Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động “khởi động” trong dạy học Ngữ văn 8 ở trường THCS

Cơ sở thực tiễn

 Khởi động là hoạt động đầu tiên của tiết học, hoạt động này nhằm giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội dung liên quan đến bài học mới. Hoạt động “khởi động” sẽ kích thích tính tò mò, sự hứng thú, tâm thế của học sinh ngay từ đầu tiết học. Hoạt động “khởi động” thường được tổ chức thông qua hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm sẽ kích thích sự sáng tạo, giúp học sinh hình thành năng lực hợp tác, tinh thần học hỏi, giúp đỡ nhau khi thưc hiện nhiệm vụ. Chuẩn bị phần “khởi động” như thế nào cho hiệu quả phải dựa vào nội dung bài, đối tượng học sinh và cả điều kiện của giáo viên.

 Những năm gần đây, phương pháp dạy học văn đã rất chú ý đến khâu tạo tâm thế học văn cho học sinh. Một trong những mục đích của giờ văn là làm sao gây được rung động thẩm mỹ, giáo dục nhân cách cho học sinh. Trong cuộc sống hay trong dạy – học, bước khởi đầu luôn là bước tạo nền tảng, tâm thế. Nền tảng vững, tâm thế tốt thì các hoạt động phía sau mới hiệu quả. Và ngược lại, nếu khởi đầu không tốt thì các hoạt động khác cũng vô cùng khó khăn.

 Hoạt động khởi động dù chỉ là một khâu nhỏ, không nằm trong trọng tâm kiến thức cần đạt nhưng nó có tác dụng tạo tâm thế thoải mái, nhẹ nhàng, hưng phấn cho học sinh vào đầu giờ học. Điều đó có nghĩa là nó sẽ ảnh hưởng lớn đến toàn bộ bài dạy. Vậy nên nếu vì nó chỉ là khâu nhỏ mà bỏ qua thì là một sai lầm lớn. Các em học sinh không thích một giờ học gò bó, căng thẳng. Cho nên, cách tổ chức hoạt động theo phương châm: học mà chơi, chơi và học là một cách hay để lôi kéo, tạo tâm thế thoải mái cho học sinh.

 

doc 18 trang linhnguyen 1980
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động “khởi động” trong dạy học Ngữ văn 8 ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động “khởi động” trong dạy học Ngữ văn 8 ở trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động “khởi động” trong dạy học Ngữ văn 8 ở trường THCS
hư thế nào cho hiệu quả phải dựa vào nội dung bài, đối tượng học sinh và cả điều kiện của giáo viên.              
 	Những năm gần đây, phương pháp dạy học văn đã rất chú ý đến khâu tạo tâm thế học văn cho học sinh. Một trong những mục đích của giờ văn là làm sao gây được rung động thẩm mỹ, giáo dục nhân cách cho học sinh. Trong cuộc sống hay trong dạy – học, bước khởi đầu luôn là bước tạo nền tảng, tâm thế. Nền tảng vững, tâm thế tốt thì các hoạt động phía sau mới hiệu quả. Và ngược lại, nếu khởi đầu không tốt thì các hoạt động khác cũng vô cùng khó khăn.
 	Hoạt động khởi động dù chỉ là một khâu nhỏ, không nằm trong trọng tâm kiến thức cần đạt nhưng nó có tác dụng tạo tâm thế thoải mái, nhẹ nhàng, hưng phấn cho học sinh vào đầu giờ học. Điều đó có nghĩa là nó sẽ ảnh hưởng lớn đến toàn bộ bài dạy. Vậy nên nếu vì nó chỉ là khâu nhỏ mà bỏ qua thì là một sai lầm lớn. Các em học sinh không thích một giờ học gò bó, căng thẳng. Cho nên, cách tổ chức hoạt động theo phương châm: học mà chơi, chơi và học là một cách hay để lôi kéo, tạo tâm thế thoải mái cho học sinh.
 1.3. Giới hạn đề tài 
 - Nâng cao hiệu quả hoạt động “khởi động” môn Ngữ văn 8.
 - Phạm vi nghiên cứu: hai lớp 8A2, 8A3 trường THCS ...
