Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hướng dẫn học sinh kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong bài văn nghị luận ở Lớp 8

Trong chương trình Ngữ văn 8, phần văn nghị luận không chỉ thuần túy đòi hỏi học sinh phải nắm chắc các kiểu bài nghị luận chứng minh hay nghị luận giải thích, nắm chắc các thao tác lập luận để giải thích hay chứng minh như ở lớp 7 nữa mà chương trình Ngữ văn 8, phần tập làm văn đòi hỏi, yêu cầu học sinh rèn luyện thêm những kĩ năng khác đó là trình bày đoạn văn nghị luận theo

cách diễn dịch và quy nạp. Các luận cứ phải phục vụ cho luận điểm. Lí lẽ phải thuyết phục người đọc quan trọng hơn là học sinh phải thực hiện được yêu cầu mới được đặt ra trong học kì II này là: yêu cầu đưa các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm vào bài văn nghị luận sao cho không phá vỡ mạch lạc nghị luận của đoạn văn, bài văn.

 Miêu tả, biểu cảm, tự sự vốn là những phương thức biểu đạt của các kiểu văn bản khác mà các em đã được học, làm quen ở lớp dưới (lớp 6, 7). Vấn đề ở chỗ là làm thế nào để dạy học sinh kết hợp, sử dụng một cách hiệu quả các phương thức này trong văn nghị luận, làm cho bài viết của các em hay hơn, tác động mạnh mẽ vào tư tưởng, tình cảm, nhận thức của người đọc nhanh hơn là một yêu cầu đặt ra cho các em, đòi hỏi các em phải đạt được khi làm kiểu bài này.

 Trong thực tế đời sống, tự sự, miêu tả, biểu cảm là những phương thức biểu đạt khác nhau, nhưng khi kết hợp các yếu tố này vào trong bài văn nghị luận sẽ làm cho bài văn nghị luận tăng hiệu quả diễn đạt lên nhiều lần. Các yếu tố này còn giúp cho việc trình bày luận điểm, luận cứ trong bài văn nghị luận được rõ ràng cụ thể, sinh động hấp dẫn hơn. Và do đó bài văn có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn .Tuy nhiên, việc đưa yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận không thể tùy tiện, không phải vì yêu cầu đặt ra mà đòi hỏi học sinh phải áp dụng bằng được mà căn bản nhất là giáo viên phải làm cách nào để học sinh hiểu được tầm quan trọng của các yếu tố này trong bài văn nghị luận để từ đó các em có ý thức đưa vào bài viết của mình sao cho có hiệu quả. Mặt khác là khi đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả vào bài văn làm thế nào phải phù hợp với luận điểm, luận cứ, phải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm, không phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn cũng là yêu cầu bức thiết trong thực tế giảng dạy đặt ra cho giáo viên.

 Từ thực trạng giảng dạy của bản thân tôi những năm học trước khi dạy kiểu bài này và khi tiến hành kiểm tra kết quả áp dụng phương pháp của mình vào thực tế giảng dạy tôi nhận thấy kết quả bài làm của học sinh không cao, các kĩ năng thực hành chưa được nhuần nhuyễn, linh hoạt khiến cho bài văn có phần khô cứng, thiếu sinh động. Đứng trước thực tế đó, là một giáo viên đứng lớp hiện nay tôi nhận thấy đây là vấn đề đang đặt ra những thách thức không nhỏ trong việc thay đổi cách tổ chức dạy học sao cho đạt hiệu quả. Vì vậy, tôi nghĩ mình cần bắt tay ngay vào việc thay đổi cách tổ chức dạy học ở một số khâu lên lớp vừa phù hợp với mục tiêu vừa rèn kĩ năng làm văn nghị luận cho học sinh vừa giúp các em biết cách kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả vào bài văn của mình một cách hợp lí, sáng tạo, đạt hiệu quả giao tiếp cao. Việc làm này sẽ góp phần đổi mới phương pháp dạy học văn nghị luận hiện nay.

 

docx 20 trang linhnguyen 20/10/2022 1480
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hướng dẫn học sinh kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong bài văn nghị luận ở Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hướng dẫn học sinh kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong bài văn nghị luận ở Lớp 8

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hướng dẫn học sinh kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong bài văn nghị luận ở Lớp 8
 nghị luận, từ đó nhận diện được các yếu tố này trong các bài văn nghị luận tương tự, tác dụng của các yếu tố đó trong việc tác động vào nhận thức và tình cảm của người đọc rồi rèn kĩ năng đưa các yếu tố đó vào bài văn của chính mình.
