Sách giáo viên Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Thành phần năng lực Biểu hiện

Nhận thức khoa học tự nhiên Trình bày, giải thích được những kiến thức cốt lõi vẽ thành phần cấu trúc, sự đa dạng, tính hệ thống, quy luật vận động, tương tác và biến đổi của thế giới tự nhiên. Các biểu hiện cụ thể:

- Nhận biết và nêu được tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm, quy luật, quá trình của tự nhiên.

- Trình bày được các sự vật, hiện tượng; quá trình tự nhiên bằng các hình thức biểu đạt khác nhau.

- So sánh, phân loại, lựa chọn được các sự vật, hiện tượng, quá trình tự nhiên.

- Phân tích được các đặc điểm của một sự vật, hiện tượng, quá trình của tự nhiên.

- Tìm được từ khoá, sử dụng được thuật ngữ khoa học, kết nối được thông tin theo logic có ý nghĩa, lập được dàn ý khi đọc và trình bày các văn bản khoa học.

- Giải thích được một số mối quan hệ giữa các sự vật và hiện tượng.

- Nhận ra điểm sai và chỉnh sửa được; đưa ra được những nhận định phê phán có liên quan đến chủ đề thảo luân.

Tìm hiểu tự nhiên Thực hiện được một số kĩ năng cơ bản để tìm hiểu, giải thích sự vật hiện tượng trong tự nhiên và đời sống. Chứng minh được các vấn đế trong thực tiễn bằng các dẫn chứng khoa học. Các biểu hiện cụ thể:

- Đề xuất vấn đẽ, đặt câu hỏi cho vấn đề.

- Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết.

- Lập kế hoạch thực hiện.

- Thực hiện kế hoạch.

- Viết, trình bày báo cáo và thảo luận.

- Ra quyết định và đề xuất ý kiến.

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học Vận dụng được kiến thức, kĩ năng vế khoa học tự nhiên để giải thích những hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và trong đời sống. Các biểu hiện cụ thể:

- Nhận ra, giải thích được vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức KHTN đã học.

- Nêu được các giải pháp và thực hiện được một số giải pháp để bảo vệ tự nhiên; có hành vi, thái độ đối với tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững.

 

