Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn thuyết minh
Văn bản thuyết minh là thể loại mà học sinh lớp 8 được tiếp cận. Đây là loại văn bản thông dụng trình bày về các sự vật hiện tượng, cách dùng cùng lý do phát sinh, quy luật biến hoá, phát triển của sự vật, nhằm cung cấp tri thức cho con người.
Văn bản thuyết minh được sử dụng rất rộng rãi, phạm vi nào cũng cần đến văn bản thuyết minh. Mua bất cứ một cái gì như: Máy tính, ti vi, máy bơm. đều phải kèm theo bản thuyết minh để ta hiểu về tính năng, cấu tạo, cách sử dụng, cách bảo quản hay chúng ta mua một hộp bánh trên đó cũng ghi xuất xứ thành phần các chất làm nên bánh, ngày sản xuất, hạn sử dụng, trọng lượng. đến một danh lam thắng cảnh, cầm quyển sách bìa sau có thể là giới thiệu tóm tắt nội dung. Trong sách giáo khoa có bài trình bày thí nghiệm hoặc trình bày sự kiện lịch sử, trình bày tiểu sử nhà văn, giới thiệu tác phẩm, đoạn trích, . tất cả đều là văn bản thuyết minh.
Như vậy trong đời sống hằng ngày không lúc nào ta thiếu được văn bản thuyết minh. Loại văn bản này vốn không có gì xa lạ đối với học sinh, học sinh chỉ cần nắm vững vấn đề, nắm vững kiến thức thì sẽ làm tốt. Nhưng nếu các em không hiểu bài, không hiểu đúng thể loại, không biết chắt lọc các từ ngữ, các chi tiết thì bài văn trở nên khô khan, dài dòng có thể lạc sang kiểu bài miêu tả. Do đó khi dạy về thể loại văn bản thuyết minh thì giáo viên phải hướng dẫn học sinh tìm hiểu về thể loại đó. Các em phải tiến hành điều tra, nghiên cứu, học hỏi tri thức.
Văn bản thuyết minh gắn với tư duy khoa học, đòi hỏi phải chính xác, khoa học và từng bước làm quen với các kỹ năng tìm hiểu, tìm hiểu chung về văn bản, tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, dựng đoạn, luyện nói, luyện viết, một số phương pháp, cách làm. sau khi tiếp cận các kỹ năng, giáo viên phải hướng dẫn cách viết từng phần: mở bài, thân bài, kết bài phải luyện thành kỹ năng, nếu học sinh không nắm vững các kỹ năng thì bài làm của các em sẽ không tốt.
Nhìn chung kết quả của bài làm văn thuyết minh là nói lên năng lực cảm thụ thể loại của các em nếu biết kết hợp tốt cả tích hợp và sự tìm tòi nghiên cứu thì bài làm của các em trở nên có hiệu quả hơn.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn thuyết minh
sử dụng rất rộng rãi, phạm vi nào cũng cần đến văn bản thuyết minh. Mua bất cứ một cái gì như: Máy tính, ti vi, máy bơm... đều phải kèm theo bản thuyết minh để ta hiểu về tính năng, cấu tạo, cách sử dụng, cách bảo quản hay chúng ta mua một hộp bánh trên đó cũng ghi xuất xứ thành phần các chất làm nên bánh, ngày sản xuất, hạn sử dụng, trọng lượng... đến một danh lam thắng cảnh, cầm quyển sách bìa sau có thể là giới thiệu tóm tắt nội dung. Trong sách giáo khoa có bài trình bày thí nghiệm hoặc trình bày sự kiện lịch sử, trình bày tiểu sử nhà văn, giới thiệu tác phẩm, đoạn trích, ... tất cả đều là văn bản thuyết minh. Như vậy trong đời sống hằng ngày không lúc nào ta thiếu được văn bản thuyết minh. Loại văn bản này vốn không có gì xa lạ đối với học sinh, học sinh chỉ cần nắm vững vấn đề, nắm vững kiến thức thì sẽ làm tốt. Nhưng nếu các em không hiểu bài, không hiểu đúng thể loại, không biết chắt lọc các