SKKN Hình thành và phát triển năng lực cho học sinh Lớp 6 qua hai văn bản “Ếch ngồi đáy giếng” và “Bài học đường đời đầu tiên

Môn Ngữ văn THCS tập trung phát triển các năng lực đặc thù của học sinh như: năng lực giao tiếp, năng lực ngôn ngữ, năng lực tư duy, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác . Đặc biệt môn Ngữ Văn góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển năng lực thẩm mĩ của học sinh, hướng học sinh tới những giá trị chân chính của cuộc sống thông qua khả năng cảm thụ văn học, tiếp cận các tác phẩm văn chương. Những năng lực này rất cần thiết cho các em trên con đường hình thành, phát triển nhân cách và định hướng tương lai. Cụ thể với học sinh lớp 6 như sau:

+ Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ: thông qua đọc, viết, nghe, nói học sinh dần bổ sung, phát triển vốn từ, cách diễn đạt, đặt câu, lập luận cũng như giao tiếp hàng ngày.

+ Năng lực tư duy: như tái hiện, sắp xếp sự việc, tưởng tượng, sáng tạo, liên tưởng, suy luận, nhận xét đánh giá và liên hệ vấn đề .thông qua các tiết học tìm hiểu văn bản, các giờ tập làm văn

+ Năng lực tự học: qua mỗi giờ học Ngữ Văn, ngoài việc giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm và rèn kĩ năng, giáo viên cần chú ý đến việc hướng dẫn học sinh tự học. Đây là khâu căn bản nhất đối với người học vì nhu cầu học tập là nhu cầu thường xuyên, lâu dài. Từ đây các em có thể học tốt hơn môn Ngữ văn, đặc biệt là dạng bài nghị luận truyện ở lớp 9.

 

doc 43 trang linhnguyen 19/10/2022 2240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hình thành và phát triển năng lực cho học sinh Lớp 6 qua hai văn bản “Ếch ngồi đáy giếng” và “Bài học đường đời đầu tiên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Hình thành và phát triển năng lực cho học sinh Lớp 6 qua hai văn bản “Ếch ngồi đáy giếng” và “Bài học đường đời đầu tiên

SKKN Hình thành và phát triển năng lực cho học sinh Lớp 6 qua hai văn bản “Ếch ngồi đáy giếng” và “Bài học đường đời đầu tiên
úy Kiều, Từ Hải, Kim Trọng...), có thể là những người không có tên (như thằng bán tơ, viên quan, mụ quản gia...) hay có thể là một đại từ nhân xưng nào đó (như một số nhân vật xưng tôi trong các truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại, như mình- ta trong ca dao...). Khái niệm con người này cũng cần được hiểu một cách rộng rãi trên 2 phương diện: số lượng: hầu hết các tác phẩm từ văn học dân gian đến văn học hiện đại đều tập trung miêu tả số phận của con người. Về chất lượng: dù nhà văn miêu tả thần linh, ma quỉ, đồ vật, loài vật...nhưng lại gán cho nó những phẩm chất của con người. 
Nhân vật là một hiện tượng nghệ thuật có tính ước lệ, có những dấu hiệu để nhận biết: tên gọi, những dấu hiệu về tiểu sử, nghề nghiệp, những đặc điểm riêng...Những dấu hiệu đó thường được giới thiệu ngay từ đầu và thông thường, sự phát triển về sau của nhân vật gắn bó mật thiết với những giới thiệu ban đầu đó. 
2.4.2.3. Sự việc trong truyện:
Là những sự kiện trong câu chuyện được sắp xếp theo một trình tự hợp lý nhằm làm nổi bật tư tưởng chủ đề tác phẩm. Có những sự việc quan trọng làm thành cốt truyện, lại có những sự việc rất nhỏ nhưng làm nên thành công lớn cho cốt truyện.
- Nhân vật là người thực hiện sự việc. Sự việc giúp nhân vật tồn tại và thể hiện tính cách.
- Không có nhân vật và sự việc thì không thể làm thành cốt truyện. 
- Cốt truyện hợp lý, hấp dẫn sẽ làm nên sức sống của nhân vật.
