Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh cách phân đoạn phần thân bài khi làm bài văn tự sự trong phân môn Tập làm văn ở Lớp 6 trường THCS
Luật Giáo dục năm 2005, Điều 2 đã xác định : Mục tiêu của giáo dục phổ thông là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp; trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Như vậy, mục tiêu giáo dục phổ thông đã chuyển từ chủ yếu là trang bị kiến thức cho học sinh sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em đặc biệt là năng lực hành động, năng lực thực tiễn. Phương pháp giáo dục phổ thông cũng đã được đổi mới theo hướng “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”.( Luật Giáo dục năm 2005, Điều 5 )
Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ - BGDĐT ngày 5/6/2006 của Bộ trưởng Bộ GDĐT đã nêu :
“ Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”.
Dạy học theo quan điểm giao tiếp là một trong những tư tưởng quan trọng của chiến lược dạy học các môn ngôn ngữ ở trường phổ thông. Hiện nay các nước trên thế giới rất coi trọng quan điểm này, lấy hoạt động giao tiếp là một trong những căn cứ để hình thành và phát triển các hoạt động ngôn ngữ mà cụ thể là năng lực nghe, nói, đọc, viết cho người học.
Nếu như nghe và đọc là hai kĩ năng quan trọng của hoạt động tiếp nhận thông tin thì nói và viết là hai kĩ năng quan trọng của hoạt động bộc lộ, truyền đạt thông tin cần được rèn luyện và phát triển trong nhà trường.
Việc vận dụng kinh nghiệm hướng dẫn học sinh cách phân đoạn phần Thân bài khi làm bài Văn tự sự phân môn Tập làm văn lớp 6 nhằm giúp cho học sinh có thói quen viết trong môi trường giao tiếp khác nhau. Nó được thực hiện một cách có hệ thống, theo những chủ đề nhất định, gắn với những chủ đề quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày, đảm bảo những yêu cầu cơ bản về ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh cách phân đoạn phần thân bài khi làm bài văn tự sự trong phân môn Tập làm văn ở Lớp 6 trường THCS
văn tự sự đúng và hay ? Về phía học sinh, do đời sống còn nhiều khó khăn, một số em ngoài giờ học còn phải phụ gia đình nên ít có thời gian để đọc các tài liệu tham khảo, mở rộng hiểu biết, ít có điều kiện cũng như thời gian luyện tập. Do đó, tôi thấy cần phải tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra giải pháp tốt nhất giúp học sinh làm tốt bài văn tự sự ngay từ những ngày đầu tiếp cận với chương trình Ngữ văn cấp THCS, nhất là biết cách phân đoạn phần Thân bài. Qua thời gian tìm tòi và vận dụng, cho đến nay tôi đã tìm cho mình một số cách làm mang lại hiệu quả cao. Trong cách làm đó vấn đề tích hợp có vai trò rất quan trọng. Đó cũng là yêu cầu của dạy học Ngữ văn hiện nay. Vì thế, theo tôi việc vận dụng kinh nghiệm hướng dẫn học sinh cách phân đoạn phần Thân bài khi làm bài Văn tự sự trong phân môn Tập làm văn lớp 6 là một yêu cầu thiết yếu. Nhưng làm như thế nào và bằng cách nào để yêu cầu đạt hiệu quả ? Đây là vấn đề tôi muốn đề cập trong giải pháp nhỏ này. 3. Nội dung vấn đề : 3.1. Vấn đề đặt ra : * Đối với giáo viên : Người giáo viên phải nắm lấy ưu thế của học sinh