Sách giáo viên Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo

SGK Khoa học tự nhiên 6 được biên soạn bám sát theo Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể và Chương trình môn Khoa học tự nhiên 2018, và do đó thể hiện những điểm mới về nội dung khoa học của từng nội dung khoa học Vật lí, Hoá học và Sinh học như trình bày dưới đây.

Chương trình giáo dục môn Khoa học tự nhiên được xây dựng và phát triển trên cơ sở tích hợp các mạch nội dung của khoa học Vật lí, Hoá học, Sinh học và Khoa học Trái Đất theo các nguyên lí của thế giới tự nhiên, là nền tảng để HS lựa chọn học các môn Vật lí, Hoá học và Sinh học ở cấp THPT. Việc tích hợp giúp tránh được trùng lặp kiến thức ở các môn học khác nhau. Ví dụ, nội dung protein, lipid, carbohydrate đã dạy trong kiến thức Hóa học thì sẽ không cẩn dạy trong chương trình Sinh học; khái niệm"chất" đã dạy trong nội dung Hóa học sẽ không dạy trong nội dung Vật lí. Chủ đề Năng lượng trước đây được dạy trong từng môn riêng lẻ được tích hợp thành một chủ đề; chủ đề Nước trước đây dạy ở cả môn Hoá học và Vật lí cũng được tích hợp trong môn Khoa học tự nhiên.

Mức độ tích hợp là liên môn, với các nội dung được sắp xếp gần nhau theo từng mạch nội dung hỗ trợ lẫn nhau theo nguyên lý của tự nhiên. Ví dụ khi học về chất trong Hoá học thì theo mạch nội dung HS sẽ được học luôn về chất trong Sinh học, như chất tế bào. Khi học về các dạng năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng trong Vật lý, thì theo mạch nội dung HS sẽ được học sự chuyển hoá năng lượng trong tế bào và dòng năng lượng trên Trái Đất.

Nội dung khoa học các chủ đề Chất và sự biến đổi của chất được đưa ngay vào chương trình lớp 6 có thay đổi ít nhiều so với chương trình Hóa học THCS hiện hành. Sự khác biệt chủ yếu là cách sắp xếp lại các mạch nội dung cho hợp lý hơn, phù hợp với các nguyên lý phát triển của tự nhiên; giảm tải các kiến thức riêng lẻ, ít ứng dụng trong thực tiễn.

Một số nội dung được bổ sung, thay đổi so với chương trình Hoá học hiện hành là:

− Khái niệm huyền phù, nhũ tương;

− Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực - thực phẩm thông dụng; tính chất và ứng dụng của chúng;

− Các khái niệm về năng lượng và tốc độ của phản ứng hoá học: phản ứng tỏa nhiệt, thu nhiệt, mức độ nhanh chậm, các yếu tố ảnh hưởng, xúc tác và các ứng dụng của chúng trong thực tế;

− Các nội dung về hoá học vỏ Trái Đất và các vấn đề liên quan đến khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất như lợi ích kinh tế - xã hội, tiết kiệm và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, sử dụng vật liệu tái chế,.

− Sử dụng thuật ngữ hoá học theo danh pháp IUPAC trên cơ sở các nguyên tắc khoa học, thống nhất, hội nhập và thực tế. Ví dụ: axit- acid, bazơ - base, oxit - oxide, oxi - oxygen, hiđroxit - hydroxide, clo - chlorine, iot - iodine, Zn - kẽm (zinc) nhưng ZnCl2 - zinc chloride,.

Nội dung khoa học các chủ đề Năng lượng và sự biến đổi trong chương trình giáo dục phổ thông mới không thay đổi nhiều so với chương trình Vật Lý THCS hiện hành. Sự khác biệt chủ yếu là cách sắp xếp lại các mạch nội dung cho hợp lý hơn, phù hợp với các nguyên lý phát triển của tự nhiên; giảm tải các kiến thức riêng lẻ, ít ứng dụng trong thực tiễn.

Các chủ đề về Năng lượng và sự biến đổi được phân bố từ lớp 6 đến lớp 9 theo các mạch nội dung: các phép đo, lực và chuyển động, năng lượng và cuộc sống.