Điểm mới của biện pháp: Dưới sự hướng dẫn của giáo viên học sinh rèn được kĩ năng tự học và kĩ năng tự nhận diện các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự trong các ngữ liệu tương tự (phát triển năng lực tự học). 
Như trước đây, tôi thường giúp học sinh nhận diện các yếu tố biểu cảm, miêu tả, tự sự bằng việc ôn lại đơn vị kiến thức cũ. Với những câu hỏi như nhắc lại em hiểu các yếu tố đó như thế nào để giúp học sinh nhận diện được các yếu tố đó. Nhưng trong năm học này, tôi đã thay đổi cách làm như sau để giúp học sinh nhận diện các yếu tố: biểu cảm, miêu tả, tự sự.
Quy trình thực hiện:
Thao tác thứ nhất: Ở cuối mỗi tiết học có đơn vị kiến thức liên quan đến bài sau, tôi đặc biệt chú trọng làm tốt khâu hướng dẫn học sinh học bài ở nhà, tôi thường yêu cầu học sinh tự tìm lại đơn vị kiến thức đã học về kiểu bài: Biểu cảm, miêu tả, tự sự đã học ở lớp 6,7 rồi ghi lại đầy đủ, chính xác đơn vị kiến thức đó vào vở bài tập. Yêu cầu học sinh nắm thật chắc đơn vị kiến thức đó trước khi tôi dạy bài học mới trên lớp. Bằng cách đó tôi rèn cho học sinh năng lực tự học.
Thao tác thứ hai: Tôi kết hợp tiến hành kiểm tra đơn vị kiến thức cũ cho học sinh trong các hoạt động đầu giờ để nắm bắt xem học sinh đã chuẩn bị bài và nắm chắc đơn vị kiến thức giáo viên yêu cầu chưa. Bằng cách đó tôi tiết kiệm được thời gian ôn lại đơn vị kiến thức trong bài mà vẫn kiểm tra được kiến thức của học sinh.
Thao tác thứ ba: Tôi tập trung tổ chức cho học sinh thực hành để nhận diện yếu tố biểu cảm, miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận bằng cách:
Trước tiên đối với kĩ năng: nhận diện yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận, tôi tiến hành như sau:
 Yêu cầu học sinh chú ý vào hai văn bản nghị luận. Văn bản 1: Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn (SGK trang 55, 56, 57, 58). Văn bản 2: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh (SGK trang 95, 96). Tôi tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm. Nhóm 1, 2 hoạt động với văn bản 1. Nhóm 3,4 hoạt động với văn bản 2. Thời gian hoạt động nhóm 5 phút. Yêu cầu cho các nhóm hoạt động bằng mệnh lệnh: Hãy tìm những từ ngữ biểu lộ tình cảm mãnh liệt của tác giả và những câu cảm thán trong hai văn bản trên.
Học sinh thảo luận, trao đổi rồi trình bày kết quả trước lớp các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung cho kết quả được hoàn thiện, giáo viên lắng nghe thống nhất các ý kiến. Như vậy tôi rèn được cho học sinh năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, đặc biệt là năng lực trình bày (kĩ năng nói) vừa tích hợp khai thác kiến thức. Để khắc sâu đơn vị kiến thức cho học sinh tôi chú ý đặt thêm câu hỏi: Tại sao các em cho rằng đó là những từ ngữ biểu lộ tình cảm? Học sinh trao đổi đưa ra ý kiến. Qua các ý kiến trao đổi học sinh sẽ nhận diện chắc chắn hơn đặc điểm của các yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận.
Sau đó đối với kĩ năng: nhận diện yếu tố miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận, tôi tiến hành tương tự thao tác trên:
Tôi yêu cầu học sinh chú ý vào ngữ liệu (SGK trang 113, 114) Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm. Nhóm 1,2 hoạt động với đoạn trích (a). Nhóm 3,4 hoạt động với đoạn trích (b). Thời gian hoạt động nhóm 5 phút. Yêu cầu cho các nhóm hoạt động: Hãy tìm yếu tố tự sự, miêu tả trong ngữ liệu đã cho. 
