Sáng kiến kinh nghiệm Dạy thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh ở khối 7, 8

Như chúng ta đã biết, Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn. Trong di sản văn hoá của Người, tác phẩm văn học giữ một vai trò quan trọng. Hơn nửa thế kỷ nay, có biết bao nhà khoa học đã dày công tìm tòi, nghiên cứu và viết nên những công trình khoa học, tôn vinh giá trị thẩm mỹ được thể hiện từ các hình tượng nghệ thuật mà cây bút xuất sắc Nguyễn Aùi Quốc - Hồ Chí Minh đã tạo nên. Ở nhà trường phổ thông các tác phẩm văn học của Hồ Chí Minh đặc biệt là những bài thơ tứ tuyệt đã trở thành nguồn cảm hứng giảng dạy - học tập của nhiều thế hệ giáo viên và học sinh. Có biết bao nhà giáo và các em học sinh từng rung động trước những áng thơ tứ tuyệt đặc sắc của Người mà viết nên những tiểu luận sắc sảo, những bài văn làm lay động lòng người.

Mặt khác, thơ tứ tuyệt là một thể thơ cổ với niêm luật chặt chẽ, lời ít ý nhiều, ngôn từ uyên bác nhưng đối tượng của chúng ta chủ yếu là học sinh dân tộc thiểu số, hầu hết các em không hứng thú với việc học văn, cộng với vốn từ ngữ nghèo nàn, khả năng cảm thụ văn học còn yếu, chưa biết cách phân tích các giá trị nội dung và nghệ thuật để hiểu các tác phẩm văn- thơ, nhất là cái đẹp cái hay trong thơ tứ tuyệt nói chung và trong thơ tứ tuyệt của Bác nói riêng.

Với vai trò là một giáo viên dạy môn Ngữ văn ở bậc Trung học Cơ sở (THCS), tôi cũng muốn đưa ra một vài phương pháp có hiệu quả trong việc giảng dạy các bài thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh. Đó là lý do tôi chọn đề tài này.

 

doc 14 trang linhnguyen 21/10/2022 1000
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh ở khối 7, 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh ở khối 7, 8

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh ở khối 7, 8
MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY THƠ TỨ TUYỆT 
HỒ CHÍ MINH Ở KHỐI 7, 8.
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
Như chúng ta đã biết, Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn. Trong di sản văn hoá của Người, tác phẩm văn học giữ một vai trò quan trọng. Hơn nửa thế kỷ nay, có biết bao nhà khoa học đã dày công tìm tòi, nghiên cứu và viết nên những công trình khoa học, tôn vinh giá trị thẩm mỹ được thể hiện từ các hình tượng nghệ thuật mà cây bút xuất sắc Nguyễn Aùi Quốc - Hồ Chí Minh đã tạo nên. Ở nhà trường phổ thông các tác phẩm văn học của Hồ Chí Minh đặc biệt là những bài thơ tứ tuyệt đã trở thành nguồn cảm hứng giảng dạy - học tập của nhiều thế hệ giáo viên và học sinh. Có biết bao nhà giáo và các em học sinh từng rung động trước những áng thơ tứ tuyệt đặc sắc của Người mà viết nên những tiểu luận sắc sảo, những bài văn làm lay động lòng người.
Mặt khác, thơ tứ tuyệt là một thể thơ cổ với niêm luật chặt chẽ, lời ít ý nhiều, ngôn từ uyên bác nhưng đối tượng của chúng ta chủ yếu là học sinh dân tộc thiểu số, hầu hết các em không hứng thú với việc học văn, cộng với vốn từ ngữ nghèo nàn, khả năng cảm thụ văn học còn yếu, chưa biết cách phân tích các giá trị nội dung và nghệ thuật để hiểu các tác phẩm văn- thơ, nhất là cái đẹp cái hay trong thơ tứ tuyệt nói chung và trong thơ tứ tuyệt của Bác nói riêng.
Với vai trò là một giáo viên dạy môn Ngữ văn ở bậc Trung học Cơ sở (THCS), tôi cũng muốn đưa ra một vài phương pháp có hiệu quả trong việc giảng dạy các bài thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh. Đó là lý do tôi chọn đề tài này.
