Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy học bằng cách khắc phục tình trạng học bài cũ và chuẩn bị bài mới ở nhà

Trường trung học cơ sở Thượng Bì phần lớn là con em dân tộc Mường, trong quá trình học nhiều em không giám bày tỏ ý kiến của mình một phần các em còn rất rụt rè, mặt khác các em sợ mình nói sai nên không giám phát biểu. Nắm được tâm lý này, trong quá trình dạy học tôi luôn đơn giản hóa câu hỏi và yêu cầu học sinh trước những câu hỏi của thầy giáo học sinh nào cũng phải có câu trả lời, và bày tỏ ý kiến của mình (câu trả lời không quan trọng kết quả đúng sai).

Lưu ý: Tránh chỉ trích các em trả lời sai mà coi đó là quan điểm của cá nhân. Từ đó, giáo viên định hướng đúng cho các em. Từ cách làm đó dần dần học sinh được bày tỏ ý kiến của mình trước những tình huống của bài học và cũng qua đó kích thích sự suy nghĩ và sự chủ động tích cực của học sinh trong quá trình học.

 Mặt khác, với cương vị là người tổ chức hoạt động học tôi luôn tích cực trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, đầu tư cho chất lượng các bài giảng trước khi lên lớp, căn cứ vào từng tiết học, từng bài học cụ thể, tôi có thể vận dụng các phương pháp dạy học khác nhau, để thu hút sự tò mò, hiếu kỳ, kích thích sự hứng thú của học sinh. Hệ thống câu hỏi cũng phải hết sức chú ý không nên dễ quá hoặc khó quá, cũng không nên quá ngắn hoặc quá dài, câu hỏi cũng nên theo kiểu gợi mở, gắn liền với đời sống thực tiễn. Mặt khác, trước mỗi giờ dạy, bằng khả năng nghiệp vụ của mình, giáo viên có thể tạo ra một bầu không khí gần gũi, thân thiện, cởi mở cho người học để rút ngắn khoảng cách giữa thầy và trò như kể một câu chuyện vui có tính giáo dục, một tình huống pháp luật, một mẩu chuyện nho nhỏ về các nhà khoa học trong và noài nước, một vấn đề thời sự, chính trị, kinh tế mới mẻ của đất nước liên quan đến môn học nhằm giảm bớt căng thẳng áp lực cho các em, khuyến khích các em chăm học, chăm phát biểu.

 Bằng cách làm đó các em học sinh có thể nắm bài luôn trên lớp, chính vì hiểu bài trên lớp mà các em sẽ chủ động ôn bài cũ ở nhà, từ đó tạo hứng thú học tập, các em sẽ có tâm lí chờ đợi tiết học và từ đó sẽ chủ động tự giác chuẩn bị bài mới ở nhà.

 

doc 13 trang linhnguyen 17/10/2022 5960
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy học bằng cách khắc phục tình trạng học bài cũ và chuẩn bị bài mới ở nhà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy học bằng cách khắc phục tình trạng học bài cũ và chuẩn bị bài mới ở nhà

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy học bằng cách khắc phục tình trạng học bài cũ và chuẩn bị bài mới ở nhà
CHƯƠNG I
 TỔNG QUAN
 Trong quá trình dạy học giáo viên giữ vai trò chủ đạo. Người xây dựng và thực thi kế hoạch giảng dạy bộ môn, người tổ chức cho học sinh thực hiện hoạt động học tập với mọi hình thức đồng thời là người chỉ dẫn, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện, kiểm tra, uốn nắn và giáo dục học sinh. 
