Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng của buổi họp phụ huynh tại lớp 10a1
Trong quá trình thực hiện công tác chủ nhiệm, trải qua nhiều buổi họp phụ huynh, tôi nhận thấy nhiều phụ huynh chưa xem trọng buổi họp phụ huynh do nhà trường tổ chức vào đầu năm học, cuối học kỳ I và học kỳ II. Với suy nghĩ đi họp phụ huynh chỉ là đi để nhà trường thông báo các khoản thu và đóng tiền các khoản thu đó, nhiều phụ huynh chỉ muốn nhanh chóng nhận giấy báo kết quả học tập của con em mình, đóng tiền các khoản thu và ra về.
Chính những điều tôi vừa nêu, đã làm cho việc kết nối để giáo dục của học sinh với giáo viên chủ nhiệm không tốt, không khí buổi họp phụ huynh trầm lắng, thậm chí là chán vì phụ huynh nghĩ họ đã biết trước những bước mà giáo viên sẽ làm, nội dung buổi họp không có gì là mới mẻ và thu hút phụ huynh nên nhiều phụ huynh không hào hứng với việc ngồi lại lâu dài để trao đổi với nhau và trao đổi với giáo viên chủ nhiệm.
Từ những thực tại nêu trên, tôi nhận thấy cần phải có sự thay đổi trong việc thực hiện các hoạt động trong buổi họp phụ huynh. Để buổi họp phụ huynh trở nên ý nghĩa, phát huy được tác dụng thực sự của buổi họp phụ huynh, giúp cho phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm tìm được tiếng nói chung trong việc giáo dục học sinh. Đó là lý do tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng của buổi họp phụ huynh tại lớp 10A1” để báo cáo trong hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường năm học 2020 – 2021.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng của buổi họp phụ huynh tại lớp 10a1
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CỦA BUỔI HỌP PHỤ HUYNH TẠI LỚP 10A1 Giáo viên thực hiện: Trịnh Văn Danh – THPT Long Thành - Đồng Nai. 1. Lí do chọn đề tài Trong quá trình thực hiện công tác chủ nhiệm, trải qua nhiều buổi họp phụ huynh, tôi nhận thấy nhiều phụ huynh chưa xem trọng buổi họp phụ huynh do nhà trường tổ chức vào đầu năm học, cuối học kỳ I và học kỳ II. Với suy nghĩ đi họp phụ huynh chỉ là đi để nhà trường thông báo các khoản thu và đóng tiền các khoản thu đó, nhiều phụ huynh chỉ muốn nhanh chóng nhận giấy báo kết quả học tập của con em mình, đóng tiền các khoản thu và ra về. Chính những điều tôi vừa nêu, đã làm cho việc kết nối để giáo dục của học sinh với giáo viên chủ nhiệm không tốt, không khí buổi họp phụ huynh trầm lắng, thậm chí là chán vì phụ huynh nghĩ họ đã biết trước những bước mà giáo viên sẽ làm, nội dung buổi họp không có gì là mới mẻ và thu hút phụ huynh nên nhiều phụ huynh không hào hứng với việc ngồi lại lâu dài để trao đổi với nhau và trao đổi với giáo viên chủ nhiệm. Từ những thực tại nêu trên, tôi nhận thấy cần phải có sự thay đổi trong việc thực hiện các hoạt động trong buổi họp phụ huynh. Để buổi họp phụ huynh trở nên ý nghĩa, phát huy được tác dụng thực sự của buổi họp phụ huynh, giúp cho phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm tìm được tiếng nói chung trong việc giáo dục học sinh. Đó là lý do tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng của buổi họp phụ huynh tại lớp 10A1” để báo cáo trong hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường năm học 2020 – 2021. 