Học sinh thảo luận rồi trình bày kết quả trước lớp các nhóm nhận xét, bổ sung cho kết quả được hoàn thiện, giáo viên lắng nghe thống nhất các ý kiến. Để khắc sâu đơn vị kiến thức đó cho học sinh tôi chú ý đặt thêm câu hỏi: Vì sao đoạn trích (a) có yếu tố tự sự nhưng không phải là văn bản tự sự, còn đoạn trích (b) có yếu tố miêu tả nhưng không phải là văn bản miêu tả? Học sinh tư duy, trao đổi đưa ra ý kiến: Hai đoạn văn trên có kể về một thủ đoạn bắt lính và cũng có tả lại cảnh khổ sở của người bị bắt lính. Nhưng 2 đoạn văn đó không phải là đoạn văn tự sự hay đoạn văn miêu tả vì tự sự và miêu tả không phải là mục đích chủ yếu nhất mà người viết nhằm đạt tới. Tác giả viết 2 đoạn trích trên nhằm mục đích vạch trần sự tàn bạo, giả dối của thực dân trong cái gọi là mộ lính tình nguyện để nhằm làm rõ phải trái, đúng sai, đó là những đoạn văn nghị luận mà yếu tố tự sự, miêu tả cũng giống như biểu cảm chỉ là yếu tố phụ trợ trong 2 đoạn trích trên. Qua các ý kiến trao đổi học sinh sẽ nhận diện chắc chắn hơn đặc điểm của các yếu tố miêu tả và tự sự trong văn bản nghị luận.
Thao tác thứ tư, tôi tổ chức các hoạt động học cho học sinh hiểu được tác dụng của yếu tố biểu cảm, miêu tả, tự sự trong bài văn nghị luận, chỉ khi các em thấy được các yếu tố biểu cảm, miêu tả, tự sự có tác dụng to lớn với bài văn nghị luận như thế nào thì các em mới có ý thức vận dụng, kết hợp các yếu tố đó trong bài văn của mình. Để làm được điều đó tôi tiến hành cụ thể như sau:
Trước tiên, tôi giúp học sinh hiểu được tác dụng của yếu tố biểu cảm với bài văn nghị luận bằng cách tôi lập một bảng đối chiếu lấy ngữ liệu từ hai văn bản học sinh vừa được tìm hiểu: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và Hịch tướng sĩ để làm ngữ liệu đối chứng như sau:
(1)
(2)
Thấy sứ giặc đi lại ngoài đường, sỉ mắng triều đình, bắt nạt tể phụ.
Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ.
Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị bắt.
Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!
Chúng ta sẵn sàng hi sinh tất cả, chứ không thể mất nước, không thể làm nô lệ
Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Chúng ta cần phải đứng lên.
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!
Tiếp theo, tôi đặt câu hỏi nêu vấn đề để học sinh suy nghĩ: Khi đọc xong các câu ở cột 1 và cột 2 em có nhận xét gì?
Học sinh sẽ phát hiện thấy:
 Đoạn 1: Không có các từ ngữ biểu cảm, không có các câu cảm. Như vậy đoạn văn chỉ đúng mà chưa hay.
 Đoạn văn 2: Có nhiều từ ngữ biểu cảm, có nhiều câu cảm. Như vậy đoạn văn vừa đúng lại vừa hay.
Như vậy, nếu thiếu yếu tố biểu cảm đoạn văn sẽ khô khan, khó có thể gây xúc động, truyền cảm, hấp dẫn người nghe. 
Đó là cách tôi giúp học sinh tự đối chứng rồi rút ra kết luận làm kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình thực hành để viết bài.
Trong quá trình giảng dạy tôi cũng không quên lưu ý với học sinh rằng: xét về bản chất, văn nghị luận nói chung là dùng lí lẽ, lập luận để bàn bạc, giải quyết, làm sáng tỏ một vấn đề nào đó nhằm thuyết phục người đọc, người nghe nên thao tác nghị luận là một tập hợp lí lẽ và những lí lẽ này được hình thành bởi các thao tác tư duy. Mục đích của một văn bản nghị luận là dùng lí trí của người viết để tác động vào tâm trí của người đọc, người nghe. Tuy nhiên, nếu chỉ đơn thuần sử dụng yếu tố lí trí thì chắc chắn văn bản nghị luận chưa đủ sức thuyết phục. Trong mỗi con người, lí trí và tình cảm thường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ trợ cho nhau. Đây là lí do vì sao trong văn nghị luận rất cần sử dụng yếu tố biểu cảm. Chính những tác phẩm nghị luận nổi tiếng nhất lại là những tác phẩm có sử dụng yếu tố biểu cảm một cách phong phú, sinh động như: Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh
Tiếp theo, tôi giúp học sinh hiểu được tác dụng của yếu tố miêu tả, tự sự với bài văn nghị luận. 
