
- Bọn trẻ khóc mỗi lúc một to hơn.
⇒ Mọi người đều ngạc nhiên, thương xót và đồng cảm với nỗi bất hạnh của Thủy.
- Bức tranh cảnh vật vẫn tươi vui như mọi ngày: mọi người vẫn đi lại bình thường, nắng vàng ươm trùm lên cảnh vật.
c. Cảnh hai anh em Thành và Thủy chia tay nhau:
- Tâm trạng và hành động của Thủy:
   + Thủy như người mất hồn, mặt tái xanh như tàu lá.
   + Lấy con Vệ Sĩ ra đặt cạnh đầu giường anh để nó gác đêm cho anh ngủ.
   + Nhắc anh, lúc nào có áo rách, tìm về chỗ em để em vá.
   + Cuối cùng, Thủy đặt con Em Nhỏ ở lại và dặn anh không bao giờ được để chúng nó ngồi xa nhau.
- Tâm trạng của Thành: mếu máo, chân như chôn xuống đất, hứa với em sẽ để con Vệ Sĩ và Em Nhỏ cạnh nhau.
⇒ Khung cảnh chia tay đau thương, buồn bã, ngậm ngùi của hai anh em Thành và Thủy.
3. Kết bài:
- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật:
   + Nội dung: ca ngợi tình cảm anh em, tình cảm gia đình thắm thiết. Đồng thời, phản ánh hiện tượng xã hội: li hôn và hậu quả của nó.
   + Nghệ thuật: cách kể chuyện hấp dẫn, miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo, kết hợp giữa quá khứ và hiện tại,
- Cảm nhận của bản thân về văn bản: để lại nhiều cảm xúc, gợi nhắc về tình cảm gia đình, tình anh em,
B. Bài tập:
I. Cơ bản:
Bài tập 1: Tác giả của truyện Cuộc chia tay của những con búp bê là ai?
A. Khánh Hoài
B. Lê Anh Trà
C. Lý Lan
D. Et- môn đô A-mi-xi
Bài tập 2: Truyện được kể theo ngôi thứ mấy
A. Ngôi thứ nhất
B, Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Ngôi thứ tư
Bài tập 3: Ai là nhân vật chính trong truyện
A. Thành
B. Bạn bè trong lớp Thủy
C. Bố mẹ Thành và Thủy
D. Hai anh em Thành và Thủy
Bài tập 4: Ý nghĩa nhan đề của tác phẩm là gì?
A. Cuộc chia tay của những con bê chính là cuộc chia tay của những đứa trẻ đáng thương tội nghiệp
B. Nhan đề gây sự chú ý bởi tính có vấn đề, có tình huống nằm ở phần nhan đề tác phẩm
C. Thông điệp tác giả muốn nhắn nhủ rằng: đừng vì bất cứ lý do gì mà chia cắt tình cảm của trẻ nhỏ, phải bảo vệ và vun đắp tình cảm, hạnh phúc gia đình
D. Cả 3 đáp án trên
Bài tập 5: Nhân vật Thành đối xử với em gái như thế nào?
A. Luôn thương yêu và bảo vệ em
B. Sau khi bố mẹ chia tay, quan tâm, thương yêu, nhường nhịn cho em
C. Trước khi hai anh em chia tay thì mải chơi với bạn bè, chẳng khi nào chú ý tới em
D. Cả B và C
Bài tập 6: Trong truyện hai con búp bê có ý nghĩa tượng trưng cho điều gì?
A. Những món đồ chơi yêu thích của trẻ con
B. Những đứa trẻ hồn nhiên, trong sáng, ngây thơ
C. Những đứa trẻ trưởng thành, hiểu biết, nhân ái
D. Cả 3 phương án trên
Bài tập 7: Nhân vật Thủy trong truyện là người như thế nào?
A. Luôn quan tâm, chăm sóc và thương yêu anh trai
B. Là đứa trẻ cá tính, thích gây trò quậy phá
C. Là đứa trẻ nhút nhát, ít nói nhưng quan tâm tới gia đình
D. Cả 3 đáp án trên
Bài tập 8: Chi tiết khi Thủy đến chia tay lớp học, cô giáo tặng Thủy đồ vật gì?
A. Chiếc bút và quyển vở
B. Gấu bông
C. Một món quà bí mật
D. Cả 3 đáp án trên đều sai
Bài tập 9: Nội dung câu chuyện Cuộc chia tay của những con búp bê là gì?