B. PHẦN NỘI DUNG 
 1. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 
Hiện nay, chương trình đổi mới theo hướng phát triển năng lực học sinh đang được giáo viên áp dụng vào công tác giảng dạy. Tuy nhiên, phần lớn tập trung vào phần hình thành kiến thức, phần thiết kế hoạt động “khởi động” chỉ làm theo hình thức giới thiệu qua một chút để vào bài (Theo cách truyền thống). Do đó, tiết học tương đối khô khan, thiếu đi sự hợp tác tích cực của học sinh ngay từ phút đầu. Giáo viên và học sinh gặp khó khăn thực hiện những hoạt động học tập tiếp theo. Là người trực tiếp hay không trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn, chúng ta đều dễ dàng nhận thấy thực trạng hiện nay là học sinh chưa chủ động, tích cực trong việc học, đến lớp không chú ý nghe giảng,về nhà không làm bài. Các em chỉ học theo kiểu đối phó, cố gắng học, cố gắng thi đạt điểm trung bình để đạt tiêu chuẩn khi xếp loại học tập. 
Chính vì lẽ đó, là một người thực sự yêu nghề, yêu môn Văn, tôi luôn tìm tòi, đổi mới phương pháp cho phù hợp cho từng bài, từng đối tượng học sinh. Đặc biệt, phải biết cách thiết kế hoạt động “khởi động” để đem lại hiệu quả khi giảng dạy.
 Tìm hiểu thực tế, đầu năm học 2020 – 2021 tôi đã tiến hành khảo sát mức độ hứng thú, yêu thích các tiết học đọc hiểu văn bản, kết quả thu được như sau: 
	Kết quả khảo sát trước khi sử dụng biện pháp
Bảng khảo sát 1
Lớp
Sĩ số
Rất yêu thích
Thích
Bình thường
Không thích
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A2
42
 2
4,76
9
21,4
17
40,4
14
33,4
8A3
43
3
6,97
7
16,2
15
34,8
18
41,9
Đồng thời, tôi đã tiến hành khảo sát đánh giá thực trạng của học sinh với bài kiểm tra đầu năm học thì kết quả thu được:
Qua kiểm tra chất lượng thu được như sau:
 Bảng khảo sát 2
Lớp
Sĩ số
Đ. dưới T.B
Điểm T.B
Điểm khá
Điểm giỏi
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A2
42
8
19
13
30,9
22
52,3
1
2,4
8A3
43
10
23,2
15
34,8
16
37,2
2
4,7
 	Qua kết quả khảo sát cho thấy: Học sinh ít hứng thú với môn văn nói chung và các tiết đọc hiểu văn bản nói riêng (Bảng khảo sát 1). Nhiều em học thụ động, đối phó nên chất lượng môn Ngữ văn lớp 8 còn thấp, đặc biệt điểm khá, giỏi có ít (Bảng khảo sát 2). Học sinh không thích học văn, chất lượng khảo sát thấp do nhiều nguyên nhân. Song nguyên nhân không phủ nhận được là giáo viên chưa đưa ra được phương pháp dạy học thay đổi các hoạt động giảng dạy phù hợp với đặc trưng kiểu bài. Ngoài ra, giáo viên chưa tổ chức được các hoạt phù hợp để tạo để tạo hứng thú học tập và phát huy tính tích cực, năng lực học tập của học sinh. Các hoạt động chưa hướng các em có ý thức tìm tòi khám phá, lĩnh hội kiến thức văn chương. Các em thụ động trong tiết học, nắm kiến thức không sâu, nhanh quên, bối rối khi gặp các bài tập vận dụng
	2.Nội dung sáng kiến
 Để nâng cao chất lượng dạy học và tạo hứng thú cho học sinh phát huy năng lực ở môn Ngữ văn, tôi đã vận dụng một số biện pháp, hình thức tổ chức hoạt động khởi động như sau:
	2.1. Biện pháp sử dụng hệ thống câu hỏi 
Đây là phương pháp Khởi động đơn giản được sử dụng rất phổ biến trong quá trình giảng dạy.
Ví dụ : Khi dạy văn bản Tôi đi học (Ngữ văn 8, tập 1)
Trong cuộc đời của mỗi con người có những kỉ niệm nào được lưu giữ bền lâu nhất ? (kỉ niệm tuổi học trò)
Vậy đối với em kỉ niệm tuổi học trò đáng nhớ nhất là những kỉ niệm nào?