như những tri thức, vốn sống, tư tưởng, tình cảm để phát huy những khả năng cao hơn. Đồng thời, qua đó uốn nắn, điều chỉnh, hạn chế những lệch lạc trong nhận thức, vốn sống, tư tưởng của các em. Giáo viên không chỉ đóng vai trò là người truyền đạt tri thức mà phải là người tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, gợi mở, cố vấn, trọng tài cho các hoạt động tìm tòi, khám phá, giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức mới. Giáo viên phải có năng lực đổi mới phương pháp dạy học, chuyển từ kiểu dạy tập trung vào vai trò của học sinh và hoạt động học, từ cách dạy thông báo - giải thích - minh họa sang cách dạy hoạt động tìm tòi khám phá. Việc luyện viết đoạn văn tự sự là rất cần thiết, học sinh viết tốt đoạn văn tự sự có nghĩa là học sinh đã nắm được những yêu cầu của đoạn văn. Trong thực tế giảng dạy môn Tập làm văn lớp 6 ở trường THCS hiện nay đặt trọng tâm ở thực hành : xây dựng bài qua thực hành, thực hành nhận biết và thực hành làm văn bản. Do đó điểm mới và khó trong chương trình là phương pháp dạy thực hành. Củng cố kiến thức Tiếng Việt và Văn học góp phần bồi dưỡng tâm hồn, trí tuệ để học sinh biết rung động trước cái hay, cái đẹp, hướng các em tới nhu cầu thẩm mỹ, sáng tạo và biết tôn trọng những giá trị thẩm mỹ khi làm một bài văn tự sự. Tập làm văn là một phân môn khó, đặc biệt yêu cầu về kĩ năng càng khó hơn, đòi hỏi chúng ta phải dày công, kiên trì dạy các em. Là phân môn có tính thực hành cao nên giáo viên cần rèn cho học sinh nắm vững lí thuyết để vận dụng vào thực hành đạt kết quả. * Đối với học sinh : Để việc làm một bài Tập làm văn đạt chất lượng, bản thân học sinh cũng cần phải : - Tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia vào các hoạt động học tập để tự khám phá và lĩnh hội tri thức, rèn luyện kĩ năng, xây dựng thái độ và hành vi đúng đắn. - Mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến, quan điểm cá nhân ; tích cực thảo luận, tranh luận, đặt câu hỏi cho bản thân, cho thầy, cho bạn. - Biết tự đánh giá và đánh giá các ý kiến, quan điểm, các sản phẩm học tập của bản thân và bạn bè. Để trở thành người thợ giỏi ở bất cứ một ngành nghề nào người thợ cũng phải trải qua quá trình học tập và rèn luyện lâu dài. Để viết tốt một bài văn tự sự, học sinh phải trải qua quá trình rèn luyện nghiêm túc có sự hướng dẫn của giáo viên. 3.2. Giải pháp chứng minh vấn đề được giải quyết : 3.2.1 Các bước chuẩn bị : Để tiết dạy thành công thì khâu chuẩn bị bài là hết sức quan trọng. Trước khi lên lớp, giáo viên cần làm các việc sau : - Làm tốt khâu soạn giảng : Đối với bài học môn Tập làm văn lớp 6 đặt trọng tâm là thực hành : xây dựng bài qua thực hành, thực hành nhận biết, thực hành làm văn bản. Với từng kiểu bài, giáo viên phải định hướng mục đích yêu cầu của bài, nghiên cứu từng phần cụ thể để đưa vào những bài tập rèn viết văn tự sự thích hợp. - Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập : Phải chú ý hệ thống câu hỏi – bài tập nhằm tạo điều kiện tốt nhất để học sinh không chỉ trả lời, tranh luận với giáo viên mà còn được trao đổi, tranh luận với bạn học