II. MỤC ĐÍCH NHIỆM VỤ VÀ ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
 1. Mục đích nhiệm vụ
Thể thơ tứ tuyệt là một trong hai thể thơ đường luật của Trung Quốc mà Hàn Thuyên đã nghiên cứu việc áp dụng vào thơ Nôm của nước ta thế kỷ XIV.
Ai cũng biết, thơ tứ tuyệt có hình thức rất nhỏ, nhưng lại có nội dung rất phong phú, khối lượng thông tin rất nhiều, mà thực tế nhận thức của học sinh bậc THCS còn hạn chế. Bởi vậy, muốn các em tiếp thu được nội dung của các bài thơ tứ tuyệt mà Bác viết trong những hoàn cảnh khác nhau, những thời kỳ khác nhau, người giáo viên phải vận dụng, kết hợp tốt các phương pháp dạy học, nhất là các phương pháp theo tinh thần đổi mới của sách giáo khoa. Đó là:
- Đổi mới tư duy nhận thức.
- Phát huy tính độc lập, tư duy sáng tạo.
- Đề cao kỹ năng thực hành, tổng hợp.
 Để từ đó các em học tốt hơn các bài thơ tứ tuyệt, rung cảm sâu sắc nội dung và nghệ thuật của thơ Bác Hồ.
2. Đối tượng học sinh
Học sinh THCS là đối tượng hiếu động, học sinh với lứa tuổi này vừa tò mò, thích tìm hiểu, vừa nghịch nghợm lại ham chơi. Các em chưa tự giác trong học tập, không thích sự gò bó, chưa biết tự tìm tòi để mở mang kiến thức. Việc tham khảo sách, báo, tài liệu để mở mang kiến thức qua các phương tiện khác cũng hầu như không có. Việc tiếp thu học thuộc, nắm chắc bài cũng chưa cao. Nếu có đọc sách báo thì thường là các loại truyện tranh, truyện có tính bạo lực, kinh dị, không có tác dụng gì trong việc học văn. Một số em thì tìm mua các loại sách theo dạng bài mẫu, các bài chọn lọc, các loại sách học tốt để chép, để đối phó với thầy cô khi cần. Bởi vậy, các em càng chây lười, ỷ lại, ít tư duy. Cho nên chất lượng hocï tập của bộ môn còn thấp, còn rất nhiều em yếu kém.
3. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về phương pháp giảng dạy có hiệu quả thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh ở khối 7, 8 tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú Tây Nguyên.
III. CHẤT LƯỢNG KHẢO SÁT ĐẦU NĂM HỌC
Năm học 2010 - 2011, Tôi được phân công giảng dạy khối lớp 8, với sĩ số 30 em. Chất lượng khảo sát đầu năm là:
Điểm
Số lượng
%
Giỏi
0
0%
Khá
2
6,7%
Trung bình
20
66,7%
Yếu, kém
8
26,6%
Nguyên nhân: Phần đông là học sinh Dân tộc thiểu số, đại đa số các em không hứng thú với việc học văn, hơn nữa vốn từ ngữ của các em còn rất nghèo nàn, cảm thụ văn học yếu, chưa biết phân tích để hiểu các tác phẩm văn - thơ, đặc biệt là cái hay, cái đẹp trong thơ tứ tuyệt nói chung và trong thơ tứ tuyệt của Bác nói riêng.
IV. CÁC TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1 - Cuốn: Sách giáo viên ngữ văn 7.
2 - Cuốn: Sách giáo viên ngữ văn 8.
3 – Cuốn : Sách thiết kế bài giảng 7, 8 (Nguyễn Văn Đường chủ biên) 
3 - Cuốn: Nhật ký trong tù.
4 - Cuốn: Vẻ đẹp thơ văn Hồ Chí Minh.
5 - Thực tế giảng dạy trong vài năm nay.
