Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng xây dựng đoạn văn cho học sinh THCS
NL không phải là điều gì xa lạ đối với con người trong cuộc sống. Khi
chúng ta còn bé, còn vô tư và vô tâm đối với nhiều sự việc thì dường như
ta chưa cần nhiều đến NL. Mặc dù vậy, cũng đã có rất nhiều điều ta băn
khoăn, thắc mắc, tò mò, muốn tìm hiểu, muốn giải đáp. Các bài giảng về
tự nhiên và xã hội của các thầy cô giáo đều ít nhiều là các lời NL khác
nhau. Khi ta lớn lên, đã thành người lớn có ý thức và có suy nghĩ thì
nhiều khi có người đến hỏi ta: “Ý kiến của bạn đối với việc đó (hay
chuyện này) như thế nào ?”. Những người lười suy nghĩ hoặc ít trách
nhiệm cũng có thể trả lời: “Tôi không có ý kiến !”. Song, cũng có nhiều
lúc, ta trả lời: “Ý kiến của tôi đối với vấn đề đó là như thế này.”. Như thế
là ta bắt đầu NL. Nếu đem những điều đó viết ra thì đó là VNL. Những
vấn đề đặt ra có thể là những vấn đề cụ thể, thiết thực trong đời sống hằng
ngày; cũng có thể NL về những vấn đề rộng lớn hơn. Có thể nói trong
cuộc sống của con người không nơi đâu và không lúc nào là không có
NL.
Do đó, học và làm văn NL là một công việc, một yêu cầu rất trọng yếu.
Sự mạch lạc trong tư duy, năng lực phân tích tổng hợp khám phá các vấn
đề, năng lực thuyết phục trên cơ sở lí lẽ chặt chẽ có căn cứ xác thực là
một hướng tiếp cận hết sức quan trọng đang đặt ra đối với con người hiện
đại. Việc dạy học VNL vì vậy có giá trị đặc biệt trong nhà trường. Kiến
thức và kĩ năng trong quá trình học tập về NL và cách NL không chỉ giúp
cho HS khả năng làm văn mà còn có tác dụng hình thành năng lực cả về
tư duy và sự thành công trong giao tiếp. Ảnh hưởng của văn NL đạt được
không chỉ trong phạm vi môn Ngữ văn (NV) mà lan toả đối với tất cả các
môn học khác ở trường phổ thông.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng xây dựng đoạn văn cho học sinh THCS
tiện LK chủ yếu giữa ĐV với ĐV a.Dùng từ ngữ để LK các ĐV a.1.Từ ngữ chỉ quan hệ liệt kê(1), bổ sung, phương diện: trước hết, trước tiên, thoạt tiên, thoạt đầu, thoạt nhìn, mới nhìn, bắt đầu là, một là, hai là, tiếp theo, sau đó, kế đến, sau nữa, một mặt, mặt khác, thêm vào đó, ngoài ra, cũng cần bàn thêm, cũng cần nói thêm, cuối cùng, sau cùng, kết thúc, trước đây, trước kia, ngày trước, ngày nay, hiện tại, sau này, tương lai, a.2.Từ ngữ chỉ quan hệ đối lập: nhưng, song, tuy nhiên, tuy thế, tuy vậy, thế nhưng, thế mà, trái lại, trái ngược, ngược lại, đối lập với, tương phản với, đối nghịch với, MAI VĂN NĂM Trường THCS Phan Châu Trinh - Thăng Bỉnh - Quảng Nam a.3.Các quan hệ từ, đại từ, chỉ từ(2): đó, này, kia, ấy, nọ, vậy, thế, sao, a.4.Từ ngữ chỉ quan hệ tổng kết, khái quát: nói tóm lại, nhìn chung, tổng kết chung, tổng kết lại, khái quát lại, chung quy, tóm lại, xét một cách chung nhất, xét một cách toàn diện, gộp lại, tựu trung lại, tổng thể, đúc kết lại, kết thúc lại, (1).Chỉ trình tự thời gian, không gian. (2).