Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp vận dụng hiệu quả phương pháp trò chơi trong dạy học tiết Tiếng Việt Lớp 6

Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đã tiến hành đổi mới về phương pháp, kĩ thuật dạy học nhằm phát triển năng lực của người học. Nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực đã được biên soạn và từng bước được sử dụng trong quá trình dạy học . Một trong những phương pháp dạy học tích cực đã được sử dụng trong dạy học nói chung và dạy học phân môn Tiếng Việt ở THCS nói riêng là phương pháp trò chơi. Đây là một phương pháp có nhiều ưu điểm, đáp ứng được mục đích phát triển năng lực cho người học trong quá trình dạy học.

Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Đồng Nai và Phòng giáo dục thành phố Biên Hòa đã tổ chức nhiều lớp tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Một trong số những phương pháp dạy học tích cực được chú ý đó là phương pháp trò chơi. Qua các lớp tập huấn, giáo viên đã được trang bị những kiến thức và kĩ năng cơ bản để tổ chức trò chơi trong dạy học.

 

doc 27 trang linhnguyen 19/10/2022 2900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp vận dụng hiệu quả phương pháp trò chơi trong dạy học tiết Tiếng Việt Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp vận dụng hiệu quả phương pháp trò chơi trong dạy học tiết Tiếng Việt Lớp 6

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp vận dụng hiệu quả phương pháp trò chơi trong dạy học tiết Tiếng Việt Lớp 6
 học tập, giúp các em tự tin, mạnh dạn hơn trong học tập.
- Trong mỗi trò chơi, giáo viên cần xác định rõ:
+ Số lượng người tham gia trò chơi: Chơi cả lớp, chơi theo nhóm hay cá nhân.
+ Người quản trò ( giáo viên hoặc học sinh); trọng tài ( nếu có).
+ Nội dung trò chơi và đáp án.
+ Cách thức chơi.
+ Những phương tiện hỗ trợ cần thiết.
1.3. Quy trình thiết kế trò chơi
	Khi thiết kế trò chơi, giáo viên thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Xác định mục đích trò chơi: để kiểm tra kiến thức cũ hay thực hành, khắc sâu kiến thức mới.
Bước 2: Lựa chọn tình huống chơi: Chơi vào lúc nào, chơi trong phần nào của bài học.
Bước 3: Xây dựng luật chơi, hành động chơi: Mô tả những quy định của trò chơi 
( luật chơi), hình thức tổ chức chơi ( cá nhân, nhóm hay cả lớp) và các hành động của người quản trò, người chơi sao cho phù hợp với tình huống đã được lựa chọn.
Bước 4: Dự kiến trang thiết bị cần thiết: tùy theo nội dung của trò chơi, GV dự kiến phải sử dụng những vật dụng, phương tiện gì phù hợp với tình huống đã được chọn.
Bước 5: Biên tập trò chơi: câu hỏi, bài tập cần sử dụng.
* Chú ý:
- Để trò chơi thêm sinh động, hấp dẫn, giáo viên cần ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm chuyên dụng để thiết kế trò chơi, kết hợp khéo léo âm thanh và hình ảnh. Tuy nhiên, cũng không được lạm dụng công nghệ làm cho học sinh mất tập trung trong quá trình tham gia trò chơi.
- Trò chơi cần được thiết kế đơn giản để học sinh dễ thực hiện. Nhiệm vụ thực hiện của từng nhóm trong trò chơi phải tương đương nhau.
- Sử dụng triệt để yêu cầu, nội dung kiến thức cơ bản cũng như đồ dùng, phương tiện có sẵn của môn học, lớp học.
- Luôn thay đổi trò chơi để thu hút học sinh. Tuy nhiên phải dựa vào kiểu bài và mục đích của từng hoạt động cụ thể để thiết kế trò chơi cho phù hợp. 
- Giáo viên cần thể hiện tiến trình của trò chơi trong giáo án.