PHẦN II: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Qua quá trình dạy học môn Ngữ văn ở trường THCS, việc cảm thụ các tác phẩm văn học nói chung, thơ nói riêng và nhất là các bài thơ tứ tuyệt của Bác. Học sinh phải tổng hợp cả ba phân môn: Văn; Tiếng Việt; Tập làm văn. Vì vậy, người giáo viên giảng dạy phải vận dụng, kết hợp nhịp nhàng các phương pháp: Diễn dịch; quy nạp; thực hành luyện tập. Các em học tốt các bài thơ tứ tuyệt của Bác là điều kiện cũng cố kiến thức phân môn Tiếng việt về vốn từ Hán và các yếu tố Hán việt, về câu, từ, nhịp, cách gieo vần và cấu trúc bài thơ tứ tuyệt. Vì thơ của Bác, nhất là các bài thơ trong tập “Nhật ký trong tù”, Bác viết bằng chữ Hán.
Qua việc học các bài thơ Bác, các em hiểu sâu sắc thêm về một tâm hồn lớn, về nhân cách vĩ đại của Người.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
	Trong thực tế, qua việc học tập của các em tôi thấy: các bài thơ tứ tuyệt ngắn, nên các em dễ thuộc, song không phải các em nào cũng đọc tốt, đọc hay và đọc đúng. Nhiều em đọc chưa tốt. Các em vẫn chưa thấy hết cái hay, cái đẹp trong nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của tầng bài. Bởi vì các em:
	- Chưa nắm chắc nguồn gốc và kết cấu của thơ tứ tuyệt.
	- Chưa hiểu hết nghĩa của các từ Hán và các yếu tố Hán Việt trong từng bài.
	- Chưa hiểu hết nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của thơ.
	- Những bài thơ phiên âm tiếng Hán, khó đọc, khó thuộc.
	- Vốn từ ngữ của các em còn nghèo nàn ...
	Đó là những vấn đề trong suốt quá trình giảng dạy. Tôi đã tổng hợp đưa ra và vận dụng các biện pháp giảng dạy nhằm giúp các em tiếp thu bài tốt hơn.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc dạy - học thơ tứ tuyệt theo tinh thần thay sách giáo khoa mới ở trường THCS và theo tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, có một số vấn đề cần xem xét như sau:
	- Dạy và học thơ tứ tuyệt ở trường THCS.
	- Dạy và học thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh ở lớp 7 và 8.
	Phải nghiên cứu hai vấn đề trên thì việc soạn bài cũng như việc thực hiện bài giảng trên lớp mới tiến hành được tốt. Người giáo viên chúng ta mới có điều kiện cần thiết để phát huy tài năng, sáng tạo trong việc dạy và hướng dẫn học sinh học thơ Tứ tuyệt.
	Hệ thống dạy và học thơ nói chung, thơ tứ tuyệt ở trường THCS nói riêng bao gồm:
	+ Phương pháp đọc thơ.
	+ Phương pháp nghiên cứu, gợi tìm.
	+ Phương pháp phân tích- tổng hợp.
	Các phương pháp trên liên kết với nhau, hỗ trợ nhau. Ở một tiết học, cần vận dụng tốt cả ba phương pháp này.
1. Phương pháp đọc
	Đọc thơ như thế nào? Đọc thơ tứ tuyệt như thế nào? 
Đọc thơ tứ tuyệt phải khác so với đọc thể thơ tự do và thơ lục bát. Người đọc thơ tứ tuyệt cần chú ý đến chữ, câu, vần, nhịp điệu và hình ảnh. Phải huy động toàn bộ vốn sống, vốn hiểu biết; phải liên tưởng, tưởng tượng. Tức là phải sống với tác phẩm. Trước hết, giáo viên phải làm cho học sinh lắng nghe, hứng thú nghe. Từ nghe, ngôn từ nghệ thuật trong thơ tứ tuyệt mới giúp các em cảm thụ sâu sắc chiều sâu của nội dung tư tưởng bài thơ, làm sống dậy trong trí tưởng tượng của các em, hình tượng của tác phẩm thơ, hình tượng của ý thơ, nhân vật trong thơ, gây xúc động thẩm mỹ, tác động sâu sắc đến tình cảm, đạo đức của các em, của nội dung tác phẩm với các em.