Đại từ như “chúng tôi”, “chúng ta”, “ta”, “nó”, “hắn”, “chúng nó”, “bấy”, “bao nhiêu”, “bấy nhiêu”, “ai” dùng thay thế; quan hệ từ như “nhưng”, “cho nên”, “và”, “rồi”, “mà”, “bằng”, “để”, “tuynhưng”, “nếuthì”dùng để nối; chỉ từ là những từ ngữ định vị (xác định vị trí) sự vật trong không gian, thời gian như “này”, “kia”, “ấy”, “nọ”, “nay”, “nãy”, “đó”, “đây”, “đấy”dùng để thay thế. a.5.Từ ngữ chỉ quan hệ tương đồng: tương tự, cũng thế, cũng vậy, cũng giống như, song song, đi đôi, đi cùng, sánh cùng, song hành, a.6.Từ ngữ chỉ quan hệ nhân - quả: bởi vậy, do đó, vì thế, cho nên, vì vậy, sở dĩ, là vì, là do, tại sao, lí do, nguyên nhân nào, nguyên cớ nào, tại vì, hậu quả là, kết quả là, sẽ nhận lấy, Ví dụ: Hai ĐV sau nối với nhau bằng từ nối nào, từ ngữ đó chỉ mối quan hệ gì? Câu tục ngữ được lưu truyền lại qua nhiều thế hệ đã khẳng định truyền thống cao quý trong đạo làm người của dân tộc ta. Đó chính là cơ sở tạo nên sức mạnh đoàn kết để chúng ta lần lượt đánh thắng thù trong giặc ngoài. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần đánh giá đúng tinh thần của câu “lá lành đùm lá rách”. Giúp đỡ người yếu đuối, khó khăn là bổn phận cần thiết nhưng hành động ấy không được xuất phát từ động cơ cá nhân, không phải lối ban ơn trịch thượng mà phải bắt nguồn từ tình cảm chân thành yêu thương, thông cảm giữa người và người. -> Trả lời: Từ nối “tuy nhiên” -> quan hệ tương phản. b.Dùng câu nối để LK các ĐV Đó là những câu thường đứng ở đầu hoặc có khi đứng ở cuối đoạn nhằm mục đích LK đoạn có chứa nó với các đoạn khác. Nội dung thông tin chứa trong câu nói này hoặc đã đề cập đến ở đoạn trước, phần trước; hoặc sẽ được trình bày ở đoạn sau, phần sau; hoặc hướng về cả trước cả sau. Câu nối có những dạng chính sau: MAI VĂN NĂM Trường THCS Phan Châu Trinh - Thăng Bỉnh - Quảng Nam * Câu nối LK với phần trước, đoạn trước. Trở lên là một vài ý nghĩ về việc làm văn mà nhiều năm dạy văn tôi tích luỹ được. Cũng chẳng có ý gì mới lạ Hoạ chăng có chút khác là tôi quan tâm nhiều đến trực cảm và trong khâu trực cảm tôi cố nắm bắt cái gọi là cái thần ( Lê Trí Viễn, Suy nghĩ về môn giảng văn ) * Câu nối LK với phần sau, đoạn sau. Ví dụ: ... Nhưng số mệnh ở đây lại hiện ra dưới hình thức những con người. Bọn người ấy khá đông. Đày đoạ Kiều không phải chỉ có một người như trường hợp Thạch Sanh hay Ngọc Hoa, Phạm Tải. Đày đoạ Kiều là một xã hội. Ta thấy gì trong xã hội ấy ? (Hoài Thanh) * Câu nối LK với cả phần, đoạn trước lẫn phần, đoạn sau. Ví dụ: ... Cái “thứ mặt sắt” mà “ngây vì tình” ấy quả không lấy gì làm đẹp! Ông quan đã thế, lại còn bà quan nữa. Đại biểu cho bà quan ở đây là mụ mẹ Hoạn Thư... (Hoài Thanh) c.Dùng đoạn nối để LK các ĐV Ví dụ: Cuộc sống thời bí mật đó hình như đã được khá ổn định trên một khoảng thời gian khá lâu, đủ để thành nếp, đều đặn, nhịp nhàng, cân đốisáng ra, tối vào, vào hang, ra suối. Câu thơ vừa nói lên việc tổ chức cuộc sống khéo léo, vừa nói lên tâm hồn của con người đã sống nhịp nhàng cùng khung cảnh ấy, tự tại ung dung. Để thử lại bài toán, ta tạm sửa đi ít chữ, thay đổi cấu trúc câu thơ xem sao. Nếu viết: “Tối vào hang, sáng ra bờ suối” Câu thơ sửa sáng sủa quá, không hợp với tình hình lịch sử lúc ấy, nhởn nhơ quá, không hợp với tâm hồn tác giả