Một số nội dung được bổ sung, thay đổi so với chương trình Vật Lý THCS hiện hành là:

− Khái niệm lực tiếp xúc và không tiếp xúc;

− Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời;

− Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng;

− Hệ Mặt Trời - Ngân Hà.

Nội dung khoa học của các chủ đề Vật sống trong chương trình giáo dục phổ thông mới có một số điểm mới so với chương trình Sinh học THCS hiện hành như sau:

− Xây dựng theo định hướng giảm tải các nội dung chi tiết về mô tả hình thái, cấu tạo của thực vật và động vật mà tập trung hơn vào các nội dung có tính nguyên lí chung như: sự đa dạng, tính cấu trúc, tính hệ thống. Ví dụ: Hiện tượng trong thế giới vật chất thể hiện từ các cấp độ nguyên tử → phân tử →tế bào → cơ quan → cơ thể → quần thể → quần xã - hệ sinh thái → Trái Đất (sinh quyển, khí quyển, thuỷ quyển, thạch quyển). Bên cạnh tính thống nhất thì thế giới sống cũng rất đa dạng. Ví dụ: tế bào là đơn vị sự sống; cơ thể là một thể thống nhất và có sự tương tác với nhau; sự đa dạng thế giới sống.

− Xây dựng theo mạch xuyên suốt: tính cấu trúc, tính hệ thống, sự vận động và biến đổi; trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng; cảm ứng của sinh vật; sinh trưởng và phát triển của sinh vật và sinh sản của sinh vật.

− Tích hợp nhiều hơn, vừa đảm bảo tính thống nhất về khoa học, vừa giúp HS hiểu sâu kiến thức, tăng khả năng phân tích, khả năng vận dụng để hình thành năng lực.

− Bổ sung một số nội dung kiến thức, vừa đảm bảo các nguyên lí chung của khoa học tự nhiên, vừa cập nhật kiến thức hiện đại.

 

docx 232 trang linhnguyen 12/10/2022 3140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sách giáo viên Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sách giáo viên Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo

Sách giáo viên Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo
 sulfur ra khỏi nước? Cho biết những dụng cụ nào cần sử dụng để tách chúng.
- Sử dụng phương pháp lọc để tách riêng bột sulfur ra khỏi nước.
- Dụng cụ cần sử dụng: giá sắt có kẹp, phễu thuỷ tinh, giấy lọc, đũa thuỷ tinh, cốc thuỷ tinh, bình tam giác (bình nón).
Hoạt động 4: Thực hành phương pháp cô cạn
Nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS thực hành phương pháp cô cạn.
Tổ chức dạy học: HS thực hiện thí nghiệm 2 (hình 16.4) dưới sự hướng dẫn của GV và thảo luận nội dung 7 trong SGK.
7. Tại sao lại dùng phương pháp cô cạn mà không dùng phương pháp lọc để tách muối ăn ra khỏi nước?
Do muối ăn là chất rắn tan được trong nước nên không thể dùng phương pháp lọc để tách muối ăn ra khỏi nước. Mặt khác, muối ăn không bị hoá hơi khi đun nóng nên có thể dùng phương pháp cô cạn để làm bay hơi nước và thu được muối ăn ở dạng rắn.
Hoạt động 5: Thực hành phương pháp chiết
Nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS thực hành phương pháp chiết.
Tổ chức dạy học: HS thực hiện thí nghiệm 3 (hình 16.5) dưới sự hướng dẫn của GV và thảo luận nội dung 8,9 trong SGK.
8. Quan sát hỗn hợp nước và dầu, cho biết tính chất của hỗn hợp.
Hỗn hợp dầu ăn và nước gồm 2 chất lỏng không tan lẫn vào nhau. Hỗn hợp này có sự phân lớp của 2 chất lỏng với dầu ăn nhẹ hơn, nổi lên trên lớp nước.
9. Dùng phương pháp và dụng cụ nào để tách dầu ăn ra khỏi nước?
- Sử dụng phương pháp chiết để tách riêng nước và dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn - nước.
- Dụng cụ: giá sắt có kẹp, phễu chiết thuỷ tinh, bình nón hoặc cốc thuỷ tinh.
GV hướng dẫn HS rút ra kết luận theo SGK.
Luyện tập
* Trình bày một số phương pháp tách các chất ra khỏi hỗn hợp và cho biết trường hợp nào sử dụng phương pháp đó.
Phương pháp lọc
Phương pháp cô cạn
Phương pháp chiết
Tách chất rắn không tan ra khỏi chất lỏng
Tách chấn rắn không tan ra khỏi dung dịch
Tách chất lỏng ra khỏi hỗn hợp lỏng không đồng nhất
Vận dụng
*Trong một lần sơ ý, một bạn HS đã trộn lẫn chai dầu hoả và chai nước tạo thành hỗn hợp dầu hoả lẫn nước. Em hãy giúp bạn đó tách dầu hoả ra khỏi nước.
- Vì dầu hoả nhẹ hơn, không tan trong nước nên nó sẽ nổi lên trên và nước nằm phía dưới. Để tách dầu hoả ra khỏi nước, ta cho hỗn hợp này vào phễu chiết và chờ cho hỗn hợp ổn định rồi mở khoá phễu chiết từ từ để tách nước trước, sau đó đến dầu hoả. Như vậy, ta được nước và dầu hoả riêng biệt.
C. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP
1. a) Cô cạn (đun cách thuỷ), b) Lọc.
2. - Phương pháp lọc: Sử dụng phin lọc để pha cà phê.
- Phương pháp cô cạn: Sản xuất muối ăn bằng cách làm bay hơi nước biển,...
3. - Dùng hệ thống khử trùng, khử khuẩn bằng ozone;
- Dùng hệ thống lọc để lọc chất bẩn không tan, lơ lửng trong nước;
- Dùng máy hút bụi hút chất bẩn lắng dưới đáy bể.
4. Dựa vào sự khác nhau về tính tan của các chất trong nước, ta có thể cho hỗn hợp vào một cốc nước và khuấy đều, khi đó chỉ có muối bị hoà tan. Đổ từ từ hỗn hợp trên vào phễu có giấy lọc, lúc này cát sẽ bị giữ lại và ta thu được dung dịch nước muối. Cô cạn phần dung dịch nước muối đến khi nước bay hơi hết, ta thu được muối ở dạng rắn.
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 5 (1 tiết)
MỤC TIÊU
1. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân trong chủ đề ôn tập;
- Giao tiếp và hợp tác: Chủ động, gương mẫu, phối hợp với các thành viên trong nhóm để hoàn thành các nội dung ôn tập chủ đề;