- Dự kiến những tình huống có thể nảy sinh trong khi tổ chức trò chơi để khi gặp có thể giải quyết một cách chủ động.
1.4. Tổ chức trò chơi
1.4.1. Đối với giáo viên
	- Trong quá trình tổ chức trò chơi, giáo viên cần phải bao quát lớp tốt để có những xử lí kịp thời đối với những học sinh không tập trung, làm việc riêng hay phá đám.
	- Các yêu cầu của trò chơi cần được nêu rõ ràng, cụ thể bằng những câu ngắn gọn, dễ hiểu.
 - Khi tổ chức trò chơi, giáo viên là trọng tài công bằng, là cổ động viên tích cực và động viên kịp thời học sinh tham gia trò chơi. Đối với những học sinh còn lại, giáo viên cần biết quản lí, khích lệ các em cổ vũ nhiệt tình cho các bạn tham gia. Không những thế, giáo viên cũng cần động viên để các em sẽ mạnh dạn tham gia trò chơi lần sau.
 - Khi nhận xét đánh giá trò chơi, giáo viên cần chú ý về nội dung và thái độ, kĩ năng tham gia trò chơi của học sinh, đưa ra những điều chỉnh kịp thời để HS rút kinh nghiệm.
- Nếu trò chơi được thực hiện trong hoạt động luyện tập, vận dụng thì sau trò chơi, giáo viên định hướng cho học sinh rút ra bài học kinh nghiệm, kết hợp với giao bài tập, nhiện vụ về nhà và bước chuẩn bị cho việc học tập tiếp sau.
- Giáo viên cần chốt được kiến thức, kĩ năng đã được củng cố qua trò chơi.
- Ngoài ra trong quá trình tổ chức trò chơi giáo viên cần tạo điều kiện cho mọi đối tượng học sinh trong lớp đều được tham gia, từ học sinh khá giỏi đến các em học sinh trung bình, yếu. 
- Giáo viên cần quan sát kĩ hoạt động của các em tham gia chơi và có sự động viên khích lệ kịp thời.
 - Trong một số trò chơi, giáo viên có thể cho học sinh thể tham gia vào việc điều khiển, quản trò. Lúc này, giáo viên cần có những hướng dẫn cụ thể để học sinh dễ thực hiện.
* Chú ý:
 - Luật chơi và cách thức chơi giáo viên có thể chiếu lên máy chiếu hoặc viết lên giấy A0 để học sinh nắm được một cách nhanh chóng và thực hiện đúng yêu cầu.
1.4.2. Đối với học sinh
- HS cần tham gia nhiệt tình, tích cực, hào hứng, chủ động.
- Khi tham gia trò chơi, các em cần có phản xạ nhanh, nghe nhanh, nhìn nhanh, làm nhanh, quyết định nhanh
- Các em nghiêm chỉnh chấp hành luật chơi, chơi một cách thông minh sáng tạo. Nếu trò chơi được tổ chức theo nhóm thì học sinh cần phối hợp nhịp nhàng với các bạn trong nhóm để đạt được kết quả cao nhất.
- Các em cần có ý thức thi đua giữa các cá nhân và giữa các nhóm.
- Học sinh chơi phải thật thà và luôn giữ tinh thần đoàn kết.
- Trong một số trò chơi chỉ cho phép một số HS tham gia hành động, nhập vai chơi, còn số HS kia quan sát học tập, sau đó đảo lại tiến trình chơi. 
1.4.3. Quy trình tổ chức trò chơi.
 Để tổ chức trò chơi hiệu quả trong các giờ dạy học Tiếng Việt, giáo viên cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: GV giới thiệu tên, mục đích của trò chơi. 
 Có thể làm cách nào đó để HS thấy được sự hấp dẫn, hứng thú của trò chơi. Tuy nhiên, GV cần giới thiệu một cách ngắng gọn, rõ ràng, dễ hiểu.
Bước 2: Hướng dẫn chơi.