lúc bấy giờ. Câu thơ sẽ mở về phía “suối”, phía cảnh đẹp thưởng thức, phía nhà thi sĩ, hơn là khép lại phía “hang”, là chính, Bác “lai vô ảnh, khứ vô hình”. (Chế Lan Viên, Học tập nghiên cứu thơ văn Hồ Chí Minh, NXB Khoa học xã hội, 1979) MAI VĂN NĂM Trường THCS Phan Châu Trinh - Thăng Bỉnh - Quảng Nam 2.7.Tách ĐVNL ( Xin xem thêm mục 2.5) Trong một bài văn thường gồm một số ĐV. Mỗi ĐV thường trình một ý (một tiểu chủ đề/ một đề tài nhỏ). Cho nên người viết nên tách đoạn để giúp người đọc dễ theo dõi. Các căn cứ để tách đoạn: - Dựa vào vai trò, nhiệm vụ của ĐV trong bố cục của văn bản: + ĐV làm phần Mở bài; + ĐV (hay nhiều ĐV) làm phần Thân bài; + ĐV làm phần Kết bài. Có thể phát hoạ mô hình bố cục chung của một bài văn NL (để làm cơ sở cho việc tách ĐV) như sau: Mở bài (còn gọi là đặt vấn đề) thường là một ĐV, khởi đầu bằng một ý tổng quát rồi thu hẹp dần đến việc giới thiệu vấn đề cần NL. Mở bài cần ngắn gọn, gây ấn tượng, tạo hứng thú cho người đọc (người nghe). Thân bài (còn gọi là giải quyết vấn đề) thường gồm một số ĐV, mỗi ĐV triển khai một LĐ. Các LĐ đều tập trung làm nổi bật luận đề (vấn đề cần NL). MAI VĂN NĂM Trường THCS Phan Châu Trinh - Thăng Bỉnh - Quảng Nam Giữa các đoạn tiếp nối, LK hữu cơ với nhau, xoay quanh chủ đề chung của bài văn (yêu cầu này không riêng gì phần thân bài mà là yêu cầu của cả bài: Mở-Thân-Kết). Kết bài (kết thúc vấn đề) thường là một ĐV, xuất phát từ một ý hẹp tóm tắt lại vấn đề đã NL, đồng thời mở ra triển vọng áp dụng, liên hệ thực tế... của vấn đề vào cuộc sống. Kết bài hay, có thể tạo ra “âm vang”, “dư ba” cho bài văn. - Dựa vào những biến đổi trong quan hệ nội dung giữa các ĐV (thường là phần Thân bài): + Quan hệ giữa các sự vật, việc, hiện tượng; + Quan hệ giữa các điểm không gian; + Quan hệ giữa các điểm thời gian; + Quan hệ giữa các mặt, các đặc điểm, các tác dụng - Tách đoạn theo mục đích tu từ ( để nhấn mạnh, gây ấn tượng, gây chú ý). 2.8. Từ ngữ và câu trong ĐVNL Từ ngữ và câu phải phù hợp với phong cách của văn NL. a. Từ ngữ trong văn NL, ĐVNL Trong văn NL thường có một hệ thống từ ngữ lập luận như: tại sao, thật vậy, tuy thế, cho nên, vì vậy, vậy nên, không chỉmà còn, có nghĩa là, tức là, giả sử, nếu như, trước hết, sau cùng, một mặt, vậy là, nói chung, tóm lại, tuy nhiên, điều hiển nhiên, điều đáng tiếc, lẽ ra, giá như, hình như, ai, chỉ, một trong những, những điếu vừa nêu ra, trở lên, trên đây, rõ ràng, một điều nữa, và, vì thế, nhưng, thực ra, sự thật là, trở lại, ngược lên, có thể nói, như thế, bao trùm, trên đây, khác với, huống chi, còn một lẽ nữa, lẽ đương nhiên, tất nhiên, oái oăm thay, bất luận, vô hình trung, b. Kiểu câu trong văn NL, ĐVNL - Kiểu câu thường là : + Câu phán đoán Ví dụ: . “Truyện Kiều” là tác phẩm cổ điển vĩ đại của văn học Việt Nam. . Trải qua nhiều đời, nhân dân ta vẫn quen gọi tác phẩm đó của Nguyễn Du là “Truyện Kiều”. MAI VĂN NĂM Trường THCS Phan Châu Trinh - Thăng Bỉnh - Quảng Nam Câu phán đoán đưa ra một nhận xét, một ý kiến; hình thức của câu phán đoán thường là một câu đơn ( câu đơn hai thành phần hoặc câu đơn