Ví dụ: Khi đọc bài thơ “Cảnh khuya” của Bác.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa,
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
	Đọc với giọng chậm rãi, thanh thản và sâu lắng, chú ý cách ngắt nhịp 2/2/3, 4/3. Từ việc hướng dẫn và đọc mẫu của giáo viên, qua cách đọc, các em có thể tưởng tượng ra một bức tranh tuyệt đẹp, một vẻ đẹp kỳ vĩ, tinh tế. Chỉ mới hai câu thơ đầu mà có cả suối, rừng, cổ thụ, hoa và trên hết là ánh trăng tuyệt đẹp, rất sáng, sáng lắm mới chiếu được hoa rừng: Trăng về khuya. Qua cách đọc, các em cũng cảm nhận được sự trẻ trung, tươi mát của tâm hồn Bác. Thấy được thú “Lâm tuyền” của nhà cách mạng kiên định, dù trong hoàn cảnh nào cũng không quên nhiệm vụ hiện tại thiết thực của toàn dân tộc.
	Ở lớp, học sinh đọc thơ, thầy cô giáo hướng dẫn các em đọc cần căn cứ vào nội dung, nghệ thuật mà tìm ra cách đọc, giọng đọc cho phù hợp. Phải cho học sinh nhận xét cách đọc của bạn.
2. Phương pháp nghiên cứu, gợi tìm 
	Trước hết giúp các em quen dần với việc nghiên cứu bài thơ về nội dung và nghệ thuật. Phương pháp này giúp học sinh biết suy nghĩ, nghiên cứu một bài thơ tứ tuyệt theo một trình tự hợp lý. Nội dung, nghệ thuật, cấu trúc bài thơ, câu, chữ, vế, hình ảnh thơ. Giáo viên cần lựa chọn tác phẩm, kết hợp với bài thơ đang học với bài thơ nêu làm cơ sở để các em so sánh, đối chiếu từ đó mà hiểu bài một cách sâu sắc hơn.
	Ví dụ: Cho học sinh so sánh các bài: Thất ngôn bát cú đường luật với bài thơ thất ngôn tứ tuyệt. Các bài thơ tứ tuyệt ngũ ngôn với bài thơ tứ tuyệt thất ngôn, lục bát ...
	Cần hướng dẫn các em chú ý các câu trích dẫn, các lời chú thích, các chi tiết, hình ảnh nghệ thuật trong tác phẩm, trong sách giáo khoa.
	Các em chú ý từng đoạn thơ, khổ thơ, câu thơ, sự liên kết của các câu trong bài thơ. Cho học sinh diễn xuôi bằng miệng trên lớp.
	Phương pháp này giúp các em hiểu sâu hơn tác phẩm thơ tứ tuyệt, tự tiến hành phân tích, đánh giá. Phương pháp này cũng đòi hỏi các em phải biết phát huy ý kiến lập luận, có căn cứ dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Cho học sinh thảo luận ở nhóm, tổ. Lập đề cương phát biểu, thuyết trình về một ý nào đó trong tác phẩm thơ.
	Ở lớp không đủ thời gian nên phương pháp này, chủ yếu giáo viên gợi ý hướng dẫn để các em thực hiện khi chuẩn bị bài ở nhà.
3. Phương pháp phân tích
Trước khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu, phân tích bài thơ, giáo viên phải cho học sinh tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp của tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm thơ từ đó học sinh nắm được ý nghĩa, tư tưởng và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
Ví dụ: Khi dạy hai bài thơ: “Ngắm trăng” và “Đi đường” của Hồ Chí Minh. Học sinh phải hiểu được hai bài thơ này Bác đều làm trong thời kỳ bị tù đày ở Quảng Châu - Trung Quốc (Từ tháng 8/1942 đến tháng 9/1943). Từ đó học sinh tìm hiểu về tập thơ “Nhật ký trong tù”.
Cần giới thiệu sâu về Bác, Xuất xứ hai bài thơ và cho học sinh tự phát biểu về hiểu biết của các em, cảm xúc của các em về Bác.