docx 173 trang linhnguyen 7800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sách giáo viên Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sách giáo viên Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Sách giáo viên Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Sử dụng hình ảnh vẽ sự thay đổi kích thước của cơ thể người khi còn nhỏ và khi trưởng thành.
Cách 2: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm trồng đậu xanh tại nhà trước buổi học 5 ngày, chụp ảnh sản phẩm của mình tại những thời điểm cách nhau 24 giờ.
Ở cả 2 cách đều yêu cầu HS:
- Quan sát hình ảnh và nhận xét sự thay đổi kích thước của sinh vật ở các giai đoạn khác nhau.
- Những thay đổi gì ở trong cơ thể sinh vật dẫn đến sự khác nhau như vậy? Dẫn dắt HS vào bài học.
Hoạt động 2. Tìm hiểu sự lớn lên của tế bào
Dựa vào hình ảnh và câu hỏi trong SGK, GV hướng dẫn HS tìm hiểu về sự lớn lên của tế bào.
- GV giới thiệu Hình 20.1 trong SGK, yêu cầu HS quan sát hình để rút ra nhận xét về kích thước của tế bào mới hình thành và tế bào trưởng thành.
- GV tổ chức để HS tìm hiểu về sự lớn lên của tế bào thông qua trả lời câu hỏi trong SGK, có thể yêu cầu HS thảo luận nhóm để hoàn thành câu hỏi.
1. Tế bào trưởng thành có kích thước lớn hơn so với tế bào mới hình thành. Quá trình lớn lên này chủ yếu là do sự tăng lên về kích thước của tế bào chất trong khi kích thước nhân tế bào không thay đổi nhiều.
2. Tế bào không thể lớn lên mãi được vì: kích thước tế bào bị giới hạn bởi màng tế bào (và thành tế bào ở tế bào thực vật), tế bào kích thước lớn có tỉ lệ S/V giảm; dẫn đến sự trao đổi chất của tế bào sẽ chậm lại (do sự vận chuyển các chất đến từng phần trong tế bào sẽ chậm hơn), việc thu nhận và đáp ứng với các kích thích từ môi trường cũng chậm hơn.
Câu hỏi 2 có thể HS chưa trả lời được ngay, GV có thể gợi ý để HS đọc thông tin “Em có biết?” cuối bài để đưa ra đáp án.
Hoạt động 3. Tìm hiểu sự sinh sản (phân chia) của tế bào
Tế bào mới hình thành sẽ tăng kích thước và khối lượng tạo nên tế bào trưởng thành. Vậy tiếp theo, tế bào trưởng thành sẽ biến đổi như thế nào? GV tổ chức hoạt động để làm rõ được quá trình sinh sản ở tế bào trưởng thành và mối quan hệ giữa quá trình lớn lên với quá trình phân chia tế bào.
GV đặt vấn đề về sự biến đổi tiếp theo của tế bào trưởng thành. GV cũng có thể đặt câu hỏi về việc tế bào mới hình thành ở Hình 20.1 có nguồn gốc từ đâu. Sau đó, giới thiệu cho HS Hình 20.2 hoặc một hình ảnh, video tương tự để làm rõ được các giai đoạn của quá trình phân chia tế bào. HS quan sát hình ảnh hoặc video để trả lời câu hỏi mục II trong SGK; GV có thể giới thiệu thêm các giai đoạn của quá trình phân chia tế bào.
GV có thể mở rộng kiến thức thông qua việc đưa thêm công thức tính số lượng tế bào sau n lần phân chia (2n).
GV nhấn mạnh rằng sự phân chia tế bào chính là hoạt động sinh sản của tế bào. GV cung cấp thông tin về khả năng phân chia của các loại tế bào thông qua nội dung của mục “Em có biết?”. 
1. Khi tế bào lớn lên và đạt kích thước nhất định (tế bào trưởng thành) sẽ thực hiện quá trình phân chia. (B)
2. Cơ thể người xuất phát ban đầu là hợp tử, chỉ gồm 1 tế bào, nhờ quá trình phân chia tế bào (theo công thức 2n) sẽ tạo ra hàng tỉ tế bào. (H)
Hoạt động 4. Tìm hiểu ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản tế bào
Tìm hiểu ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản tế bào thông qua việc liên hệ với các ví dụ, hiện tượng thực tế mà HS có thể dễ dàng quan sát thấy trong cuộc sống.