 Giáo viên: Đúng vậy đó là kỉ niệm bâng khuâng khó tả về ngày đầu tiên đi học được mẹ dỗ dành yêu thương. Truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh sẽ diễn tả lại những kỉ niệm đó)
	2.2 Biện pháp sử dụng thơ, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, danh ngôn, câu đối...
Đó là những lời hay ý đẹp có tính chất ca ngợi, lời răn dạy và những câu triết lí hàm nghĩa sâu sắc, được mọi người sử dụng hằng ngày trong cuộc sống và là tâm huyết của danh nhân. Trích dẫn câu trên để vận dụng vào hoạt động khởi động khi dạy học trên lớp có thể thu hút được sự chú ý của học sinh, tạo sự mới mẻ, khác lạ, kích thích và nâng cao hứng thú học tập ở học sinh. Qua đó, giáo viên có thể giáo dục thực tiễn cho học sinh nhiều bài học bổ ích. Đặc biệt, các bài học về đạo đức thì việc sử dụng ca dao, tục ngữ, câu đối, thành ngữ lại phát huy hiệu quả cao. Với bước này giáo viên yêu cầu học sinh tìm các câu thơ, ca dao ...có chủ đề liên quan đến bài học. 
Ví dụ 1: Khi dạy bài Ông đồ (Ngữ văn 8, tập 2)
	 Em hãy giới thiệu vài nét về tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam ?
	GV: Học sinh có thể kể các hoạt động ngày tết như: Chúc tết , sắm tết, mua quần áo mới; nhà cửa: quét dọn trang trí, thức ăn: thịt, giò lụa, bánh chưng, nước ngọt... Câu đối:
 “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
 Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh’’
Mỗi khi tết đến xuân về, hình ảnh không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt xưa là câu đối ngày tết. Nhắc đến câu đối là gợi nhắc đến Ông đồ. Hình ảnh ông đồ được tác giả Vũ Đình Liên khắc họa cảm động trong bài thơ cùng tên của mình như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu văn bản “ Ông đồ” .
Ví dụ 2: Khi dạy bài “Cô bé bán diêm (Ngữ văn 8, tập 1)
Giáo viên giới thiệu vào bài: Nhà văn Nga từng nói: “Nơi lạnh giá nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương”. 
 Bắc Cực dẫu lạnh, dẫu trời đông tuyết phủ quanh năm nhưng ở đó vẫn có những sinh vật có thể sinh sống được và con người cũng đã chinh phục được. Tuy nhiên, nơi thiếu vắng tình thương - ấy là nơi cõi lạnh giá trong tâm hồn người. Đó là nơi người ta sống với nhau một cách vô tình, nhạt nhẽo, không có hơi ấm của tình người. Trong tác phẩm hôm nay, chúng ta được tìm hiểu tác phẩm mang đậm giá trị nhân văn, thể hiện tầm quan trọng của tình yêu thương – Cô bé bán diêm.
	2.3. Biện pháp kể chuyện 
 Câu chuyện phải có nội dung liên quan đến bài mới mà các em chuẩn bị học. Những câu chuyện phải ngắn gọn, tránh mất thời gian. Các truyện có thể là truyện dân gian hay thực tế cuộc sống. Đây là hình thức tạo hứng thú, vừa mang tính giáo dục cho HS, lúc này các em sẽ chăm chú học hơn có tâm thế đi vào bài học.
Ví dụ 1: Khi dạy bài Trong lòng mẹ (Ngữ văn 8, tập 1)
Kể câu chuyện “Người mẹ mù một bên mắt”
Giáo viên: Em có suy nghĩ gì về câu chuyện này ? (Tấm lòng bao dung của mẹ)
Giáo viên: Dẫn vào bài: Mẹ luôn là người yêu thương, che chở và đồng hành cùng con đi hết quảng đường đời. Mẹ dành cho chúng ta tất cả những gì tốt đẹp nhất trên đời. Thật hạnh phúc thay khi những đứa trẻ được sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương, bao bọc của mẹ. Tình mẹ dành cho con là vô bờ bến, mẹ luôn dõi theo từng nhịp bước của những đứa con, đi qua thời thơ ấu cho đến lúc trưởng thành. Hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu một văn bản nữa về tình mẹ con qua đoạn đoạn trích “Trong lòng mẹ” của tác giả Nguyên Hồng.