mở rộng cụm chủ-vị ). + Câu suy luận Ví dụ: Do giá trị cao về nội dung và nghệ thuật, nhất là về trình độ sử dụng tiếng Việt một cách tuyệt diệu, cho nên “Truyện Kiều” được xem là tác phẩm vĩ đại của văn học cổ điển Việt Nam. Câu suy luận thường liên kết hai, ba ý phán đoán lại với nhau để thành một sự lập luận về mối quan hệ giữa sự vật này với sự vật khác. Câu suy luận thường có hình thức là một câu phức ( câu ghép ), nối với nhau bằng các từ nối: vì, vì vậy, sở dĩ, cho nên, tuy, tuy vậy, nhưng, mặc dù, - Ngoài ra, để tạo sự cảm xúc, tránh NL khô khan, nặng nề, trong văn NL còn có dùng loại câu kể, tả, biểu cảm 2.9. Một số lỗi thường gặp trong việc xây dựng ĐVNL - LC không phù hợp với LĐ (LC không tập trung vào LĐ). - LC chưa đủ để làm sáng tỏ LĐ (LC mới triển khai một phần của LĐ). - Các LC mâu thuẫn với nhau (LC trước mâu thuẫn với LC sau). - LC sắp xếp lộn xộn, không theo một trình tự hợp lí. - Các LC lặp lại nhau. - Đứt mạch LC: Ý các câu nêu LC không liên tục mà bị gián đoạn hoặc “nhảy cóc” về ý. - Thiếu LĐ. - LĐ không rõ ràng. - Dùng phương tiện liên kết không phù hợp (lỗi về liên kết câu, liên kết ĐV). - Lỗi về tách đoạn: + Đoạn có dung lượng quá lớn mà không tách; + Cơ sở phân đoạn thiếu nhất quán. ... 3. Một số lưu ý thêm khi xây dựng ĐVNL a. Chất văn, giọng văn, từ ngữ độc đáo, câu linh hoạt trong văn NL * Chất văn trong văn NL Khổng Tử có đưa ra một LĐ “Ngôn chi vô văn, hành nhi bất viễn”, nghĩa là lời lẽ nếu không có chất văn chương thì không thể lưu truyền rộng rãi và lâu dài được. MAI VĂN NĂM Trường THCS Phan Châu Trinh - Thăng Bỉnh - Quảng Nam * Giọng văn và sự thay đổi giọng văn trong văn NL Trong một bài NL, một ĐVNL, người viết bao giờ cũng thể hiện thái độ tình cảm, tư tưởng của mình trước vấn đề mà mình đang thảo luận. Giọng văn là sự thể hiện màu sắc biểu cảm đó. Qua bài văn mà nhận ra người viết tán thành hay phản đối, ngợi ca hay châm biếm, kính cẩn hay suồng sã... Hơn nữa để tránh nhàm chán “buồn ngủ”, để bài viết sinh động, phong phú, người viết cần phải rất linh hoạt trong việc hành văn. Tránh kiểu viết một giọng đều đều từ đầu chí cuối, tạo cảm giác đơn điệu. Muốn thế: Trước hết cần sử dụng linh hoạt hệ thống từ nhân xưng. Để diễn đạt ấn tượng chủ quan của riêng mình, người viết thường xưng “tôi”: “Tôi cho rằng”, “tôi nghĩ rằng”, “theo tôi”, “theo chỗ tôi được biết”... Nhưng để lôi kéo sự đồng tình, đồng cảm, để vấn đề đang được bàn luận trở nên khách quan, người viết thường xưng: “chúng ta”, “ta”, “người ta”, “chúng tôi”, “như mọi người đều biết”, “như mọi người đã thấy”, “ai cũng thừa nhận”, “không ai nghĩ được rằng”, “thiết nghĩ”... Thứ hai, để tránh sự đơn điệu, lặp lại người viết thường phải thay đổi bằng những từ đồng nghĩa, ví dụ: nhà văn, nhà thơ, tác giả, ông, anh,... Chẳng hạn, viết về Tố Hữu, ta có thể dùng khi thì Tố Hữu, khi thì nhà thơ, rồi tác giả, ông, người thanh niên cộng sản, người con xứ Huế, cánh chim đầu đàn của thơ ca cách mạng, tác giả của tập thơ “Từ ấy”, người nghệ sỹ, chiến sỹ, người tù cách mạng,... Thứ ba, giọng văn còn thể hiện ở cách dùng