Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học chủ đề Ngữ văn 8 theo định hướng phát triển năng lực

Năng lực giải quyết vấn đề

Trên thực tế, có nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau về năng lực giải quyết vấn đề (GQVĐ). Tuy nhiên, các ý kiến và quan niệm đều thống nhất cho rằng GQVĐ là một năng lực chung, thể hiện khả năng của mỗi người trong việc nhận thức, khám phá được những tình huống có vấn đề trong học tập và cuộc sống mà không có định hướng trước về kết quả, và tìm các giải pháp để giải quyết những vấn đề đặt ra trong tình huống đó, qua đó thể hiện khả năng tư duy, hợp tác trong việc lựa chọn và quyết định giải pháp tối ưu.

Với môn học Ngữ văn, năng lực này cũng cần được hướng đến khi triển khai các nội dung dạy học của bộ môn, do tính ứng dụng thực tiễn và quy trình hình thành năng lực có thể gắn với các bối cảnh học tập (tiếp nhận và tạo lập văn bản) của môn học, khi nảy sinh những tình huống có vấn đề. Với một số nội dung dạy học trong môn Ngữ văn như: xây dựng kế hoạch cho một hoạt động tập thể, tiếp nhận một thể loại văn học mới, viết một kiểu loại văn bản, lí giải các hiện tượng đời sống được thể hiện qua văn bản, thể hiện quan điểm của cá nhân khi đánh giá các hiện tượng văn học, quá trình học tập các nội dung trên là quá trình giải quyết vấn đề theo quy trình đã xác định. Quá trình giải quyết vấn đề trong môn Ngữ văn có thể được vận dụng trong một tình huống dạy học cụ thể hoặc trong một chủ đề dạy học.

 

docx 36 trang linhnguyen 5280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học chủ đề Ngữ văn 8 theo định hướng phát triển năng lực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học chủ đề Ngữ văn 8 theo định hướng phát triển năng lực

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học chủ đề Ngữ văn 8 theo định hướng phát triển năng lực
c tiễn.
Dạy học theo chủ đề ở bậc trung học là sự cố gắng tăng cường tích hợp kiến thức, làm cho kiến thức có mối liên hệ mạng lưới nhiều chiều; là sự tích hợp vào nội dung những ứng dụng kĩ thuật và đời sống thông dụng làm cho nội dung học có ý nghĩa hơn, hấp dẫn hơn. Một cách hoa mỹ, đó là việc “thổi hơi thở” của cuộc sống vào những kiến thức cổ điển, nâng cao chất lượng “cuộc sống thật” trong các bài học.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Trong thực tế giảng dạy của bản thân và việc dự giờ đồng nghiệp, chúng tôi thấy việc dạy - học các tiết học nói chung, chủ đề nói riêng trong chương trình tại đơn vị chưa thật phát huy và khơi dậy tối đa các năng lực của học sinh. Điều đó, thể hiện ở những tồn tại sau:
Dạy học đọc - hiểu chủ yếu vẫn theo hướng truyền thụ một chiều những cảm nhận của giáo viên về văn bản, chưa hướng tới việc cung cấp cho học sinh cách đọc, cách tiếp cận, khám phá những vấn đề về nội dung và nghệ thuật của văn bản. Dạy học chú trọng đến cung cấp nội dung tư tưởng của văn bản văn học, ít chú trọng đến các phương tiện nghệ thuật. Tóm lại, vẫn là chú trọng dạy kiến thức hơn là hình thành kỹ năng.
Dạy học tích hợp đã được chú trọng trong những năm học gần đây và cũng đã đạt được một số kết quả bước đầu. Tuy nhiên, dạy học tích hợp vẫn mang tính khiên cưỡng, thiếu tự nhiên, tức là giáo viên thường áp đặt những nội dung tích hợp vào bài học như bảo vệ môi trường, giáo dục kỹ năng sống một cách lộ liễu. Chưa phát huy học sinh huy động kiến thức, kỹ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực để giải quyết các nhiệm vụ học tập. Chủ yếu tích hợp liên môn, chưa chú trọng tích hợp các phân môn chính vì vậy chưa giúp học sinh hình thành kiến thức, kỹ năng mới và tất nhiên các năng lực của học sinh chưa được phát triển.