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm để tìm hiểu ý nghĩa của quá trình lớn lên và phân chia của tế bào thông qua việc: yêu cầu mỗi nhóm lấy một ví dụ cụ thể về những hiện tượng liên quan đến sự lớn lên và phân chia tế bào. Sau đó, yêu cầu các nhóm giải thích về những biến đổi của tế bào, cơ thể trong các hiện tượng cụ thể đó, từ đây GV chỉ ra ý nghĩa của 2 quá trình này đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
- Với các lớp HS có năng lực tốt, GV gợi ý các nhóm HS đọc SGK để tự tìm các ví dụ minh họa. Trong trường hợp khác, GV có thể chỉ định từng nhóm tìm hiểu các ví dụ cụ thể tương ứng với các Hình 20.3, 20.4; từ đó nêu ý nghĩa của quá trình lớn lên và phân chia của tế bào ở từng hiện tượng. Sau đó, GV chốt lại kiến thức dựa trên tổng hợp cầu trả lời của mỗi nhóm. Cụ thể GV cần nhấn mạnh vào 2 vai trò:
+ Giúp cơ thể lớn lên (tăng về kích thước, chiều cao, cân nặng) như ở Hình 20.3.
+ Giúp thay thế các tế bào chết, các tế bào bào già, tế bào sai hỏng hay tế bào bị tổn thương như hiện tượng trong Hình 20.4.
- GV cùng HS trao đổi về tốc độ phát triển của cơ thể người trong giai đoạn dậy thì (đã nêu ở thông tin bổ sung).
- GV tổng hợp lại ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia tế bào đối với cơ thể qua các giai đoạn: khi cơ thể mới hình thành -> cơ thể đang phát triển -> sau khi cơ thể trưởng thành, ngừng lớn.
1. Trong các trường hợp nêu ở Hình 20.3,20.4, sự phân chia của tế bào giúp cơ thể lớn lên và tạo ra các tế bào mới thay thế cho các tế bào đã chết, già hay mất chức năng. (H)
2. Nhờ có quá trình phân chia của tế bào, cơ thể sẽ tạo ra các tế bào mới để thay thế cho những tế bào già, tế bào chết, tế bào sai hỏng và tế bào bị tổn thương. (H)
V. GỢI Ý KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
1. Đề bài
Câu 1. Cơ thể động vật lớn lên được là nhờ:
A. Sự lớn lên của một tế bào ban đầu.
B. Sự tăng số lượng của tế' bào trong cơ thể do quá trình sinh sản.
C. Sự tăng số lượng và kích thước của tế bào trong cơ thể được tạo ra từ quá trình lớn lên và phân chia tế bào.
D. Sự thay thế và bổ sung các tế bào già bằng các tế bào mới từ quá trình phân chia tế bào.
Câu 2. Từ một tế bào ban đầu, sau 3 lần phân chia liên tiếp sẽ tạo ra:
A. 3 tế bào con
B. 6 tế bào con.
C. 8 tế bào con.	
D. 12 tế bào con.
Câu 3. Ở một số loài thực vật có sự xuất hiện các khối u sần (như bệnh sùi cành trên cây hoa hồng ở hình bên) do chúng bị vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens xâm nhiễm. Theo em, bệnh đó ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng của thực vật?
1. Đánh giá
Câu 1. C. (B)
Câu 2. C. (H)
Câu 3. Vi khuẩn xâm nhập vào cây trồng khiến các tế bào tại vị trí bị tổn thương, mất khả năng kiểm soát quá trình phân chia, do vậy các tế bào được nhân lên liên tục tạo thành các khối u tại vị trí bị bệnh.
Tế bào phân chia không kiểm soát sẽ lấy mất dinh dưỡng của các quá trình trao đổi chất khác, đồng thời ảnh hưởng đến các quá trình vận chuyển nước và các chất dinh dưỡng của cây trồng khiến cây sinh trưởng chậm, còi cọc, có thể mất khả năng ra hoa và chết. (VD)
Bài 21. THỰC HÀNH: QUAN SÁT VÀ PHÂN BIỆT MỘT SỐ LOẠI TẾ BÀO
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS sẽ:
- Quan sát được tế bào lớn bằng mắt thường và tế bào nhỏ bằng kính hiển vi.
- Làm được tiêu bản tế bào biểu bì thực vật.
- Quan sát và nhận biết được các thành phần cơ bản trong tế bào.
- Vẽ hình và so sánh được sự khác nhau giữa các tế bào quan sát được.
II. CHUẨN BỊ
Thiết bị, dụng cụ và mẫu vật (SGK).