Để tìm hiểu ý nghĩa tư tưởng, nội dung bài thơ, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu cấu trúc tác phẩm thơ tứ tuyệt; từ cách gieo vần, câu, chữ, vế đối và hình ảnh thơ Bác, đặc biệt là các bài ở “Nhật ký trong tù” Bác viết bằng chữ Hán, nên cần giúp các em nắm chắc hơn về cấu trúc trên để phân tích, nêu bật nội dung bài thơ.
a. Trình tự một bài thơ tứ tuyệt:
 Bốn câu của bài thơ tứ tuyệt có trình tự như sau: 
Câu 1: Khai: Mở vấn đề ra gọi là câu đề.
Câu 2: Thừa: Nâng cao, triển khai ý câu khai gọi là câu thực.
Câu 3: Chuyển: Chuyển ý mở rộng nội dung gọi là câu luận.
Câu 4: Hợp: Tổng hợp, thâu tóm ý toàn bài gọi là câu kết. 
b. Cách gieo vần
Cách gieo vần bằng và chỉ có một vần ở cuối các câu: 1, 2, 4.
Ví dụ: Bài “Không ngủ được” Gieo vần anh.
	Một canh .... hai canh ... lại ba canh. 
	Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành.
	Canh bốn canh năm vừa chợp mắt.
	Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.
Hay bài: “ Ngắm trăng” Gieo vần oa - a.
	Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
	Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
	Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt 
	Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
c. Phép đối 
Các câu thực và luận buộc phải đối nhau chặt chẽ về ý, về lời và về thanh.
 Ví dụ: 	
	Trong tù không rượu cũng không hoa
	Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
	Bác nói lên nỗi thèm muốn được thưởng thức cảnh đêm trăng đẹp bên ngoài. Các câu thơ tuyệt bút ! hình ảnh, “Người” và “trăng” được nhà thơ đặt ở vị trí đối xứng nhau trong hai câu thơ đối ngẫu, kết hợp với hình ảnh “trăng” được nhân hoá một cách sinh động, tạo ra cảm giác “người” và “trăng” tuy kẻ ở ngoài người ở trong nhưng như một đôi bạn tâm tình, hoà hợp với nhau một cách rất hồn nhiên.
	Hay ở bài: “Tẩu lộ” (Đi đường)
	 Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan,
	Trùng san chi ngoại hựu trùng san;
	Trùng san đăng đáo cao phong hậu,
	Vạn lí dư đồ cố miện gian.
	(Đi đường mới biết gian lao
	Núi cao rồi lại núi cao trập trùng.
	 Núi cao lên đến tận cùng
	Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.)
	Hai câu thơ mở đầu diễn tả nỗi gian truân của người đi đường. 
	Hai câu thơ sau gợi lên hình ảnh hiên ngang của người đi đường, và bằng bút pháp ẩn dụ, sinh động, độc đáo, bài thơ đã nêu lên đức tính kiên trì, nhẫn nại và chủ động của Bác Hồ.
	d. Quy luật mở, đóng của thơ tứ tuyệt
 Trong bài thơ tứ tuyệt, hai tiếng đầu tiên rất quan trọng, nó quyết định ý tứ của bài thơ. Mở như thế nào thì phải đóng tương xứng.
	Bài thơ “Ngắm trăng” mở đầu bằng hai tiếng “Trong tù” như vặy từ trăng, đến việc ngắm trăng đều trong khuôn khổ của hai tiếng đó.
“ Trong tù không rượu cũng không hoa”
Hai tiếng trong tù nói về cái chung của hoàn cảnh thì những tiếng tiếp theo nói lên cái riêng của hoàn cảnh “không rượu cũng không hoa”; “Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ” câu này trong bài thơ tứ tuyệt của Bác chỉ nhắc lại điều đã nói ở trên, chi tiết chung nha mà Bác dùng “cửa sổ” . Người đọc tưởng chừng lặng lẽ dọc qua, nhưng đến câu thơ tiếp theo “Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ” thì câu trên không đứng một mình, nó là một mảng không thiếu được trong thơ tứ tuyệt, hai câu là hai vế của một câu đối. Bài thơ khép lại bằng hai tiếng “Nhà thơ”. Mở đầu là “Trong tù” kết thúc phải là “Người tù”, nhưng ở đây, trăng không ngắm người tù mà ngắm “nhà thơ”, cái hay trong cấu trúc là ở chỗ đó.
