Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng thực hành môn Hoá học ở THCS

1. Thuận lợi:

- Đây là môn học được đưa vào chương trình lớp 8. Là môn học mới có nhiều cái lạ, kích thích sự tìm tòi, sáng tạo của học sinh.

- Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, gia đình có quan tâm đến việc học của con em mình (đối với học sinh lớp A1).

2. Khó khăn:

a. Cơ sở vật chất:

- Trường chưa có phòng chức năng riêng nên khi thực hành cũng mất nhiều thời gian khi học sinh di chuyển dụng cụ và hóa chất.

- Thí nghiệm thực hành làm trên bàn học của học sinh độ bằng phẳng không đảm bảo nên tính an toàn cũng không cao.

b. Về phía học sinh:

- Còn nhiều học sinh chưa chủ động trong học tập, nghiên cứu và chuẩn bị nội dung bài, bảng tường trình trước khi đến giờ học thí nghiệm thực hành.

- Ý thức tự giác học của học sinh chưa cao, còn làm ồn, chưa lắng nghe các yêu cầu, các nội quy, lưu ý khi thực hành.

- Đa số các em rất thích được tự tay làm thí nghiệm nhưng không thích viết bảng tường trình thí nghiệm thực hành.

 

doc 16 trang linhnguyen 340
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng thực hành môn Hoá học ở THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng thực hành môn Hoá học ở THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng thực hành môn Hoá học ở THCS
ăn:
a. Cơ sở vật chất:
- Trường chưa có phòng chức năng riêng nên khi thực hành cũng mất nhiều thời gian khi học sinh di chuyển dụng cụ và hóa chất.
- Thí nghiệm thực hành làm trên bàn học của học sinh độ bằng phẳng không đảm bảo nên tính an toàn cũng không cao.
b. Về phía học sinh:
- Còn nhiều học sinh chưa chủ động trong học tập, nghiên cứu và chuẩn bị nội dung bài, bảng tường trình trước khi đến giờ học thí nghiệm thực hành.
- Ý thức tự giác học của học sinh chưa cao, còn làm ồn, chưa lắng nghe các yêu cầu, các nội quy, lưu ý khi thực hành.
- Đa số các em rất thích được tự tay làm thí nghiệm nhưng không thích viết bảng tường trình thí nghiệm thực hành.
3. Thực trạng:
Một vấn đề thực tế hiện nay tất cả giáo viên chúng ta đều nhận thấy là đa số các em học sinh có kĩ năng thực hành rất yếu, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế khách quan còn nhiều hạn chế và khả năng thích nghi với hoàn cảnh còn chậm. Đó chính là hậu quả của một thời gian khá dài trong chương trình giáo dục THCS ít chú trọng, ít quan tâm đến các tiết thực hành. Trong đó có một phần trách nhiệm của đội ngũ chúng ta chỉ truyền đạt kiến thức mà ít chú tâm rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh. Các tiết thực hành nếu có thì cũng làm qua loa đại khái cho xong, mặc khác, các dụng cụ thí nghiệm thực hành quá cũ kỹ, lạc hậu, nhiều khi tiến hành thí nghiệm cho kết quả trái ngược nhau dễ gây ra sự ngộ nhận của học sinh làm cho giáo viên cũng thực sự lúng túng khi tiến hành những thí nghiệm mang tính chất định lượng vì vậy cũng gây cho giáo viên tâm lý chỉ giới thiệu dụng cụ thí nghiệm và tiến hành làm thí nghiệm định tính trực quan để minh họa cho hiện tượng. 
Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực đã được quan tâm ở tất cả các bộ môn, trong đó có môn hóa học, thí nghiệm thực hành hóa học đã được tăng cường nhiều hơn bởi qua thí nghiệm từ những hiện tượng quan sát được mà học sinh suy ra được tính chất của chất, hiểu được bản chất của hóa học là sự biến đổi từ chất này thành chất khác. Mặt khác, thông qua thí nghiệm hóa học, từ những hiện tượng quan sát được, học sinh tin tưởng vào khoa học, và có hứng thú hơn trong quá trình học tập.
Ở bậc THCS học sinh mới bước đầu làm quen với môn hóa học, chính vì vậy, mà các em có nhiều bỡ ngỡ trong cách tiếp cận, hơn nữa môn hóa học là môn học thực nghiệm, qua các thí nghiệm mà học sinh tiếp thu được kiến thức có cơ sở khoa học một cách vững chắc.
Các trường THCS hiện nay nói chung trang thiết bị đồ dùng dạy học đã được trang bị khá đồng bộ, có phòng bộ môn, các hóa chất phục vụ đủ cho học sinh làm thí nghiệm theo nhóm, nhiều trường đã có cán bộ phụ trách thiết bị. Tuy nhiên phần lớn giáo viên quan tâm nhiều hơn đến kiến thức hóa học mà ít chú ý tới kĩ năng thực hành của học sinh, mà thực tế thì khi học sinh có kĩ năng thực hành tốt, thí nghiệm thành công sẽ đem lại kết quả phù hợp với kiến thức mà giáo viên cần cung cấp, hơn nữa khi học sinh có kĩ năng thực hành tốt sẽ rút ngắn được thời gian, đảm bảo tiến trình lên lớp của giáo viên.
Tuy nhiên, trong quá trình làm thí nghiệm, do mới tiếp xúc với môn hóa học, học sinh còn nhiều bỡ ngỡ trong quá trình làm thí nghiệm, nhiều thí nghiệm học sinh làm không đúng quy trình, các thao tác thí nghiệm còn vụng về, có nhiều trường hợp học sinh làm đổ vỡ dụng cụ thí nghiệm, hóa chất gây nguy hiểm, làm học sinh mất tự tin trong quá trình làm các thí nghiệm, hơn thế nữa việc thực hiện thí nghiệm không đúng quy trình còn có thể dẫn tới kết quả thí nghiệm sai so với sách giáo khoa, làm các em không tin tưởng vào khoa học.
* Tình hình thực tiển: Khi chưa áp dụng đề tài này, khảo sát ở 3 lớp 8A1, 8A2, 8A3 tại trường với kết quả như sau:
Lớp
Giỏi
Khá
TB
Yếu, Kém
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
8A1
9
30
10
33,3
10
33,3
1
3,33
8A2
0
0
5
15,6
21
65,6
6
18,75
8A 3
0
0
6
20
19
63,3
5
16,6
	Kết quả thấp là do học sinh còn rất lúng túng về cách làm thí nghiệm, sợ bị bể dụng cụ, đỗ hóa chất bắn vào người, sợ cháy nổ Do vậy, khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế khách quan còn nhiều hạn chế và khả năng thích nghi với hoàn cảnh còn chậm.
	Qua gần gũi tìm hiểu các em cho biết, muốn được làm thí nghiệm nhưng chưa biết cách làm, đang còn học một cách thụ động, chưa có kĩ năng để làm thí nghiệm thực hành. Lí do là các em mới được tiếp xúc với môn hoá nên nhiều khái niệm còn chưa hiểu rõ đầy đủ ý nghĩa của nó, thời gian để các em rèn luyện kĩ năng thực hành làm còn hạn chế. Hơn nữa do điều kiện của trường chưa có phòng chức năng cũng phần nào gây khó khăn, từ đó kỉ năng thực hành của học sinh còn rất yếu.
Để nâng cao chất lượng giảng dạy, rèn cho học sinh có kĩ năng thí nghiệm thực hành tốt bản thân tôi đã áp dụng một số biện pháp rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh đó là:
Công tác chuẩn bị của giáo viên