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc giải bài tập trong SGK.
2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Hệ thống hoá được kiến thức về chất tinh khiết, hỗn hợp và dung dịch.
3. Phẩm chất
- Có ý thức tìm hiểu về chủ đề học tập, say mê và có niềm tin vào khoa học;
- Quan tâm đến bài tổng kết của cả nhóm, có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng.
Thông qua hệ thống bài tập vận dụng, GV lựa chọn phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp để tổ chức các hoạt động học tập một cách hiệu quả và tạo hứng thú cho HS trong quá trình tiếp nhận kiến thức, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất liên quan đến bài học.
A. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Dạy học theo nhóm cặp đôi/ nhóm nhỏ;
- Sơ đồ tư duy.
B. TỔ CHỨC DẠY HỌC
Hoạt động 1: Hệ thống hoá kiến thức
Nhiệm vụ: GV định hướng cho HS hệ thống hoá được kiến thức về chất tinh khiết, hỗn hợp và dung dịch.
Tổ chức dạy học: GV hướng dẫn HS thiết kế sơ đồ tư duy để tổng kết những kiến thức cơ bản của chủ đề.
Hoạt động 2: Hướng dẫn giải bài tập
Nhiệm vụ: GV sử dụng phương pháp dạy học bài tập, định hướng cho HS giải một số bài tập phát triển năng lực khoa học tự nhiên cho cả chủ đề.
Tổ chức dạy học: GV hướng dẫn HS tìm hiểu và thực hiện một số bài tập để ôn tập chủ để.
Một số bài tập gợi ý:
1. Bạn Hà muốn tách riêng một hỗn hợp gồm cát và muối. Các hình vẽ dưới đây mô tả các bước tiến hành của bạn, tuy nhiên chúng lại chưa đúng thứ tự.
a) Em hãy sắp xếp các hình ảnh theo đúng thứ tự để mô tả các bước tách riêng hỗn hợp gồm cát và muối.
b) Chất rắn còn lại trên giấy lọc ở các bước E, F là gì?
c) Ở bước B, mục đích đun sôi dung dịch là gì?
d) Quá trình diễn ra ở bước F là gì?
A. Hoà tan.	B. Lọc.	C. Chiết.	D.Bay hơi.
2. Nam nghiên cứu tính chất của 4 mẫu chất lỏng. Bạn đã đo nhiệt độ sôi và nhiệt độ đông đặc của 4 mẫu. Kết quả thu được như sau:
Mẫu
Nhiệt độ sôi
(0C)
Nhiệt độ đông đặc (0C)
A
108
-10
B
100
0
C
78
-114
D
104
-9
a) Biết chất lỏng A là dung dịch muối ăn, em hãy chỉ ra mẫu nào là nước nguyên chất. Giải thích sự lựa chọn của mình.
b) Bạn Nam lấy một ít dung dịch A và bỏ vào mặt kính đồng hồ, để ngoài trời nắng trong 4 giờ. Sau đó, bạn quan sát thấy có một lớp chất rắn màu trắng bám trên mặt kính đồng hồ. Theo em, chất rắn màu trắng đó là gì? Tại sao lại có chất rắn đó xuất hiện?
c) Từ các số liệu trên, hãy cho biết tại sao khi luộc rau, người ta thường cho thêm một ít muối ăn vào nước trước khi bỏ rau vào.
3. Bột sắn dây là tinh bột thu được từ củ sắn dây, bột sắn dây là loại đồ uống giải khát có nhiều tác dụng đối với sức khoẻ. Ngoài ra bột sắn dây còn là các vị thuốc, bài thuốc chữa được nhiều bệnh. Để thu được bột sắn đây, đầu tiên củ sắn dây được rửa sạch, cạo hết lớp vỏ bên ngoài rồi xay nhuyễn với nước, thu được hỗn hợp màu nâu. Hỗn hợp này được thêm nước, khuấy kĩ rồi lọc nhiều lần qua các lớp vải để loại hết bã xơ và thu phần nước lọc thô chứa tinh bột. Từ nước lọc thô, tiến hành đánh bột với nước cho tan và đợi lắng, sau đó chắt bỏ nước và thay nước. Quá trình này được lặp lại nhiều lần (khoảng 6-20 lần tuỳ nhu cầu sử dụng) với số lớp vải lọc tăng dần để tách bỏ hoàn toàn tạp chất và cho ra được lớp bột trắng tinh khiết. Tinh bột thu được sẽ được giàn mỏng ra lớp vải đặt trên dàn phơi bằng tre, để ráo nước. Sau đó, tinh bột sắn được đưa vào các tủ sấy chuyên dụng hoặc đem phơi nắng cho đến khi bột khô. 