Việc vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực. Trong những năm học vừa qua, nhận thức của đội ngũ giáo viên về tính cấp thiết phải đổi mới phương pháp dạy học đã thay đổi và có nhiều chuyển biến; việc áp dụng những phương pháp dạy học tích cực đã được thực hiện. Tuy nhiên cách thực hiện, hiệu quả giảng dạy để đạt được mục tiêu của nó là chưa cao, ví dụ như phương pháp thảo luận nhóm được tổ chức nhưng chủ yếu vẫn dựa vào một vài cá nhân học sinh tích cực tham gia, các thành viên còn lại còn dựa dẫm, ỉ lại chưa thực sự chủ động. Mục đích của thảo luận nhóm chưa đạt được.
II. Thực trạng 
2.1. Thực trạng dạy của giáo viên 
 	Nhiều giáo viên tâm huyết với bộ môn Ngữ văn cho rằng việc dạy học vẫn chưa tạo sức hút cho học sinh. Chưa vận dụng có hiệu quả lý luận dạy học vào thực tiễn bài giảng nên nhiều giờ dạy giáo viên vẫn chưa thực sự giúp học sinh thể hiện cái riêng trong tiếp nhận kiến thức. Sự phát huy tính tích cực chủ động của học sinh thực ra vẫn mang tính chất nửa vời. Không phát huy được năng lực tư duy sáng tạo của các em. 
Trong các tiết học, nội dung bài học cũng chỉ dừng lại ở việc truyền thụ những kiến thức đơn thuần về nội dung và nghệ thuật của các văn bản và các kiến thức Tập làm văn hoặc tiếng Việt chứ chưa giúp học sinh hình thành được kĩ năng tìm hiểu một văn bản và khả năng suy luận để tự mình rút ra những bài học thực tiễn cho bản thân.
Về phương pháp thì phương pháp chủ yếu vẫn là thuyết trình của giáo viên và sự thụ động ghi chép của học sinh. Chủ thể của giờ học là giáo viên bởi vậy giờ học thường rất nặng nề và áp lực. 
Theo chỉ đạo của ngành, những năm gần đây, các trường học cũng thực hiện đúng việc xây dựng và dạy học theo chủ đề. Mỗi tổ nhóm chuyên môn đều xây dựng tối thiểu hai chủ đề trong một năm học. Tổ chức dạy thử nghiệm để dự giờ, rút kinh nghiệm. Theo tiến trình hoạt động của mô hình trường học mới, dạy học chủ đề cũng thực hiện theo 5 bước: khởi động, hình thành kiến thức, luyện tập, vận dụng và tìm tòi mở rộng. Nhưng trên thực tế, giáo viên và học sinh mới thực sự thực hiện được ba hoạt động đầu, hoạt động vận dụng và tìm tòi, mở rộng thì giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện ở nhà. Sở dĩ như vậy là vì khi thực hiện các chủ đề số tiết học vẫn không thay đổi. Số tiết chủ đề là số tiết các bài học trong chủ đề cộng lại. Với việc chú trọng nội dung kiến thức bài học, giáo viên mới chỉ dừng lại ở việc truyền thụ kiến thức các bài học liên quan đến chủ đề mà chưa có những tiết học để tổng kết chủ đề, vận dụng chủ đề, kết nối các nội dung trong chủ đề lại với nhau. 
2.2. Thực trạng học của học sinh
Hiện nay, số lượng học sinh yêu thích môn Văn ngày càng ít đi, số học sinh giỏi văn cũng theo đó mà ngày càng ít dần. Đặc biệt, trong những năm gần đây, số lượng học sinh đăng kí thi các trường đại học, cao đẳng khối C giảm sút đáng kể. Các kỳ thi tuyển HSG không được học sinh hưởng ứng một cách tích cực.