2.4.2.3.4. Ngôi kể:
Là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện. Thường có 2 ngôi kể cụ thể:
+ Ngôi thứ nhất: người kể xưng tôi, kể chuyện của mình hoặc chuyện mình trực tiếp chứng kiến. Kể theo ngôi kể này, câu chuyện mang tính chủ quan, chân thực, dễ bộc lộ tâm tư tình cảm, đi sâu vào lòng người đọc.
+ Ngôi thứ 3: người kể không xuất hiện nhưng có mặt ở khắp mọi nơi, có thể chứng kiến mọi chuyện, hiểu hết suy nghĩ của nhân vật. Kể chuyện ở ngôi kể này đảm bảo được tính khách quan, những giá trị ngợi ca, khuyên nhủ vì thế mà nhẹ nhàng, dễ tin cậy, thuyết phục.
+ Ở một số tác phẩm, các tác giả lồng ghép 2 ngôi kể: ví dụ kể ngôi thứ nhất nhưng không kể chuyện của mình mà là chuyện của người khác. Trường hợp đó ta gọi là “chuyện trong chuyện”.
Tóm lại: Cốt truyện – Nhân vật – Sự việc – Ngôi kể là những yếu tố không thể thiếu trong một tác phẩm truyện. Đây cũng là đặc điểm cơ bản của thể loại này.
2.4.3. Phân biệt truyện hiện đại và truyện dân gian:
2.4.3.1. Truyện dân gian: 
- Thời gian hình thành và phát triển: là những tác phẩm văn học ra đời sớm nhất, từ khi chưa có chữ viết, gắn liền với đời sống sinh hoạt và lao động sản xuất của nhân dân. Những tác phẩm này được tính từ thời Hùng Vương đến khoảng thế kỉ X.
- Tác giả: là tập thể những người lao động.
- Hình thức tồn tại: truyền khẩu nên có tính dị bản.
- Ngôi kể: thường kể ở ngôi thứ 3 (vì đó là tiếng nói, tâm tư, nguyện vọng, ước mơ của nhân dân, của cả tập thể).
- Nhân vật: thường là những người nông dân vất vả, thiệt thòi (Thạch Sanh, Sọ Dừa) nhưng có tính cách hiền lành, thật thà.; hoặc có thể là thần linh, anh hung hào kiệt.; hoặc loài vật Những nhân vật trong truyện giai đoạn này tính cách thường đơn giản, một chiều, ít mâu thuẫn. Sự phát triển tính cách phụ thuộc vào cốt truyện và thời đại. 
Ví dụ: Thạch Sanh được giới thiệu là một chàng trai mồ côi, hiền lành thật thà và có tài võ nghệ. Chính vì thế mà từ đầu đến cuối truyện, trước những lời nói dối của Lý Thông, Thạch Sanh đã tin một cách vô điều kiện, thậm chí sau này khi được minh oan, tội ác của mẹ con Lý Thông được vạch trần, Thạch Sanh cũng tha tội chết cho họ. Như nhiều nhân vật dân gian khác, tính cách, tâm trạng Thạch Sanh phát triển đơn giản, thuần túy một chiều, không có những mâu thuẫn nội tâm, những biểu hiện trái chiều vì thế dễ phân tích.
- Cốt truyện: đơn giản, thường có kết thúc có hậu, hoặc kết thúc bất ngờ.
- Ý nghĩa: thường thể hiện tư tưởng tình cảm, ước mơ của đại bộ phận dân chúng: ở hiền gặp lành, tự hào truyền thống văn hóa dân tộc, ước mơ hòa bình, phê phán thói kiêu ngạo tự phụ.
2.4.3.2. Truyện hiện đại:
- Thời gian hình thành và phát triển: là những tác phẩm văn học ra đời và phát triển từ đầu thế kỉ XX.
- Tác giả: thường là cá nhân nhà văn, mang dấu ấn riêng, phong cách riêng.
- Hình thức tồn tại: văn học viết.
- Ngôi kể: kể ở cả ngôi thứ 3 và ngôi thứ nhất, tùy thuộc vào dụng ý nghệ thuật của nhà văn.
- Nhân vật: phong phú đa dạng, đủ các tầng lớp xã hội, có tiếng nói riêng, tính cách riêng, tư tưởng tình cảm riêng. Diễn biến tâm lý nhân vật cũng đa dạng phức tạp hơn, góc cạnh hơn. Sự phát triển tính cách nhân vật giai đoạn này không phụ thuộc vào cốt truyện hay thời đại mà nó làm nên cốt truyện.