a) Hỗn hợp màu nâu sau khi xay nhuyễn củ sắn dây với nước bao gồm những thành phần gì?
b) Em hãy nêu tác dụng của các lớp vải lọc và cho biết chúng có tác dụng tương tự như dụng cụ nào trong phòng thí nghiệm.
c) Hỗn hợp nước lọc chứa tinh bột sắn dây thuộc loại nào sau đây?
A. Nhũ tương.	B. Huyền phù.	C. Dung dịch.	 D. Bột.
Hướng dẫn giải:
1. a) A-C-F-B-D-E.
b) Chất rắn còn lại trên giấy lọc ở bước E là muối và ở bước F là cát.
c) Ở bước B, mục đích đun sôi dung dịch là làm bay hơi nước.
d) Quá trình diễn ra ở bước F là quá trình lọc —> Đáp án B.
2. a) Mẫu B là mẫu nước nguyên chất. Vì nước nguyên chất sôi ở 100°C và đông đặc ở 0°C.
b) Chất rắn màu trắng thu được là muối, do nước bay hơi hết còn lại muối trên mặt kính đồng hồ.
c) Vì nước muối có nhiệt độ sôi cao hơn, nên rau sẽ nhanh chín và mềm hơn; thời gian luộc ngắn, giữ được vitamin trong rau.
3. a) Hỗn hợp màu nâu sau khi xay nhuyễn củ sắn dây với nước bao gồm các thành phần: nước, tinh bột sắn dây, bã sắn dây, tạp chất.
b) Tác dụng của các lớp vải lọc: lọc bỏ bã sắn dây và các tạp chất. Vải lọc có tác dụng tương tự như phễu lọc và giấy lọc trong phòng thí nghiệm.
c) Đáp án B.
CHỦ ĐỀ 6: TẾ BÀO - ĐƠN VỊ CƠ SỞ CỦA SỰ SỐNG (8 tiết)
Bài 17: TẾ BÀO (5 tiết)
MỤC TIÊU
1. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ được phân công trong học tập khi tìm hiểu về tế bào;
- Giao tiếp và hợp tác: Xác định nội dung hợp tác nhóm, trao đổi về đặc điểm cấu tạo và sự phân chia của tế bào;
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng học được của bài tế bào để giải quyết vấn đề liên quan trong học tập và trong cuộc sống.
2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được khái niệm và chức năng của tế bào; Nêu được hình dạng và kích thước điển hình của một số loại tế bào; Trình bày được cấu tạo tế bào và chức năng mỗi thành phần chính của tế bào; Phân biệt được tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực, tế bào động vật và tế bào thực vật; Nhận biết được lục lạp là bào quan thực hiện chức năng quang hợp ở cây xanh; Nhận biết được tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của sự sống; Nhận biết được sự lớn lên và phân chia của tế bào và nêu được ý nghĩa của quá trình đó;
- Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát, phân biệt được tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực, tế bào động vật, tế bào thực vật;
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận ra và giải thích được một số hiện tượng liên quan trong thực tiễn như: sự lớn lên của sinh vật, hiện tượng lành vết thương, hiện tượng mọc lại đuôi ở một số sinh vật,...
3. Phẩm chất
- Yêu thích thế giới tự nhiên, yêu thích khoa học;
- Quan tâm đến nhiệm vụ của nhóm;
- Có ý thức hoàn thành tốt các nội dung thảo luận trong môn học.
Dựa vào mục tiêu của bài học và nội dung các hoạt động của SGK, GV lựa chọn phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp để tổ chức các hoạt động học tập một cách hiệu quả và tạo hứng thú cho HS trong quá trình tiếp nhận kiến thức, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất liên quan đến bài học.
A. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Thuyết trình nêu vấn đề kết hợp hỏi - đáp;
- Dạy học theo nhóm cặp đôi/ nhóm nhỏ;
- Phương pháp trực quan;
- Phương pháp trò chơi;
- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề;
- Kĩ thuật động não;
- Kĩ thuật hỏi - đáp.