để tìm ra chân lí ( không gò ép). Điều quan trọng là xây dựng kế hoạch hoạt động của giờ học, hệ thống câu hỏi – bài tập và lựa chọn cách kiểm tra, đánh giá kết quả học sinh nhằm kích thích tính chủ động, sáng tạo. - Chuẩn bị tốt đồ dùng, thiết bị : Chú ý lựa chọn những đồ dùng, thiết bị cần thiết phù hợp với từng tiết dạy. Việc sử dụng đồ dùng, thiết bị thích hợp sẽ làm cho giờ học sinh động, học sinh hứng thú hơn khi tiếp xúc với những kiến thức bổ trợ trực quan, tích cực khai thác nội dung học tập, làm cho lao động của giáo viên trên lớp nhẹ nhàng hơn, tập trung hơn và hiệu quả hơn. 3.2.2. Phương pháp giảng dạy : Như chúng ta đã biết, thông qua môn Tập làm văn, qua bài làm văn của mình, các em bộc lộ những tri thức, vốn sống tư tưởng, tình cảm của cá nhân. Vì thế người giáo viên phải biết nắm lấy ưu thế này để phát huy những khả năng của các em, đồng thời thông qua các bài tập để rèn cho học sinh kĩ năng viết bài văn tự sự được tốt hơn. Để đạt được hiệu quả mong muốn người giáo viên không chỉ truyền thụ kiến thức có sẵn trong giáo án mà còn phải có sự sáng tạo khi lên lớp, phải giữ chuẩn mực đúng phong cách sư phạm. Trong phân môn Tập làm văn lớp 6 ở Học kì I tập trung vào các kiến thức văn bản tự sự : 1. Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt 2. Tìm hiểu chung về văn tự sự 3. Sự việc và nhân vật trong văn tự sự 4. Chủ đề và dàn bài văn tự sự 5. Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự 6. Lời văn, đoạn văn tự sự 7. Thứ tự kể trong văn tự sự 8. Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự 9. Luyện tập xây dựng bài tự sự - Kể chuyện đời thường 10. Kể chuyện tưởng tượng Để giúp học sinh biết phân đoạn phần Thân bài khi làm bài Văn tự sự tôi chỉ hướng dẫn học sinh các thao tác, những cách thức, những bước đi trong quá trình tạo lập một văn bản tự sự chủ yếu phần Thân bài như : kể chuyện dân gian, kể chuyện đời thường, kể chuyện tưởng tượng. Cụ thể là đi sâu các kiến thức văn bản tự sự ở Học kì I. Bên cạnh đó phải tích hợp các kiến thức được học về truyện kể dân gian, truyện trung đại phần Văn học và biết lựa chọn từ ngữ, sử dụng từ có chọn lọc phần Tiếng Việt. Tất nhiên các kiến thức thuộc văn bản tự sự được học trong Học kì I học sinh cũng phải nắm được mới làm tốt một bài văn tự sự và sẽ được kiểm chứng qua tiết luyện nói, tiết làm bài viết. *Hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh tri thức : Để hoàn thành những định hướng đã đặt ra, dựa trên thực tế đã làm, tôi xin trình bày những biện pháp chính đã áp dụng như sau : a/ Hình thành những chuẩn mực cần phải đạt đến khi viết một đoạn văn tự sự. Khi viết bài Tập làm văn học sinh phải biết lập dàn ý, mỗi ý lớn trong dàn ý sẽ viết ít nhất là một đoạn văn. Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo nên. Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được lặp lại nhiều lần ( thường là chỉ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa ) nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn. Các câu còn lại trong đoạn văn ( không phải là câu chủ đề ) là câu triển khai có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ câu chủ đề của đoạn văn bằng các cách diễn đạt : diễn dịch, quy nạp, song hành, móc xích, tổng-phân-hợp. Khi viết đoạn văn phải chú ý đến câu chủ đề. Mỗi ý trong bố cục lớn sẽ được triển khai thành một đoạn theo nhiều cách (diễn dịch, quy nạp, song hành, móc xích, tổng-phân-hợp ).Sử dụng từ ngữ gợi tả, biện pháp tu từ hợp lí, câu đủ chủ-vị, các câu liên kết chặt chẽ với nhau. Đoạn văn trình bày đúng quy cách. Nội dung của các đoạn phần Thân bài đều phải hướng vào một mục đích cần làm sáng rõ được nêu ra ở Mở bài, phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau qua các từ ngữ, câu liên kết. Những căn cứ để phân đoạn : Có hai căn cứ để tách đoạn văn : - Bố cục của văn bản : Thường chia làm ba đoạn : + Đoạn văn làm phần Mở bài : Nêu đối tượng được nói đến, nhiệm vụ của đề tài. Đó cũng chính là cơ sở và phương hướng để triển khai đề tài và qua đó mà xác lập mục tiêu cần đạt được đến của văn bản. + Đoạn văn ( hay nhiều đoạn văn ) làm phần Thân bài : Trình bày, giải thích, nội dung của đề tài, theo hướng nhiệm vụ đã đề ra. Thân bài phải thực hiện vừa đủ ( không thiếu, không thừa ) những nhiệm vụ đề ra ở phần Mở bài, hướng vào mục đích cần đạt đến của văn bản. + Đoạn văn làm phần Kết bài : Nhận xét chung về đề tài hoặc nhiệm vụ của đề tài ( như giá trị, công dụng, ảnh hưởng, tầm quan trọng,), đánh giá kết quả đạt được, gợi mở những hướng xem xét khác, - Những biến đổi trong quan hệ nội dung giữa các đoạn văn : Sau đây là bốn nội dung quan hệ thường gặp : + Đề tài : Quan hệ giữa các vật, việc, hiện tượng khác nhau : mỗi vật, việc, hiện tượng đó được tách thành một đoạn văn. + Không gian : Quan hệ giữa các điểm, hướng không gian của một vật, việc, hiện tượng. Mỗi điểm, hướng không gian của nó được tách thành một đoạn văn. + Thời gian : Quan hệ giữa các thời điểm, thời hạn của một vật, việc, hiện tượng. Mỗi thời điểm, thời hạn của nó được tách thành một đoạn văn. + Phương diện của đề tài : Quan hệ giữa các mặt, các đặc điểm, các tác dụng khác nhau của một vật, việc, hiện tượng. Mỗi mặt, mỗi đặc điểm, mỗi tác dụng của một đề tài được tách thành một đoạn văn. Ở bài văn tự sự phần Thân bài ít nhất từ hai đến ba đoạn. Văn tự sự ở lớp 6, học sinh chỉ được học một tiết về đoạn văn : Tiết 20- Lời văn, đoạn văn tự sự. Để học sinh có được những chuẩn mực về đoạn văn vừa nêu trên tôi mạnh dạn đầu tư vào tiết 20. Ở tiết này, học sinh : - Hiểu đoạn văn tự sự : gồm một số câu, được xác định giữa hai dấu chấm xuống dòng. - Biết viết đoạn văn, bài văn tự sự. Tôi đã hướng dẫn học sinh tìm hiểu về đoạn văn bằng Hoạt động 3 khi dạy trên lớp và chú ý phần Luyện tập ở bài tập 1. Minh họa : *Tiết 20 – Lời văn, đoạn văn tự sự *Hoạt động 3:Hướng dẫn HS tìm hiểu đoạn văn tự sự . .Cho HS đọc lại ba đoạn văn( máy chiếu ) ? Hãy cho biết mỗi đoạn văn biểu đạt ý chính nào?Gạch dưới câu biểu đạt ý chính? Tại sao người ta gọi đó là câu chủ đề ? 0. Thảo luận theo nhóm cùng bàn (2 phút) và trình bày : - Đoạn 1 : Vua Hùng kén rể - Đoạn 2 : Hai thần đến cầu hôn - Đoạn 3 : Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh . - Câu chủ đề : diễn đạt ý chính của đoạn văn . 