 - Tổ chức người tham gia chơi: Số người tham gia, số đội tham gia, quản trò, trọng tài.
 - Các phương tiện dùng để chơi ( nếu có).
 - Cách chơi: từng việc cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian chơi, những điều người chơi không được làm...
 - Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi, giải thưởng ( nếu có).
Bước 3: Cho hs chơi thử ( nếu cần).
Bước 4: Học sinh thực hiện trò chơi.
 - HS tham gia trò chơi với sự giám sát, điều khiển của GV hoặc của HS do lớp cử ra.
 - HS phải thực hiện đúng luật chơi. Nếu phạm luật thì sẽ bị trừ điểm hoặc bị loại khỏi trò chơi.
Bước 5: Giáo viên nhận xét sau cuộc chơi.
 - Giáo viên nhận xét về thái độ tham gia chơi của từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm.
 - Trọng tài ( có thể là giáo viên hoặc do HS bầu ra) công bố kết quả chơi của từng đội, từng cá nhân và trao phần thưởng ( nếu có).
1.5. Sử dụng phương pháp trò chơi trong các hoạt động dạy học tiết Tiếng Việt.
 Giáo viên sử dụng phương pháp trò chơi linh hoạt trong chuỗi các hoạt động dạy học nhưng được thực hiện chủ yếu ở hoạt động khởi động, hoạt động luyện tập và vận dụng. Trong một số bài giáo viên có thể sử dụng trong hoạt động hình thành kiến thức mới.
1.5.1. Sử dụng trò chơi trong hoạt động khởi động.
 Hoạt động khởi động bài học thường chỉ vài phút đầu giờ nhưng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kích hoạt sự tích cực của người học. Hoạt động khởi động có vai trò tạo hứng thú học tập cho học sinh và hơn thế nữa còn khơi dậy niềm đam mê, bồi đắp tình yêu lâu bền đối với môn học. Một khởi động bài học hiệu quả nên tạo ra cơ hội cho các em tự làm sống lại những kiến thức nền đã có, cần thiết cho việc học bài mới, tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho người học. Đây là tiền đề để thực hiện một loạt các hoạt động tìm tòi, giải quyết vấn đề. 
Phương pháp phổ biến nhất để đáp ứng được yêu cầu của hoạt động khởi động là tổ chức trò chơi như đuổi hình bắt chữ, giải ô chữ, ngôi sao may mắn, vòng quay kì diệu, tiếp sức, ai nhanh hơn, đoán tranh   
Thời gian để tổ chức trò chơi trong hoạt động khởi động khoảng 5-6 phút.
Để sử dụng hiệu quả trò chơi trong hoạt động khởi động, giáo viên cần:
- Xác định được những kiến thức trong bài cũ cần huy động ở học sinh. Những kiến thức đó cần liên quan đến bài mới.
- Trò chơi phải tạo được mâu thuẫn nhận thức để học sinh chú ý giải quyết trong giờ học.
- GV lựa chọn trò chơi phù hợp với nội dung kiến thức trong từng bài học.
- Ngoài việc đảm bảo tiến trình của trò chơi, sau khi HS đã hoàn thành trò chơi, GV cần có thao tác kết nối với bài mới bằng câu hỏi nêu vấn đề, tạo mâu thuẫn nhận thức. Từ đó giáo viên giới thiệu vào bài mới.  
* Ví dụ minh họa- phần phụ lục
1.5.2. Sử dụng trò chơi trong hoạt động hình thành kiến thức mới. 
Hoạt động hình thành kiến thức giúp HS lĩnh hội được kiến thức, kĩ năng mới bằng cách tổ chức các hoạt động thành phần tương thích với từng nội dung học tập. Các hoạt động thành phần này nhằm vào một mục tiêu cụ thể, ví dụ như phát triển tư duy, kiến tạo kiến thức, tri thức phương pháp, củng cố tại chỗ. 