Ví dụ: Nhân vật Dế Mèn trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” (trích Dế Mèn phiêu lưu ký – Tô Hoài) vừa có điểm đáng phê phán, vừa có điểm đáng học tập. Ngay trong một hành động trêu trọc chị Cốc Mèn cũng có sự phát triển tâm lý đa dạng: từ hung hăng, thách thức đến sợ hãi rồi ân hận. Đó là những trạng thái tâm lý tưởng như trái ngược nhau nhưng hoàn toàn hợp lý với một kẻ hành động xốc nổi, thiếu suy nghĩ như Mèn.
- Cốt truyện: đa dạng, phức tạp, nhiều mâu thuẫn xung đột hơn, được thể hiện dưới nhiều khía cạnh hơn.
- Ý nghĩa: là tiếng nói của riêng nhà văn được truyền đến người đọc một cách nhẹ nhàng sâu sắc.
2.4.4. So sánh truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” và văn bản truyện “Bài học đường đời đầu tiên”.
2.4.4.1. Điểm giống:
- Nhân vật: là loài vật (Con Ếch, con Dế Mèn).
- Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật: dùng biện pháp nhân hóa (ngôn ngữ, hành động, cách ứng xử với thế giới xung quanh):
+ Ếch: đi lại nghênh ngang, oai như một vị chúa tể, nghĩ bầu trời trên đầu chỉ bằng cái vung.
+ Dế Mèn: Co cẳng đạp phanh phách vào các ngọn cỏ, nhai ngoàm ngoạm, đưa cả hai chân lên vuốt râu., khà khịa với tất cả bà con trong xóm.
Vậy dễ dàng thấy cả hai con vật (nhân vật) này đều có thói huênh hoang, tự kiêu tự đại, coi thường xung quanh, luôn cho mình là nhất.
- Kết thúc: đều đau đớn (Ếch vì chủ quan tự phụ mà phải chết, Dế Mèn vì hung hăng hống hách mà gây ra cái chết thảm cho Dế Choắt).
- Bài học: đều khuyên mỗi chúng ta không nên kiêu ngạo, coi thường xung quanh, cần suy nghĩ, nhìn nhận trước sau kĩ càng trước khi hành động
2.4.4.2. Điểm khác:
- Ngôi kể:
+ Ếch ngồi đáy giếng: kể ngôi thứ ba.
+ “Bài học đường đời đầu tiên” (trích Dế Mèn phiêu lưu kí – Tô Hoài): kể ở ngôi thứ nhất, người kể là Dế Mèn, xưng tôi. Truyện có kết cấu giống kiểu truyện tự thuật.
- Nhân vật:
+ Ếch trong “Ếch ngồi đáy giếng” có tính cách đơn thuần hơn: từ đầu đến cuối chỉ thể hiện sự kiêu ngạo, nhận thức hạn hẹp của mình, đến chết vẫn không biết. Ếch đại diện cho những người hiểu biết nông cạn nhưng kiêu căng tự phụ. Đây là nguyên nhân dẫn đến những kết cục đau đớn, những thất bại thảm hại trong cuộc đời. 
+ Dế Mèn trong “Bài học đường đời đầu tiên” (trích Dế Mèn phiêu lưu kí – Tô Hoài) có tính cách phức tạp hơn: bên cạnh thói huênh hoang kiêu ngạo đáng ghét, Mèn còn là một chú dế đáng yêu: thói quen sống nề nếp, tự lập, khoa học, biết lo xa.; khi mắc lỗi sai biết ân hận và ghi nhớ suốt đời. So với Ếch thì Dế Mèn gần gũi với bạn đọc, với tuổi mới lớn hơn.
- Kết thúc truyện:
+ Ếch vì ngu dốt, hiểu biết nông cạn, hạn hẹp mà chết. Ếch đáng thương hơn đáng trách.
+ Dế Mèn không ngu dốt nhưng hành động xốc nổi, thiếu suy nghĩ dẫn đến cái chết đau đớn cho người bạn láng giềng. Mèn đáng trách hơn.
- Bài học:
+ Truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” kể về một con ếch nhưng ngụ ý về con người. Bài học, lời khuyên trong câu chuyện được thể hiện kín đáo, không nói trực tiếp mà “ẩn” đằng sau, người đọc tự suy ngẫm và tìm ra.
+ Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” (trích “Dế Mèn phiêu lưu kí” – Tô Hoài) thể hiện nội dung tư tưởng, bài học trực tiếp qua lời trăn trối của Dế Choắt.
Như vậy điểm khác biệt không phải ở bài học mà là cách nêu bài học, cách gửi thông điệp đến mọi người. Giáo viên cần nhấn mạnh điều này để khắc sâu năng lực nhận diện các thể loại truyện cho học sinh.
2.4.5. Yêu cầu về định hướng phát triển năng lực ở hai văn bản:
Một số năng lực cơ bản cần hình thành và phát triển ở học sinh qua hai văn bản này:
- Năng lực tìm hiểu và đánh giá một tác phẩm truyện: dựa trên những đặc điểm cơ bản của thể loại truyện giáo viên cần hướng dẫn học sinh những thao tác căn bản để khai thác một tác phẩm truyện, mục đích cuối cùng đạt được sau khi khai thác một tác phẩm truyện cụ thể.
- Năng lực so sánh, nhận xét.
- Năng lực tổng hợp, tích hợp.
- Năng lực ngôn ngữ.
- Năng lực giao tiếp, ứng xử.
- Năng lực quản lý bản thân.
- Năng lực sáng tạo.
3. Thực trạng của vấn đề:
Để có những đánh giá khách quan, tôi tiến hành thăm dò khảo sát cụ thể như sau:
* Với giáo viên: 
- Dự giờ thăm lớp, phỏng vấn. Kết quả cho thấy.
+ Bài “Ếch ngồi đáy giếng”: Dự 6 giờ của giáo viên, đều là các giờ dạy được chuẩn bị công phu nhưng cả 6 giờ giáo viên đều không khai thác được nghệ thuật kể chuyện, không nhấn mạnh được đặc điểm truyện ngụ ngôn và giờ học rất mệt mỏi.
+ Bài “Bài học đường đời đầu tiên” dự 2 giờ nhưng giáo viên chỉ tập trung lên án Dế Mèn, chưa so sánh sự khác nhau giữa hai văn bản.
- Phỏng vấn giáo viên: “Bài học đường đời đầu tiên” có phải truyện ngụ ngôn không? Vì sao?. Kết quả:
+ 3 giáo viên được hỏi đều trả lời không.
+ 3 giáo viên đều giải thích vì đây không phải truyện dân gian.
* Với học sinh:
- Khảo sát 35 em học sinh lớp 6C: 
Câu 1: “Bài học đường đời đầu tiên” có phải truyện ngụ ngôn không? Vì sao?
- Kết quả:
10/35 em trả lời có vì nhân vật là loài vật.
20/35 em trả lời không vì tác giả không phải nhân dân.
5/35 em không có câu trả lời.
Câu 2: Bài học em rút ra bài học gì qua hai văn bản?
- Kết quả:
+ 30/35 học sinh trả lời: trong cuộc sống không được kiêu ngạo, phải tôn trọng người xung quanh, chịu khó mở rộng tầm nhìn.
+ 5/35 em trả lời: ở đời mà huênh hoang bậy bạ sẽ rước họa vào thân.
+ Không có học sinh nào rút ra được bài học từ nhân vật Dế Choắt.
Câu 3: Em thấy Dế Mèn đáng yêu hay đáng trách ?
- Kết quả: 100% cả lớp đều phê bình, cho rằng đó là con vật xấu, đáng trách.
Câu 4: Sự việc mưa to, nước lớn đưa ếch dềnh ra khỏi giếng có ý nghĩa gì?
- Kết quả: 100% học sinh cho rằng sự việc ấy khiến ếch bị trâu giẫm bẹp.
Trên đây là một số kết quả khảo sát thực tiễn dạy và học 2 văn bản trên trong những năm học vừa qua của cá nhân tôi. Kết quả này cho thấy học sinh mới chỉ nắm văn bản hời hợt, giáo viên chưa chú ý tích hợp, định hướng khắc sâu những năng lực cơ bản: tìm hiểu và nhận xét đánh giá, phát huy sự sáng tạo của học sinh, hay định hướng các năng lực thực tiễn cho các em. Học sinh còn lúng túng, chưa biết tìm hiểu một tác phẩm truyện trong chương trình.