từ ngữ, các chi tiết thì bài văn trở nên khô khan, dài dòng có thể lạc sang kiểu bài miêu tả. Do đó khi dạy về thể loại văn bản thuyết minh thì giáo viên phải hướng dẫn học sinh tìm hiểu về thể loại đó. Các em phải tiến hành điều tra, nghiên cứu, học hỏi tri thức. Văn bản thuyết minh gắn với tư duy khoa học, đòi hỏi phải chính xác, khoa học và từng bước làm quen với các kỹ năng tìm hiểu, tìm hiểu chung về văn bản, tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, dựng đoạn, luyện nói, luyện viết, một số phương pháp, cách làm... sau khi tiếp cận các kỹ năng, giáo viên phải hướng dẫn cách viết từng phần: mở bài, thân bài, kết bài phải luyện thành kỹ năng, nếu học sinh không nắm vững các kỹ năng thì bài làm của các em sẽ không tốt. Nhìn chung kết quả của bài làm văn thuyết minh là nói lên năng lực cảm thụ thể loại của các em nếu biết kết hợp tốt cả tích hợp và sự tìm tòi nghiên cứu thì bài làm của các em trở nên có hiệu quả hơn. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.a. Đối với giáo viên Bên cạnh những thuận lợi trong việc giảng dạy môn Ngữ văn cũng như việc dạy thể loại văn thuyết minh trong chương trình Ngữ văn 8 cũng gặp không ít những khó khăn như: Sau khi học xong thể loại văn bản thuyết minh đa phần học sinh nắm kiến thức và thể loại còn rất hời hợt. Một số phương pháp các em hiểu còn lơ mơ, các phần trong bài viết còn khô khan, không có sự đầu tư, sáng tạo trong khi viết. Vì vậy kết quả không cao. Văn bản thuyết minh đòi hỏi các em phải biết quan sát, điều tra, tích luỹ, bài viết phải xác thực khoa học thì bài văn mới trở nên hấp dẫn, sinh động, đọc bài chúng ta mới thấy hay và có sức lôi cuốn. Đặc biệt là thuyết minh về thể loại văn học dường như các em chưa biết viết. Kiểu bài này rất khó buộc học sinh phải nắm vững kiến thức thể loại. Song vốn từ của các em còn ít nên các em ngại học văn, làm văn, vì vậy tôi đã tìm ra một số nguyên nhân dẫn đến thực tiễn trên. Nguyên nhân dẫn đến thực tiễn: Đây là một thể loại tập làm văn hoàn toàn mới và nâng cao đối với học sinh, do đó việc tiếp thu một phương pháp mới bước đầu còn rất hạn chế. Làm văn ở bậc tiểu học còn đơn giản lên cấp hai các em thực sự mới bắt đầu làm quen với cách học mới, hiểu môn học mới. Vì vậy các em còn có sự lúng túng, các em dành thời gian cho việc ôn luyện còn quá ít, chưa có thời gian thực hành nhiều, vốn sống, vốn hiểu biết còn hạn chế ít có sự sáng tạo trong việc dùng ngôn từ để biểu đạt nội dung. Trên đây là một số nguyên nhân dẫn đến việc viết bài văn thể loại thuyết minh hiệu quả chưa cao. 1.2.b. Đối với học sinh - Nhiều em trên lớp chưa chú ý học tập, một bộ phận phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con em, các em chưa chuẩn bị tốt yêu cầu của giáo viên nên ảnh hưởng rất nhiều đến việc học tập. - Một số em chưa tích cực, chưa chú ý trong học tập, chưa phát huy được tính tự giác, sáng tạo của các em. - Văn thuyết minh là dạng văn cung cấp những tri thức nhưng học sinh lại lười đọc sách, không tìm hiểu kiến thức về đối tượng thuyết minh. Bởi thế, các em đa phần viết bài chưa được đầy đủ, hoàn chỉnh. 