 Học sinh là chủ thể hoạt động học tập. Chủ thể có ý thức, chủ động, tích cực và sáng tạo trong nhận thức và rèn luyện nhân cách. Mọi hoạt động đều phải có ý thức. Việc học tập càng phải có ý thức. Người học phải xác định được mục đích học tập, có động cơ và thái độ học tập đúng, có kế hoạch học tập chủ động và luôn tích cực thực hiện tốt kế hoạch đó. Tích cực học tập thể hiện ở cả hai mặt: Chuyên cần và tính sâu sắc trong hoạt động trí tuệ. Cách học tích cực thể hiện trong việc tìm kiếm, xử lý thông tin và vận dụng vào giải quyết các nhiệm vụ học tập và thực tiễn cuộc sống.
 Hoạt động dạy và hoạt động học luôn gắn bó không tách rời nhau, thống nhất biện chứng với nhau, tạo thành một hoạt động chung. Dạy điều khiển học, học tuân thủ dạy. Tuy nhiên việc học phải chủ động, cách học phải thông minh và phương pháp phải sáng tạo. Việc giảng dạy phải lấy học sinh làm trung tâm, chính vì học sinh mà người ta tiến hành quá trình dạy học bằng cách khơi dậy tiềm năng trí tuệ của học sinh. Học sinh vừa là mục tiêu vừa là động lực của quá trình dạy học. Đó chính là bản chất của quan điểm “dạy học lấy học sinh làm trung tâm” một quan điểm dạy học hiện đại, là cơ sở lí luận để tiến hành các hoạt động dạy học hiệu quả.
 “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm” thì ai, giáo viên nào cũng biết nhưng cách tổ chức hoạt động học sinh học tập thì không phải ai cũng làm tốt được. Thực tế có nhiều tiết dạy của giáo viên buộc phải tổ chức thực hiện nhưng hiệu quả giờ dạy không như ý muốn vì học sinh không chuẩn bị bài ở nhà, trong quá trình hoạt động học tập nhiều em không chủ động, tích cực và sáng tạo. Cũng vì thế mà giờ học thường nhàm chán, đơn điệu, căng thẳng giáo viên độc thoại, dẫn đến việc nhận thức ở học sinh bị hạn chế, không phát huy được tính chủ động, tích cực, năng động sáng tạo của học sinh trong quá trình tổ chức hoạt động.
 Trước tình hình đó đòi hỏi giáo viên, nhất là giáo viên ở trung học cơ sở là không chỉ đổi mới về phương pháp dạy học mà còn phải đổi mới cả hình thức tổ chức hoạt động dạy - học để giờ học ở trường trung học cơ sở ngày càng hấp dẫn và thú vị, thực hiện đúng nghĩa “dạy học lấy học sinh làm trung tâm”.
Mặt khác, trong những năm thực tế giảng dạy tại địa phương. Bản thân tôi rất băn khoăn về tình trạng chất lượng học tập của học sinh đối với môn Ngữ Văn nói chung, các môn học trong chương trình nói riêng là rất thấp. Số lượng học sinh học tốt tất cả các bộ môn còn rất còn hạn chế.
Đối tượng học sinh hầu hết là con em dân tộc sinh sống tại địa phương, xa trung tâm văn hoá nên trình độ nhận thức của các em chưa nhanh nhạy, còn hạn chế trong việc cập nhật thông tin. Thậm chí những thao tác nhỏ cần thiết để phục vụ cho việc học nhiều em còn chưa thông thạo. Vì vậy, trong giờ học cả thầy và trò gặp không ít khó khăn. Trong giờ học chưa chịu phát biểu ý kiến xây dựng bài, thụ động tiếp thu ý kiến. Sở dĩ có hiện tượng này vì các em không chịu chuẩn bị bài trước ở nhà, hoặc chuẩn bị bài qua loa, đại khái cho nên các em không phát huy được tính chủ động chiếm lĩnh nội dung kiến thức của bài. 
 	Qua những cơ sở chung của vấn đề trên. Tôi thấy đây là vấn đề bức thiết quan trọng. Nếu khắc phục được sẽ làm cho chất lượng dạy và học được nâng lên. Bởi vậy tôi mạnh dạn chọn sáng kiến sáng kiến giáo dục: Nâng cao chất lượng dạy học bằng cách khắc phục tình trạng học bài cũ và chuẩn bị bài mới ở nhà, để các đồng nghiệp góp ý và cùng tham khảo.