2. Tổ chức thực hiện các giải pháp Để đảm bảo được vẫn thực hiện đầy đủ các nội dung mà nhà trường yêu cầu truyền đạt cho phụ huynh cũng như bổ sung một số hoạt động để cho buổi họp phụ huynh trở nên sinh động hơn, hấp dẫn hơn và thay đổi suy nghĩ của phụ huynh về việc đi họp phụ huynh, tôi đã thực hiện các bước sau: 2.1. Với buổi họp phụ huynh đầu năm a. Công tác chuẩn bị Trước khi họp phụ huynh, tôi đã cho học sinh của tôi viết tâm thư gửi cho phụ huynh của mình, tôi hứa với các em sẽ không có ai khác ngoài ba mẹ của em đọc thư các em viết, sau đó tôi đã phát cho các em 1 tờ giấy A5 với các nội dung: + Con cám ơn ba mẹ! Tôi gợi ý cho các em viết ra những lời cám ơn ba mẹ mà các em đôi khi khó nói thành lời khi nói chuyện trực tiếp với ba mẹ, khi suy nghĩ đầy đủ và viết ra thì các em sẽ viết đầy đủ và chỉn chu hơn. + Con xin lỗi! Trong cuộc sống, có những lần lầm lỗi nhưng các em đã dấu ba mẹ, hoặc những lần làm sai khiến cho ba mẹ buồn nhưng không đủ dũng khí mở miệng để nói lời xin lỗi, tôi tạo cơ hội cho các em nói lời xin lỗi ba mẹ qua bức tâm thư này. + Con xin hứa! Các em học sinh lớp 10A1 sẽ viết ra những điều các em hứa hẹn với phụ huynh: học giỏi hơn, sống tốt hơn, biết giúp đỡ ba mẹ, biết lắng nghe và sẻ chia. Điều này cũng là động lực để các em điều chỉnh bản thân để hoàn thành lời hứa với ba mẹ. Các em viết ra lời hứa, ba mẹ lưu lại để các em tự nhắc nhở bản thân không được thất hứa để ba mẹ phải buồn lòng. + Mong ước của con! Các em sẽ viết ra những mong ước của mình với ba mẹ, đó là nỗi lòng, cũng là tâm sự mà các em muốn nói với ba mẹ nhưng chưa có dịp hoặc chưa diễn đạt đầy đủ và rõ ràng như khi được viết ra giấy. Qua đó, tôi cũng mong muốn phụ huynh hiểu con của mình hơn, ba mẹ và con cái sẽ tìm được tiếng nói chung, trò chuyện với nhau nhiều hơn. - Tôi đã dành thời gian 30 phút trong tiết chủ nhiệm của tuần có buổi họp phụ huynh vào chủ nhật để các em viết lên những nỗi lòng, những tâm tư của mình gửi đến cha mẹ. Sau đó chính tay các em tự bỏ vào trong bao thư, viết rõ người gửi (tên của các em) và người nhận là ba mẹ của các em. b. Các bước tổ chức buổi họp phụ huynh đầu năm *Bước 1. Báo cáo kết quả đạt được của trường trong năm học 2019 – 2020 và đặc điểm tình hình của trường, của lớp 10A1 trong năm học 2020 – 2021 Sau khi nhận nội dung họp phụ huynh từ Ban giám hiệu nhà trường, tôi đã soạn file powerpoint thể hiện rõ những nội dung cần truyền đạt đến phụ huynh, phụ huynh vừa lắng nghe tôi nói, vừa quan sát các số liệu trên màn hình Tivi, nhiều phụ huynh còn sử dụng điện thoại để chụp lại các nội dung mà tôi trình chiếu. Quí phụ huynh đều nắm rõ các thông tin mà nhà trường gửi đến để hiểu rõ hơn về mái trường mà con em mình đang theo học. *Bước 2. Thông báo các khoản thu của trường trong HK I năm học 2020-2021 Đây là nội dung mà nhiều phụ huynh nghĩ rằng sẽ là nội dung chính của buổi họp phụ huynh, nhiều phụ huynh chỉ mong thông báo số tiền cần đóng, đóng tiền đầy đủ cho giáo viên chủ nhiệm rồi xin ra về sớm với các lí do: nhà có việc, đi đám cưới Đây là điều tôi không hề mong muốn, tôi đã suy nghĩ và nghĩ ra biện pháp: tôi soạn sẵn các khoản thu và in trong 1 tờ giấy A5, trên đó ghi rõ các khoản nào bắt buộc phải đóng, những khoản nào tự nguyện, ghi rõ số tiền cần đóng, trên đó có kèm thêm 2 cột giáo viên kí nhận và học sinh kí đóng, ngày đóng các khoản thu. Nếu có phụ huynh nào đọc xong mà có thắc mắc chưa hiểu rõ, tôi sẽ giải thích rõ ràng cho phụ huynh. Các khoản thu Chi tiết mỗi khoản thu Tổng cộng Ngày đóng và giáo viên kí nhận 1. Học phí 1 tháng 75.000 đồng x 4 