2. Nội dung cần giải quyết 2.1. Giúp HS nhận diện đề văn thuyết minh bằng cách đánh dấu từ ngữ. 2.1.a.Tìm hiểu đề Để có một bài văn hoàn chỉnh người viết phải trải qua năm bước (Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài văn, đọc và sửa bài), trong đó tìm hiểu đề là bước thứ nhất. Kĩ năng tìm hiểu đề là kĩ năng định hướng cho toàn bộ quá trình thực hiện một bài tập làm văn. Tuy vậy đa số học sinh thường không chú ý đến bước này. Vì vậy trong quá trình làm bài các em thường lạc đề hoặc lệch đề nên bài văn thường không có điểm cao. Cũng chính vì lẽ đó hướng dẫn các em làm tốt bước này sẽ giúp học sinh tránh được việc lạc đề, lệch đề, từ đó bài văn sẽ tốt hơn. Nắm được hạn chế đó của học sinh nên tôi luôn hướng dẫn học sinh thực hiện thao tác này và nó được lặp đi lặp lại ở mỗi bài viết cũng như trước các đề trong bài học. Trên cơ sở đó các em sẽ biến nó thành một kĩ năng cần thiết trước khi viết bài. Để giúp học sinh tìm hiểu đề, trước một đề bài tôi thường yêu cầu học sinh đọc nhiều lần (thậm chí yêu cầu học sinh đọc thuộc đề). Lấy bút chì gạch chân những từ cần chú ý, chép lại đề với những ý có gạch đầu dòng để làm cho nổi bật các yêu cầu của đề; xác định ba yêu cầu của đề: - Xác định kiểu bài. - Xác định nội dung của đề bài. - Xác định giới hạn của đề bài. Tìm hiểu một số đề cụ thể: Đề 1: Thuyết minh về cái phích nước (bình thủy). Đề 2: Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến. Đề 3: Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam. Đề 4: Giới thiệu một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt. Đề 5: Thuyết minh về quyển sách giáo khoa Ngữ văn 8 ,tập một. Đề 6: Thuyết minh về một món ăn dân tộc. Kết quả của bước tìm hiểu đề phải giúp học sinh xác định được tất cả các yêu cầu của đề bài: - Kiểu bài của mỗi đề là gì? - Lời yêu cầu ở mỗi đề là trực tiếp hay gián tiếp? - Nội dung của đề bài nằm trong giới hạn nào? Ví dụ với đề 1 nêu trên: - Kiểu bài: thuyết minh cái phích nước - một đồ dùng. - Lời yêu cầu của đề: trực tiếp. - Giới hạn đề: trong cuộc sống hằng ngày. Sau khi hướng dẫn các em thực hiện xong giáo viên có thể hướng dẫn học sinh cách lập dàn ý. 2.1.b.Tìm ý: Đây là thao tác giúp cho người học viết tốt bài làm của mình nhờ vào các ý tìm được bằng cách đặt thật nhiều câu hỏi trong đầu mình về vấn đề đã xác định trong đề bài. Khi tìm ý, người học cần thực hiện những bước sau đây: + Đặt câu hỏi (Là gì? Thế nào? Tại sao? Ra sao?) cho những gì vừa gạch chân. + Hình thành các câu hỏi xoay quanh đề bài (Là gì? Vì sao? Như thế nào?). Ví dụ: Thuyết minh về chiếc xe đạp. Hướng dẫn học sinh bằng việc đặt những câu hỏi cho học sinh trả lời (có thể tra cứu tri thức trên sách, mạng Internet), kiến thức phải đảm bảo độ chính xác, tin cậy. + Xe đạp là gì? + Chiếc xe đạp có nguồn gốc, xuất xứ ra sao? + Chiếc xe đạp có cấu tạo như thế nào? + Để tạo nên một chiếc xe đạp thì bao gồm những bộ phận nào? + Tại sao xe đạp lại có thể chuyển động được? + Cách sử dụng nó ra sao? + Cách bảo quản nó ra sao? + Em có suy nghĩ gì về nó? 2.2. Giúp HS lập dàn ý từng kiểu bài bằng cách diễn đạt theo kiểu các câu trần thuật (khẳng định hay phủ định). Đối với văn bản thuyết minh của lớp 8 tập trung chủ yếu vào bốn loại chính sau đây: - Thuyết minh về một đồ dùng, con vật, loài cây..... - Thuyết