SKKN Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học chương nhóm Halogen Hóa học 10 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh

Các công trình nghiên cứu về lớp học đảo ngược

- Trên thế giới

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về tính khả thi và hiệu quả việc sử dụng

mô hình lớp học đảo ngược để bồi dưỡng NLTH cho học sinh (HS) như của Janet

[55], Marcey và Brint [57], Brunsell và Horejsi [46] cho biết: HS có thái độ học tập

tích cực hơn, chủ động xem các video trước ở nhà và hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Khi nghiên cứu về sử dụng mô hình lớp học đảo ngược để phát triền NLTH

cho HS Marcey và Brint [57], Guy và Marquis [52] đều kết luận việc ứng dụng mô

hình lớp học đảo ngược có tác động đến thành tích học tập của SV. Qua bài kiểm tra

đánh giá thì điểm số các SV ở lớp học truyền thống thập hơn nhiều so với SV trong

lớp học đảo ngược đạt. Bên cạnh đó SV học theo mô hình lớp học đảo ngược cũng

chủ động, tích cực hơn trong quá trình học tập.

- Ở Việt Nam

Mô hình lớp học đảo ngược mới được biết đến trong vài năm gần đây, hầu hết

là các bài viết giới thiệu trên các bài báo, tạp chí, trang tin của các trường hoặc các

cơ sở đào tạo. Qua một số ít báo cáo, nghiên cứu khoa học đã công bố ở Việt Nam

như: Nguyễn Thế Dũng, Lê Huy Tùng [15]. Nguyễn Văn Đại, Đào Thị Việt Anh [20].

Nguyễn Chính [11], mô hình này được đánh giá là đã hỗ trợ hiệu quả giúp nâng cao

NLTH cho HS, phát triển theo hướng dạy học lấy người học làm trung tâm, cải thiện8

sự thụ động của học sinh trong học tập, năng lực sử dụng công nghệ thông tin (CNTT)

và năng lực giải quyết vấn đề trong cuộc sống cho HS tiến bộ hơn; qua đó nâng cao

chất lượng nguồn nhân lực tương lai đáp ứng yêu cầu xã hội .

Tác giả Phạm Thị Ngọc Anh (2020) [1] đã xây dựng ba quy trình dạy học theo

mô hình lớp học đảo ngược: Xác định mục tiêu, đối tượng; công cụ xây dựng bài dạy;

thiết lập cấu trúc cho mô hình lớp học đảo ngược, Hoàng Giang Quỳnh Anh [2] trình

bày 3 bước để đảo ngược lớp học bao gồm: tạo 1 video, chia sẻ với SV và sử dụng

thời gian học tập khác nhau. Tác giả Phạm Anh Đới [21] chỉ ra 4 giai đoạn khi áp

dụng mô hình lớp học đảo ngược, đó là: trải nghiệm cuốn hút, khám phá khái niệm,

tạo ra ý nghĩa, trình diễn và áp dụng. Công việc trên lớp của GV chủ yếu là hỗ trợ

SV, đảm bảo các khó khăn của SV đều được giải quyết và theo tác giả, lớp học đảo

ngược mở ra cơ hội học tập cho mọi đối tượng SV. SV tự học nhiều hơn sẽ tăng tính

tự chủ và có kỹ năng học tập tốt hơn. Tác giả Nguyễn Thế Dũng [15] đã đưa ra quy

trình tổ chức dạy học lập trình theo tiếp cận quy trình phát triển phần mềm với mô

hình lớp học đảo ngược trong B-learning cùng các tình huống học tập minh họa. Theo

tác giả, nên tận dụng các buổi học đồng bộ trên lớp hay qua video conference để tổ

chức giao tiếp giữa các bạn trong nhóm cùng thực hiện dự án thay vì cung cấp nội

dung. Kết quả bước đầu minh chứng rằng lớp học đảo ngược được triển khai trên Blearning sẽ nâng cao tính tương tác, phát triển năng lực sáng tạo và bồi dưỡng NLTH

của người học.

pdf 163 trang linhnguyen 260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học chương nhóm Halogen Hóa học 10 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học chương nhóm Halogen Hóa học 10 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh

SKKN Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học chương nhóm Halogen Hóa học 10 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh
Mức 1 (1 điểm); Mức 2 (2 điểm); Mức 3 (3 điểm) 
48 
STT 
Tiêu chí 
Mức độ Căn cứ 
đánh giá Mức 1 Mức 2 Mức 3 
1 
Xác định mục tiêu và nội dung cần 
TH 
Vở TH 2 
Xác định phương pháp và phương 
tiện TH. 
3 
Xác định thời gian TH và dự kiến kết 
quả. 
4 
Thu thập/Tìm kiếm nguồn thông tin 
TH. 
 Kết quả 
thực hiện 
nhiệm vụ 
TH (phiếu 
hướng 
dẫn TH) 
5 
Phân tích và xử lí thông tin đã tìm 
kiếm. 
6 
Vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải 
quyết tình huống/ nhiệm vụ học tập. 
7 
Đánh giá kết quả TH theo thang đánh 
giá nhiệm vụ. 
Vở TH 
8 
Điều chỉnh và rút ra bài học kinh 
nghiệm cho nhiệm vụ TH tiếp theo. 
2.3. Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học chương Nhóm Halogen 
– hóa học 10 
2.3.1. Quy trình vận dụng mô hình lớp học đảo ngược để phát triển năng lực tự 
học cho học sinh qua chương Nhóm Halogen 
Theo quy trình tổ chức dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược đã được chúng 
tôi trình bày ở mục 1.5.5. Chúng tôi thực hiện 3 giai đoạn cụ thể như sau: 
Giai đoạn 1: Học trực tuyến 
Quy trình học khóa học trực tuyến của HS trải qua 6 bước như sau: 
Bước 1: HS phải đọc phần giới thiệu khóa học để hiểu rõ mục đích, đối tượng, 
yêu cầu của khóa học, phương pháp học tập và kế hoạch học tập. Phần giới thiệu khóa 
49 
học có nội dung được trình bày ở bảng 2.8 như sau: 
Bảng 2.8. Giới thiệu khóa học “Nhóm Halogen – Hóa học 10” 
Mục đích: 
Khóa học này giúp HS TH qua tìm hiểu mục tiêu bài học, bài giảng trực tuyến, các 
bài luyện tập có hướng dẫn và bài tập trắc nghiệm. HS tự đánh giá NLTH sau mỗi 
bài học và cuối mỗi chương qua các bài kiểm tra trực tuyến. Khóa học giúp rèn 
luyện và phát triển NLTH của HS. 
Yêu cầu: Người học phải có trình độ sử dụng máy tính và internet ở mức căn bản. 
Quy trình học: 
- Trước tiết học trên lớp: 
+ HS đăng nhập vào hệ thống, chọn bài và tự học. 
+ Làm bài kiểm tra sau khi học và tự đánh giá kết quả. 
- Trong tiết học trên lớp: 
+ HS nêu thắc mắc để GV và các HS khác cùng giải đáp. 
+ GV tổ chức các hoạt động học tập để HS trình bày, báo cáo kết quả TH. 
+ GV chỉnh sửa, củng cố và cho HS thực hành, vận dụng kiến thức. 
- Sau tiết học: 
+ HS tự tổng kết kiến thức, điều chỉnh và rút kinh nghiệm. 
+ Đọc các phương pháp giải bài tập của chương và vận dụng giải bài tập. 
+ Tự đánh giá kết quả học tập qua bài kiểm tra cuối chương. 
Ngoài ra, HS phải đảm bảo mỗi tuần vào khóa học tối thiểu 3 lần. 
Bước 2: HS chọn chủ đề học (ở đây mỗi chủ đề tương ứng với mỗi chương 
được sắp xếp trình tự theo phân bố chương trình hóa học hiện hành). Sau đó, HS chọn 
bài học và đọc mục tiêu bài học. 
Bước 3: HS TH qua bài giảng trực tuyến được thiết kế trên iSpring Suite 9 có 
tích hợp cả lời giảng của GV, hình ảnh, video clip thí nghiệm vào bài học. Hoạt động 