Ở thơ tứ tuyệt, tác giả cũng dùng biện pháp điệp ngữ “Trùng san chi ngoại hữu trùng san”. (Đi đường)
Từ ngữ và hình ảnh trong thơ tứ tuyệt thường có hai lớp nghĩa; Hiểu theo nghĩa đen là nghĩa trực tiếp, hiểu theo nghĩa ẩn dụ là nghĩa trừu tượng.
Ví dụ: Bài “Đi đường”.
	- Nghĩa đen nói về việc đi đường.
	- Nghĩa ẩn dụ: Ngụ ý nói về con đường cách mạng, đường đời. 
Từ việc khai thác nghệ thuật thơ tứ tuyệt: Từ cấu trúc, câu, chữ, cách gieo vần, đối ... đến nhịp điệu thơ như trên sẽ làm nổi bật nội dung tư tưởng của bài thơ.
Các phương pháp trên đều dạy thơ tứ tuyệt theo tinh thần đổi mới Sách giáo khoa ở trường THCS thì việc đọc thơ và phân tích thơ là hai phương pháp chủ yếu, tránh coi đọc là độc tôn. Ngoài hệ thống câu hỏi để học sinh thảo luận, phát biểu ý kiến, Giáo viên cũng cần bình giảng và giới thiệu thêm. Ngoài ra giáo viên còn cho các em sưu tầm các tác phẩm thơ về Bác, tạo điều kiện để các em cảm thụ, thâm nhập, chiếm lĩnh tác phẩm. Quá trình đọc thơ, cần chú ý phân tích từ, hình ảnh nghệ thuật của tác phẩm thơ.
* Chú ý: Khi dạy tác phẩm thơ chú ý vừa đọc, vừa bình. Đọc bình và trong bình có đọc là biện pháp sóng đôi mang lại hiệu quả tốt.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
So với việc dạy - học các tác phẩm thơ nói chung, như các thể thơ tự do, thơ đường luật với thể thơ tứ tuyệt và nhất là các thể thơ tứ tuyệt của Bác, thì việc dạy học thông thường không đạt hiệu quả như mong muốn. Qua việc vận dụng các phương pháp trên tôi nhận thấy các tiết học đã có hiệu quả cao hơn nhiều. Thực tế qua các tiết dạy các bài thơ tứ tuyệt của Bác ở chương trình lớp 8 “Ngắm trăng”; “Đi đường” Tôi đã khảo sát bằng các bài kiểm tra 15 phút cuối mỗi tiết học ở lớp 8a với kết quả tiếp thu đạt được như sau:
Điểm
Bài kiểm tra 1
Bài kiểm tra 2
Số lượng
%
Số lượng
%
Giỏi
2
6.7
4
13.3
Khá
5
16.7
7
23.3
Trung bình
17
56.6
16
63.4
Yếu kém
6
20.0
3
10.0
Tổng
30
100
30
100
Qua chất lượng các bài kiểm tra chúng ta thấy tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng lên rõ rệt, tỉ lệ yếu kém được giảm xuống. Các em ham học và hứng thú học nên giờ học sôi nổi hơn, qua đó cũng củng cố thêm vốn từ Hán - Việt và năng lực viết các kiểu bài Nghị luận cho các em.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
	Dạy - học thơ Bác, ai cũng cảm thấy rất dễ dàng mà lại rất khó. Dễ vì thơ Bác nói về những điều rất gần gũi, dễ hiểu với mọi người, chẳng có gì xa lạ, càng không rắc rối, cầu kỳ, không có cả đến sự uyên bác. Nhưng khó, vì rất khó đạt đến sự thấu hiểu những ý tứ sâu xa và cảm nhận được những giá trị nhiều mặt, nhiều đặc tính tưởng như khác biệt, thậm chí đối lập: Thép và tình, cổ điển và hiện đại, nhà cách mạng và bậc hiền triết, chiến sĩ và thi sĩ ...