CHƯƠNG II
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. NÊU VẤN ĐỀ CỦA SÁNG KIẾN.
 Theo quan điểm dạy học hiện đại, dạy học không phải là đơn thuần là sự truyền đạt kiến thức của giáo viên mà là sự kết hợp giữa người học và người dạy. Người học là trung tâm, người dạy là người tổ chức hướng dẫn. Dạy và học được thực hiện đồng thời với cùng một nội dung và hướng tới cùng một mục đích. Phải khẳng định rằng nếu hai hoạt động này bị tách rời sẽ lập tức phá vỡ khái niệm quá trình dạy học. Học tập không có giáo viên trở thành tự học. Giảng dạy không có học sinh trở thành độc thoại.
 Với phạm vi của sáng kiến này tôi hướng tới mục tiêu, nhằm khắc phục thực trạng học bài cũ và chuẩn bị bài mới ở nhà của học sinh trường trung học cơ sở Thượng Bì – Kim Bôi – Hòa Bình. Từ đó xây dựng một phong trào tự học của học sinh và nâng cao chất lượng dạy học ở trường trung học cơ sở Thượng Bì – Kim Bôi – Hòa Bình.
 Năm học 2017 – 2018 tôi được phân công dạy môn Ngữ Văn lớp 6. Từ đầu năm tôi đã tìm hiểu kế hoạch bài học và dự giờ một số tiết Ngữ Văn của đồng nghiệp, đồng thời tìm hiểu việc học bài cũ và chuẩn bị bài mới ở nhà của học sinh thông qua học sinh, phụ huynh học sinh và giáo viên trong nhà trường.
 Để khảo sát ý kiến của giáo viên trường trung học cơ sở Thượng Bì và học sinh khối 6 trường trung học cơ sở Thượng Bì tôi đã đưa ra các hình thức khảo sát như sau: 
 *) Đối với phía giáo viên:
 Kết hợp trao đổi với giáo viên trong tổ chuyên môn và trong nhà trường tôi được biết thực trạng học bài cũ và chuẩn bị bài mới ở nhà và đưa ra một số nguyên nhân sau: 
 + Nhiều học sinh không học bài cũ và chuẩn bị bài mới ở nhà.
 + Nhiều em lười học, thiếu tập trung, không theo kịp các bạn vì không học bài cũ và chuẩn bị bài mới ở nhà.
 + Nhiều giáo viên chưa chú trọng việc kiểm tra việc học bài cũ và chuẩn bị bài mới ở nhà.
 + Hình thức kiểm tra bài cũ và việc chuẩn bị bài mới ở nhà chưa đa dạng.
 *) Về phía học sinh: 
 Để khảo sát ý kiến của học sinh tôi đưa ra các câu hỏi sau như sau:
Câu 1: Em có học bài cũ và chuẩn bị bài mới ở nhà không?
Bảng 1: Bảng thống kê thực trạng học bài cũ và chuẩn bị bài mới ở nhà của học sinh trung học cơ sở Thượng Bì năm học 2017 - 2018.
Thực trạng
Không
Thỉnh Thoảng
Thường xuyên
Khối 6
22 học sinh
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
14
64
05
23
03
13
Câu 2: Thời gian học bài cũ và chuẩn bị bài mới ở nhà của em là bao nhiêu?
Bảng 2: Bảng thống kê thời gian học bài cũ và chuẩn bị bài mới ở nhà của học sinh trung học cơ sở Thượng Bì năm học 2017 - 2018.
Thời gian
30 phút
60 phút
Trên 60 phút
Khối 6
22 học sinh
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
14
64
04
18
04
18
 *) Về phía phụ huynh học sinh:
 Để khảo sát ý kiến của phụ huynh học sinh tôi đưa ra các câu hỏi sau như sau:
Câu 1: Ông (bà) có quan tâm đến việc học của con em mình hay không?