A. Nói về cuộc chia tay giữa hai con búp bê Vệ Sĩ và Em nhỏ
B. Cuộc chia tay đầy đau đớn, cảm động của hai em bé Thành và Thủy
C. Cuộc chia tay của cha mẹ khiến hai anh em Thành Thủy phải chia tay nhau
D. Cả ba đáp án trên
Bài tập 10: Tại sao sau khi dắt Thủy ra khỏi trường, tâm trạng của Thành lại “kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”?
A. Vì cuộc sống vẫn diễn ra như thường nhật, chỉ có tâm trạng của Thành chìm trong đau khổ bởi gia đình ly tán.
B. Vì mọi người không biết sự thật đang diễn ra, trong khi hai anh em Thành Thủy đau khổ vì bố mẹ chia tay
C. Anh em Thành tâm trạng khi sống trong không khí chia ly, thiên nhiên vẫn đẹp một cách dửng dưng càng làm nỗi đau khổ của Thành đến tột cùng
D. Cả 3 đáp án trên
Bài tập 11: Cuộc chia tay của những con búp bê tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì?
A. Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng
B. Mọi người hãy cố gắng bảo vệ và giữ gìn, không nên vì bất cứ lý do gì làm tổn hại đến những tình cảm tự nhiên, trong sáng ấy
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Bài tập 12: Văn bản có những cuộc chia tay nào? 
*Gợi ý: Có 3 cuộc chia tay:
- Chia tay với búp bê.
- Chia tay với cô giáo và bạn bè.
- Chia tay giữa anh và em.
(Đoạn 1: Đồ chơi của chúng tôi cũng chẳng có nhiều nước mắt tôi ứa ra.
Đoạn 2: Gần trưa, chúng tôi mới ra đến trường họcnắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật.
Đoạn 3: Cuộc chia tay đột ngột quáđến hết).
Bài tập 13: Tại sao tác giả không đặt tên truyện là “Cuộc chia tay của hai anh em” mà lại đặt là “Cuộc chia tay của những con búp bê” .
*Gợi ý: Những con búp bê vốn là đồ chơi thủa nhỏ, gợi lên sự ngộ nghĩnh, trong sáng, ngây thơ, vô tội. Cũng như Thành và Thủy buộc phải chia tay nhau nhưng tình cảm của anh và em không bao giờ chia xa.
Những kỉ niệm, tình yêu thương, lòng khát vọng hạnh phúc còn mãi mãi với 2 anh em, mãi mãi với thời gian. 
II. Nâng cao:
Bài tập 1: Trong truyện có chi tiết nào khiến em cảm động nhất. Hãy trình bày bằng 1 đoạn văn (học sinh viết, giáo viên nhận xét - cho điểm).
* Gợi ý: Cuối câu chuyện Thủy để lại 2 con búp bê ở bên nhau, quàng tay vào nhau thân thiết, để chúng ở lại với anh mình. Cảm động biết bao khi chúng ta chứng kiến tấm lòng nhân hậu, tốt bụng, chan chứa tình yêu thương của Thủy. Thà mình chịu thiệt thòi còn hơn để anh mình phải thiệt. Thà mình phải chia tay chứ không để búp bê phải xa nhau. Qua đó ta cũng thấy được ước mơ của Thủy là luôn được ở bên anh như người vệ sĩ luôn canh gác giấc ngủ bảo vệ và vá áo cho anh.
Bài tập 2: Vì sao Thành và Thủy đang đau khổ mà chim và người vẫn ríu ran. Vì sao khi dắt em ra khỏi trường, Thành vẫn thấy mọi cảnh vật vẫn diễn ra bình thường?
* Gợi ý: Đó là 2 chi tiết nghệ thuật đặc sắc và giàu ý nghĩa. Bố mẹ bỏ nhau - Thành và Thủy phải chia tay nhau. Đó là bi kịch riêng của gia đình Thành. Con dòng chảy thời gian, nhịp điệu cuộc sống vẫn sôi động và không ngừng trôi. Câu chuyện như một lời nhắn nhủ: mỗi người hãy lắng nghe và chú ý đến những gì đang diễn ra quanh ta, để san sẻ nỗi đau cùng đồng loại. Không nên sống dửng dưng vô tình. Chúng ta càng thấm thía: tổ ấm gia đình, hạnh phúc gia đình, tình cảm gia đình là vô cùng quí giá, thiêng liêng; mỗi người, mỗi thành viên phải biết vun đắp giữ gìn những tình cảm trong sáng, thân thiết ấy.
Bài tập 3: Đọc kĩ lại đoạn văn ngắn “Tôi dắt em ra vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật” . Thử hình dung mình là nhân vật Thành trong câu chuyện, em hãy nói lên tâm trạng của mình. 