B. TỔ CHỨC DẠY HỌC
Khởi động
GV thiết kế hoạt động khởi động bằng trò chơi Ghép hình hoặc chuẩn bị tranh cho trò chơi Mảnh ghép hoàn hảo để vào bài theo gợi ý trong SGK. Ngoài ra, GV có thể tổ chức hoạt động nhóm cặp đôi cho HS thảo luận phần khởi động trong SGK.
Hình thành kiến thức mới
1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TẾ BÀO
Hoạt động 1 :Tế bào là gì?
Nhiệm vụ: GV tổ chức cho HS nhận ra tế bào là đơn vị cấu tạo của mọi cơ thể sống và nhận biết hình dạng, kích thước đặc trưng của một số loại tế bào.
Tổ chức dạy học: GV thiết kế hoạt động cho HS thảo luận các câu hỏi trong SGK, có thể sử dụng kĩ thuật động não hoặc kĩ thuật hỏi - đáp.
1. Quan sát hình 17.1, em hãy cho biết đơn vị cấu trúc nên cơ thể sinh vật là gì?
Đơn vị cấu trúc nên cơ thể sinh vật là tế bào.
2. Quan sát hình 17.2, hãy cho biết kích thước của tế bào. Chúng ta có thể quan sát tế bào bằng những cách nào? Lấy ví dụ.
Tế bào có kích thước đa dạng, khoảng kích thước tế bào giới hạn từ đơn vị μm (micrometer, tế bào vi khuẩn) đến đơn vị mm (millimeter, tế bào trứng). Có thể quan sát tế bào bằng kính hiển vi, kính lúp, mắt thường tuỳ vào kích thước của tế bào. Ví dụ: tế bào vi khuẩn phải quan sát dưới kính hiển vi, tế bào trứng cá có thể quan sát bằng kính lúp và mắt thường.
3. Hãy cho biết một số hình dạng của các tế bào trong hình 17.3.
Mỗi loại tế bào trong cơ thể có hình dạng khác nhau: hình đĩa (tế bào hồng cầu), hình sao (tế bào thần kinh), hình trụ (tế bào biểu mô), hình sợi (tế bào cơ),...
Luyện tập
* Sự khác nhau về kích thước và hình dạng của tế bào có ý nghĩa gì đối với sinh vật?
- Mỗi loại tế bào đảm nhận chức năng khác nhau trong cơ thể. Sự khác nhau về hình dạng và kích thước của tế bào thể hiện sự phù hợp với chức năng mà tế bào đảm nhận.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các thành phần chính của tế bào
 Nhiệm vụ: GV tổ chức để HS tìm hiểu và xác định được thành phần cấu tạo tế bào.
 Tổ chức dạy học: Sử dụng phương pháp trực quan yêu cầu HS hoạt động thảo luận cặp đôi để nhận biết cấu tạo và chức năng các thành phần chính cấu tạo nên tế bào. Từ đó phân biệt tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực, tế bào động vật và tế bào thực vật thông qua gợi ý và thảo luận các câu hỏi trong SGK.
 Quan sát hình 17.4, 17.5 và trả lời câu hỏi từ 4 đến 7.
 4. Nhận biết các thành phần có ở cả tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
 (1) màng tế bào
 (2) chất tế bào
 (3) vùng nhân (tế bào nhân sơ) hoặc nhân (tế bào nhân thực).
 5. Hãy chỉ ra điểm khác biệt giữa tế bào nhân sơ va tế bào nhân thực.
Thành phần cấu tạo
Tế bào nhân sơ
Tế bào nhân thực
Màng tế bào
+
+
Chất tế bào
+
+
Màng nhân
-
+
 6. Thành phần nào có trong tế bào thực vật mà không có trong tế bào động vật?
 Tế bào thực vật có lục lạp, tế bào động vật không có.
 7. Xác định chức năng các thành phần của tế bào bằng cách ghép mỗi thành phần cấu tạo ở cột A với một chức năng ở cột B.
 1.b; 2.c; 3.a
 Luyện tập
* Tại sao thực vật có khả năng quang hợp?
- Tế bào thực vật có chứa lục lạp, lục lạp có khả năng quang hợp tổng hợp các chất cho tế bào.
 Thông qua các nội dung thảo luận của hoạt động 1 và 2, GV hướng dẫn cho HS rút ra kết luận theo gợi ý SGK.
2. SỰ LỚN LÊN VÀ SINH SẢN CỦA TẾ BÀO
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự lớn lên của tế bào