III. THÔNG TIN BỔ SUNG
Tế bào trứng cá là loại tế bào có kích thước đủ lớn để quan sát bằng mắt thường. Trong trường hợp không thể tìm được mẫu vật trứng cá, GV có thể thay thế bằng các loại tế bào có kích thước lớn khác như: tế bào tép bưởi, cam, chanh hoặc tế bào thịt quả cà chua (quan sát bằng kính lúp),...
IV. GỢI Ý TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh làm tiêu bản quan sát và phân tích mẫu vật.
Ở các bài học trước, HS đã tìm hiểu hình dạng, thành phần của tế bào thông qua tranh, ảnh hoặc các video. Ở bài thực hành này, việc trực tiếp tạo ra các tiêu bản và quan sát tế bào sẽ giúp HS ghi nhớ và kiểm chứng lại một cách trực quan các nội dung lí thuyết đã được học. Bên cạnh đó, việc quan sát đồng thời cả tế bào thực vật và động vật sẽ giúp HS dễ dàng so sánh các điểm giống và khác nhau giữa chúng.
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, số lượng HS/nhóm phụ thuộc vào số lượng dụng cụ, thiết bị và mẫu vật GV chuẩn bị được (nên đảm bảo mỗi nhóm không quá 5 HS).
- GV đưa ra nhiệm vụ cụ thể cho từng nội dung thực hành như: thời gian, yêu cầu cần đạt được. GV có thể khuyến khích các nhóm bằng điểm thưởng đối với nhóm làm nhanh và có tiêu bản đẹp.
	- GV tổ chức để HS lần lượt tiến hành các nội dung thực hành (quan sát ngay sau khi làm tiêu bản). GV có thể làm mẫu một số thao tác khó và giải đáp các thắc mắc của HS (nếu có).
Nội dung thực hành
Thời gian đề xuất thực hiện
Yêu cầu cần đạt được
Làm tiêu bản, quan sát tế bào biểu bì hành tây.
15 – 10 phút
-	Lớp biểu bì được lột mỏng để các tế bào tách riêng và không bị chồng lên nhau.
-	Quan sát được thành tế bào, tế bào chất và nhân rõ nét bằng kính hiển vi.
Quan sát tế bào trứng cá.
5-7 phút
-	Quan sát được hình dạng từng tế bào trứng cá bằng mắt thường hoặc kính lúp.
-	Xác định được thành phần quan sát được là cấu trúc nào của tế bào.
	- GV quan sát và hỗ trợ HS, đồng thời nhắc nhở HS đảm bảo về mặt thời gian để hoàn thành toàn bộ nội dung bài thực hành.
	- GV có thể củng cố kiến thức về thành phần tế bào dựa trên việc trình chiếu và phân tích ảnh chụp một tiêu bản quan sát bằng kính hiển vi của một nhóm HS hoặc tiêu bản chuẩn do GV chuẩn bị trước.
	- GV cần lưu ý HS cẩn thận khi sử dụng các dụng cụ như dao mổ, kim mũi mác.
	- GV nên hướng dẫn kĩ và làm mẫu một số thao tác như: dùng kim mũi mác lột biểu bì hành tây.
	- GV cũng nên chuẩn bị sẵn tiêu bản tế bào biểu bì hành tây và hình ảnh của các tiêu bản khi quan sát bằng kính hiển vi để hỗ trợ phần củng cố kiến thức và làm mẫu cho nhóm làm tiêu bản chưa đẹp.
	- Trong quá trình HS thực hành, GV cần bao quát lớp để hỗ trợ các nhóm hoàn thành nội dung bài học, đồng thời đánh giá được kĩ năng và thái độ của HS.
	- GV nên sử dụng điểm thực hành như phần điểm thưởng để khuyến khích HS.
Hoạt động 2. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HOÀN THÀNH BÀI THU HOẠCH
	1. Quan sát và vẽ hình: HS vẽ lại hình tế bào biểu bì hành tây, tế bào trứng cá. Hình vẽ có chú thích cụ thể thành phần quan sát được. (B) 
	2. Bảng mô tả hình dạng và các thành phần tế bào quan sát được (B). HS có thể có đáp án khác phụ thuộc vào kết quả quan sát thực tế.
Tế bào hành tây
Tế bào trứng cá
Thành phần quan sát được
Thành tế bào, nhân tế bào, tế bào chất.
Màng tế bào, tế bào chất.
Thành phần không quan sát được
Màng tế bào, các bào quan.
Nhân, các bào quan.
Hình vẽ
	3.
a) HS dựa vào kết quả quan sát thực tế để trả lời câu hỏi.
b) Đặc điểm để phân biệt tế bào hành tây và tế bào trứng cá là: kích thước, sự có mặt của thành tế bào.
