Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy viết văn biểu cảm về sự vật cho đối tượng học sinh trung bình, yếu Lớp 7
Mục tiêu chung của giáo dục phổ thông là: Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Nằm trong mục tiêu chung đó, môn Ngữ văn trong trường phổ thông có một vị trí quan trọng, góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn, có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương quý trọng gia đình, bạn bè; biết hướng tới những tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái tinh thần tôn trọng lẽ phải, lòng căm ghét cái xấu cái ác. Rèn luyện để tự lập, có tư duy sáng tạo bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân- thiện- mĩ trong nghệ thuật trước hết là trong văn học, có năng lực thực hành và năng lực sử dụng Tiếng Việt như một thứ công cụ giao tiếp và tư duy phục vụ cho học tập ở trường và phục vụ cho đời sống trong gia đình và ngoài xã hội.
Do nhu cầu phát triển mới của xã hội, môn Ngữ văn không còn bị “nép vế” so với các môn tự nhiên như những năm trước. Nó có một vị trí xứng đáng hơn, được phụ huynh và học sinh quan tâm hơn. Vì thế mà chất lượng của môn Ngữ văn trong các kì thi tốt nghiệp, thi vào các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp được nâng cao, khong còn xuất hiện những bài văn “ngây ngô” hay những bài làm dài bốn mặt giấy mà thí sinh chỉ chép lại đề bài rồi nộp như những năm về trước nữa.
Hơn nữa, chủ trương của Bộ giáo dục là : Đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập ở tất cả các bộ môn theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất của người học. Đề thi đánh giá học sinh ở bốn mức độ : nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Riêng môn Ngữ văn thì thi theo hình thức tự luận. Nghĩa là khả năng viết, khả năng thực hành sử dụng tiếng Việt phải được sử dụng triệt để ở mức độ cao nhất. Do vậy, việc dạy cách viết văn cho học sinh ngay từ các lớp dưới là điều vô cùng cần thiết. Bởi phân môn Tập làm văn vừa là nơi học sinh thể hiện kết qủa học tập của hai phân môn: văn học và tiếng Việt vừa là nơi để học sinh thực hành kĩ năng nói và viết tiếng Việt theo những yêu cầu gắn các em với môi trường xã hội. Nó còn là chìa khóa giúp các em mở cánh cửa tương lai, giúp các em tiến xa hơn, làm chủ tương lai của mình. Nói tóm lại, đổi mới phương pháp dạy cách viết văn là một điều vô cùng cần thiết, phải làm ngay.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy viết văn biểu cảm về sự vật cho đối tượng học sinh trung bình, yếu Lớp 7