	2.4. Biện pháp sử dụng tranh ảnh. 
Sử dụng tranh ảnh minh họa là phương pháp khá phổ biến trong giảng dạy các môn khoa học tự nhiên và các môn Địa lí, Sinh học, Lịch sử,...Còn dạy học Ngữ văn thì dựa vào văn bản là chủ yếu, hiếm khi sử dụng vật mẫu hay tranh ảnh minh họa. Vì thế, khi sử dụng tranh ảnh minh họa học sinh sẽ có được những cảm nhận mới mẻ khi tiếp cận văn bản. Đây là một biện pháp hỗ trợ dạy học không thể thiếu trong giảng dạy nói chung. Biện pháp này có thể thay cho khởi động để tạo cảm giác chân thực, tăng thêm tính rõ ràng, tính sinh động khi tiếp nhận bài học.
Ví dụ 1: Khi dạy bài Trong lòng mẹ (Ngữ văn 8, tập 1)
GV đưa ra 2 hình ảnh về mẹ
 Hình 1
 Hình 2
1.Theo em các hình ảnh trên thể hiện tình cảm của ai với ai ?
Hình 1: Người mẹ ôm con.
Hình 2: Người mẹ đang chăm sóc con 
=> Tình cảm mẹ con.
2. Chia sẻ những kỉ niệm, tình cảm và ấn tượng sâu sắc của em về mẹ: => mỗi học sinh tự kể về kỉ niệm của mình
3. Mỗi em hãy viết một lời nhắn nhủ chân thành và thầm kín gửi tới mẹ. (giáo gửi phiếu học sinh viết) => Giáo viên đọc lời nhắn gửi của học sinh, có những lời khen ngợi.
Giáo viên: Rõ ràng chúng ta thấy tình cảm đối với mẹ thật thiêng liêng. Được nằm trong vòng tay của mẹ thật hạnh phúc. Bài học hôm nay sẽ cho các em cảm nhận tình mẫu tử cảm động và thiêng liêng biết nhường nào? Qua đoạn trích “Trong lòng mẹ” trích trong “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng.
Ví dụ 2: Khi dạy bài Chiếu dời đô
Giáo viên sẽ sử dụng một số hình ảnh và dẫn dắt vào bài:
 Hình ảnh về con đường gốm sứ nhân lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội
 	Giáo viên dẫn dắt vào bài: 
 	Con đường gốm sứ ven sông Hồng là món quà của những tấm lòng dâng lên Thăng Long - Hà Nội nhân dịp ngàn năm tuổi. Con đường này được khánh thành ngày 25/9/2010 sau 3 năm xây dựng. Đây là công trình chào mừng 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. 
 	Thủ đô văn hiến của chúng ta có từ bao giờ? Ai là người lựa chọn nơi thắng địa ấy để định đô? Ý nghĩa của việc dời đô như thế nào? Chúng ta cũng tìm hiểu bài học "Chiếu dời đô".
	2.5 Biện pháp sử dụng video 
Sử dụng máy chiếu là một hình thức dạy học trực quan so với sử dụng tranh ảnh minh họa, băng ghi hình... Dù hình thức có khác nhau nhưng đều đem lại hiệu quả tích cực trong dạy học. Sử dụng máy chiếu có phạm vi tương đối rộng. Tiêu đề, các mục đề, tóm tắt nội dung, từ vựng, hình tượng trong bài, hiệu ứng... đều có thể chiếu. Sử dụng máy chiếu so với việc dạy học truyền thống sẽ tiết kiệm thời gian, sức lực và học tập có phần hiệu quả nhanh gọn, khoa học hơn. Sử dụng các đoạn video có liên quan đến nội dung bài học. Sau khi học sinh xem xong, yêu cầu các em xác định nhân vật trong phim, cảnh trong phim liên quan địa danh nào... để vào bài mới.
	Ví dụ: Khi dạy bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
	G: Giới thiệu một địa danh mà em được biết đến qua chương trình VTV?
(2) Xem video: Du lịch qua màn ảnh nhỏ và cho biết chúng ta vừa đến địa danh nào? Em hiểu gì về địa danh đó?