0 . Nhận xét, góp ý . . Chốt ý. . Gọi HS đọc Ghi nhớ SGK/59 0. 2 em đọc Ghi nhớ *Hoạt động 4:Hướng dẫn HS luyện tập .Cho HS đọc bài tập 1 0. Đọc và xác định yêu cầu 0.Thảo luận theo 6 nhóm (3 phút) và cử đại diện trình bày : - Nhóm 1,2 : đoạn a. - Nhóm 3,4 : đoạn b. - Nhóm 5,6 : đoạn c. 0. Nhận xét, bổ sung Chốt ý.(máy chiếu) 3. Đoạn văn : Mỗi đoạn văn thường có một ý chính, diễn đạt thành một câu gọi là câu chủ đề. Các câu khác diễn đạt những ý phụ dẫn đến ý chính đó hoặc giải thích cho ý chính, làm cho ý chính nổi lên. II.Luyện tập: Bài tập 1: Qua tiết học, học sinh đã hiểu đoạn văn tự sự : gồm một số câu, được xác định giữa hai dấu chấm xuống dòng; biết tìm ý chính của mỗi đoạn trong một văn bản tự sự đã học, tìm đúng câu chủ đề và thứ tự triển khai các câu chủ đề trong một đoạn văn. b/ Chú trọng việc luyện viết đoạn văn phần Thân bài của học sinh ngay từ đầu năm học trong tất cả các giờ dạy Tập làm văn. Để giúp học sinh biết phân đoạn phần Thân bài khi làm bài văn tự sự, tôi đã hướng dẫn cho các em trong một số tiết dạy Tập làm văn sau : * Tiết 11- Sự việc và nhân vật trong văn tự sự. Khi dạy tiết này, ở Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của sự việc trong văn tự sự, sau khi học sinh từ văn bản mẫu “Sơn Tinh, Thủy Tinh” đã hiểu được vai trò của sự việc trong văn tự sự, tôi đặt câu hỏi phát vấn học sinh: ? Ở từng sự việc khi kể lại em sẽ viết thành một đoạn văn như thế nào? HS: có thể dựa vào văn bản “Sơn Tinh, Thủy Tinh” trình bày một vài đoạn văn thích hợp với các sự việc được nêu. Sau đó, tôi cho học sinh quan sát ví dụ minh họa ở bảng phụ (một vài sự việc cho học sinh bước đầu hiểu được một sự việc có thể viết thành một đoạn văn) Sự việc Đoạn văn (1) Vua Hùng kén rể Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng. (2)Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn. Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ []. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém []. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh. [], cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng. (3)Vua Hùng ra điều kiện chọn rể. Vua Hùng băn khoăn [].Vua phán : “Hai chàng đều vừa ý ta []. Hai chàng tâu hỏi đồ sính lễ cần sắm những gì, vua bảo : “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.” Xong, tôi chuyển sang các Hoạt động khác trong tiết dạy. * Tiết 14- Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự. Dạy bài này, tôi gợi ý cách phân đoạn phần Thân bài khi chốt ý ở Bài tập 1 câu c. Minh họa ( giáo án tiết 14 ) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học *Hoạt động 3:Hướng dẫn HS luyện tập. .Cho HS đọc bài tập 1. 0. Đọc truyện Phần thưởng . - Câu a : 0.