Có thể thấy, nếu xét ở góc độ tư duy thì giữa nghị luận và tự sư, miêu tả có một sự khác biệt lớn bởi vì nghị luận thuộc kiểu tư duy logic với sự tham gia của lí trí, rất mạch lạc, rõ ràng, khúc chiết, còn tự sự và miêu tả thuộc kiểu tư duy hình tượng với sự kết hợp của khả năng quan sát và trí tưởng tượng phong phú của con người. Trong thực tế khi tạo lập văn bản các phương thức này lại hỗ trợ nhau, phục vụ một cách đắc lực cho quá trình nghị luận để giúp học sinh hiểu được điều này tôi tiến hành cách sau: tôi cho học sinh quay trở lại hai đoạn trích của văn bản Thuế máu. Tôi yêu cầu học sinh thử lược bỏ các yếu tố tự sự, miêu tả trong 2 đoạn văn rồi rút ra nhận xét. Học sinh sẽ nhận thấy rằng: Nếu lược bỏ các yếu tố miêu tả, tự sự thì đoạn văn sẽ rất khô khan mất hẳn đi vẻ sinh động thuyết phục. Thứ hai là các yếu tố tự sự và miêu tả còn có tác dụng làm rõ luận điểm. Để học sinh nắm rõ điều này tôi cho học sinh nghiên cứu ví dụ mục 2 (SGK trang 115) để học sinh thấy rằng: Hai đoạn truyện trong sách giáo khoa được viết ra để dùng làm luận cứ chứng tỏ rằng 2 truyện cổ của dân tộc miền núi (Truyện Chàng Trăng của dân tộc Mơ-nông và truyện Nàng Han của dân tộc Thái) có nhiều nét rất giống với truyện Thánh Gióng ở miền xuôi. Tôi nhấn mạnh với học sinh rằng : Tác giả không kể, tả chi tiết hai câu chuyện bởi vì mục đích chính là nghị luận, để chứng minh các nét giống với truyện Thánh Gióng. Hơn nữa ít người biết cụ thể nội dung hai truyện (Truyện chàng Trăng và truyện nàng Han), nếu người viết không kết hợp các yếu tố: kể và tả người đọc không thể hình dung được sự gần gũi giống nhau như thế nào và tất nhiên luận điểm sẽ kém thuyết phục. Nhưng đến truyện Thánh Gióng tác giả không kể tả vì đây là câu chuyện quen thuộc với nhiều người, dường như ai cũng biết. Như vậy yếu tố tự sự và miêu tả xuất hiện khi nội dung nghị luận cần được minh họa bằng những dẫn chứng cụ thể, sinh động thì khi đó các yếu tố tự sự, miêu tả được dùng làm luận cứ và để phục vụ cho việc làm rõ luận điểm. Chính sự vận dụng các yếu tố này sẽ góp phần làm cho nội dung nghị luận trở nên sáng tỏ, rõ ràng, hấp dẫn, giúp người đọc, người nghe dễ dàng tiếp nhận vấn đề. Đây là một trong những yếu tố tạo nên sức thuyết phục cho bài văn nghị luận.
Sau khi tiến hành các thao tác tôi tiến hành kiểm tra, đánh giá các kĩ năng cho học sinh để kiểm chứng kết quả áp dụng phương pháp bằng các bài tập nhận diện và phân tích tác dụng của yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả trong đoạn văn cụ thể giáo viên đưa ra:
Bài tập: Hãy chỉ ra các yếu tố biểu cảm, miêu tả, tự sự trong đoạn văn và cho biết tác dụng của các yếu tố đó.