minh về một thể loại văn học. - Thuyết minh về một phương pháp (cách làm ). - Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh. Ở mỗi loại đều có những đặc trưng riêng về cách thức làm bài, các em học sinh cần nắm được những vấn đề chính cụ thể sau đây: - Bước 1: + Xác định đối tượng thuyết minh. + Sưu tầm, ghi chép và lựa chọn các tư liệu cho bài viết + Lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp + Sử dụng ngôn từ chính xác, dễ hiểu để thuyết minh làm nổi bật các đặc điểm cơ bản của đối tượng. - Bước 2: Dàn bài cụ thể cho từng kiểu bài Kiểu 1. Thuyết minh về một thứ đồ dùng, con vật, loài cây. Dạng đề này yêu cầu người học thuyết minh một đồ dùng thường là gần gũi với ta. Khi thuyết minh về đồ dùng người học phải làm sao cho người đọc hiểu được cấu tạo, đặc điểm, tính chất, công dụng, cách sử dụng, cách bảo quản,... Trong các phương pháp thuyết minh về đồ dùng, vật dụng, các em có thể vận dụng phương pháp cho đồ dùng đó tự kể về bản thân mình hoặc sử dụng đối thoại, miêu tả nhằm tạo lên sự hấp dẫn cho bài thuyết minh. Những đề văn minh họa : VD1: Thuyết minh về cái phích nước (bình thủy). VD 2: Thuyết minh về kính đeo mắt. VD 3: Thuyết minh về cây bút máy hoặc bút bi. Dàn ý chung tham khảo I. Mở bài: ( Sử dụng kiểu câu trần thuật cho phần mở bài) Giới thiệu đối tượng cần được thuyết minh (khi giới thiệu, chú ý giới thiệu khái quát về tên gọi, vai trò, ứng dụng của nó trong đời sống hằng ngày như thế nào...) II. Thân bài - Đưa ra giải thích khái niệm về tên gọi của đồ dùng đó. - Trình bày các tri thức liên quan đến đối tượng: + Nguồn gốc, xuất xứ. + Cấu tạo, phân loại. + Sự thay đồi về các đặc điếm, tính chất của đồ dùng theo thời gian. + Công dụng, lợi ích của nó trong cuộc sống hàng ngày. + Cách thức sử dụng. + Bảo quản. Lưu ý: Những tri thức trên em có thể kết hợp một cách khéo léo theo trình tự (có sự lựa chọn, hoặc kết hợp các trình tự): + Trình tự không gian (trong - ngoài, xa - gần, trên – dưới....) + Trình tự thời gian (quá khứ- hiện tại- tương lai) III. Kết bài - Nêu lên giá trị, ý nghĩa của đồ dùng. - Sự phát triển của đồ dùng đó trong tương lai. Kiểu 2. Thuyết minh về một thể loại văn học Dạng đề này chọn hình thức quan sát một thể thơ hoặc một thể loại văn học, hoặc một tác giả, tác phẩm làm đối tượng quan sát để thuyết minh. Tuy vậy, để làm được một bài thuyết minh về một thể loại văn học, người học cần có vốn tri thức về bằng, trắc, vần, niêm, ngắt nhịp,... Những khái niệm này người học sẽ được giáo viên cung cấp, hoặc người học có thế chủ động tìm hiểu trên các sách tham khảo, mạng Internet,.để tích lũy vốn tri thức về các thể loại văn học cho mình. Từ đó, người học sẽ có cơ sở vững chắc để làm tốt bài văn thuyết minh. Trong quá trình quan sát thể loại văn học, người học cần phải có sự lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu, quan trọng và cần có những ví dụ cụ thể (thường là lấy chính bản thân tác phẩm) để làm sáng tỏ các đặc điểm ấy. Những đề văn minh họa: Ví dụ 1: Thuyết minh về một thể thơ mà em đã học. Ví dụ 2: Thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn (trên cơ sở những truyện đã học: Tôi đi học, Lão Hạc, Chiếc lá cuối cùng). Dàn ý chung tham