này giúp phát triển NL thực hiện kế hoạch TH. 
Ví dụ: Hình ảnh Bài 21. Khái quát về nhóm halogen: 
50 
Hình 2.1. Bài giảng trong khóa học 
Bước 4: Sau khi TH học bài mới, HS làm bài kiểm tra TNKQ trực tuyến (20 
phút) và HS biết kết quả bài làm ngay sau khi nộp bài kiểm tra. Hoạt động này giúp 
HS phát triển NL tự đánh giá kết quả và điều chỉnh quá trình TH. 
GV dựa vào kết quả bài kiểm tra 20 phút của H S sau khi học trực tuyến sẽ 
xác định được tỉ lệ HS đạt các mức điểm nào để từ đó xác định nội dung sẽ tiến hành 
trên lớp. 
GV đánh giá được NL thành phần 2 và 3 của HS dựa vào hồ sơ học tập trực 
tuyến và vở TH. 
Trong quá trình HS TH trực tuyến nội dung nào chưa hiểu, HS có thể gửi phản 
hồi đến GV và bạn học qua chức năng “chat” hoặc “tin nhắn” của lớp học trực tuyến 
Google Classroom. 
- Bước 5: Cuối mỗi chương có mục hướng dẫn giải bài tập của chương và các 
bài tập trắc nghiệm để HS tự luyện tập. Hoạt động này giúp HS phát triển NL thực 
hiện kế hoạch TH và NL tự đánh giá kết quả và điều chỉnh quá trình TH. 
- Bước 6: Sau khi học xong các bài học của chương, HS làm bài kiểm tra cuối 
chương 45 phút để đánh giá kết quả học tập và NLTH của bản thân sau một giai 
51 
đoạn học tập. Kết quả bài làm của HS được lưu trong hồ sơ học tập. Hoạt động này 
giúp HS phát triển NL tự đánh giá kết quả và điều chỉnh quá trình TH và giúp GV 
đánh giá NLTH của HS. 
Giai đoạn 2: Học trên lớp 
Tổ chức hoạt động dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược 
 Tiến trình chung 
Bước 1: Hoạt động khởi động: Tạo tâm thế cho học sinh trước khi vào tiết 
học 
Bước 2: Kiểm tra đánh giá kết quả tự học ở nhà của HS theo tài liệu hướng 
dẫn tự học 
Bước 3: Tổ chức các hoạt động thảo luận và HS tự chốt lại kiến thức. 
Bước 4: GV chốt lại kiến thức cho HS và cho HS luyện tập vận dung 
Bước 5: Giao nhiệm vụ về nhà cho HS cho bài học tiếp theo. 
Do HS đã TH qua bài giảng và làm bài kiểm tra trực tuyến nên sẽ tiết kiệm 
thời gian GV không phải giảng lại theo trình tự nội dung bài học, GV tập trung vào 
giải đáp thắc mắc những nội dung HS chưa hiểu (kết quả thể hiện qua bài kiểm tra) 
và tổ chức các hoạt động học tập như: thảo luận nhóm, làm thí nghiệm, dạy học dự 
án, trò chơi, làm bài tập vận dụng, ...GV có thể giao nhiệm vụ cụ thể cho nhóm HS 
nghiên cứu bài học qua SGK, bài giảng trực tuyến, tự làm các bài thuyết trình 
Powerpoint, thuyết trình qua giấy A0, ...Lớp học lúc này hoàn toàn là của HS, GV 
như người chỉ huy có nhiệm vụ tổ chức, điều khiển sao cho các hoạt động đem lại 
hiệu quả tốt nhất. 
Giai đoạn 3: Đánh giá 
- Đánh giá qua hồ sơ học tập trực tuyến (bài kiểm tra TNKQ 20 phút và bài 
kiểm tra hỗn hợp 45 phút). 
- Đánh giá qua phiếu học tập và sản phẩm trình bày của các nhóm trên lớp. 
- Đánh giá qua vở TH của HS. 
- Đánh giá qua bài kiểm tra hỗn hợp 45 phút trên lớp. 
52 