Một số trò chơi có thể sử dụng trong hoạt này như đuổi hình bắt chữ, trả lời nhanh, ai nhanh hơn, tiếp sức
Để sử dụng hiệu quả trò chơi trong hoạt động này, giáo viên cần chú ý:
- Xác định được đơn vị kiến thức có thể tổ chức trò chơi; trò chơi để khai thác kiến thức hay để khắc sâu đơn vị kiến thức vừa học.
- Lựa chọn trò chơi phù hợp.
- Sau khi HS chơi xong, giáo viên cần hướng dẫn các em phân tích ý nghĩa của trò chơi để họ rút ra được nội dung học tập từ trò chơi.
- Sau trò chơi, giáo viên cần tạo sự kết nối với nội dung tiếp theo của bài học, tạo sự liền mạch cho tiết học.
* Ví dụ minh họa- phần phụ lục
1.5.4. Sử dụng trò chơi trong hoạt động vận dụng.
Hoạt động vận dụng giúp học sinh vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống/vấn đề tương tự hoặc mới trong học tập hoặc trong cuộc sống. Sau trò chơi, giáo viên cần có câu hỏi để củng cố lại kiến thức đã học qua trò chơi. 
 Các trò chơi có thể sử dụng trong hoạt động này như trò chơi giải ô chữ, rung chuông vàng...
Tổ chức trò chơi trong hoạt động này giáo viên cần chú ý:
- Củng cố và khắc sâu được kiến thức của bài học.
- Học sinh có thể vận dụng những kiến thức của các môn học khác hoặc trong đời sống để giải quyết yêu cầu của trò chơi.
- Trò chơi có sự tham gia của học sinh cả lớp là tốt nhất.
* Ví dụ minh họa- phần phụ lục
2. Những ưu, nhược điểm của giải pháp mới
2.1. Ưu điểm
Với những giải pháp trên, khi áp dụng vào thực tiễn dạy học các tiết Tiếng Việt lớp 6, tôi nhận thấy được nhiều ưu điểm nổi bật. Sáng kiến này đã giúp cho người giáo viên có được những kĩ năng cần thiết để sử dụng hiệu quả phương pháp trò chơi trong dạy học tiết Tiếng Việt lớp 6 nói riêng và dạy học Ngữ văn nói chung. Giáo viên biết được những việc cần chuẩn bị một cách cụ thể trước khi lựa chọn và thiết kế trò chơi. Giáo viên có những định hướng rõ ràng cho việc lựa chọn trò chơi phù hợp với từng đơn vị kiến thức Tiếng Việt, phù hợp với từng hoạt động trong chuỗi các hoạt động dạy học. Và hơn hết, sáng kiến giúp cho người giáo viên biết cách tổ chức trò chơi trên lớp một cách hiệu quả nhất. Trò chơi trong dạy học Tiếng Việt được tổ chức mạch lạc hơn, phát huy được khả năng, sự tham gia của mọi đối tượng học sinh. Việc xử lí kết quả của trò chơi triệt để hơn. 
2.2. Nhược điểm
 Để thiết kế và sử dụng được một số trò chơi hấp dẫn, sinh động trong dạy học Tiếng Việt cần phải có các phương tiện dạy học hiện đại hỗ trợ cũng như kiến thức về công nghệ thông tin. Điều này đòi hỏi sự nỗ lự rất lớn từ các giáo viên, các nhà trường.
3. Đánh giá về sáng kiến
3.1. Tính mới của sáng kiến
 Thực tế, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy năng lực, phẩm chất của người học không còn là mới. Việc vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy học cũng đã được nhiểu giáo viên sử dụng vào quá trình dạy học. Song việc đi tìm những giải pháp để góp phần sử dụng hiệu quả phương pháp trò thì vẫn luôn là vấn đề đáng quan tâm. Điểm mới của đề tài này chính là việc đưa ra những giải pháp góp phần sử dụng hiệu quả phương pháp trò chơi trong dạy học tiết Tiếng Việt lớp 6.