 Hình được cắt từ video giới thiệu về Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.
-Giáo viên tổng hợp ý kiến dẫn dắt vào bài: Các em đã từng được nghe được đến những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử như Hồ Gươm, Hồ Hoàn Kiếm, Vịnh Hạ Long, Bến Ninh Kiều, chợ nỗi Cái Răng... Việt Nam có biết bao danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử đáng ngưỡng mộ. Vậy, để viết được bài văn thuyết minh về những địa danh trên.
Ví dụ 2: Khi dạy bài: “Ôn dịch thuốc lá”(Ngữ văn 8, tập 1)
Giáo viên chiếu đoạn video phóng sự về “Tệ nạn hút thuốc lá”. 
Giáo viên: Em có nhận xét gì về những hình ảnh em vừa xem? Gia đình em có ai hút thuốc lá không ? 
Qua đó, giáo viên giới thiệu vào bài mới: Thuốc lá là chủ đề thường xuyên được đề cập trên phương tiện truyền thông, ngày càng có nhiều nhà khoa học nghiên cứu tác hại ghê gớm của thuốc lá. Đó cũng là nội dung của bài học hôm nay.
Hình ảnh được cắt từ video phóng sự về tác hại của thuốc lá.
	2.6 Biện pháp trò chơi
Đây là hình thức tạo không khí lớp học sôi động. Bởi khi được chơi các em sẽ thích thú được “học mà chơi, chơi mà học”. Trò chơi còn là hoạt động được các học sinh thích thú tham gia. Vì vậy nó có khả năng lôi kéo sự chú ý và khơi dậy được hứng thú học tập, giúp học sinh rèn luyện sự tự tin, mạnh dạn, khả năng phản xạ nhanh, sáng tạo, nâng cao tinh thần đoàn kết giữ học sinh với học sinh và giữ giáo viên với học sinhVới hoạt động này, giáo viên thường sử dụng đầu tiết học làm tiền đề cho giáo viên vào bài một cách hấp dẫn hơn.
 Tổ chức một số trò chơi gây hứng thú cho học sinh để vào tiết học như: “Chiếc hộp may mắn”, “Trò chơi ô chữ”,“Nhanh như chớp”, “Mảnh ghép”, mật mã lịch sử
2.6.1. Trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”: Đây là trò chơi mang tính chất nhận diện. Nó phù hợp cho những tiết dạy học ôn tập hoặc những tiết dạy chủ đề. Trò chơi này có những ưu thế nhất định như: Có khả năng lôi kéo số đông học sinh tham gia, phát huy trí tưởng tượng, rèn luyện khả năng phản ứng nhanh, trong thời gian ngắn có thể giúp học sinh nhớ lại các tác phẩm đã học.
Ví dụ 1: Cho những hình ảnh sau (lần lượt trình chiếu từng hình ảnh) và nêu câu hỏi: Đây là hình ảnh minh họa cho tác phẩm nào? Của ai ?
 Lão Hạc Chị Dậu
Ví dụ 2: Khi dạy bài Từ tượng hình, từ tượng thanh (Ngữ văn 8, tập 1)
Tạo trò chơi với tên gọi “Nhanh như chớp” có thể cho các em thi tìm từ láy bằng cách chia lớp thành hai nhóm lên bảng nghi trong một thời gian nhất định. Bên nào ghi được nhiều hơn sẽ thắng cuộc. Sau đó giáo viên chỉ ra một từ và hỏi học sinh từ đó tạo ra cho em ấn tượng gì? Các từ có tên gọi là từ tượng hình, tượng thanh. Đó cũng là tên bài mà các em học hôm nay.
	2.6.2. Trò chơi “Chiếc hộp may mắn”:
Điểm đặc biệt của trò chơi này là ở tính bất ngờ cho học sinh. Giáo viên chuẩn bị một chiếc hộp nhỏ, trong đó có những mảnh giấy ghi các phần quà thú vị, đa dạng. Học sinh thực hiện tốt yêu cầu sẽ được nhận quà trong chiếc hộp.
	Cách tổ chức:
Cách 1: Giáo viên trình chiếu hệ thống câu hỏi trên máy chiếu. Quy ước trả lời đúng 4-5 câu sẽ được nhận 1 phần quà đặc biệt trong hộp bằng cách tự bốc.