.. -Lúc nào: Đã lâu lắm rồi, đã hơn mười năm, đã mấy chục năm, vào dịp phát động tết trồng cây.. Với ba số 1,2, 3 học sinh có thể tự viết 6 kiểu mở bài trực tiếp: 123- 132-231- 213- 321- 312 Ví dụ 1: Đề bài: Cảm nghĩ về cây bàng. Ta có mô hình sau: Cây bàng em yêu quý (1)..Ở đầu làng em(2).Được trồng cách đây đã gần hai mươi năm nay(3).. Mở bài 123 : Cây bàng là một loài cây cho bóng mát mà em vô cùng yêu thích. Cây bàng này đã được các cụ làng em trồng ở đầu làng, cách đây đã gần hai mươi năm nay. Mở bài 213 : Ở đầu làng em có trồng một loài cây cho bóng mát mà em vô cùng yêu thích. Đó chính là cây bàng đã được các cụ làng em trồng cách đây đã gần hai mươi năm. Mở bài 321 : Cách đây gần hai mươi năm, các cụ làng em đã trồng ở đầu làng một loài cây cho bóng mát mà em vô cung yêu thích. Đó chính là cây bàng Tương tự xếp số khác còn lại các em sẽ viết được cách mở bài trực tiếp rất đơn giản. Mở bài gián tiếp: Là cách mở bài không đi thẳng vào vấn đề mà gợi mở vào đề bằng cách đưa ra : Một câu thơ, một câu nói, một âm thanh, một lời đối thoại sau đó mới dẫn dắt vào đề. Cách này làm cho mở bài hay hơn hấp dẫn và gây hứng thú cho người đọc. Nhưng cần chú ý không nên dài dòng, lan man. Ta có mô hình sau : Mô hình mở bài gián tiếp : Gợi mở vào đề : Bằng cách đưa ra một câu thơ( một câu hát, câu ca dao, tục ngữ), một câu nói, một âm thanh, một lời đối thoại Nêu cảm nghĩ về sự vật, con người : Cảm xúc về sự vật, con người +Ở đâu +Lúc nào 1 2 3 Khi viết mở bài gián tiếp thì phần giới thiệu chỉ cần thông tin số 1, còn thông tin số 2 và 3 có hay không cũng được. Chú ý cách dẫn dắt để kết nối giữa phần gợi mở với phần giới thiệu cảm xúc chung và đối tượng biểu cảm. Ví dụ 1 : Đề bài : Cảm nghĩ về mẹ. Mở bài bằng một câu thơ( Câu hát) : Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào, tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào, lời mẹ êm ái như đồng lúa chiều rì ràoMỗi khi giai điệu ngọt ngào, êm ái của bài hát Lòng mẹ vang lên trong lòng em lại trào dâng một tình yêu thương mẹ của em. Một người mẹ mà em vô cùng yêu thương và kính trọng. Mở bài bằng một âm thanh : Cútkít.cút .kít.Âm thanh quen thuộc của chiếc xe đạp vang lên ngoài cổng. Em trai em cười tít mắt, chạy ra ngay mở cửa. Một bóng hình gần gũi hiện ra. Đó chính là mẹ em, người mẹ mà em vô cùng yêu thương và kính trọng. Mở bài bằng một câu nói : Nam ơi ! Dậy thôi con, ôn lại bài rồi ăn sáng còn đi học chứ! Đó là câu nói quen thuộc, ngập tràn tình yêu thương mà ngày nào tôi cũng được nghe vào mỗi buổi sáng. Không ai khác đó chính là người mẹ kính yêu của tôi đấy. Mở bài bằng một lời đối thoại: -Ai là người quan trọng nhất với cậu? - Đó là người luôn bên cạnh yêu thương chăm sóc mình cả những lúc mạnh khỏe và những lúc ốm đau. Một người bạn mà cả đời này mình không bao giờ quên được. - Mình biết rồi, đó là mẹ cậu phải không? -Ừ, đó chính là mẹ của mình, người mà mình luôn yêu thương và kính trọng nhất. Biện pháp 3: Hướng dẫn viết phần thân bài. Phần thân bài là phần trọng tâm có nhiệm vụ triển khai, phát triển ý chính đã được ghi trong dàn bài đã lập. Đề bài là chủ đề lớn, mỗi