Là giáo viên, tôi tin chắc mỗi thầy cô đứng lớp dạy bộ môn Ngữ Văn sẽ không khỏi băn khoăn, trăn trở trong việc tìm tòi hướng đi, hướng tiếp cận 2 văn bản này. Cá nhân tôi cũng không nằm ngoài số đông đó. Vì vậy tôi đã nghiên cứu, liên hệ, so sánh và mạnh dạn đưa sáng kiến Hình thành và phát triển năng lực cho học sinh lớp 6 qua hai văn bản “Ếch ngồi đáy giếng” và “Bài học đường đời đầu tiên” vào giảng dạy môn Ngữ Văn 6 – THCS năm học 2016 - 2017.
4. Một số biện pháp: Hình thành và phát triển năng lực cho học sinh lớp 6 qua hai văn bản “Ếch ngồi đáy giếng” và “Bài học đường đời đầu tiên”.
4.1. Hình thành và phát triển năng lực cho học sinh thông qua tìm hiểu đặc trưng thể loại.
Như trên đã nói, mỗi tác phẩm truyện đều có những đặc điểm chung. Ở đây khi cho học sinh tìm hiểu truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” cần làm tốt việc khắc sâu thể loại truyện ngụ ngôn trước.
Trước hết cho học sinh tìm hiểu “ngụ ngôn” là gì thông qua cách giải thích từng yếu tố Hán Việt:
+ Ngụ: Hàm chứa ý kín đáo.
+ Ngôn: Lời nói.
=> Ngụ ngôn: là lời nói có hàm chứa ý kín đáo để người đọc người nghe tự suy ra mà hiểu.
Từ đó hình thành khái niệm truyện ngụ ngôn: chú ý các đặc điểm:
+ Hình thức: là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần.
+ Nhân vật: thường loài vật, đồ vật hoặc chính con người.
+ Mục đích: để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
Để bài dạy phong phú, giáo viên nên minh họa bằng một số truyện ngụ ngôn cụ thể mà các em đã được nghe, đọc trong cuộc sống như: Thỏ và Rùa, Hai chú gấu tham ăn, Hai con dê qua cầu.
Từ đó khắc sâu đặc điểm chính của truyện ngụ ngôn là nói bóng gió, kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
Đây cũng là căn cứ để sau này khi tìm hiểu văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” (trích Dế Mèn phiêu lưu ký – Tô Hoài), học sinh liên hệ so sánh để thấy được sự khác nhau trong cách gửi gắm bài học đến độc giả của 2 văn bản. 
 	4.2. Hình thành và phát triển năng lực cho học sinh thông qua tìm hiểu ngôi kể, vai trò của ngôi kể:
Như trên đã nói, ngôi kể là vị trí người kể lựa chọn trong tác phẩm. Đối với mỗi tác phẩm truyện, việc lựa chọn ngôi kể - người kể có vai trò quan trọng trong việc làm nổi bật tư tưởng, chủ đề tác phẩm. Vì thế ở mỗi tác phẩm truyện, giáo viên cần định hướng cho học sinh kĩ năng phát hiện ngôi kể, và năng lực đánh giá, nhận định vai trò của ngôi kể với tác phẩm, từng bước tạo thói quen cho học sinh sau này.
Ở 2 văn bản này, theo tôi cần định hướng cho học sinh 2 năng lực cơ bản:
* Năng lực nhận diện ngôi kể, đánh giá vai trò ý nghĩa của ngôi kể trong tác phẩm, làm căn cứ để tìm hiểu văn bản.
* Năng lực lựa chọn ngôi kể khi viết bài văn tự sự.
4.2.1. Văn bản “Ếch ngồi đáy giếng”.
- Ngôi kể thứ 3, người kể giấu mặt.
- Tác dụng: Truyện mang tính khách quan, bài học rút ra nhẹ nhàng, sâu sắc, thể hiện rõ thái độ chung của số đông nhân dân.
4.2.2. Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” (Trích “Dế Mèn phiêu lưu kí” – Tô Hoài).
- Ngôi kể thứ nhất.
- Người kể: nhân vật Dế Mèn, xưng “tôi”, tự kể chuyện mình.
- Tác dụng: 
+ Nhân vật hiện lên gần gũi, thân mật với bạn đọc hơn. 