Công tác chuẩn bị của học sinh:
Kiểm tra, hướng dẫn của giáo viên trước mỗi thí nghiệm.
Dự đoán kết quả với mỗi thí nghiệm.
Chương 3. Các giải pháp thực hiện để rèn luyện kĩ năng thí nghiệm thực hành cho HS:
1. Mục đích, yêu cầu, tác dụng của thí nghiệm thực hành đối HS:
- Đây là phần khá quan trọng bởi nó giúp cho học sinh hiểu được lý do tại sao phải làm thí nghiệm.
- Qua thí nghiệm giúp cho học sinh khẳng định tính đúng đắn của lý thuyết và chứng minh cho lý thuyết, là điểm tựa cho lí thuyết. Đồng thời qua thí nghiệm cũng nắm được mức độ hiểu và nắm kiến thức lí thuyết của học sinh, tạo điều kiện phát triển nhân cách và phát huy tính sáng tạo của học sinh, có sự liên hệ giữa kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Giúp cho các em tự mình có thể khám phá những điều mình đã học từ đó tạo nên sự hứng thú với bộ môn hóa học, đồng thời rèn luyện tư duy khoa học cho các em.
- Sau khi đã hiểu được ý nghĩa của tiết thí nghiệm thực hành thì chắc chắn học sinh sẽ có ý thức hơn trong các tiết thực hành. Qua các tiết thực hành rèn luyện khả năng làm việc độc lập và theo nhóm của học sinh.
- Đặc biệt đối với môn hóa học, môn khoa học thực nghiệm, môn khoa học mở, luôn luôn mới và rất trừu tượng. Thực hiện tốt các tiết dạy thí nghiệm thực hành sẽ giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, sáng tạo, làm chủ được thao tác thí nghiệm, có vốn hiểu biết thực tiễn từ đó vận dụng vào việc giải thích các hiện tượng trong cuộc sống. 
- Thí nghiểm biểu diễn tuy có nhiều ưu điểm những cũng còn có những mặt hạn chế như: khả năng nhận thức của học sinh có hạn, dĩ nhiên khi học sinh được trao tận tay sờ, mó vào các dụng cụ được thực hiện thí nghiệm thì việc làm quen với dụng cụ, hóa chất và quá trình quan sát hiện tượng xảy ra sẽ hấp dẫn hơn.
a. Vai trò của việc dạy thực hành:
Đây là loại thí nghiệm do tự tay học sinh thực hiện trong quá trình học tập nhằm ôn tập, củng cố kiến thức đã học và rèn luyện kĩ năng, kỷ xảo thực hành.
 Bên cạnh đó, sự đánh giá một cách chính xác và công bằng của giáo viên cũng là một động lực giúp cho các em phấn khởi hơn, tự tin hơn và cố gắng hơn trong các giờ thực hành.
b. Ưu điểm của thí nghiệm thực hành:
+ Thông qua thí nghiệm thực hành, dạy cho học sinh cách vận dụng kiến thức một cách độc lập để giải thích các hiện tượng quan sát được và rút ra kết luận trên cơ sở quan sát trực tiếp thí nghiệm của mình thực hiện.
+ Thí nghiệm thực hành là phương tiện giúp học sinh củng cố lại kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo thực hành.
+ Thông qua thí nghiệm thực hành góp phần vào việc tư duy, tăng cường sự hứng thú học tập của học sinh với bộ môn.
c. Những yêu cầu của thí nghiệm thực hành:
Cần quan niệm thực hành là một phần của quá trình dạy học. Vì vậy, nội dung của thí nghiệm thực hành là mối quan hệ, là cơ sở để tổ chức hoạt động thực hành, phương pháp tổ chức phải được xây dựng song song với lý thuyết, đảm bảo nguyên tắc thực hành theo hệ thống từ dễ đến khó, gắn chặt với lý thuyết. Nội dung thí nghiệm thực hành phải là sự phối kết hợp giữa lí thuyết với thực hành thí nghiệm. Tùy theo đặc điểm tình hình chương trình, tình hình trường lớp mà xây dựng nội dung chương trình lý thuyết và thực hành một cách hợp lý.