* Gợi ý: Đoạn văn miêu tả về cảnh vật đặt ngay sau đoạn văn miêu tả về cảnh chia tay giữa Thuỷ và lớp học. 
- Nhìn cảnh chia tay của em gái với lớp học: cô giáo thì “giàn giụa nước mắt”, Thuỷ nức nở, còn bọn trẻ khóc ngày một to hơn, tôi cảm thấy xót xa vô cùng.
- Thế mà cảnh vật bên ngoài “mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên: cảnh vật”. Tôi tự hỏi: nỗi đau, cảnh ngộ đau xót, đáng thương của hai an hem tôi không hề tác động gì đến cảnh vật và mọi người xung quanh hay sao? Tôi đau khổ tột cùng và cảm thấy hụt hẫng và đặt ra nhiều câu hỏi trong đầu: Tại sao? Bố mẹ bỏ nhau, khiến anh em tôi phải xa nhau? Đó có lẽ là bi kịch riêng của một gia đình, bi kịch riêng của anh em tôi. Còn dòng chảy thời gian, màu sắc cảnh vật, nhịp điệu cuộc sống vẫn diễn ra một cách bình thường, tự nhiên. 
Bài tập 4: Ở phần cuối truyện “ Cuộc chia tay của những con búp bê” của tác giả Khánh Hoài, nhân vật Thuỷ khi đã trèo lên xe theo mẹ, bỗng tụt xuống, đi nhanh về phía giường và: “ đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ ”.
 Bằng một đoạn văn ngắn (từ 7-10 câu), hãy trình bày suy nghĩ của em về chi tiết này.
 * Gợi ý: 
- Chi tiết tưởng như gây bất ngờ nhưng lại phù hợp trong sự phát triển tâm lí nhân vật, vì có liên quan đến việc bé Thủy tru tréo lên giận dữ khi Thành chia con Em Nhỏ và con Vệ Sĩ
- Chi tiết này cho ta thấy Thủy là một em bé rất thương anh, thương những con búp bê, chấp nhận chia lia chứ không để búp bê phải chia tay, muốn anh luôn có con Vệ Sĩ gác cho giấc ngủ được ngon lành. 
Người đọc vừa mến yêu trân trọng vừa xót xa thương cho cô bé có lòng vị tha nhân hậu mà chịu nỗi đau quá lớn khi tuổi còn nhỏ đã phải chịu cảnh chia lìa
- Chi tiết truyện còn mang thông điệp mà nhà văn muốn gửi đến người đọc: cuộc chia tay của các em nhỏ là rất vô lí, là không nên có, không nên để nó xảy ra, chi tiết đó cũng gợi nỗi khát khao cháy bỏng của tuổi thơ chúng ta, đó là tuổi thơ cần được sống trong vòng tay yêu thương của cha mẹ, sống trong tình cảm đầm ấm của gia đình.
Bài tập 5: Trong truyện “ cuộc chia tay của những con búp bê”, tác giả đã miêu tả cảnh thiên nhiên trong một đoạn văn như sau:
“ Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sau, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai họa giáng xuống đầu anh em tôi nặng thế này”.
a) Hãy nhận xét về nghệ thuật miêu tả trong đoạn văn.
b) Qua đoạn văn, em hãy chỉ rõ vai trò của văn miêu tả trong tác phẩm tự sự này.
* Gợi ý: 
a) Nghệ thuật miêu tả trong đoạn văn:
- Từ ngữ, hình ảnh: dùng từ miêu tả màu sắc, âm thanh, từ láy gợi hình, gợi âm thanh “ rực rỡ, nhảy nhót, chiêm chiếp, ríu ran”.
- Nghệ thuật nhân hóa.
b) Qua đó làm hiện lên bức tranh thiên nhiên sinh động, rực rỡ.
Dụng ý nghệ thuật của tác giả: thiên nhiên càng tươi đẹp, rộn ràng; cuộc sống sinh hoạt càng nhộn nhịp thì càng làm người đọc xót xa tâm trạng đau buồn, nặng nề của hai anh em Thành và Thủy khi phải chịu cảnh chia lìa. Như vậy, vai trò của văn miêu tả ở đây là tả cảnh để làm nổi bật nội tâm của nhân vật.
Bài tập 6: Thứ tự kể trong truyện nhắn này có gì độc đáo? Hãy phân tích để chỉ rõ tác dụng của thứ tự kể ấy trong việc biểu đạt nội dung chủ đề.
* Gợi ý: 
- Thứ tự kể: đan xen quá khứ và hiên tại( từ hiện tại gợi nhớ về quá khứ). 