Cách 2: Trong chiếc hộp sẽ là câu hỏi. Mỗi câu hỏi có ghi sẵn phần thưởng. Học sinh sẽ cùng đọc thuộc lòng đoạn thơ nhất định và chuyền tay nhau chiếc hộp. Khi giáo viên có hiệu lệnh “dừng” cả lớp sẽ ngừng đọc và hộp quà đến tay ai, người đó sẽ có quyền lựa chọn câu hỏi và phần quà trong chiếc hộp. Trò chơi này tuy thu hút số đông học sinh nhưng lại gây ồn và có thể mất nhiều thời gian hơn những trò chơi khác.
 2.6.3. Trò chơi: Mật mã lịch sử	
	Cách tổ chức: Cử một bạn dẫn chương trình: bạn có câu trả lời đúng và nhanh nhất sẽ được nhận quà. Nội dung: Dựa vào các dữ kiện lịch sử, yêu cầu học sinh đoán xem những dữ kiện đó nói về nhân vật lịch sử nào.
	Ví dụ: Khi dạy bài “Hịch tướng sĩ” giáo viên cho học sinh giải mật mã: 
	(1) Triều đại nào ở nước ta đã ba lần chiến thắng quân Mông - Nguyên?
	=> Triều đại nhà Trần
	(2) Vị tướng lĩnh chỉ huy toàn quân trong kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần 2 và 3 ai?
	=> Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn
	(3) Sách “Binh thư yếu lược” được vị chủ soái viết theo thể loại gì?
	=> Hịch.
	- Cử bạn dẫn chương trình.
	- Hướng dẫn học sinh cách tham gia trò chơi.
	- Ngươi dẫn chương trình đọc câu hỏi - các bạn xung phong giành quyền trả lời câu hỏi.
	- Tổ chức trao đổi, thống nhất ý kiến.
	- GV tổng hợp ý kiến, kết luận.
 2.7 Biện pháp đưa tình huống (kết hợp hình ảnh)
 Là đưa ra một tình huống buộc học sinh phải giải quyết tình huống đó theo thực tế trong cuộc sống: có thể là cá nhân hoặc nhóm. Hình thức này học sinh sẽ vận dụng tư duy năng lực của mình để giải quyết tình huống đưa ra.
Ví dụ 1: Khi dạy bài: Cô bé bán diêm (Ngữ văn 8, tập 1)
Giáo viên đưa ra tình huống và chiếu cho học sinh xem lại các hình ảnh về trận lũ: Trong trận lũ lịch sử ở miền Trung vừa qua đã để lại bao nhiêu đau thương, tang tóc cho người dân. Họ bị trôi đi mái nhà êm ấm, trôi hết cả quần áo, đồ dùng...Nếu em có vô tình gặp những hoàn cảnh ấy em có sẵn sàng chia sẻ cho họ chiếc áo ấm, cái bánh mì...? 
Giáo viên tùy vào cách trả lời của học sinh để vào bài.
 Ví dụ 2 : Khi dạy bài Câu nghi vấn (Ngữ văn 8, tập 2)
Bước 1: nêu tình huống bằng cách viết hai câu.
Các em chuẩn bị bài chưa?
 Cô giáo có gọi mình không nhỉ?
- Hai câu trên đây đưa ra nhằm mục đích gì? Câu 1 dùng để hỏi học sinh về việc chuẩn bị bài. Câu 2 dùng để tự hỏi mình xem mình có bị gọi lên bảng không?
? Những câu kiểu như thế này người ta gọi là gì? Câu hỏi, câu nghi vấn.
GV: Đây là câu hỏi, một kiểu câu chúng ta sử dụng nhiều trong cuộc sống
	2.8 Biện pháp sử dụng âm nhạc
 Sử dụng âm nhạc là hình thức kích thích được năng khiếu của một số học sinh. Khi các em cùng nhau hát hay nhìn các bạn hát thì sẽ rất vui. Điều này đồng nghĩa với việc dẫn dắt các em vào thế giới bài học một cách dẽ dàng, tạo hứng thú sinh động cho bài học mới. Lúc này các em sẽ được biết sự tích hợp giữa 2 môn: Văn học và nghệ thuật.