 Qua thực tế dạy học, tôi thấy việc học tập của học sinh cũng có nhiều điểm đáng quan tâm. Có thể nói, nhìn chung nhiều học sinh vẫn ngại học môn Ngữ văn vì phải ghi chép nhiều, nghe giảng nhiều và nhiều kiến thức. Hơn nữa, trong quá trình giảng dạy, giáo viên cũng không để ý tới việc nhận thức của các em mà chỉ dạy làm sao cho đúng tiến độ, cho hết giờ. Vì vậy, trong các giờ học học sinh tiếp nhận tri thức một cách hững hờ, ít nhiệt tình. Những năm gần đây, nhiều người quan tâm đến công tác giáo dục cũng không khỏi lo ngại trước một thực trạng, đó là tâm lý thờ ơ với việc học Ngữ văn. Trong giờ học văn, học sinh ngồi học thụ động, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động. 
	Đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng về các năng lực được phát huy trong giờ học ngữ văn ở ba lớp 8 (Phụ lục 1). Theo bảng khảo sat, thì số học sinh chưa phát huy được các năng lực chiếm tỉ lệ cao: 52%.
Cùng với khảo sát chất lượng về các năng lực được phát huy trong giờ học Ngữ văn, tôi đã khảo sát học sinh lớp 8 về sự yêu thích đối với học chủ đề Ngữ văn. Kết quả thu được trước khi thực hiện dạy học chủ đề năm học mới: không thích chiếm 37%, bình thường chiếm 31% và thích là chiếm 32%. 
Như vậy, trên thực tế tỉ lệ học sinh không thích học chủ đề cao, và không thấy sự khác biệt khi học chủ đề và học các bài học độc lập. Các năng lực chưa thực sự được phát huy khi dạy học chủ đề trước đây. Đó là điều mà giáo viên phải tìm cách để thay đổi.
III. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
 3.1. Tìm hiểu, nắm vững mục tiêu bài giảng Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực 
Để xây dựng, thiết kế chủ đề theo định hướng phát triển năng lực, điều đầu tiên là cần phải nắm vững mục tiêu bài dạy theo định hướng phát triển năng lực. 
Trong giáo dục theo định hướng năng lực học sinh, quan trọng là xác định rõ những năng lực cần có và có thể phát triển trong dạy học. Trong đó gồm năng lực chung có thể phát triển ở các môn học khác nhau và năng lực riêng. 
Theo quan điểm của các nhà sư phạm, cấu trúc chung của năng lực hành động được mô tả là sự kết hợp của 4 năng lực thành phần sau:
Các thành phần cấu trúc của năng lực
	- Năng lực chuyên môn (Professional competency)
	- Năng lực phương pháp (Methodical competency)
	- Năng lực xã hội (Social competency)
	- Năng lực cá thể (Induvidual competency)
Từ cấu trúc của khái niệm năng lực cho thấy giáo dục định hướng phát triển năng lực không chỉ nhằm mục tiêu phát triển năng lực chuyên môn bao gồm tri thức, kỹ năng chuyên môn mà còn phát triển năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực cá thể. Những năng lực này có mối quan hệ biện chứng không tách rời nhau. Năng lực hành động được hình thành trên cơ sở có sự kết hợp các năng lực này.
- Trước hết là nhóm năng lực cốt lõi chung:
Năng
 lực
cốt 
lõi
Năng
 lực
cốt 
lõi
Nhóm NL
 làm chủ 
và PT 
bản thân
Nhóm NL quan hệ 
xã hội 
Nhóm 
năng 
lực 
công cụ 
Năng lực
tự học
Năng lực giải quyết
vấn đề
Năng lực sáng tạo
Năng lực tự quản lý
Năng lực giao tiếp 
Năng lực hợp tác 
Năng lực sử dụng
CN-TT
Năng lực sử dụng ngôn ngữ 
Năng lực tính toán 
Năng lực giao tiếp
Nghe đọc
Nói, viết
Tiếp nhận văn bản
Tạo lập văn bản
Năng lực đọc hiểu
Năng lực tập làm văn
Đến phát triển cho học sinh những năng lực chuyên biệt:
Bên cạnh những năng lực, bài dạy ngữ văn phải giúp học sinh hình thành những phẩm chất:
(1) Yêu gia đình, yêu quê hương, đất nước.