Bảng 3: Bảng thống kê kết quả khảo sát phụ huynh học sinh trường trung học cơ sở Thượng Bì năm học 2017 – 2018.
Thực trạng
Không
Thỉnh Thoảng
Thường xuyên
Khối 6
22 học sinh
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
13
59
07
32
02
09
Câu 2: Ở nhà ông (bà) có quản lí thời gian của con em mình không?
Bảng 4: Bảng thống kê thực trạng quản lí giờ học ở nhà của phụ huynh học sinh trung học cơ sở Thượng Bì năm học 2017 - 2018.
Thực trạng
Không
Thỉnh Thoảng
Thường xuyên
Khối 6
22 học sinh
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
12
55
08
36
02
09
 Trước những khó khăn về thực trạng học bài cũ và chuẩn bị bài mới ở nhà của học sinh tại đơn vị công tác, là giáo viên vừa kiêm nghiệm tổng phụ trách Đội vừa phụ trách dạy môn Ngữ Văn tôi hết sức băn khoăn và mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng dạy học bằng cách khắc phục tình trạng học bài cũ và chuẩn bị bài mới ở nhà và được thực hiện như sau:
2. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN SÁNG KIẾN.
 2.1. Kích sự suy nghĩ và phát biểu của học sinh.
 Trường trung học cơ sở Thượng Bì phần lớn là con em dân tộc Mường, trong quá trình học nhiều em không giám bày tỏ ý kiến của mình một phần các em còn rất rụt rè, mặt khác các em sợ mình nói sai nên không giám phát biểu. Nắm được tâm lý này, trong quá trình dạy học tôi luôn đơn giản hóa câu hỏi và yêu cầu học sinh trước những câu hỏi của thầy giáo học sinh nào cũng phải có câu trả lời, và bày tỏ ý kiến của mình (câu trả lời không quan trọng kết quả đúng sai). 
Lưu ý: Tránh chỉ trích các em trả lời sai mà coi đó là quan điểm của cá nhân. Từ đó, giáo viên định hướng đúng cho các em. Từ cách làm đó dần dần học sinh được bày tỏ ý kiến của mình trước những tình huống của bài học và cũng qua đó kích thích sự suy nghĩ và sự chủ động tích cực của học sinh trong quá trình học.
 Mặt khác, với cương vị là người tổ chức hoạt động học tôi luôn tích cực trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, đầu tư cho chất lượng các bài giảng trước khi lên lớp, căn cứ vào từng tiết học, từng bài học cụ thể, tôi có thể vận dụng các phương pháp dạy học khác nhau, để thu hút sự tò mò, hiếu kỳ, kích thích sự hứng thú của học sinh. Hệ thống câu hỏi cũng phải hết sức chú ý không nên dễ quá hoặc khó quá, cũng không nên quá ngắn hoặc quá dài, câu hỏi cũng nên theo kiểu gợi mở, gắn liền với đời sống thực tiễn. Mặt khác, trước mỗi giờ dạy, bằng khả năng nghiệp vụ của mình, giáo viên có thể tạo ra một bầu không khí gần gũi, thân thiện, cởi mở cho người học để rút ngắn khoảng cách giữa thầy và trò như kể một câu chuyện vui có tính giáo dục, một tình huống pháp luật, một mẩu chuyện nho nhỏ về các nhà khoa học trong và noài nước, một vấn đề thời sự, chính trị, kinh tế mới mẻ của đất nước liên quan đến môn học nhằm giảm bớt căng thẳng áp lực cho các em, khuyến khích các em chăm học, chăm phát biểu.
 Bằng cách làm đó các em học sinh có thể nắm bài luôn trên lớp, chính vì hiểu bài trên lớp mà các em sẽ chủ động ôn bài cũ ở nhà, từ đó tạo hứng thú học tập, các em sẽ có tâm lí chờ đợi tiết học và từ đó sẽ chủ động tự giác chuẩn bị bài mới ở nhà.