Tôi thu được kết quả sau:
Tổng số học sinh kiểm tra
Số học sinh đạt mức khá, giỏi
Số học sinh đạt yêu cầu
Số học sinh chưa đạt yêu cầu
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Lớp 8A
23 
71,9
9
28,1
Lớp 8B
18 
56,3
14
43,7
64
41
128,2
23
71,8
0
0
Ưu điểm của biện pháp mới: 
Tiết kiệm được thời gian ôn lại kiến thức cũ. Tăng thời gian thực hành trên lớp cho học sinh.
Rèn được kĩ năng tự học ở nhà của học sinh trước khi đến lớp.
Rèn được kĩ năng nhận diện cho học sinh trước những ngữ liệu tương tự.
Học sinh có kĩ năng so sánh đối chiếu các ngữ liệu để hiểu sâu sắc các khía cạnh của một vấn đề.
Rèn luyện các năng lực hợp tác, năng lực trình bày, năng lực tư duy cho học sinh.
Nhược điểm của biện pháp mới: (chưa phát hiện ra)
*. Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh tạo lập đoạn văn nghị luận 
Điểm mới của biện pháp: 
So với trước đây thì giải pháp này có điểm nổi bật là giáo viên phải suy nghĩ thiết kế từng dạng bài theo các mức độ tư duy từ thấp đến cao (Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng thấp, Vận dụng cao) phù hợp với học sinh, giúp học sinh hoàn thiện được các kĩ năng viết đoạn văn nghị luận. Biết cách lập luận để trình bày luận điểm. Biết cách tìm luận cứ để làm sáng tỏ cho luận điểm. Triển khai luận điểm thành đoạn văn. Sử dụng các phép lập luận chứng minh và giải thích để hoàn thiện đoạn văn bằng cách đa dạng hóa và phong phú về kiểu bài. Triển khai đoạn văn theo cách quy nạp và diễn dịch có kết hợp các yếu tố biểu cảm, miêu tả, tự sự (phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo).
Quy trình thực hiện: Tôi tiến hành rèn cho học sinh các kĩ năng tạo lập đoạn văn nghị luận bằng các dạng bài theo các mức độ tư duy từ nhận biết đến thông hiểu rồi vận dụng thấp và vận dụng cao như sau:
* Dạng bài: Sắp xếp (mức độ Nhận biết)
Với dạng bài tập này, tôi đưa ra một số câu văn nghị luận không đúng thứ tự, sau đó yêu cầu học sinh sắp xếp thành đoạn văn hợp lý; rèn luyện cho học sinh bước đầu biết cách trình bày luận điểm từ cách viết cách lập luận của đoạn văn.
Ví dụ: Sắp xếp các câu văn dưới đây để tạo thành một đoạn văn hoàn chỉnh và hợp lý nói về nghệ thuật viết văn của Nguyên Hồng:
- Câu 1:Một thứ văn bám riết lấy cuộc đời, quấn quýt lấy con người .
- Câu 2:Những dòng chữ đầy chi tiết cứ cựa quậy, phập phồng. 
- Câu 3:Văn Nguyên Hồng bao giờ cũng lấp lánh sự sống .
Dựa vào nội dung của từng câu văn học sinh xếp theo thứ tự lập luận: Câu 3 - 2 - 1.
* Dạng bài: Sử dụng từ ngữ lập luận để trình bày luận điểm (mức độ thông hiểu)
Tôi cho một số đoạn văn nghị luận đã lược bỏ đi từ ngữ lập luận, yêu cầu học sinh điền từ ngữ lập luận vào chỗ trống cho hợp lý. 
Ví dụ: Cho đoạn văn nghị luận sau điền từ ngữ lập luận thích hợp vào chỗ trống:
“Nhà văn chân chính  người ý thức được thiên chức của mình trong quá trình sáng tạo là “nâng đỡ cái phần tốt đẹp để trong đời có nhiều công bằng và yêu thương hơn” (Thạch Lam).  để tạo ra những giá trị nghệ thuật đích thực cho đời, người cầm bút yêu thương và đặt niềm tin vào con người  nhìn ra từ cái bên ngoài có khi bình thường thậm chí xấu xí, vẻ đẹp tiềm ẩn trong con người  niềm tin vào bản chất tốt đẹp của con người  điều nhà văn phản ánh có xấu xa, ghê tởm đến đâu.”
 (Một số kiến thức kĩ năng và bài tập nâng cao ngữ văn 8)
Học sinh có thể điền các từ “phải là”, “cho nên”, “phải biết”, “phải”, “phải có”, “cho dù”.