ý là một chủ đề nhỏ, vì thế mỗi ý sẽ triển khai thành một đoạn văn. Do vậy khi viết bài yêu cầu học sinh bám sát vào từng ý trong dàn bài đã lập ở trên. Giáo viên cần hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ từng khâu, từng công đoạn trong quy trình viết một đoạn văn. Đây là điều kiện tốt nhất để học sinh trung bình- yếu có thể tự mình viết được một đoạn văn mà không cần sử dụng văn mẫu. Hướng dẫn học sinh trung bình- yếu viết các đoạn văn trong phần thân bài tôi chú trọng và các bước sau: + Hướng dẫn viết câu chủ đề của đoạn. + Hướng dẫn tìm “Chất liệu” đề viết đoạn. + Hướng dẫn cách thể hiện cảm xúc, tình cảm. + Hướng dẫn cách diễn đạt các “chất liệu” thành lời văn. + Hướng dẫn cách liên kết các đoạn văn, các ý trong đoạn văn. *Hướng dẫn viết câu chủ đề: Câu chủ đề là câu mang nội dung chính của cả đoạn văn. Nó bao hàm nội dung của các câu khác trong đoạn. Việc xác định chủ đề cho đoạn văn không khó vì đã có mô hình, căn cứ vào đó có thể nhận ra ngay chủ đề của đoạn văn mình đang viết là gì.Hướng đẫn học sinh viết câu chủ đề cho đoạn văn biểu cảm tôi có mô hình sau: Mô hìnhcâu chủ đề trong đoạn văn biểu cảm: Từ ngữ gọi tên cảm xúc + Đối tượng biểu cảm và thời gian nó xuất hiện. (Đối tượng biểu cảm và đặc điểm của đối tượng) Lưu ý: Có từ ngữ gọi tên những cảm xúc giúp hs phân biệt với văn miêu tả. Ví dụ1: Viết câu chủ đề cho đoạn văn: Cảm xúc của em về cây phượng trong mùa xuân thì câu chủ đề phải có hai yếu tố: Cảm xúc + Cây phượng trong mùa xuân. -Thật thích thú biết bao / khi ngắm nhìn cây phượng trong mùa xuân. Cảm xúc / đối tượng bc trong thời gian nó xuất hiện Thật thích thú biết bao=> là phần thể hiện cảm xúc, đây là điểm khác biệt giữa văn biểu cảm với văn miêu tả. Ví dụ 2: Viết câu chủ đề cho đoạn văn: Cảm xúc của em về ngoại hình của mẹ. Ta có thể viết các câu chủ đề như sau: -Em không bao giờ quên được hình ảnh người mẹ yêu quý của em. -Hình ảnh của mẹ không bao giờ phai mờ (luôn in đậm) trong trái tim em. *Hướng dẫn tìm “Chất liệu” để viết đoạn: Tôi đặc biệt quan tâm đến công việc này.Trước đây tôi đã áp dụng các bước làm bài như trong chương trình SGK để dạy cách viết văn nhưng hiệu quả không cao, chỉ có kết quả ở các em học sinh khá trở lên. Còn đối tượng học sinh trung bình-yếu hầu như không có kết quả. Trao đổi, trò chuyện với các em hầu hết đều có câu trả lời giống nhau: Em đã học thuộc lòng 4 bước làm văn, đã tìm ý, lập dàn bài nhưng đến bước viết bài em vẫn không biết được, không biết viết cái gì. Tôi tiếp tục đi sâu tìm hiểu, đặt mình vào vị trí của các em. Nghĩa là tôi cũng làm văn, cũng viết những bài văn mà mình hướng dẫn các em viết. Cuối cùng , tôi nhận thấy đề các em viết văn biểu cảm một cách đơn giản nhất, dễ nhất là : Phải tìm “Chất liệu” để viết các đoạn văn. Như đã nói ở trên, nếu dàn bài là bộ khung xương