2. Những biện pháp giúp việc rèn luyện kĩ năng thực hành hóa học cho học sinh
Kĩ năng là khả năng thực hiện một cách hợp lí những hành động trí tuệ và chân tay trong những tình huống khác nhau.
Dấu hiệu đặc trưng của kĩ năng là nhận thức được đầy đủ về mục đích của hoạt động và biết lựa chọn con đường đúng đắn và ngắn nhất, đó là khả năng thực hiện một cách nhanh chóng, thoải mái các động tác thí nghiệm như lắp ráp các chi tiết dụng cụ thí nghiệm nhanh, tiến hành các động tác cơ bản như lắc, trộn, nghiền, khuấy, biết chọn lựa hóa chất ,và biết cách sử dụng hóa chất một cách thành thạo khéo léo.
a) Công tác chuẩn bị
* Đối với giáo viên:
- Soạn và chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, hóa chất của tiết thí nghiệm thực hành. Đây là công việc đòi hỏi giáo viên phải có cái tâm với nghề, có lòng kiên trì nhẫn nại, chịu khó, nó chiếm rất nhiều thời gian của giáo viên (nếu trường không có phòng bộ môn, không có giáo viên chuyên trách).
- Ngay từ những tiết học đầu tiên giáo viên sau khi nhận lớp, tìm hiểu kĩ về tình hình học tập của lớp về bộ môn, sau đó phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tiến hành việc phân học sinh lớp thành từng nhóm, trong nhóm phải có đủ các đối tượng học sinh theo năng lực học tập của bộ môn, có nhóm trưởng, nhóm phó để khi nhóm trưởng vắng thì nhóm phó thay thế, có thư kí để ghi chép hiện tượng xảy ra trong quá trình làm thí nghiệm, ý kiến thống nhất trong phần giải thích hiện tượng và viết PTHH đối với mỗi thí nghiệm.
- Nhóm trưởng chịu trách nhiệm phân công, điều hành hoạt động của nhóm theo hướng dẫn của giáo viên, yêu cầu nhóm trưởng khi phân công các thành viên trong nhóm phải thường xuyên đổi vị trí làm việc của mỗi thành viên để tất cả học sinh trong nhóm đều được làm thí nghiệm, qua nhiều lần thí nghiệm mỗi học sinh sẽ có kĩ năng thực hành tốt hơn.
- Một trong những điều kiện giúp học sinh thực hiện thành công các thí nghiệm thực hành là giáo viên phải tổ chức cho học sinh, nhóm học sinh nghiên cứu trước bản hướng dẫn làm thí nghiệm thực hành do giáo viên soạn ra, học sinh phải biết trước về mục đích của thí nghiệm thực hành, học sinh cần làm gì và làm như thế nào? Giải thích các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm, rút ra kết luận đúng.
- Giáo viên cần xác định nội dung và phương pháp thực hiện các thí nghiệm thực hành sao cho phù hợp với đặc điểm, nội dung, thời gian cho phép và cơ sở vật chất, thiết bị dạy học có liên quan của trường. 
- Căn cứ vào nội dung của thí nghiệm thực hành, giáo viên cần làm trước thí nghiệm để viết bản hướng dẫn cụ thể và chính xác, cố gắng chuẩn bị tốt các dụng cụ, hóa chất, phương tiện chuẩn bị cho thí nghiệm thực hành.
- Tất cả dụng cụ thí nghiệm phải được để trên bàn thí nghiệm, không để các em đi lại nhiều.