- Dùng thứ tự kể này, tác giả đã tạo ra sự hấp dẫn cho câu chuyện. Đặc biệt hơn nữa, qua sự đối chiếu giữa quá khứ hạnh phúc và hiện tại đau buồn, tác giả còn làm nổi bật chủ đề tác phẩm: vừa ca ngợi tình anh em sâu sắc, bền chặt và ảm động của hai nhân vật, vừa làm nổi bật bi kịch tinh thần của những đứa trẻ vô tội khi bố mẹ li dị, tổ ấm gia đình bị chia lìa, mỗi người một ngả. 
Bài tập 7: Chia tay mẹ và em, Thành dã quay vào nhà và ghi lại cảm xúc của mình trong một trang nhật kí. Em hãy tưởng tượng và ghi lại trang nhật kí ấy.
* Gợi ý: Mẹ và em đi rồi, tôi lặng lẽ trở về ngôi nhà trống vắng. Nhìn những đồ vật trong ngôi nhà, tôi như thấy hình ảnh của mẹ và em gái thân thương như vẫn đang còn đâu đây. Tôi không thể tin rằng tôi sẽ không còn được nhìn thấy mẹ và em gái trong ngôi ngôi nhà này nữa. Bất giác tôi lôi cuốn nhật kí và ghi trong vô thức: “ Mình phải xa mẹ, xa em thật rồi sao? Giờ đây mỗi buổi sáng không còn được nghe tiếng gọi thân thương của mẹ, mỗi buổi chiều đi học về không còn được nghe tiếng cười nói ríu ran của emMẹ ơi, em ơi! Hai người thương yêu nhất của tôi! Mẹ ơi, con biết bố mẹ có những nỗi đau riêng, con thương bố mẹ nhưng vẫn buồn nhiều lắm. Tại sao bố mẹ lại chia tay để anh em chúng con cũng phải xa nhau? Ở nơi xa, em có buồn và nhớ anh không, anh hứa sẽ luôn gìn giữ con Vệ Sĩ và con Em Nhỏ, luôn đặt chúng cạnh nhau như anh em mình không hề chia xa”. 
C. Phiếu học tập:
Phiếu học tập số 1: 
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: 
 ...Vừa nghe thấy thế, em tôi bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn tôi. Cặp mắt đen của em lúc này buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều.
 Đêm qua, lúc nào chợt tỉnh, tôi cũng nghe tiếng nức nở, tức tưởi của em...
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai?
Câu 2: Xác định các từ láy và tác dụng của chúng trong đoạn văn trên?
Câu 3: Đặt câu với một trong những từ láy vừa tìm được?
Câu 4: Bài văn đề cập đến vấn đề gì?
Gợi ý:
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản: Cuộc chia tay của những con búp bê của tác giả Khánh Hoài.
Câu 2: 
 - Các từ láy được sử dụng trong đoạn văn trên: bần bật, thăm thẳm, nức nở, tức tưởi.
 - Tác dụng: Diễn tả tâm trạng đau khổ của bé Thủy khi phải chia búp bê...
Câu 3: 
Đặt câu với một trong bốn từ láy vừa tìm được: Câu phải đúng ngữ pháp, đảm bảo về nội dung.
Câu 4: 
- VB thể hiện vấn đề quyền trẻ em, đề cập đến nỗi khổ đau của trẻ em khi mà cha mẹ li hôn, con cái phải chịu nhiều đau đớn và thiệt thòi. Đồng thời ca ngợi tình cảm nhân hậu, trong sáng, vị tha của hai đứa trẻ Thành và Thuỷ.
Phiếu học tập số 2: 
 Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: 
“.. Đồ chơi của chúng tôi chẳng có nhiều. Tôi dành hầu hết cho em : bộ tú lơ khơ, bàn cá ngựa, những con ốc biển và bộ chỉ màu. Thủy chẳng quan tâm đến chuyện đó, mắt nó cứ ráo hoảnh nhìn vào khoảng không, thỉnh thoảng lại nấc lên khe khẽ”
 ( Trích Ngữ văn 7- Tập 1)
Câu 1: Truyện kể theo ngôi thứ mấy? Tác dụng?
Câu 2: Xác định quan hệ từ, từ ghép Hán Việt trong đoạn trích trên.
Câu 3: Đặt câu với một trong những từ ghép Hán Việt vừa tìm được?
Câu 4: Trong văn bản, tình huống khó xử nhất cảu hai anh em Thành và Thủy là tình huống nào? Xây dựng tình huống này, tác giả đã thể hiện được điều gì?
Câu 5: Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua câu chuyện này? Gợi ý:
Câu 1: Truyện kể theo ngôi thứ nhất.