3.2. Hiệu quả áp dụng
* Đối với học sinh:
 Qua mỗi giờ dạy học Tiếng Việt, tôi quan sát và nhận thấy kĩ năng trình bày, giao tiếp, kĩ năng xử lí tình huống, vấn đề của các em rất tiến bộ. Sự tự tin ở các em cũng được tăng lên từng ngày. Trong thời gian đầu các em tham gia vào các trò chơi chưa thật tích cực. Đa số các em tham gia chơi đều có học lực khá, giỏi. Các em có học lực trung bình, yếu còn mang tâm lí e ngại, sợ sai, sợ xấu hổ. Một số em nhút nhát thì không tự tin khi đứng trước tập thể. Sau một thời gian các em có lực học trung bình tham gia nhiều hơn. Một số em nhút nhát đã bắt đầu tham gia ở một số trò chơi đơn giản.
Qua các giờ học có trò chơi học tập, học sinh tiếp thu kiến thức của bài một cách nhẹ nhàng, vui vẻ và tích cực hơn. Vốn kiến thức về từ và câu của các em được bổ sung và khắc sâu. Các em vận dụng vào nói và viết có hiệu quả hơn. Những trò chơi gần gũi, dễ chơi đã tạo được động cơ cho học sinh học tập một cách tích cực, chủ động, tự giác hơn. Qua trò chơi, mỗi học sinh phát huy được năng lực, năng khiếu, sở trường của bản thân. Qua kết quả trò chơi, các em thắng cuộc có thêm sự tự tin, các em chưa thắng sẽ mong chờ giờ học sau để cố gắng lên so với các bạn. Đó cũng là điều kiện để khuyến khích các con làm việc và học tập tốt hơn. 
 Sau thời gian nghiên cứu và áp dụng đề tài vào thực tiến giảng dạy trong các tiết học Tiếng Việt lớp 6, tôi nhận thấy học sinh tôi dạy đã từng bước thay đổi. Trong năm học 2017-2018 các em đã có sự chuyển biến. Đến năm học 2018-2019, hai lớp tôi phụ trách đã tiến bộ rõ rệt hơn. Các em chăm chỉ, tích cực, tự giác hơn trong hoạt động học tập của mình. 
 Sau đây là kết quả khảo sát phân môn Tiếng Việt của lớp 6/4, 6/17 cuối năm học 2017-2018:
* Kết quả lớp nghiên cứu.
Lớp/Sĩ số.
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
 6/4 (48)
12
25%
20
42%
15
31%
1
2%
0
0%
 * Kết quả lớp đối chứng.
Lớp/Sĩ số.
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
 6/4 (48)
9
19%
16
33%
20
42%
3
6%
0
0%
 Kết quả khảo sát phân môn Tiếng Việt của lớp 6/7, 6/12cuối năm học 2018-2019:
Lớp/Sĩ số.
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
 6/7 (48)
19
40%
20
42%
9
18%
0
0%
0
0%
 6/12 (48)
17
35%
18
38%
12
25%
1
2%
0
0%
 Qua bảng tổng hợp trên, tôi nhận thấy tỉ lệ các em khá, giỏi ở lớp sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học Tiếng Việt cao hơn so với lớp không sử dụng phương pháp này trong năm học 2017-2018 . Tỉ lệ này còn được nâng lên cao hơn trong năm sau khi tôi áp dụng nội dung sáng kiến vào thực tiễn giảng dạy tiết Tiếng Việt ở cả hai lớp 6 do tôi phụ trách trong năm học 2018-2019. Trong khi đó, tỉ lệ học sinh trung bình, yếu giảm đi rõ rệt.
* Đối với giáo viên:
Trò chơi học tập giúp giáo viên truyền thụ kiến thức, củng cố kiến thức cho học sinh một cách linh hoạt. Không khí vui vẻ, thoải mái làm cho giáo viên gần gũi, gắn bó với học trò hơn. Tạo được môi trường học tập thân thiện giữa thầy và trò. Qua trò chơi, giáo viên đánh giá được về kiến thức, năng lực, phẩm chất của học sinh. Giáo viên có thể phát huy sự sáng tạo của mình khi áp dụng trò chơi vào mỗi bài học khác nhau. 