- Những thí nghiệm với chất độc, chất dễ nổ như KClO3, P, S, Cl2 hoặc axit đặc, không nên cho học sinh làm hoặc nếu làm giáo viên cần căn dặn, hướng dẫn thật tỉ mĩ, cụ thể từng thao tác, hướng dẫn học sinh cách phòng tránh, cấp cứu tạm thời khi sự cố không hay xảy ra để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh.
- Giáo viên cần lưu ý các thí nghiệm thực hành trong giờ dạy lí thuyết hoặc trong tiết thực hành phải đơn giản, rõ ràng, đảm bảo tính chính xác cao, mỹ thuật, chú ý dùng lượng nhỏ hóa chất theo đúng hướng dẫn trong sách giáo khoa.
- Trong quá trình học sinh thực hành giáo viên phải giám sát công việc làm của học sinh nhóm, giữ trật tự chung, giúp đỡ kịp thời các nhóm khi cần thiết nhưng không được làm thay cho học sinh.
* Đối với học sinh:
1/ Học sinh phải nghiên cứu trước ở nhà các thí nghiệm mà các em phải thực hiện trong giờ học hoặc trong tiết thực hành về những công việc cụ thể như: dụng cụ, hóa chất cho mỗi thí nghiệm, cách tiến hành từng thí nghiệm, dự đoán hiện tượng xảy ra, viết PTHH nếu được và dự kiến về phần giải thích hiện tượng.
2/ Trên bàn thí nghiệm không được để đồ dùng riêng như: cặp sách, nón, mũ.
3/ Thực hiện đúng nội quy phòng thí nghiệm, quy tắc phòng độc, phòng cháy và chú ý bảo quản dụng cụ, hóa chất thí nghiệm
4/ Phải biết tiết kiệm hóa chất, hóa chất đã sử dụng không được đổ chung vào lọ hóa chất ban đầu.
5/ Trong khi làm thí nghiệm không được nói chuyện riêng, không đi lại làm mất trật tự chung, không tự động lấy dụng cụ, hóa chất ở bàn khác.
6/ Khi làm thí nghiệm xong phải rửa dụng cụ, lau dọn vệ sinh, sắp xếp dụng cụ, hóa chất đúng nơi quy định.
3. Một số kỹ năng cơ bản cần rèn luyện cho học sinh THCS:
- Sử dụng chai lọ, cốc và các dụng cụ thủy tinh: 
Bất kì một loại dụng cụ nào khi sử dụng đều phải được rửa sạch, nếu rửa bằng nước không sạch thì phải rửa bằng xà phòng hoặc bằng hóa chất cần thiết và sau đó rửa tráng lại bằng nước cất cho thật sạch. Rửa xong úp ngược miệng xuống dưới cho ráo nước. Với ống nghiệm phải rửa bằng chổi lông.
- Đo khối lượng các vật: bằng cân kĩ thuật.
- Hướng dẫn một số thao tác cơ bản của thí nghiệm thực hành hóa học:
	* Lấy chất lỏng từ lọ ra ống nghiệm hay dụng cụ khác, nếu lấy với lượng nhỏ ta dùng ống hút, lấy với lượng từ 1ml thì rót nhưng không để hóa chất chảy ra lọ và quay nhãn lên trên. Nút lọ khi mở đặt ngửa và khi không lấy nữa thì đậy nút ngay để tránh nhầm lẫn. Ống hút sau khi lấy hóa chất xong phải hút nước rửa sạch, để khi dùng hút hóa chất khác không bị trộn lẫn với hóa chất đã dùng.
	* Lấy hóa chất rắn phải dùng thìa khô, sạch, lấy xong cũng rửa thìa lại cho sạch và để vào giá cho khô ráo. Nếu làm thí nghiệm có sử dụng hỗn hợp các chất rắn thì các chất rắn phải lấy riêng biệt ra các dụng cụ để xác định tỉ kệ khối lượng đúng theo kĩ thuật rồi mới trộn đều bằng thìa hay dụng cụ thủy tinh như đũa hay thìa thủy tinh rồi mới cho vào dụng cụ thí nghiệm.
	* Hòa tan hóa chất rắn vào chất lỏng: cho chất rắn vào chất lỏng từng lượng nhỏ và dùng đũa thủy tinh khuấy tan dần, tránh hiện tượng bỏ chất rắn quá nhiều không tan hết.
	* Hòa tan chất lỏng vào chất lỏng; cho lượng chất lỏng này vào chất lỏng kia từng lượng nhỏ, nếu dụng cụ hòa tan là ống nghiệm thì khi cho lượng nhỏ chất lỏng vào ta gõ nhẹ đáy ống nghiệm vào gan bàn tay hay ngón tay trỏ, tuyệt đối không dùng ngón tay bịt miệng ống nghiệm mà xóc lên, xóc xuống.