tháng 300.000 đồng Ghi rõ số tiền đã nhận của học sinh, ngày nhận, kí tên và ghi rõ họ tên. 2. Hồ sơ học sinh đầu năm Khối 10 : 20.000đ 20.000 đồng 3. Bảo hiểm toàn diện (tự nguyện) 150.000 đồng/ 1 năm học 150.000 đồng 4. Sử dụng phần mềm thông tin học sinh của VNPT 60.000 đồng/ 1 năm 60.000 đồng 5. Tiền vệ sinh, chăm sóc cây cảnh 60.000 đ / HKI 60.000 đồng 6. Tiền BHYT bắt buộc 563.220 đ/ năm Nhà nước quy định đóng BHYT theo công thức tính sau: Lương cơ sở: 1.490.000 X 4,5% X 12 tháng X 70% = 563.220 đ 563.220 đồng Nếu không đóng bảo hiểm toàn diện thì tổng số tiền cần đóng là: 1004.000 đồng Nếu đóng toàn bộ thì số tiền cần đóng là: 1.153.220 đồng Tôi nói rõ với các phụ huynh, các khoản thu em đã in rõ trong tờ giấy A5 và đã phát cho các anh chị, tôi mong muốn buổi họp phụ huynh của lớp 10A1 không phải đề cập quá nhiều đến chuyện tiền bạc, cũng không đóng tiền trong buổi họp hôm nay. Tôi mong muốn quí phụ huynh hãy tin tưởng ở con của mình, giao tiền cho các em đem đi đóng cho giáo viên vào tuần sau khi họp phụ huynh. Khi tôi nhận tiền từ các em, tôi sẽ kí nhận, ghi rõ ngày đóng và yêu cầu các em đem trở về cho quí phụ huynh biết là tôi đã nhận tiền từ các em. Bên cạnh đó tôi cũng đã vận động phụ huynh ủng hộ một cách tự nguyện 2 khoản: đó là tiền quỹ hội phụ huynh của trường và tiền đóng góp ủng hộ lớp mua Tivi, rèm cửa và loa. Tôi đã phân tích cho phụ huynh hiểu rõ số tiền mà quí phụ huynh ủng hộ sẽ được sử dụng vào những mục đích gì, mang lại lợi ích gì cho các em học sinh lớp 10A1. Nếu quí phụ huynh ủng hộ thì chỉ cần ghi rõ số tiền mà mình muốn ủng hộ vào 2 tờ giấy tôi đã in sẵn, kèm theo danh sách lớp. Tiền thì các em học sinh sẽ mang lên đóng cùng với các khoản thu của trường đã nêu ở trên. Kết quả, dù không nhận bất cứ đồng nào của phụ huynh tại buổi họp nhưng tôi vẫn thu đầy đủ các khoản thu của nhà trường trong HK I, số tiền ủng hộ quỹ phụ huynh tự nguyện của lớp 10A1 là gần 14 triệu đồng, cao nhất trường trong năm học 2020 – 2021. Tivi, rèm cửa, loa của lớp 10A1 được mua sắm đầy đủ từ các khoản đóng góp của phụ huynh. Chính cách làm trên đã làm tôi thoải mái, không phải vất vả thu tiền từ các phụ huynh vội vã muốn về, tôi có nhiều thời gian hơn để trao đổi với quí phụ huynh về việc học tập, rèn luyện thể chất, đạo đức của học sinh. Phụ huynh cũng thoải mái hơn, không phải e ngại khi phải đóng tiền trực tiếp cho giáo viên hoặc một phụ huynh khác trong lớp đứng ra thu giùm. *Bước 3: Phụ huynh viết tâm thư gửi cho học sinh Sau khi hoàn thành xong công việc của nhà trường, các công việc liên quan đến tiền bạc. Thì tôi bắt đầu phát các bức tâm thư mà các em học sinh đã viết gửi cho ba mẹ của mình đến các em học sinh. Sau khi tôi phát xong, tôi im lặng để phụ huynh đọc thư do con của mình gửi. Dù tôi không biết rõ nội dung mà các em đã viết, nhưng tôi nhìn thấy sự xúc động của quí phụ huynh khi đọc thư của con mình, rất nhiều giọt nước mắt xúc động đã rơi. Sau khi chờ khoảng 10 phút để quí phụ huynh đọc thư xong, tôi chia sẻ với quí phụ huynh rằng có những điều trong cuộc sống, khi dùng lời nói mình khó diễn đạt, đối mặt trực tiếp cũng làm mình e ngại không thể hiện được hết ý của mình muốn nói. Vì vậy, tôi cũng mong muốn quí phụ huynh hãy viết ra những lời tâm sự của mình dành cho con mình, để con cái của mình cũng hiểu mình hơn. Tôi đã gửi đến phụ huynh 1 tờ giấy A5 trên đó có 4 nội dung