thì “Chất liệu” chính là phần da thịt để làm lên một cơ thể sống- một bài văn hoàn chỉnh. “ Văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng” (Ý nghĩa văn chương, tác giả Hoài Thanh- Ngữ văn 7 tập 1) tác giả Hoài Thanh muốn nói với chúng ta rằng: văn chương có công dụng phản ánh sự sống, mỗi một tác phẩm là một hình ảnh cuộc sống được thu nhỏ. Vậy thì, một bài văn nói chung, bài văn biểu cảm nói riêng của học sinh cũng không thể viết cái gì xa rời cuộc sống được. Do vậy, tôi đưa ra cách tìm “chất liệu” như sau: Quan sát rồi liệt kê tất cả các đặc điểm đặc trưng nhất, nổi bật nhất của đối tượng biểu cảm trong thực tế cuộc sống, các hoạt động của con người và bản thân liên quan đến đối tượng biểu cảm phù hợp với chủ đề của đoạn văn. Ví dụ: Khi viết đoạn văn: Cảm xúc của em về mùa thu trong đề bài Cảm nghĩ của em về bốn mùa của đất nước. Tôi cho cả lớp tìm chất liệu bằng cách liệt kê những đặc điểm đặc trưng nhất, nổi bật nhất của mùa thu và những hoạt động của con người liên quan đến mùa thu: + trời trong xanh, mát mẻ. + Gió heo may. + Đồng lúa chín vàng. + Lá vàng rụng nhiều. + Tết trung thu. + Ngày hội khai trường. Rồi trình bày những cảm xúc của mình về chất liệu nào mà mình ấn tượng, mình yêu thích nhất. Ví dụ 2: Khi viết đoạn văn: Cảm xúc của em về cây phượng trong mùa hè, ta liệt kê những đặc điểm đặc trưng nhất, nổi bật nhất của cây phượng trong mùa hè và những hoạt động của con người liên quan đến cây phượng trong mùa hè: + Lá phượng xanh thẫm, xòe tán xum xuê. + Chim chóc kéo đến. + Tiếng ve kêu râm ran. + Nụ hoa tròn, xanh biếc. + Hoa phượng nở đỏ chói:( Màu sắc, hương thơm) + Trò chơi chọi gà, ép bướm. + Hoa phượng nở là lúc mùa thi đến với những lo toan. + Phượng nở là lúc học sinh được nghỉ hè, xa trường, xa thầy cô, xa bạn bè. Ví dụ 3: Viết đoạn văn: Cảm xúc của em về việc làm của mẹ, ta kể ra các hoạt động của mẹ trong cuộc sống hàng ngày: + Việc nhà (nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa) + Việc học của em. + Việc đồng áng. + Việc nấu ăn. + Việc trồng rau. + Việc chăn nuôi. + Việc ở cơ quan. Các chất liệu tìm được cần phải sắp xếp theo trình tự hợp lí: Trình tự không gian, thời gian, tâm lí, chính phụ. (Bài làm minh họa ở phần sau) *Hướng dẫn cách thể hiện cảm xúc, tình cảm : Với học sinh khá giỏi, không cần dùng những từ ngữ gọi tên những tình cảm, cảm xúc mà người đọc vẫn cảm nhận được cảm xúc dạt dào qua các từ ngữ, hình ảnh. Nhưng với học sinh trung bình- yếu, nếu không hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ các em không phân biệt được văn miêu tả với văn biểu cảm. Nhiều em khẳng định: em thấy văn biểu cảm với văn miêu tả giống nhau cô ạ. Do vậy, để giúp các em biết được cách viết văn biểu cảm khác với văn miêu tả thì giáo viên phải hướng dẫn cụ thể, chỉ ra được điểm khác biệt. Cách hướng