Đọc, xác định yêu cầu và trả lời .Chốt ý - Câu b : 0. Đọc và xác định yêu cầu và trình bày .Chốt ý - Câu c : 0. Đọc và xác định yêu cầu 0.Thảo luận theo nhóm cùng bàn (3 phút) và cử đại diện trình bày 0. Nhận xét, bổ sung Chốt ý ( bảng phụ ) . Giảng giải thêm cho HS : - Chủ đề của bài văn tự sự : có khi được nói ra(Tuệ Tĩnh ), có khi không trực tiếp nói ra ( Phần thưởng ). - Các sự việc phải thích hợp với chủ đề. - Bố cục thường có ba phần : Có nhiều cách Mở bài ( Đọc thêm : SGK/47) và Kết bài : Sự việc kết thúc ( Phần thưởng ), sự việc tiếp tục ( Tuệ Tĩnh). II. Luyện tập : Bài tập 1:SGK/45,46 a) Chủ đề của truyện : - Biểu dương : người nông dân thông minh, nhanh trí . - Chế giễu : tên cận thần tham lam . Sự việc tập trung vào chủ đề : Việc người nông dân xin thưởng năm mươi roi và đề nghị chia đôi phần thưởng đó . b) Ba phần của truyện : - Mở bài : câu 1 - Thân bài : từ “ Ông ta tìm đến hai mươi nhăm roi .” - Kết bài : câu cuối c) So sánh truyện Phần thưởng với truyện Tuệ Tĩnh : ( bảng phụ ) Bảng phụ Nội dung so sánh Truyện Phần thưởng Truyện Tuệ Tĩnh - Về bố cục + Mở bài + Thân bài + Kết bài Giới thiệu tình huống. Nói rõ ngay chủ đề. - Tìm vua dâng ngọc. - Quan đòi chia phần thưởng. - Xin thưởng roi. - Tuệ Tĩnh từ chối chữa bệnh cho người nhà giàu đến trước vì ông ta bệnh nhẹ - Tuệ Tĩnh chữa ngay cho con trai người nông dân vì bệnh chú bé nguy hiểm hơn. - Viên quan bị đuổi ra. - Người nông dân được thưởng. Tuệ Tĩnh lại bắt đầu một cuộc chữa bệnh mới. - Về chủ đề Tố cáo tên cận thần tham lam bằng cách chơi khăm một vố. Hết lòng thương yêu cứu giúp người bệnh. Sau khi cho học sinh quan sát phần chốt ý ở bảng phụ, tôi cũng phát vấn học sinh : ? Phần Thân bài của truyện Phần thưởng có mấy sự việc và được trình bày bằng mấy đoạn văn? HS: Truyện Phần thưởng có ba sự việc trong phần Thân bài, mỗi sự việc viết thành một đoạn văn. ? Phần Thân bài của truyện Tuệ Tĩnh có mấy sự việc và được trình bày bằng mấy đoạn văn? HS: Truyện Tuệ Tĩnh có hai sự việc trong phần Thân bài, mỗi sự việc viết thành một đoạn văn. GV: Các em cần chú ý trong văn bản tự sự phần Thân bài thường trình bày một sự việc bằng một đoạn văn. * Tiết 15- Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự. Trong bài này, tôi gợi ý cách phân đoạn phần Thân bài ở Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách làm bài văn tự sự. Minh họa ( giáo án tiết 15 ) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học *Hoạt đông2:Hướng dẫn HS cách làm bài văn tự sự . .Ghi đề bài lên bảng, cho HS đọc đề và xác định yêu cầu của đề . ?Việc trước nhất khi làm bài văn tự sự là gì? 0. Tìm hiểu đề văn tự sự : là tìm hiểu kĩ lời văn của đề để nắm vững yêu cầu của đề bài . Gọi HS nêu tên truyện mà em sẽ kể . 0.Tên truyện : Thánh Gióng ; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh ; Bánh chưng, bánh giầy ; . .Cho HS chọn truyện Thánh Gióng để thực hành . 0. Dựa vào gợi ý SGK/48, tiến hành lập ý theo nhóm đôi ( 3 phút ) 0. Đại diện các nhóm trình bày 0. Nhận xét, bổ sung . Chốt ý . ?. Lập ý là làm gì ? 0. Nêu ý 2- Ghi nhớ SGK Cho HS xác định truyện bắt đầu từ đâu, kết thúc ở chỗ nào . 0. Bắt đầu : Đứa bé nghe sứ giả rao tìm người đánh giặc Kết thúc : Vua nhớ công ơn lập đền thờ ngay ở quê nhà . . Gợi ý cho HS lập dàn ý chung 0. Thảo luận theo nhóm cùng bàn (5 phút) và trình bày . 0. Nhận xét, bổ sung . . Kết luận ( bảng phụ - SGV/97) ?. Em hiểu thế nào là viết “bằng lời văn của em”? 