khảo ví dụ 1 I. Mở bài Giới thiệu khái quát về thể thơ được thuyết minh. II.Thân bài - Đưa ra giải thích, khái niệm về tên gọi của thể thơ đó. - Phạm vi thể thơ này thường hay xuất hiện? - Hình thức chủ yếu của thể loại đó bao gồm những đặc điểm nào: bằng, trắc, niêm, vần, ngắt nhịp...? III. Kết bài Việc sử dụng thể thơ này có ý nghĩa gì trong việc thể hiện nội dung, tư tưởng của tác phẩm? Dàn ý chung tham khảo ví dụ 2 I. Mở bài Giới thiệu khái quát về thể loại truyện ngắn. II. Thân bài - Nêu khái niệm về truyện ngắn? - Đặc điểm nổi bật của truyện ngắn so với các thể loại khác? ( dẫn chứng qua các tác phẩm mà em đã học, đã đọc) III. Kết bài - Khẳng định lại giá trị của thể loại truyện ngắn trong nền văn học, nghệ thuật, trong cuộc sống. Kiểu 3. Thuyết minh về một phương pháp (cách làm) Thuyết minh về một phương pháp (cách làm) là hướng dẫn cho người khác cách thức tạo ra một sản phẩm nào đó. Đó có thể là một món ăn, một món đồ chơi...Khi người học giới thiệu, bản thân phải nắm chắc phương pháp (cách làm) đó và có thể người học đã có kinh nghiệm thực hiện qua. Khi thuyết minh, cần trình bày rõ ràng, dễ hiểu, khoa học về điều kiện, cách thức, trình tự,..làm ra sản phẩm và yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm đó. Những đề văn minh hoạ: VD1 : Giới thiệu bánh xèo miền Tây. VD 2: Giới thiệu món chả cá. VD 3: Thuyết minh về cách làm đèn ông sao. VD 4: Thuyết minh về món thịt kho tàu. VD 5: Thuyết minh về cách làm món cơm rang thập cẩm. VD 6: Thuyết minh về cách làm món bún riêu. Dàn ý chung tham khảo I. Mở bài Giới thiệu khái quát về món ăn gắn liền với tên một vùng miền nổi tiếng. II. Thân bài - Nguyên liệu chuẩn bị. - Các bước tiến hành chế biến: + Sơ chế nguyên vật liệu. + Làm chín thức ăn. + Bày trí món ăn. - Yêu cầu thành phẩm. + Cách thưởng thức món ăn. + Màu sắc, mùi vị của món ăn. III. Kết bài - Ý nghĩa văn hóa trong món ăn. - Bày tỏ tình cảm của em về món ăn. Kiểu 4. Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh là giới thiệu cho người đọc những hiểu biết về danh lam thắng cảnh đó. Trong bài thuyết minh, người học cần giới thiệu được vị trí, nét độc đáo xoay quanh danh thắng đó. Khi giới thiệu, bản thân người học phải có vốn kiến thức về danh thắng, kiến thức có được có thể do tham khảo sách vở, ti vi, hoặc đã từng trực tiếp đến tham quan. Nếu đó là di tích lịch sử. thì thường là nó sẽ gắn liền với kết cấu di tích, thời gian, sự kiện lịch sử, nhân vật, ý nghĩa của di tích đối với đất nước, địa phương.... Còn nếu đó là cảnh vật thì cần chú ý thuyết minh về nét đẹp độc đáo, nổi bật của nó. Để có được một bài thuyết minh về danh lam thẳng cảnh hay thì lời giới thiệu ít nhiều có kèm theo miêu tả, bình luận thì sẽ hấp dẫn hơn, tuy nhiên bài giới thiệu phải dựa trên cơ sở kiến thức đáng tin cậy và có phương pháp thích hợp, lời văn cần chính xác và biểu cảm. Những đề văn minh họa: VD 1: Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em. VD 2: Giới thiệu Nhà trăm cột ( Cần Đước - Long An). VD 3: Giới thiệu Làng nổi Tân Lập ( Mộc Hóa- Long An) VD 4: Thuyết minh về Đồn Rạch Cát ( Cần Đước- Long An) Dàn ý chung tham khảo I. Mở bài Giới thiệu khái quát về tên gọi, vị trí địa lí, gắn liền