Ví dụ 1 : Khi dạy bài Tôi đi học (Ngữ văn 8, tập 1)
Giáo viên có thể bắt nhịp cho cả lớp hát, hay tự hát hoặc chọn một học sinh hát bài “Đi học” Nhạc Bùi Đình Thảo, thơ Hoàng Minh Chính),
Trong cuộc đời của mỗi con người, kỉ niệm tuổi học trò thường khắc sâu trong trí nhớ. Nhà văn Thanh Tịnh kể những kỉ niệm mơn man, bâng khuâng một thời ấy qua văn bản “Tôi đi học” của mà chúng ta cùng theo dõi qua bài học hôm nay.
	3.Tính hiệu quả
Văn học có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách con người. Văn học là nhân học, dạy học Văn là dạy cách sống, cách làm người, dạy mở mang trí tuệ, tâm hồn để hoàn thiện nhân cách. Giờ giảng Văn đòi hỏi học sinh phải liên tưởng, tưởng tượng mới có sự sáng tạo trong phát hiện tìm tòi trong khi đó thời gian rất eo hẹp. Với những gì đã làm, tôi thấy rằng chúng ta có thể giúp cho học sinh có được tâm thế hào hứng sôi nổi phát huy được năng lực của bản thân khi được các thầy cô “truyền lửa” ngay từ hoạt động đầu tiên bước vào bài học. Sau một thời gian kiên trì áp dụng linh hoạt một số biện pháp đa dạng hóa hoạt động khởi động trong các bài giảng Ngữ văn tôi nhận thấy: Học sinh chăm chú nghe giảng, ít nói chuyện riêng, ít làm việc riêng. Không khí lớp học sôi nổi hơn, các em hăng hái ngay từ những phút đầu. Tích cực hơn trong khi tiếp cận kiến thức. 
 	Niềm vui của giáo viên Ngữ văn không chỉ là chất lượng tính bằng các con số, bằng tỉ lệ mà còn là những ánh mắt long lanh, say sưa tiếp nhận tri  thức, những bàn tay tự viết ra những lời văn hay, tự  nhiên, gần gũi, đầy xúc cảm, những nụ cười thân thiện  đối với giáo viên dạy. Để đạt được những điều  vô cùng quý giá đó, mỗi giáo viên đâu chỉ có sự say mê nhiệt tình, tâm huyết mà còn phải biết tìm ra những hướng đi hiệu quả nhất sao cho phù hợp với nội dung dạy và đối tượng học sinh khác nhau.
Kết quả khảo sát trước khi sử dụng biện pháp:
Bảng khảo sát 1
Lớp
Sĩ số
Rất yêu thích
Thích
Bình thường
Không thích
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A2
42
 2
4,76
9
21,4
17
40,4
14
33,3
8A3
43
 3
6,97
7
16,2
15
34,8
18
41,8
Kết quả học tập kì I môn Ngữ văn 8
Bảng khảo sát 2
Lớp
Sĩ số
Đ. dưới T.B
Điểm T.B
Điểm khá
Điểm giỏi
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A2
42
8
19
13
30,9
22
52,3
1
2,3
8A3
43
10
23,2
15
34,8
16
37,2
2
4,6
2.1. Kết quả khảo sát sau khi sử dụng biện pháp:
Bảng khảo sát 1
Lớp
Sĩ số
Rất yêu thích
Thích
Bình thường
Không thích
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A2
42
 5
11,9
12
28,5
20
47,6
6
14,2
8A3
43
 7
16,2
10
23,2
21
48,8
5
 11,6
	Kết quả học tập kì I môn Ngữ văn 
	Bảng khảo sát 2
Lớp
Sĩ số
Đ. dưới T.B
Điểm T.B
Điểm khá
Điểm giỏi
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A2
42
0
7.3
6
26.8
26
41.5
7
17%
8A3
43
0
12.5
10
23,2
23
53,4
3
7
 	 Qua kết quả mà tôi thống kê được ở cuối học kì I năm học 2020 - 2021, dù đó chưa phải là con số mà tôi mơ ước nhưng cũng đáng mừng vì đã có sự thay đổi của học sinh. Tôi càng khẳng 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong.doc