dẫn cụ thể là: Phải dùng nhiều từ ngữ biểu cảm, câu cảm thán gọi tên những cảm xúc trong lòng mình. Ví dụ: - Từ ngữ biểu cảm: Yêu nhất, thương lắm, nhớ nhất, thích nhất, thú vị lắm, tôi yêu nhất là, thương làm sao.., đẹp nhất là.., ngon quá - Câu cảm thán: Chao ôi,Đẹp quá,Xem kìa,mới đẹp làm sao,Quên sao được,Tuyệt làm sao,Em không thể nào quên.,Em còn nhớ mãi (Bài làm minh họa ở phần sau) *Hướng dẫn cách diễn đạt từng “Chất liệu” thành lời văn : Với mỗi một chất liệu, khi diễn đạt thành câu văn tôi yêu cầu học sinh thực hiện theo mô hình sau: Mô hình: Diễn đạt một “chất liệu” phải có kết cấu hai phần: +Thể hiện cảm xúc. +Đưa yếu tố miêu tả,tự sự để làm rõ cảm xúc giải thích vì sao mình yêu, vì sao mình thích; vì sao mình thấy nhớ, thấy ngon, thấy thích, thấy ngạc nhiên. Ví dụ1: Khi biểu cảm về chất liệu: Đôi bàn tay của mẹ, trong đoạn văn Cảm xúc về ngoại hình của mẹ. Áp dụng mô hình trên ta diễn đạt như sau: Thương nhất là đôi bàn tay của mẹ. Đôi bàn tay gầy gầy, xương xương hàng ngày đã làm biết bao công việc, chăm sóc cho con cái, chăm lo cho gia đình em. Ví dụ2: Khi biểu cảm về chất liệu: Món ăn mẹ nấu, trong đoạn văn Cảm xúc về việc làm của mẹ, ta diễn đạt như sau: Ngon nhất là món sườn xào chua ngọt mẹ nấu. Từng miếng sườn đều đặn, vàng ươm, nước dùng sánh, thịt mềm, đậm, vị chua ngọt hài hòa ăn vào làm em không sao quên được. Chú ý: Yếu tố tự sự, miêu tả chỉ là phương tiện để gửi gắm tình cảm. Nhằm mục đích làm rõ cảm xúc vì sao mình thích, vì sao mình yêu, vì sao mình thấy đẹp. Biện pháp 4: Hướng dẫn viết phần kết bài. Kết bài là phần cuối cùng. Vị trí của nó bao giờ cũng nằm ở phần cuối bài văn, để lại dư âm, gợi suy nghĩ cho người đọc. Độ dài phải cân xứng với mở bài và kết bài, không nên viết dài dòng không ăn khớp với các phần trên. Có hai kiểu kết bài:Kết bài đóng ý và kết bài mở rộng. Hướng dẫn học sinh viết kết bài tôi đưa về dạng mô hình như sau: -Kết bài đóng ý: Là phần cuối cùng trong bài văn kết thúc ý chính của cả bài( còn được gọi là kết bài không mở rộng). Mô hình kết bài đóng ý: Nêu suy nghĩ: hiểu. (1) Nêu tình cảm, cảm xúc: yêu.., ghét..,tự hào(2) Nêu hành động: Cố gắng học tập,noi gương(3) *Lưu ý: Với ba số 1, 2, 3 học sinh có thể viết 6 kiểu kết bài đóng ý: 123, 132, 231, 213, 312, 321 như ở phần mở bài. Ví dụ: Đề bài: Cảm nghĩ về cô giáo em. Kết bài: - Nêu suy nghĩ: hiểu tấm lòng của cô giáo (1) - Nêu tình cảm: yêu quý cô giáo (2) - Nêu hành động: cố gắng học tập (3) Kết bài 123: Mỗi khi nhớ về cô, em càng hiểu thêm tấm lòng nhân hậu, tận tụy của một người mẹ hiền thứ hai trong đời em. Càng hiểu cô bao nhiêu em càng yêu quý cô bấy nhiêu và tự hứa sẽ cố gắng học tập thật giỏi để không phụ lòng mong mỏi của cô. Kết bài 213: Mỗi lần nhớ đến cô, em càng yêu quý cô hơn vì em đã hiểu được tấm lòng nhân hậu, tận tụy của một người