2.3.2. Thiết kế một số bài giảng sử dụng mô hình lớp học đảo ngược 
2.3.2.1. Thiết kết bài giảng E-learning trong dạy học chương Nhóm Halogen – 
hóa học 10 
 - Phần mềm thiết kế bài giảng E-learning: Ispring 9 
 Chúng tôi lựa chọn phần mềm Ispring 9 để thiết kế bài giảng E-learning vì 
Ispring 9 cho phép người dùng thiết kế ngay trên ứng dụng PowerPoint, có thể tạo 
những bài giảng hấp dẫn với các tính năng như: thêm video và âm thanh, liên kết 
trực tiếp đường link vào bài giảng, tạo câu hỏi tùy biến, chia nhỏ bài giảng thành 
các danh mục và gán giọng tường thuật riêng biệt 
 - Cấu trúc bài giảng E-learning: Bài 23 (tiết 1) Hiđro clorua - Axit 
clohiđric và muối clorua 
TT Nội dung trình chiếu 
Mục tiêu và ý tưởng 
thiết kế 
Slide 
1 
Video khởi động: 
giới thiệu về HCl 
trong dịch dạ dày – 
Khơi dậy trí tò mò 
của HS. 
Slide 
2 
Giới thiệu tên bài 
giảng 
53 
Slide 
3 
Kiểm tra bài cũ bằng 
chức năng Quiz trong 
Ispring 9 
Slide 
5 
Giới thiệu nội dung 
bài học. 
Slide 
6 
Tìm hiểu nội dung số 
1 của bài học. 
Slide 
7 
Video thuyết minh sự 
hình thành liên kết 
trong phân tử HCl 
54 
Slide 
8 
Kết luận cấu tạo 
phân tử HCl và đặt 
vấn đề về khả năng 
tan trong nước của 
khí HCl. 
Slide 
11 
Video thí nghiệm 
tính tan của khí HCl 
trong nước 
Slide 
13 
Câu hỏi tương tác 
bằng chức năng Quiz 
trong Ispring 9. 
Slide 
14 
GV thuyết minh chốt 
kiến thức của nội 
dung số 1 
55 
Slide 
15 
Slide 
16 
Tìm hiểu nội dung số 
2 của bài học. 
Slide 
17 
GV đặt vấn đề về 
cách gọi tên của HCl 
dựa vào trạng thái 
tồn tại. 
56 
Slide 
18 
Thuyết minh về tính 
chất vật lí của axit 
HCl. 
Slide 
21 
Câu hỏi tương tác về 
tính chất hóa học của 
axit HCl 
Slide 
22 
Video thí nghiệm về 
khả năng phản ứng 
khác nhau của các 
kim loại với axit HCl 
cùng nồng độ 
- Sử dụng bài giảng E-learning: HS sử dụng bài giảng E-learning kết hợp tài liệu 
tham khảo khác (SGK, Internet) để hoàn thành mục tiêu trong vở tự học và các 
nhiệm vụ trong phiếu tự học bài. 
2.3.2.2. Sử dụng nền tảng Google Classroom để quản lý và tương tác với học sinh 
* Tạo lớp học trên công cụ Goole Classroom 
Để tạo lớp học trên công cụ Goole Classroom, chúng tôi đã tìm hiểu và tóm tắt lại 
những bước sau: 
57 
Bước 1: Tạo lớp học trên Goole Classroom 
 - Truy cập vào https://classroom.google.com và đăng nhập tài khoản Google. 
 - Nhấp vào biểu tượng dấu “+” ở góc phải trên cùng để tạo lớp học. 
- Chọn “Tạo lớp học”, ở đây sẽ bắt đầu đặt tên cho lớp học và học phần.
Hình 2.2. Tạo lớp học và chủ đề lớp học 
 - Sau khi lớp học được tạo, từ những nền đã được lập trình sẵn của Goole 
Classroom, chúng ta có thể biên soạn những kiến thức trên lớp học này để học 
sinh có thể truy cập. 
Hình 2.3. Lớp học được tạo bởi Google Classroom 
58 
Bước 2: Xây dựng nội dung cho lớp học trên công cụ Google Classroom 
 - Thêm HS cho lớp học: 
 + Chọn vào lớp học muốn thêm HS. 