 Nhiệm vụ: GV hướng dẫn để HS tìm hiểu sự sinh sản của tế bào bao gồm sự lớn lên và phân chia của tế bào thông qua quan sát tranh hình, xem video và hoạt động để thảo luận trả lời các câu hỏi trong SGK.
 Tổ chức dạy học: Sử dụng phương pháp trực quan kết hợp nêu vấn đề yêu cầu HS hoạt động thảo luận nhóm để nhận ra sự lớn lên và phân chia tế bào thông qua các câu hỏi gợi ý SGK.
 8. Quan sát hình 17.6a, 17.6b, cho biết dấu hiệu nào cho thấy sự lớn lên của tế bào?
 Tế bào tăng lên về kích thước các thành phần tế bào (màng tế bào, chất tế bào, nhân tế bào).
 9. Quan sát hình 17.7a, 17.7b, hãy chỉ ra dấu hiệu cho thấy sự sinh sản của tế bào.
 Nhân tế bào và chất tế bào phân chia. Ở tế bào thực vật hình thành vách ngăn tạo hai tế bào mới không tách rời nhau. Ở tế bào động vật, hình thành eo thắt tạo thành hai tế bào mới tách rời nhau.
 10. Hãy tính số tế bào con được tạo ra ở lần sinh sản thứ I, II, III của tế bào trong sơ đồ hình 17.8. Từ đó, xác định số tế bào con được tạo ra ở lần sinh sản thứ n.
 - Số tế bào con tạo ra ở lần phân chia thứ I: 21 tế bào;
 - Số tế bào con tạo ra ở lần phân chia thứ II: 22 tế bào;
 - Số tế bào con tạo ra ở lần phân chia thứ III: 23 tế bào;
 - Số tế bào con tạo ra ở lần phân chia thứ n: 2n tế bào.
 11. Em bé sinh ra nặng 3 kg, khi trưởng thành có thể năng 50 kg, theo em, sự thay đổi này là do đâu?
 Sự tăng lên về khối lượng và kích thước cơ thể là do sự lớn lên và phân chia của tế bào.
 Luyện tập
* Quan sát hình 17.8, 17.9, hãy cho biết sự phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với sinh vật?
- Sự phân chia của tế bào là cơ sở cho sự lớn lên và sinh sản của sinh vật.
 Thông quan các nội dung thảo luận của hoạt động 3, GV hướng dẫn cho HS rút ra kết luận theo gợi ý SGK.
Vận dụng
 * Vì sao khi thằn lằn đứt đuôi, đuôi của nó có thể được tái sinh?
 - Do các tế bào có khả năng sinh sản để thay thế các tế bào đã mất.
C. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP
 1. a) Đáp án A
 b) Đáp án C.
 2. HS vẽ và chú thích các thành phần của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực như nội dung đã học.
 3. Sự sinh sản của tế bào là cơ sở cho sự lớn lên và sinh sản của sinh vật.
BÀI 18: THỰC HÀNH QUAN SÁT TẾ BÀO SINH VẬT (2 tiết)
MỤC TIÊU
1. Năng lực chung
 	- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi thực hiện nhiệm vụ được GV yêu cầu trong giờ thực hành;
	- Giao tiếp và hợp tác: Xác định được nội dung hợp tác nhóm và thực hiện nhiệm vụ được phân công để thực hành quan sát tế bào sinh vật;
	- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề liên quan trong thực tiễn trong các nhiệm vụ thực hành.
2. Năng lực khoa học tự nhiên
	- Nhận thức khoa học tự nhiên: Củng cố kiến thức về hình dạng, cấu tạo tế bào thông qua kết quả thực hành quan sát tế bào;
 	- Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát được tế bào bằng mắt thường, bằng kính lúp cầm tay và dưới kính hiển vi. 
3. Phẩm chất
	- Thông qua hiểu biết về tế bào, hiểu về thiên nhiên, từ đó thêm yêu thiên nhiên;
	- Trung thực trong quá trình thực hành, báo cáo kết quả thực hành của cá nhân và nhóm.
 Dựa vào mục tiêu của bài học và nội dung các hoạt động của SGK, GV lựa chọn phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp để tổ chức các hoạt động học tập một cách hiệu quả và tạo hứng thú cho HS trong quá trình tiếp nhận kiến thức, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất liên quan đến bài học
A. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
	- Thuyết trình nêu vấn đề kết hợp hỏi – đáp;