 2.2. Xây dựng nề nếp thi đua trong lớp:
 Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm giao cho mỗi tổ học sinh một cuốn sổ theo dõi các thành viên, trong đó mục xung phong xây dựng phát biểu bài mới là một trong nhưng tiêu chí đánh giá ý thức học tập của thành viên tổ mình; cuối mỗi tuần, mỗi tháng, trong giờ sinh hoạt lớp bao giờ cũng giành một ít thời gian cho công tác đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh; ngoài những tiêu chí như nề nếp, chuyên cần, trực nhật vệ sinh, trang phục, làm bài tập ở nhà, chuẩn bị bài mới..v.v.. thì tham gia xây dựng phát biểu bài trở thành nội dung quan trọng để chấm điểm, đồng thời thầy cô cũng phải có hình thức khen thưởng, chấm điểm kịp thời đối với những học sinh có câu trả lời hay; đối với những học sinh trả lời chưa tốt, thầy cô cũng phải khéo léo trong việc nhắc nhở, tránh tình trạng làm ảnh hưởng đến lòng tự trọng tự ái của học sinh; nhà trường cũng cần tổ chức các câu lạc bộ, các chuyên đề, các buổi thảo luận, ngoại khóa để tăng cường khả năng tranh luận, khả năng giao tiếp, ứng khẩu của các em.
 2.3. Xây dựng phong trào học tập và tăng cường hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục.
 Năm học 2017 – 2018 tôi được Ban giám hiệu nhà trường tin tưởng giao cho nhiệm vụ phụ trách công tác Đội. Ngay từ đầu năm học tôi đã tham mưu cho Ban giám hiệu nhà trường cần tăng cường kết hợp chặt chẽ và hiệu quả hơn với các ban ngành đoàn thể ở địa phương. Từ đó tôi xây dựng tờ trình và kế hoạch trình Hội đồng Đội xã Thượng Bì – Kim Bôi – Hòa Bình về việc phát động phong trào “Tiếng trống học đêm” và tham mưu cho Hội đồng Đội xã Thượng Bì xây dựng kế hoạch liên ngành để phối hợp tuyên truyền vận động phong trào “Tiếng trống học đêm” trình Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã Thượng Bì. 
 Trên quan điểm phân công trách nhiệm đối với các ban ngành đoàn thể, Cụ thể: 
 2.3.1. Nhà trường trung học cơ sở Thượng Bì.
 - Liên đội trường trung học cơ sở Thượng Bì tham mưu với Ban Giám Hiệu lập tờ trình, xây dựng kế hoạch thực hiện.
 - Phối kết hợp với các tổ chức cá nhân để tuyên truyền, vận động, đôn đốc học sinh thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả phong trào “tiếng trống học đêm”.
 - Tổ chức đoàn viên, giáo viên kiểm tra ở các thôn xóm.
 - Nắm bắt thông tin giữa gia đình, thôn xóm và nhà trường.
 - Có kế hoạch tuyên dương và kỷ luật những học sinh thực hiện tốt và thực hiện chưa tốt ở nhà trường.
 2.3.2. Phụ huynh học sinh trong toàn xã Thượng Bì.
 - Có trách nhiệm tạo không gian yên tĩnh cho con em mình học tập.
 - Đôn đốc và kiểm tra việc học của con em mình.
 - Kiểm soát thời gian học tập ở nhà của con em mình.
 - Thông báo, kết hợp với nhà trường và các tổ chức cá nhân để đôn đốc việc học của con em mình.
 2.3.3. Các ban ngành đoàn thể trong toàn xã Thượng Bì.
 *) Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh xã Thượng Bì:
 - Tham mưu xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Đảng ủy – Hội đồng nhân dân - Ủy Ban nhân dân xã và xây dựng kế hoạch cụ thể, phối hợp với các ban ngành đoàn thể xã trong quá trình triển khai thực hiện.