	* Đun nóng các chất trong ống nghiệm hay bình cầu: Dùng đèn cồn hơ nóng nhẹ, đều ống nghiệm hay bình cầu rồi mới đặt đèn cồn cố định đun nóng tập trung, đun bình cầu thường ta để bình cầu lên lưới nung. Các dụng cụ sau khi đun nóng không được để vào chổ có nước hoặc trên nền gạch men để tránh vỡ dụng cụ, điều đó cũng có nghĩa không được rữa dụng cụ khi còn nóng. 
4. Các bước tiến hành trong việc rèn luyện kĩ năng thực hành cho HS:
Bước 1: Kiểm tra công tác chuẩn bị.
1/ Về công tác chuẩn bị của học sinh, nhóm học sinh.
Sau khi giáo viên nêu mục tiêu của bài học, bài thực hành, giáo viên yêu cầu học sinh các nhóm cho biết công tác chuẩn bị của học sinh , nhóm học sinh đối với các thí nghiệm gồm:
STT
Tên
thí nghiệm
Dụng cụ, hóa chất
Cách tiến hành
thí nghiệm
Dự đoán
hiện tượng
1
2
..
Sau khi học sinh báo cáo công tác chuẩn bị của mình, giáo viên nhận xét, chỉ ra những thiếu sót trong công tác chuẩn bị của học sinh trong từng thí nghiệm để học sinh bổ sung vào bản chuẩn bị thí nghiệm của mình cho phù hợp, sau đó giáo viên cho học sinh nhóm kiểm tra dụng cụ, hóa chất trên bàn thực hành.
2/ Kiểm tra dụng cụ, hóa chất thí nghiệm.
Học sinh nhóm kiểm tra dụng cụ, hóa chất trên bàn thực hành của nhóm.
Báo cáo với giáo viên những dụng cụ, hóa chất còn thiếu hoặc dụng cụ bị hư hỏng để bổ sung kịp thời.
Bước 2: Giáo viên hướng dẫn chung: 
Giáo viên nhắc lại nội dung, mục đích của toàn bộ công việc, hướng dẫn kĩ thuật lắp ráp dụng cụ thí nghiệm, cách tiến hành từng thí nghiệm.
Giáo viên không chỉ hướng dẫn làm những công việc gì, làm như thế nào? Mà còn giải thích cho học sinh vì sao lại làm như vậy.
Giáo viên cần báo trước cho học sinh một số sai lầm có thể mắc phải trong khi làm thí nghiện dẫn tới kết quả thí nghiệm sai hoặc gây nguy hiểm cho học sinh như: 
+ Thí nghiệm nung hỗn hợp Fe với S ở lớp 9 bài “Thực hành tính chất hóa học của nhôm và sắt”, học sinh phải lấy lượng hóa chất theo đúng tỉ lệ Fe: S là 7:4. Khi nung hỗn hợp cần hơ đều ống nghiệm, sau đó tập trung ngọn lửa của đèn cồn vào hỗn hợp, chú ý ngọn lửa phải lớn để đủ nhiệt cho hỗn hợp phản ứng, nếu không phản ứng rất khó xảy ra.
+ Thí nghiệm đồng tác dụng với Axit sunfuric đặc trong bài Axit sunfuric, lượng axit lấy chỉ 1ml cho vào ống nghiệm, kẹp ống nghiệm nằm ở 1/3 phía trên của ống nghiệm, khi đun nóng cần hơ nóng đều ống nghiệm sau đó mới đun tập trung ngọn lửa vào nơi có chứa hóa chất, chú ý ngọn lửa nhỏ để dễ quan sát hiện tượng.
Khi giáo viên hướng dẫn cần có một số thao tác thí nghiệm để minh họa nhưng không được tốn nhiều thời gian. 
Bước 3: Học sinh tiến hành thí nghiệm.
Trong quá trình làm thí nghiệm các thành viên phải thực hiện đúng phân công của nhóm trưởng, tập trung quan sát hiện tượng thí nghiệm, thảo luận để đi đến thống nhất về các hiện tượng xảy ra, đồng thời bàn bạc để đưa ra nhận xét thống nhất đúng với hiện tượng xảy ra và rút ra kết luận chung hợp lí. 
Bước 4: Viết tường trình thí nghiệm:
Sau khi hoàn thành các thí nghiệm, giáo viên yêu cầu các nhóm làm vệ sinh, rửa dụng cụ, thu dọn hóa chất để dụng cụ, hóa chất còn lại đúng theo quy định như lúc ban đầu, lưu ý hóa chất dễ cháy, nổ không để gần nhau sau đó học sinh tiến hành viết tường trình thí nghiệm theo cá nhân hoặc nhóm theo yêu cầu của giáo viên.
Mẫu báo cáo thực hành được giáo viên hướng dẫn ở tiết học trước theo mẫu sau:
Tên nhóm:.. BẢN TƯỜNG TRÌNH THÍ NGHIỆM
Họ tên học sinh: Tên bài thực hành:.
Lớp:
STT
Tên thí nghiệm
Dụng cụ, hóa chất
Cách tiến hành
thí nghiệm
Hiện tượng quan sát được
Giải thích,
viết PTHH
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
Mục (1), (2), (3) học sinh chuẩn bị trước ở nhà, có điều chỉnh phù hợp sau phần hướng dẫn chung của giáo viên.
Học sinh chỉ viết nội dung các mục (4), (5) sau khi tiến hành thí nghiệm và được nhóm thảo luận đi đến thống nhất.
5. Một số vấn đề cần lưu ý trong việc rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh:
Học sinh THCS mới bước đầu làm quen với môn hóa học nên việc rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh phải thật tỉ mỉ, cẩn thận trong từng thao tác thí nghiệm. Giáo viên phải soạn trước nội dung những yêu cầu, cách thức tiến hành của các thí nghiệm thực hành của học sinh trong việc dạy bài mới hoặc bài thực hành. Điều quan trọng là trước khi soạn, giáo viên nhất thiết phải tiến hành thí nghiệm trước xem có thành công không, tìm hiểu kĩ những sự cố có thể xảy ra trong quá trình làm thí nghiệm, rồi từ đó mới định hướng những nội dung chuẩn bị của học sinh hoặc nhóm học sinh ở nhà trước khi làm thí nghiệm một cách phù hợp.
* Kết quả áp dụng đề tài:
Sau khi áp dụng đề tài: “ Rèn luyện kĩ năng thực hành hóa học cho học sinh ở đơn vị trường THCS Mỹ Hội”, qua kết quả học tập của học sinh và thực tế giảng dạy bản thân tôi nhận thấy kĩ năng, kĩ xảo thực hành của học sinh ngày càng được hoàn thiện qua từng thời gian học tập của các em, học sinh năng động hơn chất lượng học lực của học sinh tăng lên rõ rệt, số học sinh giỏi, khá tăng lên cao hơn nhiều so với lớp không áp dụng, còn số học sinh yếu và kém giảm xuống cụ thể như sau:
Lớp
Giỏi
Khá
TB
Yếu, Kém
SL/TL
Tăng
SL/TL
Tăng
SL/TL
Giảm
SL/TL
Giảm
8A1
9/40%
10%
13/43,3%
10%
5/16,6
16,6%
0
0 %
8A2
3/9,37%
9,37%
9/28,1%
12,5%
18/56,25%
9,35%
2/6,25%
12,5%
8A3
4/13,3%
13,3%
8/26,6%
6,6%
16/53,3%
10%
2/6,6%
10%
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1/ Kết luận
Qua việc áp dụng một số biện pháp trên đối với học sinh ở lớp 8A và lớp 9A của trường, tôi nhận thấy khả năng làm việc theo nhóm, kĩ năng thực hành của học sinh tốt hơn, kết quả thí nghiệm của học sinh chính xác, rút ngắn được thời gian, các em có hứng thú trong học tập, nâng cao khả năng tư duy, ý thức làm việc tập thể một cách có kỉ luật, an toàn khéo léo, tỉ mỉ, cẩn thận hơn trong quá trình làm thí nghiệm.
Thiết nghĩ, chính các em là nhà kiến trúc xây nên tòa lâu đài kiến thức. Tôi tin rằng với lòng yêu nghề mến trẻ, có cái tâm trong giảng dạy thì mọi khó khăn gì giáo viên

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ky_nang_thuc_hanh_mon_hoa_ho.doc