V. GỢI Ý KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
1. Đề bài
Câu 1. Nêu các đặc điểm nhận biết tế bào thực vật và tế bào động vật.
Câu 2. Màng nhân là cấu trúc không thể quan sát thấy ở tế bào của nhóm sinh vật nào?
	A. Động vật.	B. Thực vật.	C. Người.	D. Vi khuẩn.
Câu 3. Trứng gà là một ví dụ về tế bào có kích thước lớn. Theo em, lòng đỏ và lòng trắng của trứng gà là thành phần nào trong cấu trúc của tế bào? Vai trò của chúng trong quá trình phát triển của trứng thành gà con là gì?
2. Đánh giá
	Câu 1. Tế bào thực vật: có thành tế bào (tế bào thường có hình đa giác, hình chữ nhật); có lục lạp và có thể quan sát thấy một không bào trung tâm có kích thước lớn.
	Tế bào động vật: không có thành tế bào, bao bên ngoài là màng (tế bào thường có dạng hình tròn hoặc không định hình); không có lục lạp. (B)
	Câu 2. Chọn D. (B)
	Câu 3. Trứng gà là một tế bào, lòng đỏ và lòng trắng thuộc cấu trúc của tế bào chất.
	Nếu trứng được thụ tinh, phôi nằm ở phần lòng đỏ sẽ phát triển thành gà con nhờ chất dinh dưỡng được cung cấp bởi lòng đỏ (chủ yếu là protein) và lòng trắng (chủ yếu là nước và muối khoáng). (H)
Chương VI. TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ
Bài 22. CƠ THỂ SINH VẬT
I. MỤC TIÊU.
	Sau bài học, HS sẽ:
	- Nêu được các đặc điểm của một cơ thể.
	- Phân biệt được cơ thể sống và vật không sống.
	- Phân biệt được cơ thể đơn bào và đa bào. Lấy được ví dụ minh hoạ cụ thể.
	- Vận dụng các kiến thức về cơ thể sinh vật để giải thích một số hiện tượng trong tự nhiên hoặc có hành động chăm sóc và bảo vệ sinh vật phù hợp.
II. CHUẨN BỊ
	- Hình ảnh minh hoạ các nội dung liên quan đến bài học.
	- Dụng cụ chiếu tranh, ảnh lên màn ảnh (nếu có).
III. THÔNG TIN BỔ SUNG
Hình 22.4 trong SGK có lấy ví dụ về “cây” nấm là cơ thể đa bào, GV cần lưu ý không phải tất cả nấm đều là cơ thể đa bào, nấm bao gồm cả cơ thể đa bào và đơn bào, nội dung này sẽ được nêu rõ trong bài 32 - chương VII.
IV. GỢI Ý TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1. KHỞI ĐỘNG.
	Dùng hình ảnh và câu hỏi SGK để dẫn dắt HS đi đến khái niệm cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào.
	Yêu cầu HS đọc nội dung và quan sát hình khởi động, HS trả lời câu hỏi, GV dẫn dắt đến khái niệm cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào – một nội dung trong bài học.
Hoạt động 2. TÌM HIỂU CƠ THỂ SINH VẬT - CÁC QUÁ TRÌNH SỐNG CƠ BẢN CỦA MỘT CƠ THỂ
	Sử dụng tranh, ảnh hoặc video về sự lớn lên của một loài sinh vật kết hợp Hình 22.1 SGK và hệ thống các câu hỏi để HS hình thành kiến thức về cơ thể và các quá trình sống cơ bản của cơ thể sống.
	Cho HS quan sát tranh, ảnh hoặc video về sự lớn lên của một loài sinh vật kết hợp Hình 22.1 SGK, yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
	- Để cơ thể lớn lên được, loài vật trong hình cần trải qua những quá trình nào?
	- Sự thay đổi về kích thước và khối lượng của loài vật trong hình được gọi là quá trình gì?
	- Quá trình nào xảy ra để có được con voi con (hoặc con vật khác nếu sử dụng hình về loài vật khác)?
	GV tổng hợp các câu trả lời và chốt kiến thức về các quá trình sống cơ bản của cơ thể. Qua đó, yêu cầu HS nêu khái niệm cơ thể và lấy ví dụ.
	GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi và thực hiện hoạt động ở mục I trong SGK, có thể cho HS thảo luận nhóm để hoàn thành.
	GV có thể giải thích một vài quá trình sinh lí ở cơ thể động vật và thực vật như thế nào nhau như thế nào. Ví dụ: quá trình cảm ứng ở động vật thể hiện như: chó nhìn thấy người quen thì vẫy đuôi; ở thực vật, cảm ứng được biểu hiện như hiện tượng hướng sáng.