	- Phương pháp thí nghiệm;
	- Phương pháp trực quan;
	- Dạy học hợp tác.
B. TỔ CHỨC DẠY HỌC
Hoạt động 1: Quan sát tế bào trứng cá bằng mắt thường và kính lúp
Nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS lấy tế bào trứng cá quan sát bằng mắt thường và kính lúp cầm tay sau đó so sánh kết quả quan sát được.
Tổ chức dạy học: GV định hướng để HS tự thực hiện thí nghiệm lấy trứng cá và quan sát bằng mắt thường và kính lúp cầm tay. GV có thể đặt một vài câu hỏi yêu cầu HS chú ý khi thực hiện thí nghiệm như: Tại sao khi tách trứng cá chép cần nhẹ tay, không để kim mũi mác làm vỡ màng trứng? (Nếu mạnh tay sẽ làm vỡ màng trứng, khó quan sát)
Yêu cầu HS nhận xét kết quả quan sát tế bào trứng cá bằng mắt thường và kính lúp.
Hoạt động 2: Quan sát tế bào biểu bì vảy hành bằng kính hiển vi quang học
 Nhiệm vụ: Quan sát tế bào biểu bì vảy hành dưới kính hiển vi.
 Tổ chức dạy học: GV hướng dẫn các bước thực hiện, sau đó cho HS tự thực hiện theo các bước hướng dẫn trong SGK, đồng thời hỗ trợ HS thêm các kĩ thuật giữa các bước như: Cách lấy tế bào biểu bì vảy hành, cách quan sát tiêu bản, cách điều chỉnh kính, vị trí đặt của mắt, . Sau quá trình thực hành có thể hỏi HS các câu hỏi sau:
 Tại sao cần tách lớp tế bào vảy hành thật mỏng khi làm tiêu bản?
 - Biểu bì vảy hành gồm nhiều lớp tế bào xếp sít nhau, nếu không tách mỏng thì các lớp tế bào sẽ chồng lên nhau khó quan sát.
 Khi tiến hành bước đậy lamen để hoàn thành tiêu bản quan sát, em cần lưu ý điều gì?
 - Cần chú ý đậy nhẹ nhàng, tránh để bọt khí xuất hiện sẽ khó quan sát và nhận diện tế bào.
Hoạt động 3: Quan sát hình dạng tế bào biểu bì da ếch
 Nhiệm vụ: Quan sát tế bào biểu bì da ếch dưới kính hiển vi.
 Tổ chức dạy học: Tương tự với hoạt động 2, ở hoạt động này, HS đã có kinh nghiệm quan sát tiêu bản hiển vi nên GV tập trung hướng dẫn HS làm tiêu bản biểu bì da ếch sao cho dễ quan sát. Hướng dẫn HS trả lời một số câu hỏi sau:
 Lấy mẫu da ếch trong bình thủy tinh nhốt ếch như thế nào để dễ quan sát tế bào biểu bì da ếch?
 - Nhốt ếch trong bình thủy tinh hở trước một ngày, quan sát thấy những “gợn” nhỏ, mỏng. Trong đó có lớp biểu bì da ếch bị bong ra.
 Sau khi làm thí nghiệm quan sát tế bào biểu bì vảy hành và biểu bì da ếch, em hãy chia sẻ với các bạn về kinh nghiệm lấy mẫu làm tiêu bản để quan sát rõ hình ảnh tế bào thực vật, tế bào động vật.
 GV yêu cầu các thành viên có kết quả thực hành quan sát tốt chia sẻ kinh nghiệm với các bạn khác về kĩ thuật thực hiện ở các bước.
Hoạt động 4: Báo cáo kết quả thực hành
 Viết và trình bày báo cáo theo mẫu trong SGK
BÁO CÁO: KẾT QUẢ QUAN SÁT TẾ BÀO SINH VẬT
Tiết: . Thứ . ngày .. tháng.năm
Nhóm:  Lớp: ..
Mục tiêu
Nội dung
Kết quả
- Vẽ và chú thích được tế bào trứng cá. Giải thích được tại sao khi tách trứng cá chép cần nhẹ tay.
- Quan sát tế bào trứng cá chép bằng mắt thường.
(HS vẽ chú thích tế bào trứng cá)
- Mô tả hình dạng ngoài, màu sắc ...............................
...
- Giải thích: Khi tách trứng cá chép cần nhẹ tay vì nếu mạnh tay sẽ làm vỡ màng trứng, khó quan sát.
- Vẽ và chú thích được tế bào biểu bì vảy hành. Giải thích được tại sao khi tách tế bào biểu bì vảy hành, phải lấy một lớp thật mỏng.
- Quan sát tế bào biểu bì vảy hành bằng kính lúp cầm tay.
(HS vẽ chú thích tế bào biểu bì vảy hành)
- Mô tả hình dạng, màu sắc

File đính kèm:

  • docxsach_giao_vien_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_chan_troi_sang_t.docx