+ Nhân vật hiện lên không chỉ với dáng vẻ hành động mà còn ẩn chứa bao nỗi niềm, ý nghĩ, tâm trạng:
Đoạn văn miêu tả hình dáng Dế Mèn ở đầu văn bản có thể xem là bức chân dung tự họa của anh chàng Dế. Yếu tố miêu tả hiện lên rõ nét qua từng câu chữ với trí tưởng tượng phong phú, độc đáo của tác giả. Nhưng chàng Dế dường như không phải chỉ đang tả mình mà đúng ra anh chàng đang soi gương và ngắm mình trong đó. Cho nên trong giọng điệu “tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm”, “đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt” ta thấy được niềm sung sướng hân hoan đầy hãnh diện của Dế Mèn. Cậu ta tự cho mình ra dáng “con nhà võ” đầy mãn nguyện. Một tình cảm dù có phần xốc nổi nhưng rất hồn nhiên của chàng Dế mới lớn. Nếu kể chuyện ở ngôi thứ 3 sẽ không thể hiện được hết đặc điểm này của nhân vật.
Trong đoạn kể việc Dế Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết thảm cho Dế Choắt, kể ở ngôi thứ nhất làm cho câu chuyện hiện lên chân thực nhưng cái chính còn là khắc sâu tâm trạng ân hận của Dế Mèn và bài học đau đớn đầu đời. Dế Mèn không ân hận, không xót xa, không ám ảnh thì sẽ không phải kể lại câu chuyện tường tận như thế. Hình như kể lại chuyện này là một cách Mèn tự nhắc nhở bản thân, tự răn mình trước khi răn những người bạn trẻ tuổi khác. Bài học vì thế càng trở nên thấm thía. 
Kể theo ngôi thứ nhất cũng làm cho câu chuyện có nhiều lớp nghĩa. Thông thường, chúng ta vẫn tìm hiểu lớp nghĩa thứ nhất là chân dung tự họa và hành động của Dế Mèn để từ đó rút ra bài học cho bản thân. Nhưng câu chuyện còn một tầng nghĩa nữa cũng cần nhấn mạnh, khắc sâu cho các em. Đó là quá trình hướng thiện của nhân vật. Ở đây, giáo viên cần cho học sinh thấy:
+ Dế Mèn đang kể lại quá khứ của chính mình. Đó là những kỉ niệm riêng, những kỉ niệm sâu sắc trong đời. Vì thế giọng kể đầy hoài niệm.
+ Nhưng Dế Mèn ở đây là một chàng Dế đã trưởng thành chứ không còn bồng bột như trong quá khứ nữa. Vì thế Mèn không chỉ kể mà còn như tự phán xét, tự nhìn nhận lại mình một cách nghiêm khắc mà bao dung. Giọng văn đầy những suy tư trăn trở và thứ tha. 
Hai chất giọng này đan xen làm cho câu chuyện vừa xót xa, vừa day dứt. Đồng thời người đọc cũng thấy được sự giác ngộ, sự trưởng thành và quá trình hướng thiện đáng khâm phục của Dế Mèn.
Từ đây để nhắc nhở các bạn đọc nhỏ tuổi về thái độ nghiêm khắc nhìn nhận, đánh giá và phê bình bản thân; về bản lĩnh nhận lỗi, sửa sai để hoàn thiện nhân cách, hướng tới giá trị cao đẹp của cuộc sống là Chân – Thiện – Mĩ. 
Nếu để một người khác kể, mà không phải Dế Mèn, câu chuyện sẽ mất đi lớp nghĩa sâu sắc này.
4.3. Hình thành và phát triển năng lực cho học sinh thông qua tìm hiểu tình huống truyện:
Với học sinh lớp 9, có thể khái niệm tình huống là quá quen thuộc. Nhưng với học sinh lớp 6 thì đây lại là một thuật ngữ hoàn toàn mới. Vì thế, giáo viên cần gợi dẫn để học sinh làm quen với thao tác này thông qua từng tác phẩm. Việc gợi dẫn nên đặt trong mạch tìm hiểu câu chuyện một cách tự nhiên, phù hợp, không khiên cưỡng. Câu hỏi cũng cần dễ hiểu, nên dùng từ “hoàn cảnh” trước khi nói thuật ngữ “tình huống”. Sau khi đã cho các em phát hiện được tình huống, giáo viên cần nhấn mạnh thao tác này mỗi khi tìm hiểu truyện.