	Bởi vậy khi giảng dạy, muốn đạt kết quả cao, người giáo viên phải động viên các em biết phát huy tính chủ động, tích cực sáng tạo và tư duy bằng việc ra các bài tập, câu hỏi gợi tìm để các em về nhà tự nghiên cứu, tìm tòi, tự tra cứu. Cho các em thực hành luyện tập viết những bài phát biểu cảm nghĩ ngắn sau khi học xong mỗi bài thơ. Ngoài ra còn hướng dẫn các em tìm hiểu về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác, sự nghiệp văn, thơ của bác qua sách, báo để các em hiểu sâu sắc thêm về con người Cách mạng và con người nghệ sĩ trong thơ Bác, đã thống nhất, gắn bó đến mức khó có thể tách bạch ra từng phương diện được và sự thống nhất này thấm sâu vào các yếu tố của tác phẩm, từ cái nhìn về thế giới đến thế giới hình tượng thơ, câu, từ, hình ảnh, từ giọng điệu đến ngôn từ. Từ đó củng cố tình cảm kính yêu Bác Hồ của các em. Qua thơ Bác mà các em yêu thích bộ môn Văn hơn.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Trên đây là những ý chính của các phương pháp khi dạy thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh ở khối 7, 8. Song để dạy và học đạt hiệu quả tốt nhất chúng ta cần thực hiện tốt một số nội dung sau:
Thứ nhất: Ởû mỗi tiết học, một tác phẩm thơ cụ thể, người giáo viên phải giới thiệu, dẫn dắt vào bài và giới thiệu như thế nào còn phụ thuộc vào thực trạng học sinh và tài năng sư phạm của từng giáo viên cũng như đặc điểm, nội dung nghệ thuật cuả từng tác phẩm.
	Thứ hai: Khi dạy mỗi tác phẩm thơ tứ tuyệt giáo viên cần hướng dẫn cách đọc vì đọc đúng, đọc hay sẽ giúp học sinh hứng thú khám phá tác phẩm.
	Thứ ba: Hướng dẫn học sinh nghiên cứu, so sánh tác phẩm đang học với tác phẩm khác nhằm rút ra cái hay, cái đẹp của văn bản từ đó học sinh hiểu sâu sắc hơn về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
	Thứ tư: Giáo viên giúp học sinh đi sâu phân tích để làm sáng tỏ tư tưởng tình cảm mà tác giả gửi gắm vào tác phẩm văn học.
Nói chung việc dạy và học thơ tứ tuyệt của Bác, cụ thể bằng nhiều con đường, người giáo viên cần dựa vào đối tượng mà sử dụng các phương pháp cho hợp lý để đạt kết quả tốt hơn. Học sinh yêu thích, ham học và làm được thơ tứ tuyệt.
II. KIẾN NGHỊ
1. Đối với giáo viên
 Cần phát huy tính chủ động, tích cực sáng tạo và tư duy của các em bằng việc ra các bài tập phát biểu cảm nghĩ, câu hỏi gợi tìm để các em nghiên cứu, tìm tòi.
	Chú trọng vào việc giải thích kĩ các yếu tố Hán- Việt trong để học sinh có thể hiểu sâu sắc nội dung tư tưởng của tác phẩm.
	Thường xuyên kiểm tra việc học bài và làm bài tập của học sinh để tạo cho học sinh tâm thế chủ động trong việc chuẩn bị bài ở nhà. 
2. Đối với học sinh
	Cần chuẩn bị bài kĩ bài học trước khi lên lớp.
	Tự xây dựng sổ tay văn học để ghi chép, sưu tầm những bài thơ tứ tuyệt yêu thích cũng như ghi chép những yếu tố Hán- Việt khó nhớ, khó thuộc để tích lũy thêm nội dung kiến thức và vốn từ từ ngữ.
	Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong việc giảng dạy thơ tứ tuyệt ở khối 7,8. Rất mong được sự đóng góp ý kiến, trao đổi của các đồng chí, đồng nghiệp để việc dạy môn Ngữ văn không còn là nỗi trăn trở của riêng giáo viên bộ môn chúng ta./.
	 	Buôn Ma Thuột, ngày 10/ 03/ 2011
	Người viết
	Dương Phượng Khánh

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_tho_tu_tuyet_ho_chi_minh_o_khoi_7.doc