mẹ hiền thứ hai trong. Em tự hứa với mình sẽ cố gắng học thật giỏi để không phụ lòng mong mỏi của cô. -Kết bài mở rộng: Là phần cuối cùng trong bài văn vừa kết thúc ý chính của cả bài vừa mở ra một hướng mới gợi suy nghĩ cho người đọc. Hướng dẫn học sinh viết kết bài mở rộng tôi cũng đưa về dạng mô hình như sau: Mô hình kết bài mở rộng: a, - Nêu suy nghĩ: hiểu. (1) - Nêu tình cảm, cảm xúc: yêu.., ghét..,tự hào(2) - Nêu hành động: Cố gắng học tập,noi gương(3) ( Có thể dùng một hoặc cả ba yếu tố trên) b, Mở rộng: Nêu một câu hỏi, đưa ra một câu văn. Ví dụ: Ví dụ: Đề bài: Cảm nghĩ về cô giáo em. Kết bài: a - Nêu suy nghĩ: hiểu tấm lòng của cô giáo (1) - Nêu tình cảm: yêu quý cô giáo (2) - Nêu hành động: cố gắng học tập (3) b- Mở rộng: Nêu ra câu hỏi. - Mỗi khi nhớ về cô, em càng hiểu thêm tấm lòng nhân hậu, tận tụy của một người mẹ hiền thứ hai trong đời em. Càng hiểu cô bao nhiêu em càng yêu quý cô bấy nhiêu và tự hứa sẽ cố gắng học tập thật giỏi để không phụ lòng mong mỏi của cô. Không biết có bao nhiêu người học trò cảm nhận được điều này như em, nếu không cô sẽ rất buồn long và truyền thống tốt đẹp Tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam ta sẽ ra sao? - Mở rộng đưa ra một câu văn: Mỗi khi nhớ về cô, em càng hiểu thêm tấm lòng nhân hậu, tận tụy của một người mẹ hiền thứ hai trong đời em. Càng hiểu cô bao nhiêu em càng yêu quý cô bấy nhiêu em tự hứa sẽ cố gắng học tập thật giỏi để không phụ lòng mong mỏi của cô và sẽ yêu quý kính trọng thầy cô nhiều hơn. Đúng như câu ca dao xưa đã dạy: “ Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy” Biện pháp 5: Hướng dẫn cách liên kết các đoạn văn, các ý trong đoạn văn. Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản. Nó tạo nên mối liên hệ chặt chẽ giữa các câu trong đoạn văn, giữa các đoạn trong văn bản. Mối quan hệ này được thể hiện ở cả hai mặt: nội dung và hình thức. Liên kết về nội dung: Thể hiện ở liên kết về chủ đề và liên kết logic, tức là các ý được sắp xếp theo một trình tự hợp lí, cùng hướng tới một chủ đề, một đề tài nhất định. Điều này được thể hiện rất rõ khi ta thực hiện thao tác tìm ý và lập dàn bài. Vì đề bài là nội dung chính( chủ đề, đề tài) còn các ý tìm được là nội dung được trẻ nhỏ ra từ nội dung chính nên làm và thực hiện bước tìm ý bản chất của nó đã làm cho bài văn mạch lạc về ý nghĩa, liên kết về nội dung. Liên kết về hình thức: Liên kết về hình thức chính là việc sử sử dụng các phương tiện liên kết của ngôn ngữ để nối các câu, các đoạn, làm cho chúng gắn bó chặt chẽ với nhau nhằm biểu hiện nội dung của văn bản. *Hướng dẫn liên kết các đoạn văn trong một bài văn: - Liên kết bằng một câu: Thường là nhắc lại ý của đoạn văn trên và dẫn vào ý của đoạn văn dưới. Hoặc lặp cấu trúc các câu chủ đề. Ví dụ1: Khi viết bài văn Cảm nghĩ về cây phượng, sau khi viết đoạn văn