(2) Nhân ái khoan dung.
(3) Trung thực, tự trọng, chí công vô tư.
(4) Chăm chỉ, có tinh thần vượt khó.
(5) Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước và môi trường tự nhiên.
 Việc xác định những năng lực cần có và năng lực hướng tới cùng những phẩm chất có thể giáo dục là định hướng quan trọng, không thể thiếu của các bài dạy Ngữ văn nói chung và dạy học chủ đề nói riêng.Từ mục tiêu, người dạy sẽ thiết kế chủ đề để thực hiện mục tiêu đó.
 3.2. Thiết kế chủ đề Ngữ văn 8 theo định hướng phát triển năng lực học sinh
* Cách xây dựng chủ đề:
Bước 1: Xác định chủ đề.
Xác định nội dung, phạm vi kiến thức muốn đưa vào chủ đề. Nội dung có thể là sự tích hợp một đơn vị kiến thức trong nhiều bài.
Trong chương trình Ngữ văn của từng khối lớp hoặc nhiều khối lớp, trước đây chúng ta chọn những bài học có mối liên quan chặt chẽ với nhau về mặt nội dung, ý nghĩa. Từ những nội dung liên quan đó, giáo viên định hình chủ đề sẽ dạy và soạn thành một giáo án Dạy học theo chủ đề. Như vậy một chủ đề sẽ có từ 2 tiết trở lên. Thường thì trong môn Ngữ văn, các chủ đề được gom lại chủ yếu trong một phân môn: Văn bản, Tập làm văn, Tiếng Việt. 
Năm học 2020 – 2021, Bộ giáo dục đã chỉ đạo dạy học theo chủ đề mà Bộ đã tích hợp. Chủ đề có sự tích hợp giữa các phân môn Văn – Tiếng Việt – Tập làm Văn. 
Bước 2: Căn cứ các chủ đề tích hợp, giáo viên tiến hành xây dựng chủ đề
Yêu cầu của việc xây dựng chủ đề là: chủ đề xây dựng vừa đúng, đủ, phù hợp và đảm bảo các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình chuẩn, cũng như các năng lực cần xây dựng, kiểm tra. Khi xây dựng chủ đề phải đảm bảo tính hệ thống, tính logic của chương trình tránh đảo lộn nội dung hay rối loạn tư duy học sinh, phá vỡ hệ thống kiến thức. Các chủ đề mà Bộ đã xây dựng đáp ứng các yêu cầu trên. Nhiệm vụ của giáo viên là đặt tên chủ đề, phân bố số tiết và tiến hành soạn giáo án dạy học theo chủ đề.
Với chủ đề Ngữ văn 8, tôi đã đặt tên cho chủ đề học kì I là: Kí ức tuổi thơ trong hai văn bản “Tôi đi học” và “Trong lòng mẹ”, Tích hợp tính thống nhất về chủ đề và bố cục của văn bản. Chủ đề học kì II là: Niềm hoài cổ trong hai văn bản “Nhớ rừng” và “ông đồ”, tích hợp câu nghi vấn. Mỗi chủ đề được dạy trong 8 tiết học vào đầu mỗi học kì. 
Bước 3: Tiến hành soạn giáo án theo chủ đề đã xây dựng.
A. Mục tiêu của chủ đề:
1. Năng lực:
-Về kiến thức
-Kĩ năng
-Năng lực cần phát triển
2. Phẩm chất
B. Chuẩn bị của GV và HS
C. Tiến trình hoạt động
Hoạt động 1: Khởi động
=> Giới thiệu chung về chủ đề
+ Tên chủ đề
+ Chủ đề gồm mấy tiết ?
+ Bao gồm những bài nào?