3.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến
	Sáng kiến này đã được cá nhân tôi và các giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn của trường Trung học có sở Trường Sa, thành phố Biên Hòa áp dụng trong năm học 2018-2019. Các giải pháp của sáng kiến có thể ứng dụng trong giảng dạy các môn học khác ở trường phổ thông.
	Sáng kiến này có thể áp dụng trong hoạt động dạy học, hoạt động Đoàn Đội trong nhà trường hoặc áp dụng khi tổ chức các trò chơi trong hoạt động ngoại khóa.
	Để áp dụng sáng kiến hiệu quả thì mỗi giáo viên giảng dạy bộ môn cần có sự sáng tạo trong thiết kế, linh hoạt trong tổ chức, khéo léo trong ứng xử khi sử dụng phương pháp trò chơi. Đồng thời, cần có các trang thiết bị công nghệ hiện đại hỗ trợ để trò chơi được sinh động, hấp dẫn.
Trong phạm vi của sáng kiến này, tôi chỉ nghiên cứu một số giải pháp để áp dụng phương pháp trò chơi trong dạy học tiết Tiếng Việt lớp 6 một cách hiệu quả. Tuy nhiên, những giải pháp này có thể áp dụng cho việc dạy học Ngữ văn nói chung ở tất cả các khối lớp, góp phần nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn trong trường phổ thông.
PHẦN KẾT LUẬN
1. Bài học kinh nghiệm
	- Giáo viên không ngừng học tập, cập nhật thông tin liên quan đến công việc dạy học, tìm hiểu cách sử dụng phương tiện dạy học hiện đại, tìm hiểu và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học để thiết kế được những trò chơi mới lạ, hấp dẫn.
- Mọi hoạt động trong giờ dạy đều chú ý vai trò chủ thể của học sinh. Qua các hoạt động, còn khích lệ được mỗi học sinh cố gắng và thể hiện bản thân một cách tự nhiên, thoải mái.
- Sử dụng trò chơi học tập một cách linh hoạt trong các giờ học; chú ý rèn kĩ năng học tập, kĩ năng làm việc và kĩ năng sống cho học sinh; phối hợp linh hoạt phương pháp trò chơi với các phương pháp dạy học khác.
- Sau khi tổ chức trò chơi, giáo viên cần rút kinh nghiệm ( về lựa chọn, thiết kế trò chơi, tổ chức cho học sinh chơi, nhận xét đánh giá sau trò chơi) để thực hiện tốt hơn ở lần sau.
- Tăng cường trao đổi với đồng nghiệp về việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nói chung, phương pháp trò chơi nói riêng để góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn trong trường.
2. Kiến nghị
Để nâng chất lượng dạy học phân môn Tiếng Việt lớp 6 nói riêng và môn Ngữ văn trong trường Trung học cơ sở nói chung, tôi có một số kiến nghị sau:
* Về phía Phòng giáo dục: 
Tăng cường tổ chức các buổi tập huấn, chuyên đề về các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực cho giáo viên để nâng cao chất lượng dạy học và học hỏi kinh nghiệm chuyên môn.
* Về phía nhà trường: 
Nhà trường cần thu hút các nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy họcphục vụ tốt cho giảng dạy.
Tăng cường thực hiện các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học tích cực theo hướng phát triển năng lực tự học của học sinh, đặc biệt là phương pháp trò chơi.
* Về phía giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn: 
 - Giáo viên cập nhật thường xuyên thông tin về đổi mới phương pháp dạy học tích cực để bắt kịp với xu thế chung của giáo dục hiện nay; tham gia đẩy đủ các buổi tập huấn, sinh hoạt chuyên môn do nhà trường và Phòng giáo dục tổ chức.