mà phụ huynh sẽ viết cho con của mình: + Ba mẹ cảm ơn con! + Ba mẹ xin lỗi! + Ba mẹ hứa với con! + Mong ước của ba mẹ! Ba mẹ thật sự rất khó để nói ra những lời cảm ơn trực tiếp của mình đến con cái, những lần nóng giận mà la mắng con, đánh con. Dù biết rằng mình sai nhưng cái tôi của người làm cha làm mẹ sẽ khó lòng nói lời xin lỗi nhưng tôi tin rằng khi viết ra thì sẽ dễ dàng hơn. Sau khi viết xong, quí phụ huynh lại bỏ vào phong bì ghi sẵn tên và địa chỉ của các em, tôi thu lại và gửi lại các em học sinh vào thứ 2 hôm sau. Khi tôi nhìn các em đọc những bức thư do ba mẹ mình gửi, tôi biết tôi đã làm được điều ý nghĩa cho các em và cả ba mẹ các em. Đó là niềm hạnh phúc của người thầy giáo. *Bước 4: Trao đổi với quí phụ huynh về học tập và cuộc sống của các em học sinh Sau khi thu lại phong bì của phụ huynh gửi học sinh, tôi lại tiếp tục trò chuyện với phụ huynh về vấn đề học tập của các em học sinh. Tôi trình bày về những điều mới mẻ ở cấp ba, trình bày về phương pháp học tập để giúp các em học tốt hơn. Về những mong muốn của tôi với quí phụ huynh trong việc giáo dục học sinh. Quý phụ huynh đã yên lặng lắng nghe, sau đó đã trao đổi với tôi rất nhiều, mong muốn nhận được những lời khuyên của tôi về việc học tập, sử dụng điện thoại hay làm sao để kiểm soát các em tốt hơn mà không làm các em khó chịu. Thời gian trao đổi của tôi và phụ huynh đã diễn ra rất lâu, tôi nhận thấy rõ quí phụ huynh rất kiên nhẫn lắng nghe, đóng góp ý kiến và điều làm tôi vui mừng là không có quí phụ huynh nào xin về sớm. Tôi nghĩ rằng, mình đã mang lại điều có ích cho phụ huynh và con cái của họ nên họ sẽ lắng nghe, đón nhận và không cảm thấy lãng phí thời gian. Buổi họp phụ huynh đã kết thúc trong một không khí nghiêm túc, làm hài lòng cả quí phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm. 2.2. Với buổi họp phụ huynh cuối học kỳ I và cuối học kỳ 2 Tôi tập trung chủ yếu vào việc báo cáo kết quả học tập, quá trình rèn luyện của các em tại trường. Tất cả các số liệu về học lực và hạnh kiểm của toàn trường cũng như của lớp 10A1 được tôi đưa lên trên Powerpoint một cách rõ ràng để phụ huynh quan sát. Bên cạnh đó, tất cả các hoạt động ngoại khóa của lớp, các hình ảnh từ hội khỏe Phù Đổng cấp trường tôi đều đưa lên màn hình Tivi để phụ huynh nắm rõ hơn con mình đã học gì, làm gì ở mái trường THPT Long Thành. Các khoản thu – chi trong HK I cũng được tôi đưa ra một cách rõ ràng trên màn hình. Tôi vẫn tiếp tục giành phần lớn thời gian của buổi họp để trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của các em, cùng với phụ huynh đưa ra các giải pháp để các em tiến bộ hơn. Lắng nghe ý kiến của phụ huynh để giúp cho phụ huynh hiểu rõ các vấn đề phụ huynh thắc mắc. Với tôi, buổi họp phụ đã trở nên có ý nghĩa hơn, nhẹ nhàng hơn, không còn tình trạng thu tiền trực tiếp tại buổi họp phụ huynh, phụ huynh lớp 10A1 cũng hiểu được mong muốn của tôi nên tất cả đã tạo ra một buổi phụ huynh mà mọi người đều hài lòng. Trên đây là một số biện pháp của tôi để nhằm nâng cao chất lượng của buổi họp phụ huynh, nâng cao việc kết nối giữa phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục học sinh. Giáo viên và phụ huynh thấu hiểu nhau hơn để cùng nhau dạy dỗ các em học sinh ngày càng tiến bộ hơn.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_c.docx
- Một số giải pháp nâng cao chất lượng buổi họp phụ huynh_Trịnh Văn Danh.pptx