+Số tiết và bài học cụ thể
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức chủ đề
Hoạt động 3: Tổng kết, luyện tập chủ đề
Hoạt động 4: Vận dụng, nâng cao, hướng dẫn học bài về nhà
(Tuỳ số lượng tiết của chủ đề mà giáo viên soạn nội dung vận dụng nâng cao ngắn hay dài nhưng nên có những bài tập vận dụng tổng hợp kiến thức chung của cả chủ đề).
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng. 
 Bước 4: Dựa trên các nhiệm vụ học tập được đưa ra theo kế hoạch, giáo viên tiến hành thực hiện dự án dạy. 
Ở bước này, giáo viên cần bám sát những nhiệm vụ học của học sinh, đề ra các phương hướng phù hợp khai thác hiệu quả nội dung chủ đề. Tiết dạy học theo chủ đề thường được tiến hành giống như một tiết học bình thường ngay tại lớp học. Tuy nhiên, dạy học theo chủ đề thường gắn với các nhiệm vụ học tập và gắn với giải quyết các vấn đề thực tiễn nên khâu chuẩn bị có thể sẽ phải tiến hành trước tiết dạy nhiều tuần. Các dự án cần có kế hoạch theo dõi tiến hành thực hiện để có cơ sở kiểm tra, đánh giá các năng lực học sinh ngay trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập.
Trong khuôn khổ một sáng kiến kinh nghiệm, tôi không thể đăng tải hết giáo án của một chủ đề bao gồm 8 tiết học. Nên chỉ xin đưa ra giáo án một tiết học trong chủ đề Ngữ Văn 8 học kì II làm ví dụ minh hoạ cho việc dạy học một tiết học của chủ đề theo định hướng phát triển năng lực. Trong chủ đề học kì 2 này bao gồm 8 tiết từ tiết 73 đến tiết 80. Sau tiết giới thiệu chủ đề ở tiết 73 là đến tiết 74 – Tiết 1 của văn bản Nhớ rừng và là tiết thứ hai của chủ đề:
 Ngày soạn: 16/01/2021
 Tiết 74 
NHỚ RỪNG – THẾ LỮ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Năng lực
*Kiến thức
- Hiểu được chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ tri thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do.
- Cảm nhận được hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ Nhớ rừng.
 * Kĩ năng
- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.
- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn.
- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm. 
=> Hình thành và phát triển năng lực: 
- Các năng lực chung:
+ Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; 
+ Năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; 
+ Năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác
- Các năng lực chuyên biệt:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực cảm thụ văn học.
2. Phẩm chất
- - GD phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực
* Tích hợp môi trường: Bảo vệ môi trường sống của chúa sơn lâm.
B. CHUẨN BỊ
- Giáo viên:
 + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.
 + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (bảng phụ, máy chiếu)
 - Học sinh:
 + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan.
 + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Khởi động:
Thi các nhóm: Kể tên những tác phẩm có các con vật trong chương trình Ngữ văn THCS mà em đã học.
Giáo viên tổng kết, nhận xét => giới thiệu bài:
 Mượn hình ảnh loài vật để giáo dục hoặc truyền tải một thông điệp nào đó là cách dùng quen thuộc trong các tác phẩm văn học. Dù là thế giới loài vật hay đồ vật thì chung quy lại các tác phẩm vẫn luôn hướng đến những điều liên quan đến cuộc sống của con người. Thế Lữ cũng chọn cách này, thông qua hình tượng con hổ bị giam cầm để để bày tỏ nỗi niềm của mình trong bài thơ "Nhớ rừng". Đây cũng chính là nội dung tiết học của chúng ta ngày hôm nay.
2. Hình thành kiến thức
Hoạt động của giáo viên - học sinh
Nội dung cần đạt
Định hướng PTNL
- Quan sát chú thích SGK. Giới thiệu những nét chính về Thế Lữ?
(Yêu cầu học sinh nêu tiểu sử, sự nghiệp sáng tác theo SGK kết hợp với hình ảnh và thông tin đã tìm hiểu ngoài SGK).
-Hoàn cảnh sáng tác ''Nhớ rừng''?
-Gọi HS trình bày và nhận xét.