Cảm xúc của em về cây phượng trong mùa xuân, chuyển sang viết đoạn văn Cảm xúc của em về cây phượng trong mùa hè, ta có thể dùng một câu để kết nối bằng cách nhắc lạ ý của đoạn văn trên và dẫn vào ý (câu chủ đề ) của đoạn văn dưới như sau: Hạ sang, cây phượng không đẹp dịu dàng như mùa xuân nữa mà nó mang vẻ đẹp cháy bỏng đến lạ kỳ. Ví dụ 2: Đề bài cảm nghĩ về người bà yêu quý của em. Liên kết các đoạn văn bằng cách lặp cấu trúc câu chủ đề ta có các câu chủ đề trong các đoạn văn ở thân bài như sau: + Câu chủ đề đoạn văn thứ nhất: Em không bao giờ quên được hình ảnh bà nội của em( đoạn văn Cảm xúc về ngoại hình của bà). + Câu chủ đề ở đoạn văn thứ hai:Em sẽ không bao giờ quên được người bà hiền từ vô cùng yêu thương con cháu(đoạn văn Cảm xúc về tính nết của bà). + Câu chủ đề ở đoạn văn thứ ba: Em cũng sẽ không bao giờ quên người bà chịu thương chịu khó của em(đoạn văn về việc làm của bà) - Liên kết bằng một từ, cụm từ: dùng các từ, các cụm từ có ý nghĩa chuyển tiếp như: không nhữngmà còn, còn, cũng Ví dụ: Không những đẹp trong mùa xuân phượng còn đẹp nồng nàn cháy bỏng trong mùa hạ. *Hướng dẫn liên kết các câu, các ý trong đoạn văn: Sử dụng các phép liên kết: phép lặp, phép thề, phép nối, phép liên tưởng. -Phép lặp: Là dùng nhiều lần một từ, ngữ nào đó trong một đoạn văn nhằm mục đích liên kết. Ví dụ: Mẹ em rất đẹp. Dáng người mẹ thon thả, nhanh nhẹn. Nhưng em vẫn thích nhấy là mái tóc của mẹ -Phép thế: Là hiện tượng thay một từ, cụm từ hoặc một câu đã xuất hiện ở phần trước của văn bản bằng một từ ngữ có giá trị tương đương ở phần sau. Ví dụ Đẹp nhất vẫn là khi phượng nở hoa. Hoa phượng nở ra, đỏ chói như những chiếc đèn lồng thắp sáng cả sân trường em. Nó không quyến rũ người ta bằng hương thơm như các loài hoa khác mà quyến rũ lòng người bởi sắc màu đỏ thắm ấy. Từ “Nó” thay thế cho từ “Hoa phượng” để liên kết. -Phép nối: Là việc dùng các quan hệ từ và những từ ngữ có tác dụng chuyển tiếp để liên kết. Ví dụ: Nhà cửa lúc nào cũng sạch sẽ nhờ bàn tay chăm chỉ của bà. Bà còn nấu ăn rất ngon, ngon nhất là món cháo gà Quan hệ từ “còn” có tác dụng liên kết. -Phép liên tưởng: Là hiện tượng sử dụng các từ ngữ chỉ sự vật hiện tượng có quan hệ gần gũi với nhau để liên kết. Ví dụ: Cô của em rất đẹp. Thích nhất là được ngắm nhìn mái tóc của cô, mái tóc đen dày, dài, óng mượt. Đôi mắt to tròn, cô luôn nhìn chúng em trìu mến. Liên tưởng bao hàm:” Cô của em” bao gồm: mái tóc, đôi mắt Tôi đã áp dụng đề tài này vào thiết kế bài giảng tiết 24 Đề văn biểu cảm và cách làm văn biểu cảm dạy thử nghiệm cho học sinh lớp 7 và thu được kết quả khá tốt. Sau đây là phần trình bày thiết kế bài giảng. Ngày soạn: 23/9/2015 Ngày dạy: 25/9/2015 TiÕt 24 ®Ò v¨n biÓu c¶m vµ c¸ch lµm bµi v¨n biÓu c¶m I. Môc tiªu bài học: 1. KiÕn thøc: - §Æc ®iÓm cÊu t¹o cña ®Ò v¨n biÓu c¶m - C¸ch lµm