các từ ngữ như: vâng, đúng thế, không, điều ấy đã rõ, như vậy, như thế, chẳng lẽ... những từ này tạo ấn tượng như người viết đang tranh luận và đối thoại trực tiếp với người đối thoại. Cũng có khi, người viết dùng những từ phủ định như: phải chăng, nói như thế có đúng không nhỉ,... Kế đến, trong quá trình viết ĐVNL, không nên chỉ dùng một loại thao tác tư duy mà luôn thay đổi. Khi thì diễn dịch, khi thì quy nạp; khi thì phân tích trước DC sau, khi thì DC trước phân tích sau; khi thì liên hệ, khi so sánh, khi bác bỏ,... cũng là để ĐV, bài văn NL có giọng điệu sinh động, phong phú, không một chiều hay đơn điệu. Cuối cùng, giọng văn còn được thể hiện ở nhiều phương diện khác nữa như dùng từ, đặt câu, nêu ý, cách LL, cách dùng dấu câu, từ cảm thán,... Ví dụ: Có thể nói như thế này được chăng : Ai lớn lên mà không được nghe hát ru thì người ấy chưa đủ hoàn thiện ? Văn minh hiện đại ngày càng trang bị cho con người đủ thứ. Cát sét, đĩa nhạc, băng hình, điện thoại di động cài nhạc là hay và rất tiện lợi đấy, nhưng dù hiện đại đến đâu cũng không thể thay được sữa âm thanh, sữa tâm hồn tự nhiên của hát ru. MAI VĂN NĂM Trường THCS Phan Châu Trinh - Thăng Bỉnh - Quảng Nam (Mai Văn Năm, "Điều kỳ diệu của hát ru", Tạp chí TGTT, số 343, 12 – 2009) * Dùng từ độc đáo trong văn NL Nhà nghiên cứu, phê bình Hoàng Ngọc Hiến có một ý kiến "đích đáng" rằng : phải tìm được tác phẩm đích đáng, bài đích đáng, đoạn đích đáng, câu đích đáng, từ đích đáng mà phân tích, bình giá. Viết một bài văn, một ĐVNL phải dùng được những từ hay, đoạn hay rồi mới có bài hay. Dùng từ hay là một trong những yếu tố quyết định để có diễn đạt hay. Sẽ rất chán cho người đọc, khi một bài viết không dùng được một từ cho "trúng", cho độc đáo ( nhãn tự). Ví dụ về cách dùng từ rất độc đáo của Nguyễn Tuân trong bài NL "Truyện Tắt đèn của Ngô Tất Tố" : Chương XIII "Tắt đèn" không khác gì một cái lòng chảo đã nguội đi, đã váng đọng lại một thứ bùn lưu niên, trên đó oằn lên một số sinh vật. Sinh vật Nghị Quế chồng, sinh vật Nghị Quế vợ, mà lòng tham đã hết tính người. Sinh vật lí trưởng và lũ sai nha đốc thuế người, tan hoang đi cái tâm người. Và trên cái sa mạc nhân tâm đó, không còn tia nước nguồn thương nào cả... Từ độc đáo mang tính hai mặt, sử dụng đúng lúc, đúng chỗ ta có ĐV, câu văn hay, ngược lại dễ rơi vào sáo rỗng, khoe chữ. Vì thế trong quá trình học tập nên có sổ tay dùng từ, giải nghĩa từ và cách sử dụng chúng. * Viết câu linh hoạt trong văn NL - Tuỳ từng lúc, từ nơi, tuỳ vào giọng văn của từng ĐV mà có những loại câu tương ứng để diễn đạt cho phù hợp. Có câu ngắn, câu dài, câu đơn, câu phức, câu nghi vấn, câu cảm thán, câu khẳng định, câu phủ định,... Ví dụ : Trời đất ơi ! Tú Bà nói không đủ nửa phút mà nước bọt mép của mụ văng ra mãi tới ngàn năm... (Xuân Diệu, Nguyễn Du – Văn nghệ 18/ 1958) - Một loại câu cũng được vận dụng làm thay đổi giọng văn trong văn NL là loại câu có hai mệnh đề hô - ứng : "Tuy nhiên ... nhưng", "càng ... càng", "không những ... mà còn", "vì thế ... cho nên"... MAI VĂN NĂM Trường THCS Phan Châu Trinh - Thăng Bỉnh - Quảng Nam b. Sự đan xen giữa chất trí tuệ và tâm hồn, giữa phương thức NL và một số phương thức biểu đạt khác trong một bài văn NL Một bài văn NL nói chung, ĐVNL nói riêng được làm nên bằng sức mạnh chủ yếu của lí trí người viết. Nhưng, VNL muốn có sức thuyết phục cao thì cần phải có hình tượng và có sức gợi cảm cao. Trong con người ta, tình cảm và lí trí không hoàn toàn đối lập nhau mà trái lại có thể hoà hợp với nhau, bổ trợ cho nhau. Ánh sáng của trí tuệ giúp tình cảm thêm bền vững và sâu sắc. Ngược lại, tình cảm đến lượt mình lại có giúp cho những điều được lí trí nêu ra có thêm sức lay động, có khả năng cảm hoá lòng người. Thực tế cho thấy, những bài VNL hay là những bài được viết ra không chỉ bằng sự sáng suốt, mạch lạc, chặt chẽ của trí tuệ mà còn bằng tất cả sự nhiệt tình, tha thiết của tâm hồn ( trái tim người viết rung động thực sự ). Tương tự, việc đưa yếu tố tự sự, miêu tả vào bài VNL một cách hợp lí tăng sức thuyết phục của LL, làm cho nội dung NL được nhận thức một cách dễ dàng, sáng tỏ hơn. “ Hịch tướng sĩ” - Trần Quốc Tuấn, “Bình Ngô đại cáo” - Nguyễn Trãi, “Một thời đại trong thi ca” – Hoài Thanh, “Tuyên ngôn Độc lập” - Hồ Chí Minh v.v... là những văn bản NL có sức lôi cuốn, hấp dẫn người đọc, người nghe nhờ có sự kết hợp hài hoà các yếu tố trên. Cần chú ý, trong VNL, vai trò của NL (vai trò của lí lẽ) là chính yếu; các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả, thuyết minh chỉ đóng vai trò phục vụ cho NL. Đưa các yếu tố này vào văn bản cần tinh tế, khéo léo, nhuần nhuyễn, tránh phá vỡ mạch NL của bài văn, biến văn NL thành văn biểu cảm, miêu tả, tự sự Khi thực hành tạo lập văn bản NL, ĐVNL, chúng ta cần ghi nhớ: -NL phải đúng hướng (tập trung làm sáng tỏ vấn đề nêu ra); -NL phải mạch lạc; -NL phải chặt chẽ; -NL phải trong sáng. c. Những điều tâm niệm khi ta muốn viết văn hay Theo Giáo sư Vũ Ngọc Khánh, muốn viết văn nên: -Tạo hứng thú và duy trì hứng thú; -Làm giàu vốn ngôn ngữ; -Chăm đọc sách; -Có nghệ thuật bắt chước; -Thành thạo cách quan sát, tưởng tượng, suy luận; -Học ngoài đời; MAI VĂN NĂM Trường THCS Phan Châu Trinh - Thăng Bỉnh - Quảng Nam -Có công phu gọt giũa; -Và, nhất là có được cái riêng B. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN CHO HS THCS Dạng 1: Phân biệt ĐV với các đơn vị ngôn ngữ khác. Ví dụ: Phần sau đây thuộc đơn vị cấu tạo nào? Ở đoạn trước, khi tả cảnh ra đi “mạnh mẽ vượt trường giang” của đoàn thuyền, hơi thơ băng băng, phơi phới. Đến đoạn này, âm điệu thơ thư thái và dần lắng lại theo niềm vui của dân làng, theo những chiếc thuyền trở về nằm im trên bến. Chính từ đây xuất hiện mấy câu thơ hay nhất, tinh tế nhất của “Quê hương”: Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng Cả thân hình nồng thở vị xa xăm; Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. A.Câu B.ĐV C.Văn bản D.Một đơn vị khác Dạng 2: Đặc điểm để nhận biết ĐV. Ví dụ: Phần dẫn sau đây có phải là ĐV không ? Vì sao ? Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Bởi tiếng Việt ta giàu và đẹp. Đúng như người ta thường nói, thất bại là mẹ thành công. Có thể khẳng định văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có. Dạng 3: Phân biệt ĐVNL với các loại ĐV thuộc phương thức biểu đạt khác. Ví dụ: Hãy so sánh và chỉ ra sự khác nhau về tính chất của hai ĐV (về cách thức và mục đích trình bày của mỗi đoạn). Từ đó hãy xác định xem đâu là ĐVNL và ĐV còn lại được viết theo phương thức biểu đạt nào ? a. Anh không dám nhìn vào mặt con. Trong khi lại nghiêng mặt ra ngoài cửa sổ, anh ngạc nhiên nhận thấy những cánh hoa bằng lăng càng thẫm màu hơn - một màu tím thẫm như bóng tối... (Nguyễn Minh Châu, Bến quê) b. Âm nhạc là một nghệ thuật gắn bó với con người từ khi lọt lòng mẹ cho tới khi từ biệt cuộc đời. Ngay từ lúc chào đời em bé đã được ôm ấp trong lời ru nhẹ nhàng của người mẹ. Lớn lên với những bài hát đồng MAI VĂN NĂM Trường THCS Phan Châu Trinh - Thăng Bỉnh - Quảng Nam dao, trưởng thành với những điệu hò lao động, những khúc tình ca vui buồn với biết bao sinh hoạt nghệ thuật ca hát từ thôn xóm đến thành thị. Người Việt Nam chúng ta cho tới lúc hết cuộc đời vẫn còn tiếng nhạc vẳng theo với những điệu hò đưa linh hay điệu kèn đưa đám. ( Phạm Tuyên, Các bạn trẻ đến với âm nhạc, NXB Thanh niên, 1982 ) Dạng 4: Xác định câu chủ đề và từ ngữ chủ đề trong ĐV. Ví dụ: Tìm câu chủ đề và từ ngữ chủ đề trong ĐVNL sau: Cái bóng tưởng là vô tình, ngẫu nhiên nhưng thực ra là một chi tiết quan trọng của đầu mối câu chuyện về số phận Vũ Nương. Cái bóng xuất hiện với Vũ Nương là cách để nàng dỗ con, cho khuây nguôi nỗi nhớ chồng. Trời ơi, có ngờ đâu chính nó đã giết chết nàng. Cái bóng với bé Đản chỉ là người đàn ông lạ bí ẩn. Cái bóng xuất hiện lần thứ nhất là bằng chứng không thể chối cãi về sự hư hỏng của vợ. Cái bóng xuất hiện lần thứ hai, cái bóng của chính Trương Sinh mở mắt cho mình sự thật tội ác do chính mình gây ra. Nhưng tất cả đều đã quá muộn, và hình như sự hối hận đau khổ của người đàn ông này cũng rất mờ nhạt, chẳng sâu sắc gì ! (Mai Văn Năm, Tạp chí Thế giới trong ta, CĐ 93 + 94 / 11+12-2009) Dạng 5: Rút gọn ĐV(1). Ví dụ: Hãy rút gọn nội dung ĐV sau đây chỉ còn lại một câu. Thực ra, tình bạn là một trong những tình cảm tốt đẹp của con người. Những lúc chúng ta phải sống trong cảnh vắng vẻ, cô đơn, chúng ta cảm thấy cần có những người bạn thân để trao đổi, giãi bày tâm sự. Một người bạn tốt có thể giúp đỡ ta, khuyến khích ta. Ta cần đến bạn và ta cần cho bạn nữa. (Trần Thanh Đạm) Dạng 6: Mở rộng ĐV(2). Ví dụ: Cho câu chủ đề sau, hãy viết thêm các câu phụ để triển khai ý câu chủ đề: Tình bạn là một trong những tình cảm tốt đẹp của con người. Dạng 7: Xác định mối quan hệ giữa ĐV với ĐV. Ví dụ: Các ĐV trong văn bản sau có mối quan hệ ý nghĩa như thế nào? MAI VĂN NĂM Trường THCS Phan Châu Trinh - Thăng Bỉnh - Quảng Nam THỜI GIAN LÀ VÀNG Ngạn ngữ có câu: “Thời gian là vàng”. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết. Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại. Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hoá đúng lúc là lãi, khô
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ki_nang_xay_dung_doan_van_ch.pdf