	CH: các quá trình sống cơ bản của cơ thể: sinh trưởng, cảm ứng, vận động, sinh sản, dinh dưỡng, hô hấp, bài tiết.
HĐ. 1. Cơ thể sống (vật sống): bé gái, con khỉ, cây xanh.
Vật không sống: viên gạch, thanh sắt, tấm lưới.
	2. Điểm giống nhau giữa cơ thể sống với một chiếc ô tô hay xe máy là đều lấy oxygen và thải ra carbon dioxide nhưng ô tô và xe máy không phải cơ thể sống vì không có đủ các quá trình sống cơ bản của một cơ thể.
Hoạt động 3. HƯỚNG DẪN HỌC SINH NHẬN BIẾT VÀ PHÂN BIỆT ĐƯỢC CƠ THỂ ĐƠN BÀO VÀ ĐA BÀO
Hướng dẫn HS nêu khái niệm và phân biệt cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào dựa vào nội dung mục II trong SGK và nhắc lại câu hỏi phần khởi động để HS đưa ra câu trả lời chính xác.
	- Yêu cầu HS đọc SGK, nêu khái niệm cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào. GV nhắc lại câu hỏi khởi động và yêu cầu HS phân biệt trùng biến hình (amip) và con ếch là cơ thể đơn bào hay đa bào.
	- GV cho HS quan sát tranh, ảnh các loài sinh vật, yêu cầu HS phân biệt cơ thể đơn bào, đa bào và lấy các ví dụ khác.
	- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK.
Cơ thể đơn bào: tảo lục, vi khuẩn gây bệnh uốn ván.
Cơ thể đa bào: em bé, con bướm, cây hoa mai.
	GV lưu ý: dù cơ thể đơn bào chỉ có một tế bào nhưng vẫn thực hiện được đầy đủ các quá trình sống cơ bản.
V. GỢI Ý KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
1. Đề bài
Câu 1. Liệt kê những quá trình sống cần thiết đối với một cơ thể sinh vật.
Câu 2. Các quá trình sống cơ bản của thực vật được thể hiện như thế nào? Em hãy tìm hiểu và lấy ví dụ cho các quá trình đó.
2. Đánh giá
Câu 1. HS dựa vào SGK để liệt kê các quá trình sống cơ bản của cơ thể sinh vật. (B) 
Câu 2. HS lấy được ví dụ về các quá trình sống ở thực vật, ví dụ: sinh sản - ra hoa, tạo quả. (H)
Bài 23. TỔ CHỨC CƠ THỂ ĐA BÀO
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS sẽ:
	- Kể tên và nêu được khái niệm các cấp tổ chức của cơ thể đa bào.
	- Nêu được mối quan hệ giữa các cấp tổ chức của cơ thể đa bào.
	- Phân biệt được các cấp tổ chức sống và lấy ví dụ.
II. CHUẨN BỊ
	- Hình ảnh minh hoạ các nội dung liên quan đến bài học.
	- Dụng cụ chiếu tranh, ảnh lên màn ảnh (nếu có), mô hình.
III. THÔNG TIN BỔ SUNG 
	Trong SGK lớp 6 theo chương trình năm 2006, HS làm quen với thế giới thực vật, tìm hiểu cấu tạo của thực vật (cây xanh) thông qua cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) và cơ quan sinh sản (hoa, quả, hạt); một số các quá trình sinh lí diễn ra trong cây xanh như: quá trình hút nước và khoáng, vận chuyển các chất trong cây, quang hợp,... mà chưa đề cập cấu tạo và các quá trình sống của tế bào động vật. Đặc biệt là chưa cung cấp một cách hệ thống về cấu tạo và chức năng của các tổ chức sống trong cơ thể thực vật và cơ thể động vật. SGK theo chương trình năm 2018 đã làm rõ được các nội dung kiến thức trên của cơ thể sinh vật (thực vật và động vật), giúp HS có cái nhìn khái quát hơn về các tổ chức sống của cơ thể đa bào và cụ thể hơn đối với cơ thể động vật hay thực vật.
	Ngoài cung cấp cho HS những kiến cơ bản về cơ thể sinh vật, SGK còn giúp HS phát triển được năng lực nhận thức KHTN, tìm hiểu tự nhiên và vận dụng, liên hệ các kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng thực tiễn.
IV. GỢI Ý TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1. TÌM HIỂU CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA CƠ THỂ ĐA BÀO.