+ Lấy mã lớp học được hiện bên trái màn hình và cung cấp mã này cho HS 
vào lớp. 
Hình 2.4. Mã của lớp học sau khi được tạo 
+ HS truy cập vào trang web https://classroom.google.com, nhấp vào biểu 
tượng dấu “+” ở góc phải trên cùng và chọn “Tham gia lớp học”. 
Hình 2.5. Cách HS tham gia lớp học 
+ HS nhập đúng mã lớp sẽ được tham gia lớp học. 
59 
Hình 2.6. Cách nhập mã lớp để tham gia lớp học online 
Chú ý: Muốn thêm HS vào lớp học thì GV phải biết được email của từng HS. 
Hình 2.7. HS sau khi nhập vào mã lớp học 
- Upload tài liệu (bài giảng E-learning, tài liệu hướng dẫn tự học): 
+ Bấm vào lớp mà GV muốn thêm bài tập. 
+ Chọn mục bài tập ở giữa trang sau đó click chọn “Tài liệu”.
Hình 2.8. Cách Upload tài liệu lên lớp học 
60 
 - Tạo bài tập và bài kiểm tra cho lớp học: 
 + Chọn mục bài tập/bài kiểm tra ở giữa trang sau đó click chọn “bài tập” 
 + Đặt một tên/tiêu đề cho bài tập. 
+ Chọn một ngày để gia hạn cho HS nộp bài tập và thêm thời gian khóa bài 
tập nếu GV muốn. 
Hình 2.9. Cách đặt thời gian hoàn thành bài tập 
 - Học sinh sử dụng tài liệu tự học và bài kiểm tra 
+ Sử dụng bài giảng E-learning: Vào lớp học của mình và chọn “Bài tập 
trên lớp” → chọn bài giảng E-learning muốn học → click vào dấu “⋮” ở góc phải 
màn hình và chọn “Mở trong cửa sổ mới” → Tải bài giảng về máy tính → chọn 
“index.html. 
61 
Hình 2.10. Cách sử dụng tài nguyên trên lớp học trực tuyến Google Classroom 
 + Sử dụng tài liệu hướng dẫn tự học và lấy đề kiểm tra cũng tương tự như 
cách sử dụng bài giảng E-learning 
 + HS nộp bài kiểm tra trên lớp học Google Classroom: Vào bài kiểm tra 
muốn nộp → Chọn “Xem bài tập” → chọn “Thêm hoặc tạo” ở phía bên phải mành 
hình → chọn “Tệp” và chọn bài kiểm tra tương ứng đã làm → Chọn nộp bài. 
62 
Hình 2.11. Hướng dẫn HS nộp bài tập trên lớp học Google Classroom 
Hình 2.12. HS làm bài kiểm tra và nộp bài 
- Chấm điểm bài tập và trả bài cho HS 
Sau khi HS hoàn thành bài tập, GV có thể thực hiện chấm điểm và trải bài cho HS 
ngay trên lớp học. 
63 
Hình 2.13. Chấm điểm, nhận xét và trả bài kiểm tra cho HS. 
2.3.2.3. Thiết kế kế hoạch bài dạy trực tiếp sử dụng mô hình lớp học đảo ngược 
 Chúng tôi xây dựng ba kế hoạch bài dạy trên lớp: 
Bài 21: Khái quát về nhóm halogen (trình bày ở phụ lục số 5) 
Bài 23: Hiđrôclorua, axit clohidric và muối clorua 
Bài 25: Flo – Brom – Iot (trình bày ở phụ lục số 5) 
 * Kế hoạch bài dạy số 1: 
BÀI 23: HIDRO CLORUA, AXIT CLOHIDRIC VÀ MUỐI CLORUA 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
 1. Kiến thức 
Trình bày được 
 - Cấu tạo phân tử, tính chất của hidroclorau (1 số tính chất khác với tính chất 
của axit HCl như: không làm đổi màu quỳ tím, không tác dụng với đã vôi.) 
 - Tính chất vật lí, hóa học của axit HCl: Tính axit mạnh, tính khử. 
 - Phương pháp điều chế HCl trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm 
 - Tính chất, ứng dụng của một số muối clorua, phản ứng đặc trưng của ion 