bµi v¨n biÓu c¶m 2. KÜ n¨ng: - NhËn biÕt ®Ò v¨n biÓu c¶m - Bíc ®Çu rÌn luyÖn c¸c bíc lµm bµi v¨n biÓu c¶m 3.Thái độ:Giáo dục cách sống tình cảm biết quan tâm yêu thương mọi người. II.Phương pháp:Vấn đáp, phân tích, giảng giải, hoạt động nhóm . III. ChuÈn bÞ: -GV: Mét sè bài v¨n,đề văn biÓu c¶m, giáo án. -HS: Xem trước bài. IV.Tiến trình các hoạt động: Kiểm tra bài cũ. Tr×nh bµy ®Æc ®iÓm cña v¨n b¶n biÓu c¶m? 2.Bµi míi Hoạt động của giáo viên Hoạt động của hs Nội dung cần đạt *Hoạt động 1:Khởi động: Các em đã biết đặc điểm để phân biệt văn bản biểu cảm với các loại văn bản khác: Mỗi văn bản biểu cảm thương tập trung thể hiện một tình cảm chủ yếu. Để thể hiện tình cảm ấy người viết có thể chọn một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng để gửi gắm tình cảm của mình. Vậy cách làm văn biểu cảm có gì giống và khác cách làm văn tự sự miêu tả mà các em đã học. Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. *Hoạt động 2: - Gv ®a 1 sè ®Ò theo SGK. HS ®äc th¶o luËn : ? ChØ ra ®èi tîng biÓu c¶m trong 5 đề trên vµ t×nh c¶m cÇn biÓu hiÖn ë mçi ®Ò bµi? - GV ®a b¶ng phô cho HS ?VËy ®Ò v¨n biÓu c¶m cã nh÷ng ®Æc ®iÓm g×? Gv chốt lại ghi nhớ chấm 1, GV kết luận: Đề văn biểu cảm bao giờ cũng nêu ra đối tượng biểu cảm và định hướng tình cảm cho bài văn. Đối tượng biểu cảm chính là đối tượng miêu tả được dùng làm phương tiện để thể hiện tình cảm. Tình cảm trong bài có thể là những niềm vui, nối buồn, tình yêu thương, niềm tự hào, những giận hờn, yêu ghét. Của người viết. Chuyển: Vậy làm thế nào để làm được bài văn biểu cảm. Cách làm có gì giống và khác với cách làm bài văn tự sự, miêu tả, chúng ta cùng nghiên cứu phần 2 ? Nh¾c l¹i c¸c bíc t¹o lËp. v¨n b¶n?Nêu nhiệm vụ của từng bước? GV nhận xét bổ xung và chốt lại bằng bảng phụ( treo bảng phụ) GV nhấn mạnh:Quy trình làm một bài văn biểu cảm cũng nằm trongquy trình làm một bài văn nói chung. Nghĩa là nhất thiết phải tuân thủ lần lượt các bước: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài, kiểm tra sửa lỗi. -Yêu cầu hs quan sát bảng phụ, đọc kĩ 4 bước tạo lập văn bản và làm theo đề bài: Cảm nghĩ về cây bàng. ? Nhắc lại cách làm bước tìm hiểu đề? GV nhấn mạnh: Muốn làm bước tìm hiểu đề ta đọc kĩ đề, gạch chân những từ quan trọng xác định đối tượng biểu cảm và định hướng tình cảm cho bài viết GV gợi dẫn: Bàng là một loài cây quen thuộc với chúng ta, được trồng ở sân trường, trước nhà, đầu làng, giữa làng, trong cơ quan, nhà máy, để lấy bóng mát. Một năm có bốn mùa thì mỗi mùa ấy cây bàng lại có một vẻ đẹp riêng. ?Em hãy nêu những vẻ đẹp riêng của cây bàng trong mỗi mùa xuân, hạ, thu, đông. Gv nhận xét bổ xung. GV: Mùa xuân, cây bàng đâm chồi nảy lộc, lá xanh non mơn mởn. Mùa hạ, lá xanh thẫm hơn, tán lá bàng xum xuê
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_viet_van_bieu_cam_ve_s.doc