	Thông qua tranh, ảnh hướng dẫn HS nhận biết các cấp tổ chức của cơ thể đa bào và mối quan hệ giữa chúng.
	- Cho HS quan sát Hình 23.1, yêu cầu HS nêu tên các cấp tổ chức của cơ thể đa bào
và thể hiện bằng sơ đồ mối quan hệ giữa các cấp tổ chức từ thấp đến cao (câu hỏi trong SGK).
	- HS quan sát Hình 23.2 và thực hiện hoạt động học tập trong mục I.
CH. Tế bào Mô Cơ quan Hệ cơ quan Cơ thể.
HĐ. 1. A - tế bào; B - mô; c - cơ quan; D - hệ cơ quan; E - cơ thể. (B)
2. Thực vật: lá
Động vật: tim (B)
Hoạt động 2. HƯỚNG DẪN HỌC SINH NHẬN BIẾT MÔ ĐƯỢC TẠO THÀNH TỪ TẾ BÀO
	GV sử dụng hình ảnh trong SGK hoặc các hình ảnh khác có nội dung tương tự để HS phân tích được sự tạo thành mô và chức năng của mô.
	- GV sử dụng Hình 23.3 và 23.4 hoặc các hình ảnh khác có nội dung tương tự để phân tích sự tạo thành tổ chức mô và chức năng của mô. Từ hoạt động phân tích Hình 23.3 và 23.4, HS định nghĩa được khái niệm “mô”.
	- Yêu cầu HS lấy các ví dụ về mô ở thực vật, động vật, người.
	Một số loại mô ở người: mô cơ, mô liên kết, mô biểu bì, ...
	Một số loại mô ở thực vật: mô mạch gỗ, mô mạch rây, mô biểu bì, ...
	GV cần sử dụng hình ảnh hoặc mô hình để HS dễ dàng nhận biết được tế bào, mô và chức năng của chúng.
Hoạt động 3. HƯỚNG DẪN HỌC SINH NHẬN BIẾT CƠ QUAN ĐƯỢC TẠO THÀNH TỪ MÔ
	Hướng dẫn HS nêu được khái niệm “cơ quan”. Đơn vị cấu tạo nên cơ quan là “mô”.
Liên hệ với thực tiễn để nêu các ví dụ về cơ quan và vai trò của các cơ quan đó.
	- Giới thiệu, phân tích Hình 23.5 và Hình 23.6, yêu cầu HS nhận xét:
	+ Vị trí, chức năng của một số cơ quan ở cơ thể người.
	+ Vị trí, vai trò của một số cơ quan ở thực vật.
	- GV có thể hướng dẫn HS dựa vào các đặc điểm như trên để hoàn thành bảng theo mẫu sau:
Cơ thể sinh vật
Cơ quan
Chức năng
Thực vật
Động vật
HS có thể đưa ra nhiều ví dụ, GV phân tích và giải thích cho HS hiểu cơ quan có thể được cấu tạo từ hai hay nhiều mô, có vai trò thực hiện một hoạt động sống nhất định của cơ thể. GV có thể mở rộng thêm kiến thức về mối quan hệ giữa các cơ quan trong cùng một cơ thể để đảm bảo sự thống nhất trong cơ thể hoặc cấu tạo mỗi cơ quan đều phù hợp với chức năng của chúng.
Hoạt động 4. HƯỚNG DẪN HỌC SINH NHẬN BIẾT TỪ CƠ QUAN TẠO THÀNH HỆ CƠ QUAN
	Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm hệ cơ quan; tìm hiểu về các hệ cơ quan ở người, động vật và thực vật.
	- HS đọc SGK để nêu khái niệm hệ cơ quan và nêu tên một số hệ cơ quan ở cơ thể người.
	- Sử dụng Hình 23.7 để giới thiệu với HS về hệ hô hấp ở người. GV có thể đưa ra các câu hỏi: Chức năng của hệ hô hấp là gì? Hệ hô hấp gồm những cơ quan nào? Nhiệm vụ riêng của mỗi cơ quan đó là gì? Cần có các hành động gì để bảo vệ hệ cơ quan này?
	- Yêu cầu HS quan sát Hình 23.8, nêu tên hệ cơ quan chính ở thực vật và kể tên các cơ quan trong mỗi hệ cơ quan đó.
	- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong mục IV, có thể tổ chức để HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu về một hệ cơ quan ở cơ thể người.
Ví dụ về hệ tiêu hoá gồm một số cơ quan: miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, gan, tuỵ, hậu môn.
	- Miệng: là nơi thức ăn được cắt, xé, nghiền nhờ răng.
	- Thực quản: làm nhiệm vụ đưa thức ăn xuống dạ dày.
	- Dạ dày: tiêu hoá cơ học (co bóp, nghiền thức ăn) và hoá học (chuyền hoá thức ăn nhờ enzyme).
	- Ruột non: tiêu hoá hoàn toàn thức ăn nhờ enzyme.
	- Ruột già: tiêu hoá nốt thức ăn, hấp thụ nước, chất dinh dưỡng và khoáng chất. Thải các 

File đính kèm:

  • docxsach_giao_vien_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc.docx