clorua 
Giải thích được: 
 - Axit HCl có tính axit mạnh và có tính khử. 
 - Nguyên tắc điều chế HCl theo phương pháp sunfat 
2. Ky năng 
64 
- Dự đoán được tính chất hóa học của axit HCl 
- Viết được các phương trình hóa học chứng minh tính chất hóa học của axit HCl, 
phương pháp điều chế HCl, phản ứng đặc trưng của ion clorua. 
- Quan sát, giải thích hiện tượng thí nghiệm. 
- Vận dụng kiến thức hóa học giải thích một số hiện tượng trong thực tế. 
- Phân biết axit HCl, muối clorua với dung dịch axit và muối khác. 
- Tính thể tích hoặc khối lượng dung dịch chất tham gia hoặc tạo thành sau phản 
ứng. 
3. Thái độ 
 Hiểu được tầm quan trọng của axit HCl. 
 Kích thích hứng thú học tập với bộ môn, lòng say mê nghiên cứu khoa học 
4. Phát triển năng lực 
- Phát triển NLTH: 
+ NL xây dựng kế hoạch TH 
+ NL thực hiện kế hoạch TH. 
+ NL đánh giá kết quả TH và điều chỉnh quá trình TH 
- NL hóa học: 
 + NL nhận thức hóa học: 
+ NL tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học 
+ NL vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
1. Giáo viên: 
- Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, bảng phụ. 
 - Chuẩn bị một số câu hỏi cần thảo luận 
2. Học sinh: 
- Tự học, tự chuẩn bị nội dung kiến thức bài mới trước khi đến lớp. 
- Hoàn thành phiếu hướng dẫn tự học và chuẩn bị hồ sơ học tập (hoàn thành 
các nhiệm vụ trên lớp học trực tuyến Google Classroom theo hướng dẫn của GV). 
* Hoạt động bài học cụ thể 
65 
Hoạt động của GV Hoạt động của HS 
Hoạt động 1 (3 phút): Khởi động 
Mục tiêu: Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh vào chủ đề học tập. 
Học sinh tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực, hiệu quả. 
Tổ chức hoạt động: Chơi trò chơi “Bức tranh bí ẩn” 
GV: Tổ chức trò chơi: “Bức tranh 
bí ẩn”: Có 4 mảnh ghép che bức 
tranh bí ẩn, mỗi mảnh ghép tương 
ứng 1 câu hỏi, HS có 10 giây để trả 
lời 1 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng 
mảnh ghép sẽ biến mất và HS trả 
lời đúng sẽ được thưởng một phần 
quà (GV đã chuẩn bị sẵn) 
Câu 1: PTHH nào sau đây biểu diễn 
đúng phản ứng của dây sắt nóng đỏ 
cháy trong khí Clo? 
A. Fe + Cl2 
𝑡𝑜 
→ FeCl2. 
B. 2Fe + 3Cl2 
𝑡𝑜
→ 2FeCl3. 
C. 3Fe + 4Cl2 
𝑡𝑜
→ FeCl2 + 2FeCl3. 
D. Sắt không tác dụng với Clo 
Câu 2: Khi mở vòi nước máy, nếu 
chú ý một chút sẽ phát hiện mùi lạ. 
Đó là do nước máy còn lưu giữ vết 
tích của thuốc sát trùng. Đó chính 
là clo và người ta giải thích khả 
năng diệt khuẩn là do 
A. clo độc nên có tính sát trùng. 
B. clo có tính oxi hóa mạnh. 
HS tham gia trò chơi và suy nghĩ trả lời câu 
hỏi 
Bức tranh bí ẩn: 
HS trả lời 4 câu hỏi: 
Câu 1: Đáp án B 
Câu 2: Đáp án C 
Câu 3: Đáp án A 
Câu 4: Đáp án B 
66 
C. clo tác dụng với nước tạo ra 
HClO chất này có tính oxi hóa 
mạnh. 
D. một nguyên nhân khác. 
Câu 3: Chất dùng để làm khô khí 
Cl2 ẩm là 
A. dung dịch H2SO4 đậm đặc. 
B. Na2SO3 khan. 
C. dung dịch NaOH đặc. 