Ví dụ:
4.3.1. Khi dạy văn bản “Ếch ngồi đáy giếng”, sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu song cuộc sống và thái độ của Ếch khi ở trong giếng và rút ra kết luận, giáo viên có thể dẫn dắt bằng các câu hỏi:
? Nhưng cuộc sống của ếch có gì thay đổi? Sự thay đổi đó diễn ra trong hoàn cảnh nào?
Học sinh dễ dàng nhận thấy: Ếch không sống mãi trong giếng nữa mà được đưa ra ngoài trong hoàn cảnh trời mưa to, làm nước trong giếng dềnh lên.
Thông thường giáo viên chỉ dừng lại ở đây và hỏi tiếp về thái độ của Ếch, nhưng theo tôi, đây là một chi tiết nghệ thuật quan trọng cần khai thác để học sinh vừa thấy được độ sâu sắc của truyện, vừa thấy được tài năng kể chuyện của nhân dân và đặc biệt hình thành được năng lực tìm hiểu và xây dựng tình huống truyện với văn bản tự sư.
Trước hết cần cho học sinh hiểu: hoàn cảnh Ếch được đưa ra ngoài giếng đó chính là tình huống truyện.
Vậy nét đặc sắc của chi tiết này là gì?
- Đây vừa là một tình huống tình cờ mà rất tự nhiên, hợp lý (dễ dàng xảy ra trong cuộc sống).
- Với Ếch, nó không bao giờ nghĩ được tới, thậm chí một số người đọc cũng không lường trước được. Nên có thể nói đây là một tình huống bất ngờ.
- Nếu không có tình huống này, Ếch sẽ vẫn cứ quen thói cũ và như vậy truyện chẳng có gì để kể. Từ tình huống này mà nảy sinh các sự việc tiếp theo. Nên tình huống này cũng chính là bước ngoặt của câu chuyện cũng như cuộc đời số phận nhân vật Ếch.
Cách gợi dẫn đến những nhận xét này thế nào?
Cá nhân tôi đã áp dụng câu hỏi lựa chọn: đây là sự việc thường thấy trong cuộc sống hay do hư cấu tưởng tượng lên? Vì sao?
Học sinh sẽ trả lời là tình huống thường thấy vì mưa gió là hiện tượng thiên nhiên bình thường trong cuộc sống hàng ngày, không phải hư cấu tưởng tượng.
Từ đó mà rút ra những nhận xét: tình huống bất ngờ, tự nhiên, hợp lý.
Giáo viên cần nhấn mạnh gì, nhấn mạnh như thế nào với học sinh sau chi tiết này?
Theo tôi, với học sinh lớp 6, ta cần nhấn mạnh như sau:
+ Vậy một câu chuyện hay không phải ở độ ngắn hay dài mà đôi khi ở chính nghệ thuật xây dựng tình huống.
+ Khi tìm hiểu bất kì câu chuyện nào không được bỏ qua việc tìm và đánh giá tình huống truyện.
+ Có những tình huống rất nhỏ nhưng lại làm lên giá trị lớn cho tác phẩm.
+ Khi viết văn tự sự, để câu chuyện hấp dẫn các em cũng cần nhớ tạo tình huống bất ngờ, không nên kể diễn biến các sự việc đều đều, điều đó dễ nhàm chán.
+ Trong cuộc sống cũng có nhiều tình huống bất ngờ, nằm ngoài dự định của chúng ta như thế.
+ Trước tình huống này, Ếch có thái độ gì? Kết cục của nó ra sao? Thông qua đó ta học hỏi được gì?
4.3.2. Khi dạy văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” (Trích “Dế Mèn phiêu lưu kí” – Tô Hoài).
Lúc này học sinh đã có khái niệm tình huống, việc tìm tình huống truyện và đánh giá tình huống đã thành năng lực quen thuộc nên giáo viên cần lưu ý:
- Việc Dế Mèn được mẹ cho ra ở riêng là một tình huống quan trọng. Đây vừa là thử thách, vừa là cơ hội để Dế Mèn rèn luyện bản thân. Cũng chính từ 

File đính kèm:

  • docskkn_hinh_thanh_va_phat_trien_nang_luc_cho_hoc_sinh_lop_6_qu.doc