-GV trình chiếu và giới thiệu bổ sung.
I. Đọc – tìm hiểu chung
1. Tác giả 
- Tên thật: Nguyễn Đình Lễ, sau đổi thành Nguyễn Thứ Lễ Bút danh: Lê Ta.
2. Tác phẩm 
- Đây là bài thơ tiêu biểu của tác giả, tác phẩm góp phần mở đường cho sự thắng lợi của thơ mới.
Phát triển năng lực tự học, khái quát vấn đề
“Nhớ rừng” là mượn lời con hổ ở vườn Bách thú...
 Thế Lữ (10 tháng 6 năm 1907 – 3 tháng 6 năm 1989; tên khai sinh là Nguyễn Đình Lễ (có tài liệu khác ghi tên ông là Nguyễn Thứ Lễ) là nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động sân khấu người Việt Nam. Thế Lữ nổi danh trên văn đàn vào những năm 1930, với những tác phẩm Thơ mới, đặc biệt là bài Nhớ rừng, cùng những tác phẩm văn xuôi, tiêu biểu là tập truyện Vàng và máu (1934). Trở thành thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn kể từ khi mới thành lập (1934), ông hầu hết hoạt động sáng tác văn chương trong thời gian là thành viên của nhóm, đồng thời cũng đảm nhận vai trò một nhà báo, nhà phê bình, biên tập viên mẫn cán của các tờ báo Phong hóa và Ngày nay.
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
Định hướng PTNL
- Giáo viên đọc mẫu- Đọc chính xác, có giọng điệu phù hợp với nội dung cảm xúc của mỗi đoạn thơ: đoạn thì hào hùng, đoạn uất ức
- Gọi học sinh đọc bài thơ
- Giáo viên kiểm tra việc đọc chú thích của học sinh nhất là các từ Hán Việt, từ cổ.
-? Xác định thể thơ
- Bài thơ có mấy đoạn.? Ý mỗi đoạn?
- Đọc - chú thích 
- chú thích: ngạo mạn, oai linh, sơn lâm, cả, ...
-Thể thơ: Tám chữ
- Bố cục: - Bài thơ có 5 đoạn
+ Đoạn 1 và đoạn 4 cảnh con hổ ở vườn bách thú
+ Đoạn 2 và đoạn 3 con hổ chốn giang sơn hùng vĩ
+ Đoạn 5: con hổ khao khát giấc mộng ngàn.
Phát triển năng lực đọc hiểu, khái quát vấn đề, giải quyết vấn đề
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
? Một bạn cho rằng tác giả đã dùng thủ pháp đối lập để tạo nên hai cảnh tượng trái ngược nhau, dựa vào đó chúng ta có thể tìm ra bố cục bài thơ một cách dễ dàng? Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? 
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
- Đồng ý.
- Tác giả đã dùng thủ pháp đối lập để tạo nên hai cảnh tượng tương phản giữa cảnh vườn bách thú, nơi con hổ bị giam cầm (đoạn 1 và đoạn 4) và cảnh núi non hùng vĩ xưa nơi con hổ từng ngự trị (đoạn 2 và đoạn 3). Đó là sự tương phản giữa cảnh thực tại và cảnh trong dĩ vãng, mộng tưởng. Và thông qua đó thể hiện thành công tâm sự của con hổ: chán ghét thực tại, khao khát tự do.
Phát triển năng lực hợp tác , tự quản, giải quyết vấn đề, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ TV, thưởng thức văn học và cảm thụ thẩm mĩ 
Hoạt động của giáo viên
 - học sinh
Nội dung cần đạt
Định hướng PTNL
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Giao nhiệm vụ - phiếu học tập 1.
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập
- Gv tổng hợp ý kiến-kết luận
II. Đọc, tìm hiểu chi tiết
1, Hình ảnh con hổ ở vườn bách thú
Khổ 1
Phát triển năng lực giao tiếp, tư duy khái quát vấn đề,, khả năng sử dụng ngôn ngữ TV 
Dự kiến sản phẩm của học sinh
Hình ảnh con hổ
Nhận xét
Tâm trạng
- Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
 - Cảm xúc hờn căm kết đọng trong tâm hồn, đè nặng, nhức nhối, không có cách nào giải thoát.