D. CaO. 
Câu 4: Trong phòng thí nghiệm, 
khí clo thường được điều chế bằng 
cách oxi hóa hợp chất nào sau đây? 
A. NaCl B. HCl 
C. KMnO4 D. KClO3 
GV: Từ bức tranh bí ẩn, GV đặt vấn đề: Bệnh đau dạ dày rất phổ biến ở Việt Nam 
ta, nguyên nhân một phần là do thói quen ăn uống của chúng ta. Có 2 biểu hiện 
liên quan đến bệnh: đầy bụng, khó tiêu và ợ chua. Vậy để tìm hiểu 2 biểu hiện của 
bệnh cũng như giải thích được nguyên nhân dẫn đến bệnh đau dạ dày, chúng ta 
cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay. 
Hoạt động 2: Kiểm tra và báo cáo kết quả tự học ở nhà (20 phút) 
Mục tiêu: + Giải thích được vấn đề thực tiễn liên quan đến bài học. 
+ Viết được các phản ứng hóa học minh họa tính chất của axit clohiđric. 
Tổ chức hoạt động: 
- Kiểm tra vở ghi của HS 
- Nhóm HS được giao nhiệm vụ báo cáo sản phẩm, nhóm khác đặt câu hỏi hoặc 
trả lời câu hỏi của nhóm báo cáo. 
67 
GV: Yêu cầu nhóm 3 lên báo cáo 
nhiệm vụ: thuyết trình câu 1, 2 
trong nhiệm vụ chuyên biệt. 
Nhóm 3 báo cáo sản phẩm: 
Câu 1: Vai trò của axit HCl đối với cơ thể 
Axit clohidric có vai trò rất quan trọng đối 
với quá trình trao đổi chất của cơ thể. 
 Trong dịch vị dạ dày của người có axit 
HCl với nồng độ khoảng từ 0,0001M đến 
0,001M (có độ pH tương ứng là 4 và 3). 
Ngoài việc hòa tan các muối khó tan, axit 
HCl còn là chất xúc tác cho phản ứng thủy 
phân các chất gluxit (chất đường, bột) và 
chất protein (đạm) thành các chất đơn giản 
hơn để cơ thể người có thể hấp thu được. 
 Lượng HCl trong dịch vị dạ dày nhỏ 
hơn hoặc lớn hơn mức bình thường đều mắc 
bệnh. Khi trong dich vị dạ dày HCl có nồng 
độ nhỏ hơn 0.00001 ml/l ta mắc bệnh khó 
tiêu, ngược lại nồng độ lơn hơn 0.001ml/l ta 
mắc bênh ợ chua. 
 Khi nồng độ axit lớn hơn 0,001M 
(biểu hiện ợ chua), chúng ta sẽ uống một số 
thuốc có chứa muối natri hidrocacbonat 
NaHCO3 (hay còn gọi là thuốc muối) có tác 
dụng trung hòa bớt axit trong dạ dày. 
NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2↑ + H2O 
 Do thói quen ăn uống ở một số nước 
Châu á (trong đó có Việt Nam): Chúng ta 
thường sử dụng lượng lớn tinh bột trong một 
ngày (cơm), và thường ăn rất nhiều trong 
một bữa ăn, mà tinh bột là chất có khối lượng 
phân tử rất lớn, để cơ thể có thể hấp thụ được 
68 
GV: Nhận xét, đánh giá, kết luận và 
cho điểm. 
chất dinh dưỡng từ chúng thì dạ dày của 
chúng ta phải tạo ra lượng axit thích hợp để 
chuyển hóa chúng thành những chất đơn giản 
hơn. Đây là nguyên nhân khách quan có thể 
dẫn đến bệnh đau dạ dày do nồng đọ axit cao. 
 Ngoài ra, còn một số nguyên nhân chủ 
quan như: Chế độ ăn uống không khoa học 
(bỏ ăn sáng, ăn không đúng giờ, nhai nuốt 
vội vàng); Lạm dụng rượu bia, thuốc lá; 
Ảnh hưởng từ thuốc tây (lạm dụng kháng 
sinh); Nhiễm khuẩn, nấm và ký sinh trùng; 
Căng thẳng quá mức trong thời gian dài 
street 
Câu 2: Viết phản ứng hóa học xảy ra (nếu 
có) khi cho axit HCl lần lượt tác dụng với các 