0. Có nghĩa là em tự chọn từ, đặt câu, diễn ý theo dàn ý đã lập. Không sao chép từ nguyên bản câu chuyện hoặc từ một tài liệu có sẵn. *GV: Nêu câu hỏi gợi ý cho học sinh cách phân đoạn phần Thân bài Văn tự sự. ?.Em hãy chọn một sự việc trong phần Thân bài để viết thành một đoạn văn ? 0.Một vài em có thể nêu miệng một đoạn văn thích hợp với một sự việc ở phần Thân bài. .Chốt ý : Thân bài của một bài văn tự sự có thể viết thành nhiều đoạn văn thích hợp với các sự việc đã diễn ra. 2. Cách làm bài văn tự sự : Đề bài : Kể một câu chuyện mà em thích bằng lời văn của em . a) Tìm hiểu đề . b) Lập ý : - Nhân vật chính : Thánh Gióng Nhân vật phụ : cha mẹ Gióng, sứ giả, dân làng - Sự việc : Đánh đuổi giặc Ân c) Lập dàn ý : * Mở bài : Giới thiệu sự ra đời kì lạ của Gióng . * Thân bài : Các sự việc chính : - Gióng và sứ giả - Gióng ăn khoẻ lớn nhanh như thổi - Gióng vươn vai thành tráng sĩ - Gióng giết giặc - Roi gãy, nhổ tre làm vũ khí - Thắng giặc, Gióng cởi bỏ áo giáp, cưỡi ngựa bay về trời * Kết bài : Vua nhớ công ơn, phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà. d) Viết thành văn * Tiết 36- Thứ tự kể trong văn tự sự. Trong tiết này, tôi gợi ý cách phân đoạn phần Thân bài qua việc giải quyết Bài tập 2 ở Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập. Minh họa ( giáo án tiết 36 ) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học *Hoạt động 3:Hướng dẫn HS luyện tập. .Cho HS đọc bài tập 1. 0. Đọc và xác định yêu cầu 0.Thảo luận theo nhóm cùng bàn (3 phút) và cử đại diện trình bày 0. Nhận xét, bổ sung .Chốt ý (bảng phụ ) .Cho HS đọc bài tập 2. 0.Đọc, xác định yêu cầu .Gợi ý ở SGK có thể hiểu : - Ý 1 : Mở bài - Ý 2,3 : Thân bài - Ý 4 : Kết bài 0.Khá, giỏi trình bày trên bảng lớp dàn bài tương đối chi tiết. Chốt ý . *GV: Nêu câu hỏi gợi ý cho học sinh cách phân đoạn phần Thân bài Văn tự sự. ?.Em sẽ viết phần Thân bài cho đề văn này mấy đoạn văn ? 0.Em có thể viết ít nhất là hai đoạn văn tương ứng với hai sự việc. .Chốt ý : Thân bài của đề văn này, em có thể viết hai hoặc ba đoạn văn thích hợp với các sự việc mà em đã sắp xếp. II. Luyện tập : Bài tập 1:SGK/98 - Tóm tắt các sự việc chính : (1) Liên mới ở quê ra, sống cùng khu tập thể với tôi . (2) Tôi ghét Liên vì cô làm tôi kém cạnh . (3) Tôi nghĩ xấu về Liên và đã có hành động không đẹp . (4) Khi tôi vắng nhà, trời mưa, Liên đã rút hộ quần áo vào và đem trả lại . (5) Tôi và Liên trở thành đôi bạn thân - Kể ngược : (5)-(1)-(2)-(3)-(4)-(5) - Kể theo ngôi thứ nhất . - Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò cơ sở cho việc kể ngược . Bài tập 2 : SGK/98 Kể chuyện lần đầu em được đi chơi xa * Tiết 48- Luyện tập xây dựng bài tự sự - Kể chuyện đời thường. Trong tiết này, tôi gợi ý cách phân đoạn phần Thân bài ở Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh theo dõi cách làm một đề Tập làm văn kể chuyện đời thường. Minh họa ( giáo án tiết 48 ) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học *Hoạt đông3:Hướng dẫn HS theo dõi cách làm một đề Tập làm văn kể chuyện đời thường. . Ghi
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_cach_phan_doan_phan.doc