 Tác dụng: Thể hiện được những suy nghĩ, tâm trạng, tình cảm của các nhân vật. Đồng thời tăng thêm tính chân thực, thuyết phục của truyện.
Câu 2: 
 - Quan hệ từ : của, cho, và.
   - Từ ghép Hán Việt : quan tâm.
Câu 3: Đặt câu với từ ghép Hán Việt vừa tìm được?
Đặt câu với từ ghép Hán Việt: “quan tâm”
Câu phải đúng ngữ pháp, đảm bảo về nội dung.
Câu 4: 
- Tình huống khó xử là khi hai anh em chia nhau hai con búp bê. Vì từ trước tới giờ, hai con búp bê luôn ở cạnh nhau.
- Xây dựng tình huống này, tác giả không chỉ cho chúng ta thấy tình cảm yêu thương gắn bó với nhau của hai anh em mà còn gợi lên một cách thấm thía về nỗi đau đớn của những đứa trẻ rơi vào hoàn cảnh bất hạnh.
Câu 5: Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai em bé trong truyện khiến người đọc thấm thía rằng : Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng. Mọi người hãy cố gắng bảo vệ, giữ gìn, không nên vì bất kì lí do gì làm tổn hại đến tình cảm tự nhiên, trong sáng ấy.
Phiếu học tập số 3: 
Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: 
“ Qua màng nước mắt, tôi nhìn theo mẹ và em tréo lên xe. Bỗng em lại tụt xuống chạy về phía tôi, tay ôm con búp bê. Em đi nhanh về phía chiếc giường đặt con em nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ
Em để nó ở lại- Giọng em ráo hoảnh- Anh phải hứa với em khôn gbao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau. Anh nhớ chưa? Anh hứa đi.
Anh xin hứa.
Tôi mếu máo trả lời và đứng như chon chân xuống đất, nhìn theo cái bóng é nhỏ lieu xêu của em tôi trèo lên xe. Chiếc xe tải rồ máy, lao ra đường và biến đi mất hút.”
 ( Trích Ngữ văn 7- Tập 1)
Câu 1: Trong truyện có những chi tiết bất ngờ. Theo em, đâu là những chi tiết bất ngờ và cảm động nhất?
Câu 2: Phân tích chi tiết khi dắt tay em ra khỏi trường, cậu bé Thành “kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”.
Gợi ý:
Câu 1: 
- Cô giáo tặng Thủy quyển sổ và cây bút nhưng em không dám nhận vì Thủy phải về quê và không được đi học nữa. Đây là chi tiết rất đau xót. Không những Thủy phải sống trong cảnh thiếu thốn tình cảm của người cha mà em còn bị bắt phải thôi học. Em phải kiếm sống ngay từ khi còn nhỏ.
- Thủy tụt xuống xe và chạy về chiếc giường, đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ. Chi tiết này cũng làm người đọc thắt lòng. Dù hai anh em phải chia tay nhau nhưng tình cảm của Thành - Thủy thì không thể chia cắt, chúng vẫn mãi ở bên nhau.
Câu 2: 
- Đây là một chi tiết giàu tính nghệ thuật. Tác giả tạo nên sự đối lập: tâm trạng của hai anh em thì đau xót, u ám nhưng cảnh vật bên ngoài thì vẫn bình thường, nắng vẫn vàng, người vẫn đi lại như không có gì xảy ra. Sự tương phản này khiến nỗi đau càng nổi rõ, tăng thêm cảm giác bơ vơ, thất vọng của hai anh em. Chẳng có ai thấu hiểu, chia sẻ với chúng nỗi đau quá lớn này. 
BÀI 4: BÀI: CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG (Hà Ánh Minh)
A. Lý thuyết.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Tác giả: Hà Ánh Minh
2. Tác phẩm:
Xuất xứ
“Ca Huế trên sông Hương” của tác giả Hà Ánh Minh, được đăng trên báo “Người Hà Nội”.
Thể loại
thể loại bút kí
Bố cục (2 phần)
Phần 1 (từ đầu đến “lí hoài nam”): Giới thiệu về Huế - cái nôi của những làn điệu dân ca
- Phần 2 (còn lại): Những đặc sắc của ca Huế và sơ lược về cách biểu diễn, thưởng thức ca Huế trên sông Hương.
Giá trị nội dung
Cố đô Huế nổi tiếng không phải chỉ có các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình. Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa – âm nhạc thanh lịch và tao nhã, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển.
Giá trị nghệ t

File đính kèm:

  • doctai_lieu_boi_duong_ngu_van_7.doc