chất sau: SO2, MgO, FeO, Fe3O4, Ca(OH)2, 
Al(NO3)3, MgCO3, KHCO3, Mg, Cu, Fe. 
+ Các chất không phản ứng với dung dịch 
HCl: SO2, Al(NO3)3, Cu 
+ Các chất phản ứng: 
MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O 
FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O 
Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O 
Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + 2H2O 
MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 + H2O 
KHCO3 + HCl → KCl + CO2 + H2O 
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 
69 
Sản phẩm và đánh giá: 
Sản phẩm: Vở ghi bài. 
Đánh giá: Qua bài trình bày của HS về các câu hỏi trong phiếu hướng dẫn tự học, 
GV tổ chức cho HS chia sẻ, thảo luận tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa 
kiến thức. 
Hoạt động 3: Giải đáp các câu hỏi, hợp thức hóa, hệ thống hóa kiến thức (20 
phút) 
Mục tiêu: Hợp thức và hệ thống hóa kiến thức của bài học 
Tổ chức hoạt động: HS được yêu cầu hợp tác theo nhóm để thảo luận, đặt câu 
hỏi, giải bài tập hóa học, tham gia trò chơi học tập. 
- Giải đáp các câu hỏi của học sinh 
- Chốt kiến thức 
- Cho học sinh hoạt động nhóm (4 
nhóm đã chia trước) : Mỗi nhóm 
một bảng fooc, bút dạ để trình bày. 
 Yêu cầu học sinh làm bài tập áp 
dụng và trình bày vào bảng. 
Bài 1: Hòa tan hoàn toàn 2,76 g 
hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng vừa 
đủ với dung dịch HCl 7,3% (d = 
1,05g/ml) thu được 1,68 lít khí 
(đkc). 
a) Tính % khối lượng mỗi kim loại 
trong hỗn hợp đầu. 
b) Tính thể tích dung dịch HCl đã 
phản ứng. 
Bài 2: Cho 13,6 g hỗn hợp X gồm 
Fe và Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 
91,25 g dung dịch HCl 20%. 
- Đặt câu hỏi 
- Lắng nghe 
- Tổng hợp theo sơ đồ tư duy và cho vào hồ 
sơ học tập của cá nhân 
Bài 1: 
a) Có 27x + 65y = 2,76 (gam) (1) 
Bte: 3x + 2y = 2n(H2) = 0,15 mol (2) 
Từ (1) và (2) → x = y = 0,03 mol 
→ %m(Al) = 29,35%; %m(Zn) = 70,65% 
b) BT H: n(HCl) = 2n(H2) = 0,15 mol 
→ m (dd HCl) = 75 gam 
→ V (dd HCl) = 500/7 (ml) 
Bài 2: 
a) PTPƯ: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O 
Có: 56x + 160y = 13,6 (1) 
70 
a) Tính % khối lượng từng 
chất trong X. 
b) Tính nồng độ % các chất 
trong dung dịch sau phản ứng. 
Bài 3: Hòa tan 37,6 gam hỗn hợp 
gồm CaO, CuO và Fe2O3 tác dụng 
vừa đủ với 0,6 lít HCl 2M, dung 
dịch sau phản ứng đem cô cạn được 
m gam muối khan. Tính m. 
GV: Chữa bài, nhận xét và cho 
điểm 
2x + 6y = n(HCl) = 0,5 mol (2) 
→ x = 0,1 mol; y = 0,05 mol 
→ %m(Fe) = 41,17% 
→ %m(Fe2O3) = 58,83% 
b) m (dd sau pư) = 91,25 + 13,6 – 0,1.2 = 
104,65 gam 
C%(FeCl2) = 12,13% 
C%(FeCl3) = 15,53% 
Bài 3: 
Oxit kim loại + axit HCl → muối + nước 
Có: Ooxit + 2H+ → H2O 
→ n(Ooxit) = 0,6 mol 
→ m(KL) = m(Oxit) – m(Ooxit) = 28 gam 
→ m(muối) = m(KL) + m(Cl-) = 70,6 gam 

File đính kèm:

  • pdfskkn_van_dung_mo_hinh_lop_hoc_dao_nguoc_trong_day_hoc_chuong.pdf