 - Giao nhiệm vụ cho các chi đoàn các thôn xóm phụ trách việc phát tín hiệu bắt đầu và kết thúc thời gian học tập của học sinh.
 - Kết hợp với các đồng chí đoàn viên giáo viên các ban ngành đoàn thể tổ chức việc kiểm tra, đôn đốc việc học ở nhà của đội viên học sinh theo lịch trình hoặc đột xuất.
 - Phê bình và tuyên dương kịp thời các chi đoàn thực hiện tốt và các chi đoàn thực hiện chưa tốt.
 *) Hội khuyến học xã và các thôn xóm:
 - Tuyên truyền, vận động, động viên các em học sinh và các hộ gia đình thực hiện tốt phong trào “tiếng trống học đêm”.
 - Kịp thời, động viên khen thưởng những em học sinh đạt thành tích trong học tâp và phong trào “tiếng trống học đêm”.
 *) Ban chi ủy và trưởng các thôn xóm:
 - Tuyên truyền sâu rộng tới các hộ gia đình trong thôn về hiệu quả và tác dụng “tiếng trống học đêm”.
 - Tạo điều kiện về cơ sở vật chất để đoàn thanh niên tuyên truyền và hoạt động phục vụ việc tổ chức “tiếng trống học đêm”.
 - Kiểm tra, chỉ đạo đoàn thanh niên duy trì phong trào “tiếng trống học đêm”.
 - Tuyên truyền các hộ gia đình thực hiện nghiêm túc việc học ở nhà của con em mình.
 - Kịp thời nhắc nhở các hộ gia đình không thực hiện hoặc thực hiện chưa tốt phong trào “tiếng trống học đêm”
 *) Hội trưởng hội phụ huynh các thôn xóm:
 - Tổ chức tuyên truyền sâu rộng tới tầng lớp phụ huynh học sinh về hiệu quả và tác dụng “tiếng trống học đêm”.
 - Thường xuyên động viên con em mình thực hiện có hiệu quả phong trào “tiếng trống học đêm”.
3. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG, NHÂN RỘNG SÁNG KIẾN. 
 3.1. Đối với công tác dạy và học của nhà trường.
 Qua 1 năm học 2017 - 2018 thực hiện sáng kiến Nâng cao chất lượng dạy học bằng cách khắc phục tình trạng học bài cũ và chuẩn bị bài mới ở nhà, tôi nhận thấy chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn của nhà trường được tăng lên rõ rệt. Phong trào thi đua dạy tốt, học tốt và nề nếp học tập của học sinh phát triển mạnh mẽ. 
 Việc triển khai, tổ chức áp dụng các phương pháp dạy học mới vào trong giảng dạy đạt kết quả tốt.
 Giáo viên tích cực, chủ động hơn trong công tác đặc biệt là trong việc tự học, tự nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ của mình.
 Tạo hiệu ứng tốt, tạo thế và đà cho những thành công của những năm học tiếp theo của nhà trường.
 4.2. Đối với học sinh.
 Làm thay đổi rõ rệt về nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của việc học bài cũ và chuẩn bị bài mới ở nhà.
 Tạo ra một phong trào thi đua học tập mạnh mẽ, tạo được thói quen tốt và là nền móng cho những thành công của năm học tiếp theo.
 Chất lượng đại trà và mũi nhọn của học sinh được nâng lên rõ rệt. Năm học 2017 – 2018 nhà trường trung học cơ sở Thượng Bì đạt 06 học sinh đạt giải trong kì thi học sinh giỏi môn văn hóa cấp huyện và 01 học sinh được chon vào đội tuyển thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lý.