với vùng miền nổi tiếng. II. Thân bài - Nguồn gốc, lịch sử hoặc nhân vật lịch sử nào gắn liền? - Kết cấu, hình dạng của danh thắng. - Miêu tả vẻ đẹp của danh thắng. - Ý nghĩa của danh thắng trong lòng mỗi con người khi tham quan.. III. Kết bài - Ý nghĩa văn hóa, tư tưởng của danh thắng đối với đất nước, địa phương. - Bày tỏ suy nghĩ cùa em về danh lam thắng cảnh đó. Các em có thể lập dàn ý chi tiết để trình bày đặc điểm đối tượng thuyết minh. Nội dung dàn ý là sự tóm tắt ngắn gọn các ý chính theo trật tự trên dưới, trước sau, theo quan hệ bao hàm hoặc kế cận. Ta nên diễn đạt theo kiểu các câu trần thuật hay khẳng định ( Ví dụ câu khẳng định để viết một đoạn trong phần thân bài, trình bày công dụng, lợi ích của cây bút bi:Bút bi là một vật dụng không thể thiếu đối với mọi người từ các bạn học sinh, sinh viên đến những bác lái xe, anh bán hàng, cô thư kí; Ví dụ câu trần thuật để viết mở bài giới thiệu về món bánh xèo: Bánh xèo là một món ăn truyền thống thuần túy và rất quen thuộc đối với chúng ta. Nó có một hương vị vô cùng đặc biệt, để lại cho người thưởng thức nhiều cảm xúc khó quên dù chỉ dùng qua một lần. Đặc biệt nhất trong các loại bánh xèo phải nhắc đến bánh xèo miền Tây ) Cũng có thể diễn đạt nội dung của dàn ý chi tiết bằng một hệ thống các câu hỏi nhỏ theo một trật tự nhất định. Để phân biệt rành mạch các ý lớn, ý nhỏ ta thường dùng cách xuống dòng, các dòng kế tiếp nhau được trình bày lùi dần về phía tay phải của trang và được ký hiệu tuần tự bằng chữ số La Mã ( I,II,II,IV...), chữ cái in ( A,B,C...), chữ số Ả rập (1,2,3...), rồi đến các con chữ nhỏ (a,b,c...), nếu còn chi tiết hơn nữa thì có dấu gạch đầu dòng(+) (-)... - Bước 3: Viết bài văn thuyết minh Để viết tốt bài thuyết minh giáo viên cần cung cấp đầy đủ các phương pháp thuyết minh cho các em: Có 6 phương pháp thuyết minh. * Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích. * Phương pháp liệt kê. * Phương pháp nêu ví dụ. * Phương pháp dùng số liệu (con số) * Phương pháp so sánh * Phương pháp phân loại, phân tích. Giáo viên nêu ra yêu cầu: khi viết, sử dụng lời văn trang trọng, lịch sự; kiến thức phải khách quan, xác thực, hữu ích cho con người; cách trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn. 2.3. Giúp HS biết cách viết đoạn, liên kết đoạn văn bằng những từ, cụm từ liên kết . Đoạn văn là đơn vị cấu tạo nên văn bản. Vì vậy viết tốt đoạn văn là một trong những điều kiện để có một bài văn hay.Học sinh cần nắm vững các bước sau: - Nắm cấu trúc thông thường của một đoạn văn: mở đoạn, phát triển đoạn, kết thúc đoạn. - Nắm các phương pháp thuyết minh để sử dụng một phương pháp hoặc kết hợp các phương pháp thuyết minh để viết đoạn văn thuyết minh: - Sắp xếp các ý trong đoạn văn thuyết minh theo một trình tự nhất định. Với chương trình Ngữ văn 8, học sinh được học cách xây dựng đoạn văn ở tiết 11,12 – Xây dựng đoạn văn trong văn bản, trong đó học sinh đã nắm được kiến thức về hình thức và nội dung của đoạn văn. Trên cơ sở bài này, các em đã có kiến thức về cách xây dựng đoạn văn. Từ đó tôi thường xuyên cho học sinh luyện tập nhận diện đoạn văn cũng như viết đoạn văn ở trên lớp và ở nhà. Sau khi học xong tiết 11,12 – Xây dựng đoạn