 - Trong mỗi giờ dạy, giáo viên cần tích cực sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, đặc biệt là phương pháp trò chơi, nhằm hình thành các phẩm chất, năng lực người học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 
 - Giáo viên chủ động tạo ra những trò chơi mới, ứng dụng công nghệ thông tin khi thiết kế trò chơi để thu hút được sự tham gia của học sinh.
 Trên đây là những kinh nghiệm thực tế của tôi đã áp dụng trong dạy học nhằm phát triển tính tự giác, tích cực học tập của học sinh. Sáng kiến này của tôi khó tránh khỏi những sai sót, rất mong được đón nhận những ý kiến đóng góp từ các cấp chỉ đạo chuyên môn và các đồng nghiệp.
Tôi cam kết sáng kiến trên không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.
 Biên Hòa, ngày 09 tháng 07 năm 2018
 HỘI ĐỒNG CÔNG NHẬN SÁNG 
 KIẾN TẠI CƠ QUAN, ĐƠN VỊ 
 NƠI TÁC GIẢ CÔNG TÁC
 (xác nhận)
 (Ký tên, đóng dấu)
 TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
 (Ký, ghi rõ họ tên)
 Nguyễn Thị Hằng Thu
 Tôi xin trân trọng cảm ơn!
 Biên Hòa, ngày 16 tháng 08 năm 2019
 Người viết sáng kiến
 Kí tên
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
SGK và SGV, chuẩn kiến thức – kĩ năng môn Ngữ văn 6.
Từ điển tiếng Việt – Hoàng Phê chủ biên – Trung tâm từ điển học 2006.
Vui học Tiếng Việt dành cho học sinh THCS – Nguyễn Thế Truyền – NXB Giáo dục 2007.
99 phương tiện và biện pháp tu từ Tiếng Việt - Đinh Trọng Lạc – NXB Giáo dục.
Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS môn Ngữ văn – NXB Giáo dục 2007.
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS.
Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt - Đỗ Hữu Châu – NXB Giáo dục 1999.
PHỤ LỤC
 Một số trò chơi tôi đã sử dụng trong quá trình nghiên cứu và áp dụng sáng kiến trong dạy học Tiếng Việt lớp 6.
1. Sử dụng trò chơi trong hoạt động khởi động.
 Ví dụ 1: Trong hoạt động khởi động của tiết dạy Từ và cấu tạo từ tiếng Việt, tôi sử dụng trò chơi Ai nhanh hơn- kể tên các loài động vật.
- Mục đích: Giúp học sinh có kĩ năng khéo léo, nhanh nhẹn, phối hợp nhịp nhàng.
- Chuẩn bị: GV chuẩn bị một tờ giấy A0, chia thành hai cột. 
- Cách thức tiến hành: 
+ Giáo viên chọn 2 đội chơi. Mỗi đội 7 học sinh. 
+ GV phổ biến luật chơi: Sau khi nghe hiệu lệnh, lần lượt từng thành viên của các đội chạy lên bảng ghi nhanh câu trả lời của cột tương ứng trên giấy A0. Thời gian chơi là 4 phút. Hết thời gian, đội nào có nhiều đáp án đúng hơn thì chiến thắng.
+ HS chơi.
+ Giáo viên tổng kết đáp án của từng đội và chấm điểm, công bố đội thắng cuộc.
- Sau trò chơi:
+ Giáo viên đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì về số lượng các tiếng trong các từ vừa tìm được?
+ HS trả lời: Có từ gồm 1 tiếng , có từ gồm hai tiếng.
+ GV chốt, giới thiệu bài mới.
Ví dụ 2: Trong hoạt động khởi động bài Danh từ tôi sử dụng trò chơi Ai nhớ giỏi nhất. 
- Mục đích: Rèn kĩ năng quan sát, phản xạ nhanh và ghi nhớ nhanh của HS. Huy động được kiến thức về danh 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_van_dung_hieu_qua_phu.doc