Qua dạng bài này tôi rèn được kĩ năng sử dụng ngôn từ lập luận cho học sinh, một kĩ năng cần thiết trong tư duy logic của các em.
* Dạng bài: Tìm luận cứ làm sáng tỏ luận điểm kết hợp với yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả. (mức độ vận dụng thấp)
Ví dụ: Hãy tìm các luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm sau:
“Nguyên Hồng là con người rất dễ xúc động, rất hay khóc”
Dựa vào văn bản Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng tìm ra các luận cứ và sắp xếp các luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm trên.
Với bài tập này, tôi rèn cho học sinh có thao tác thành thạo kĩ năng tìm luận cứ và sắp xếp luận cứ phù hợp với luận điểm, yêu cầu là khi viết học sinh phải kết hợp được các yếu tố biểu cảm, miêu tả, tự sự để đoạn văn thuyết phục hơn, tác động mạnh mẽ vào nhận thức của người đọc. Đây là khâu rất quan trọng trong việc rèn luyện kĩ năng trình bày luận điểm của bài văn nghị luận.
* Dạng bài: Triển khai câu chủ đề thành đoạn văn nghị luận (mức độ vận dụng cao)
Một số bài tập sau:
Ví dụ 1: Cho ý sau làm câu chủ đề của đoạn văn: Truyện ngắn "Cô bé bán diêm" của An đéc xen đã thể hiện rất cảm động tình yêu thương cao cả của nhà văn với cô bé bất hạnh.
Hãy viết tiếp 5 câu để làm sáng tỏ ý trên, 
Ví dụ 2: 
Em hãy phát triển luận điểm trong hệ thống luận điểm đã xây dựng cho đề bài: “Văn học và tình thương”. Bằng những hiểu biết và cảm nghĩ riêng của bản thân mình, em hãy viết một bài văn nghị luận sử dụng những tác phẩm văn học đã học ở chương trình Ngữ văn 8 để trình bày suy nghĩ của em về câu nói trên.
Ví dụ 3:
Chọn hai luận điểm trong hệ thống luận điểm đã xây dựng trong các bài tập xây dựng hệ thống luận điểm. Mỗi luận điểm viết thành một đoạn văn (diễn dịch hoặc quy nạp). Có sử dụng từ ngữ lập luận chặt chẽ và liên kết đoạn văn phù hợp. Hoặc viết đoạn văn diễn dịch sau đó chuyển thành đoạn văn quy nạp. Từ đó giúp học sinh có kỹ năng trình bày đoạn văn diễn dịch hoặc quy nạp một cách thành thạo.
Dạng bài : Rèn luyện kĩ năng xây dựng đoạn văn trình bày luận điểm sử dụng phép lập luận chứng minh, giải thích...(mức độ vận dụng cao)
Ví dụ: “Thương người như thể thương thân là truyền thống quý báu của dân tộc ta.”
a) Em hãy viết một đoạn văn chứng minh cho đề trên.
b) Em hãy viết một đoạn văn giải thích cho đề trên.
Mỗi đoạn văn tôi yêu cầu học sinh phải kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả để đoạn văn không chỉ đúng mà còn sinh động, hấp dẫn hơn.
Sau khi các em viết hoàn thành hai đoạn văn, tôi cho học sinh so sánh cách lập luận của hai đoạn văn, để học sinh nắm chắc đặc điểm cơ bản của phép lập luận chứng minh khác với phép lập luận giải thích như thế nào. Hiệu quả của các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả trong các đoạn văn đó. Từ đó, các em hình thành các kỹ năng lập luận và áp dụng thành thạo các thao tác lập luận đó vào làm một bài văn nghị luận cụ thể. Biết các kết hợp các yếu tố biểu cảm, miêu tả, tự sự vào bài văn nghị luận.
Với những dạng bài tập trên, tôi đã nâng cao dần từng bước khả năng viết văn nghị luận cho các em, tôi yêu cầu các em làm nhiều dạng bài tập này, viết nhiều đoạn văn trình bày luận điểm để các em thành thạo việc triển khai luận điểm trong đoạn văn nghị luận. Các em có kỹ năng viết đoạn văn, chuyển đoạn bằng từ ngữ, câu nối đoạn. Từ hệ thống bài tập này, từng bước từ dễ đến khó tôi đã rèn luyện cho các em các bước cần thiết để làm một bài văn nghị luận hoàn chỉnh.