văn trong văn bản và tiết 63,64 - Luyện nói thuyết minh về một thứ đồ dùng, giáo viên cho học sinh làm bài tập nhận diện đoạn văn. Đây là bước giúp học sinh nhận biết cũng như khắc sâu kiến thức về đoạn văn.Từ đó có thể áp dụng vào để viết đoạn văn thuyết minh kết hợp với tiết 16, 17 – Liên kết đoạn văn trong văn bản để giúp học sinh có cách trình bày hợp lý, có sự liên kết giữa các đoạn, các phần của bài. (Liên kết đoạn bằng các từ, cụm từ như: vì vậy, do đó, bởi thế, tuy vậy, nếu vậy, vậy mà, thế thì, với lại, vả lại... hoặc những tổ hợp từ có nội dung chỉ quan hệ liên kết như: nghĩa là, trên đây, tiếp theo, nhìn chung, tóm lại, một là, ngược lại...) Vận dụng viết tại lớp học: khi lập xong dàn ý mẫu ở mỗi dạng bài, tôi đều luyện cho các em viết các đoạn văn. Chia nhóm để viết, mỗi nhóm viết một đoạn, một phần trong bài văn. Học sinh tự viết, trình bày trước nhóm. Chọn những đoạn văn hay trình bày trước lớp. Cách hoạt động theo nhóm có nhiều ưu điểm để các em được học tập lẫn nhau. Giáo viên cho học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét, bổ sung, sửa chữa những thiếu sót của các em. Từng dạng bài tôi đưa ra một số đoạn văn để các em tham khảo, học tập. Chẳng hạn: Thuyết minh về chiếc bút bi Nhóm 1: Viết phần mở bài Nhóm 2: Viết đoạn 1 (về hình dáng, kích thước, màu sắc, hoa văn của chiếc bút bi) Nhóm 3: Viết đoạn 2 (công dụng của chiếc bút bi) Nhóm 4: Cách sử dụng và bảo quản. Nhóm 5: Viết phần kết bài. Các dạng đề khác như thuyết minh về một thể loại văn học; về cách làm và chơi một trò chơi dân gian; về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử, cách tổ chức dạy học, tôi cũng vận dụng hoạt động nhóm như trên, nhưng có sự đảo đổi để nhóm nào các em cũng được viết phần mở bài, thân bài, kết bài. Một đoạn phần thân bài thuyết minh về chiếc bút bi Bút bi có cấu tạo 2 phần: Phần vỏ và phần ruột. Phần vỏ được làm bằng nhựa có hệ thống ren ngăn cách có thể tháo ra lắp vào dễ dàng. Càng về phía ngòi bút đường kính càng nhỏ lại vừa đủ để ngòi bút chìa ra. Phía trên có một cái bấm bút, khi viết ta nhấn tay vào cái bấm bút để ngòi ra ngoài, còn khi không viết nữa ta nhấn ngay vào cái bấm bút để ngòi thụt vào trong vỏ, mực sẽ lưu thông không tốt nếu để ngòi bút trơ ra không khí làm mực khô bút sẽ bị tắc mực. Một đoạn phần thân bài giới thiệu về Nhà trăm cột Nhà trăm cột, mặt tiền hướng Tây Bắc, là một kiến trúc điêu khắc mang đậm nét phong cách kiểu nhà rường Huế ở Long An còn tồn tại, giữ gần như nguyên vẹn cho đến hôm nay. Nhà được xây dựng với chất liệu hoàn toàn bằng gỗ như cẩm lai, mun, gỗ đỏ mái lợp ngói âm dương đại – tiểu có 3 lớp, lớp trong cùng bằng ngói trắng có tính cách nhiệt, tác dụng như một trần nhà, nên dù bên ngoài nắng nóng mà trong nhà vẫn mát rượi. Nền nhà cao khoảng 0,9m bằng đá, nền lát gạch tàu hình lục giác. Chính diện có 3 bậc cấp đi vào nhà, bậc cấp chính nằm giữa có 6 bậc tượng trưng cho sinh – lão – bệnh – tử – sinh – lão dùng cho bậc trưởng thượng hay gia chủ đi vào, còn bậc cấp 2 bên chỉ có 5 bậc tượng trưng cho sinh – lão – bệnh – tử – sinh dùng cho hàng con cháu. Một đoạn phần kết bài về trò chơi
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_8_l.doc