Tư thế
-Nằm dài trông ngày tháng dần qua 
-Buông xuôi bất lực, tủi cực.
Thái độ
- Khinh lũ người kia ngạo mạn, ...
- Coi thường, khinh ghét 
Hoàn cảnh
+ Bị nhục nhằn tù hãm
+ Làm trò lạ mắt, đồ chơi
+ Chịu ngang bầy - bọn gấu dở hơi...cặp báo vô tư lự,
- Nỗi nhục nhã, nỗi bất bình khi sa cơ, lỡ vận.
Nghệ thuật
Tương phản giữa hình ảnh bên ngoài và nội tâm của con hổ: bên ngoài buông xuôi, phó mặc nhưng cảm xúc hờn căm trong lòng đang trào dâng ngùn ngụt.
 Đoạn thơ là hiện trạng và tình cảnh của con hổ . Nó gậm chứ không phải ngậm nghĩa là như tự mình đang gặm nhấm một khối căm hờn. Tình cảm là một khối căm hờn to lớn, vẹn nguyên, chưa thể tan. Cái tư thế nằm dài thể hiện sự chán ngán, bất lực của kẻ anh hùng khi đã sa cơ cũng hèn (Nguyễn Du ). Trong tình cảnh tủi nhục ấy, nó vẫn ý thức được về bản thân, phân biệt mình với con người, và con vật khác. Những câu thơ mở đầu là tâm trạng bi kịch của vị chúa sơn lâm khi sa cơ thất thế. Đặt bài thơ vào thời điểm sáng tác (1934) thì nỗi tủi hờn cay đắng của con hổ cũng đồng điệu với bi kịch của nhân dân ta khi đang sống trong xiềng xích, nô lệ.
Tổng kết khổ 1: Diễn tả tâm trạng căm giận, uất ức, ngao ngán, chán ghét cảnh sống tầm thường, tù túng. Tâm trạng của con hổ cũng như tâm trạng của người dân mất nước, uất hận, căn hờn, ngao ngán trong cảnh đời tối tăm
Hoạt động của giáo viên
học sinh
Nội dung cần đạt
Định hướng PTNL
Cách thức: 4 bước
+ Bước 1: Giao nhiệm vụ.
 (Thời gian: 5 phút.
 Hoạt động theo nhóm bàn.
Nội dung: 
Nhóm 1: Dưới con mắt của chúa sơn lâm cảnh vườn bách thú hiện lên như thế nào? 
Nhóm 2: Nhận xét của em về cảnh đó?
Nhóm 3: Em có nhận xét gì về giọng thơ, nhịp thơ?
+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
+ Bước 3: Trao đổi thảo luận.
+ Bước 4: Đánh giá chốt kiến thức
- Dưới con mắt của con hổ cảnh vườn bách thú là cảnh tầm thường, giả dối nhân tạo, tù túng.
- Cảnh vật vườn bách thú đựơc miêu tả:
GV: - Giải nước đen, giả suối
 - Hoa chăm, cỏ xén..
- Nhận xét của em về cảnh đó:
HS: Giả dối, tầm thường, vô hồn, đơn điệu...
GV: Tất cả chỉ là đơn điệu do bàn tay sửa sang, tỉa tót của con người nên rất tầm thường giả dối chứ không phải là thế giới của tự nhiên to lớn, mạnh mẽ, bí hiểm.
(?Cảnh tượng ấy gây nên phản ứng nào trong tình cảm của con hổ?) Niềm uất hận.
- Giọng thơ, nhịp thơ:...
? Từ 2 đoạn thơ trên em hiểu cảnh tượng vườn bách thú dưới con mắt của hổ chính là gì?
GV: Thái độ ngao ngán, chán ghét cao độ đối với cảnh vườn bách thú của con h

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_chu_de_ngu_van_8_theo_dinh_huo.docx