Ưu điểm của biện pháp mới: 
Rèn được các kĩ năng làm văn nghị luận theo quy trình, khoa học qua các dạng bài cụ thể theo các mức độ tư duy từ nhận biết đến thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao.
Học sinh biết cách lập luận để trình bày luận điểm. Biết cách tìm luận cứ để làm sáng tỏ cho luận điểm. Triển khai luận điểm thành đoạn văn. 
Sử dụng các phép lập luận chứng minh và giải thích để hoàn thiện đoạn văn bằng cách đa dạng hóa và phong phú về kiểu bài. 
Triển khai được đoạn văn theo cách quy nạp và diễn dịch có kết hợp các yếu tố biểu cảm, miêu tả, tự sự.
Nhược điểm của biện pháp mới: Giáo viên phải tỉ mỉ trong việc sắp xếp dạng bài theo mức độ từ dễ đến khó. Cách tổ chức các hoạt động học phải phù hợp với học sinh nếu không sẽ gây tâm lí chán nản cho người học.
Kết quả bài kiểm tra:
Trước khi áp dụng biện pháp:
Tổng số học sinh kiểm tra
Số học sinh đạt mức khá, giỏi
Số học sinh đạt yêu cầu
Số học sinh chưa đạt yêu cầu
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Lớp 8A
17
53
15
47
Lớp 8B
9
28 
19
59
4
13
64
26
81
34
106
4
13
Sau khi áp dụng biện pháp:
Tổng số học sinh kiểm tra
Số học sinh đạt mức khá, giỏi
Số học sinh đạt yêu cầu
Số học sinh chưa đạt yêu cầu
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Lớp 8A
22
68,8
10
31,2
Lớp 8B
20
62,5
12
37,5
64
42
131,3
22
68,7
0
0
*. Biện pháp 3: Rèn kĩ năng vận dụng các yếu tố biểu cảm, miêu tả, tự sự đúng vị trí, liều lượng trong bài văn nghị luận.
Điểm mới của biện pháp:
Với giải pháp này không chỉ rèn được kĩ năng vận dụng các yếu tố biểu cảm, miêu tả, tự sự vào bài văn nghị luận mà học sinh còn biết cách vận dụng được đúng vị trí, liều lượng để bài viết không bị chuyển sang thể loại khác (phát triển năng lực tự chủ, tự học; năng lực ngôn ngữ; năng lực văn học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo).
Quy trình thực hiện:
Trước hết tôi rèn cho học sinh kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận. Để rèn được kĩ năng kĩ năng vận dụng các yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận đúng vị trí, liều lượng cho học sinh, thao tác đầu tiên tôi cần lưu ý với các em một số vấn đề cơ bản trước khi tiến hành làm bài như: 
Một là, bài văn nghị luận không chỉ tác động đến lý trí mà còn tác động vào tình cảm, cảm xúc của người đọc (người nghe). Do đó, văn nghị luận rất cần phải có yếu tố biểu cảm. Yếu tố biểu cảm là sản phẩm trực tiếp được hình thành bởi những cảm xúc thực sự của người làm văn nghị luận trước vấn đề mình đang đề cập tới hoặc trước đối tượng tiếp nhận văn bản. Yếu tố biểu cảm giúp cho bài văn nghị luận tăng thêm sức thuyết phục. Do đó tình cảm càng chân thành thì sức thuyết phục của văn bản càng lớn, khả năng cảm hóa càng cao.
Hai là, yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận phải được thể hiện thông qua những hình thức biểu đạt nhất định như: 
Biểu cảm thông qua việc sử dụng từ ngữ có sức biểu cảm lớn. Đó là những thán từ, là những từ ngữ đóng vai trò phủ định, khẳng định để bày tỏ thái độ dứt khoát, rõ ràng của người viết đối với vấn đề đang được giải quyết (ơi, hỡi, vâng, thì ra, đúng thế, không, điều ấy đã rõ, chao ôi .)
Biểu cảm thông qua việc sử dụng linh hoạt các kiểu câu có tác dụng biểu cảm cao như: câu cảm, câu khiến, câu hỏi tu từ 
Biểu cảm thông qua các biện pháp tu từ như cách nói ẩn dụ, so sánh, điệp ngữ, thậm 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_huong_dan_hoc_sinh_ke.docx