Bảng 5: Bảng thống kê chất lượng học sinh trung học cơ sở Thượng Bì năm học 2016 - 2017
2016 – 2017 
Chất lượng
Giỏi
Khá
Trung Bình
Yếu
Kém
Tổng số học sinh
112
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
07
6,3
05
4,5
95
84,7
05
4,5
0
0
Bảng 6: Bảng thống kê chất lượng học sinh trung học cơ sở Thượng Bì năm học 2017 - 2018. (Kết quả kiểm tra giữa kì II)
2017 – 2018
Chất lượng
Giỏi
Khá
Trung Bình
Yếu
Kém
Tổng số 
học sinh
111
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
19
17
40
36
51
46
01
01
0
0
 4.3. Đối với phụ huynh học sinh.
 - Làm thay đổi nhận thức của phụ huynh học sinh: 
 + Phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của việc tự học ở nhà, quan tâm và quản lí thời gian học tập của con em mình.
 + Chủ động tạo không gian học tập cho con em mình. 
 + Tích cực kết hợp với nhà trường, các ban ngành đoàn thể để giáo dục con em mình.
 4.4. Đối các ban ngành đoàn thể địa phương.
 Các ban ngành đoàn thể ở địa phương quan tâm hơn đến nhiệm vụ giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ xã nhà. Chung tay xây dựng phong trào tự học, tự nghiên cứu ở địa phương. Thúc đẩy có hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục. 
CHƯƠNG III
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT – KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN.
 Hiệu quả của sáng kiến Nâng cao chất lượng dạy học bằng cách khắc phục tình trạng học bài cũ và chuẩn bị bài mới ở nhà là không thể phủ nhận. Có thể nhân rộng và áp dụng rộng rãi trong các địa phương và nhà trường khác nhau.
 Tuy nhiên cũng không tránh khỏi những hạn chế dẫn đến kết quả đi ngược lại với mong muốn. Điều đó là do nhiều nguyên nhân sau:
 Giáo viên không kiểm tra được thường xuyên việc học của học sinh ở các thôn, xóm.
 Các thôn, xóm chưa quan tâm đúng mức tới hiệu quả của phong trào “Tiếng trống học đêm” 
 Công tác kiểm tra đôn đốc của Ban chấp hành đoàn xã chưa thường xuyên.
 Hội khuyến học, hội khuyến học chưa vào cuộc để tuyên truyền về phong trào “Tiếng trống học đêm”. 
 Phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm tới việc học của con em mình.
2. ĐỀ XUẤT – KIẾN NGHỊ.
 Muốn phát huy hiệu quả của tiếng trống học đêm tôi mạnh dạn đề xuất các vấn đề sau:
 2.1. Thứ nhất: 
 Phân công cụ thể giáo viên phụ trách các thôn xóm, kết hợp chặt chẽ với các chi đoàn tổ chức kiểm tra định kì việc tổ chức phong trào “tiếng trống học đêm” của xóm mình phụ trách. 
 2.2. Thứ hai: 
 Các ban ngành đoàn thể lồng ghép nội dung tuyên truyền về phong trào “Tiếng trống học đêm” trong các cuộc họp ở đơn vị mình.
 Ban chi ủy, ban quản lí các thôn xóm cần tăng cường kiểm tra đôn chi đoàn của thôn mình thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả phong trào “Tiếng trống học đêm”. 
 2.3. Thứ ba: 
 Tham mưu với chính quyền địa phương đưa nội dung đánh giá việc tổ chức phong trào “Tiếng trống học đêm” vào nội dung đánh giá thi đua cuối năm của các chi đoàn và các thôn xóm.
 Trên đây là một vài suy nghĩ còn mang tính chủ quan tuy có dựa trên thực tế quá trình dạy học và cơ sở lý luận nhưng không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi hy vọng được sự góp ý, trao đổi của các bạn đồng nghiệp, giúp cho dạy học ở trường trung học cơ sở đạt hiệu quả tốt nhất, góp phần đổi mới phương pháp dạy học thành công.
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ
Thượng Bì, ngày 15 tháng 04 năm 2018
NGƯỜI THỰC HIỆN
Bùi Hà Việt
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG
SÁNG KIẾN CÁC CẤP

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_day_hoc_bang_cach.doc