Sách giáo khoa Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống
I. Khái niệm Khoa học tự nhiên
Các vật quanh ta gồm vật sống và vật không sống, đều chuyển động và biến đổi không ngừng: Trái Đất quay quanh Mặt Trời, hạt thóc nảy mầm phát triển thành cây lúa, con người sinh ra, lớn lên,. Các chuyển động và biến đổi trong tự nhiên gọi là hiện tượng tự nhiên. Hiện tượng tự nhiên rất phong phú và đa dạng, nhưng có một tính chất chung là xảy ra theo các quy luật xác định.
Khoa học tự nhiên (KHTN) là một nhánh của khoa học, nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, tìm ra các tính chất, các quy luật của chúng.
II. Vật sống và vật không sống
Vật sống có khả năng trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản, Vật không sống không có khả năng trên.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sách giáo khoa Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sách giáo khoa Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống
t định. Phân loại sinh học giúp xác định được vị trí của các loài sinh vật trong thế giới sống và tìm ra chúng giữa các nhóm sinh vật dễ dàng hơn. Ngoài ra, phân loại sinh học còn cho thấy sự giống và khác nhau của các nhóm đối tượng phân loại, nguyên nhân của sự giống nhau đó và mối quan hệ giữa các nhóm sinh vật. II. Hệ thống phân loại sinh vật Một số loài sinh vật Hình 25.1 Trên Trái Đất có hàng triệu loài sinh vật, một số đại diện được thể hiện trong Hình 25.1. Chúng đã được các nhà khoa học phân loại như thế nào? Các nhà khoa học đã phân loại sinh vật thành các đơn vị phân loại khác nhau: lớn nhất là giới, tiếp theo là ngành, lớp, bộ, họ, chi * (hoặc giống) rồi đến loài. GIỚI ↓ NGÀNH ↓ LỚP ↓ BỘ ↓ HỌ ↓ CHI (Giống) ↓ LOÀI ĐỘNG VẬT (Animalia) ↓ DÂY SỐNG (Chordata) ↓ ĐỘNG VẬT CÓ VÚ (Mammalia) ↓ ĂN THỊT (Carnivora) ↓ MÈO (Felidae) ↓ BÁO (Panthera) ↓ SƯ TỬ (Panthera leo) THỰC VẬT (Plantae) ↓ THỰC VẬT CÓ HOA (Anthophyta) ↓ THỰC VẬT MỘT LÁ MẦM (Monocots) ↓ HÀNH (Liliales) ↓ BÁCH HỢP (Liliaceae) ↓ LOA KÈN (Lilium) ↓ HOA LY (Lilium longifflorum) a) Sơ đồ các đơn vị phân loại b) Ví dụ về vị trí của loài sư tử trong các đơn vị phân loại c) Ví dụ về vị trí của loài hoa ly trong các đơn vị phân loại Hình 25.2 * Ở động vật gọi là “giống”; ở thực vật gọi là “chi” Sơ đồ các đơn vị phân loại sinh vật Thông thường, mỗi loài sinh vật có hai cách gọi tên: tên địa phương và tên khoa học. Em có biết? Ví dụ: Loài trong Hình 25.3 có tên khoa học là Apis cerana, tên địa phương là ong mật châu á. Hiện nay, các nhà khoa học trên thế giới đã xác định được khoảng gần 2 triệu loài sinh vật khác nhau. Mỗi loài được đặt một tên khoa học khác nhau và không loài nào trùng tên với loài nào. Tên khoa học của loài là tên kép được viết nghiêng gồm hai phần: phần thứ nhất là tên chi (giống), phần thứ hai là tên của loài thuộc chi (giống) đó. Ví dụ: con ong mật có tên khoa học là Apis cerana. Apis: là tên giống (viết hoa chữ cái đầu tiên); cerana: là tên loài thuộc giống đó (viết thường). Loài ong mật châu á Hình 25.3 III. Giới và hệ thống phân loại năm giới Giới sinh vật được coi là đơn vị phân loại lớn nhất, bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định. Các nhà khoa học đã phân chia sinh vật thành năm giới (Hình 25.4) GIỚI THỰC VẬT Phần lớn là cơ thể đơn bào, nhân thực GIỚI NGUYÊN SINH (Protista) Cơ thể đa bào, nhân thực GIỚI ĐỘNG VẬT Cơ thể đa bào, nhân thực Cơ thể đơn bào, đa bào, nhân thực GIỚI NẤM GIỚI KHỞI SINH Quan sát Hình 25.4 và cho biết sinh vật được chia thành những giới nào? Cơ thể đơn bào, nhân sơ Sơ đồ hệ thống phân loại năm giới. Hình 25.4 Các loài trong Hình 25.5 thuộc giới Nấm, giới Thực vật và giới Động vật. Một số loài sinh vật Hình 25.5 Em hãy sắp xếp các loài trong hình vào các giới cho phù hợp. Nêu lí do vì sao em sắp xếp như vậy. Em đã học ● Phân loại là sự sắp xếp các đối tượng phân loại có những đặc điểm chung vào từng nhóm theo một thứ tự nhất định. ● Theo hệ thống phân loại năm giới, sinh vật được chia thành các giới: Khởi sinh, Nguyên sinh vật, Nấm, Thực vật và Động vật ● Thế giới sinh vật được phân chia thành các đơn vị phân loại theo thứ tự từ lớn đến nhỏ: giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi (hoặc giống) rồi đến loài Em có thể Dựa vào đặc điểm của các loài sinh vật để xếp chúng vào các giới sinh vật khác nhau. Em có biết? Trước đây, các nhà phân loại học chỉ phân chia sinh vật thành hai giới: Thực vật và Động vật. Theo quan điểm hai giới, thực vật là các cơ thể sống cố định và có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ (tự dưỡng), còn động vật là các cơ thể có khả năng vận động chủ động và dinh dưỡng theo kiều dị dưỡng. Tuy nhiên, với sự phát hiện ra các cơ thể vi sinh vật như vi khuẩn, tảo và nấm; từ năm 1969 nhà Khoa học người Mĩ là R.H. Whittaker đã xây dựng và đề xuất một hệ thống phân loại gồm năm giới và được nhiều nhà khoa học ủng hộ. Hiện nay, một số nhà khoa học đưa ra hệ thống phân loại sinh vật gồm ba lãnh giới: vi sinh vật cổ, vi khuẩn và lãnh giới thứ ba gồm các sinh vật nhân thực. BÀI 26 KHÓA LƯỠNG PHÂN MỤC TIÊU ● Nhận biết được cách xây dựng khóa lưỡng phân ● Thực hành xây được khóa lưỡng phân với đối tượng sinh vật. Khi đi vào một khu vườn rộng, em bắt gặp rất nhiều loài sinh vật khác nhau bao gồm thực vật, động vật, nấm,... Em có thể phân biệt được các loài không? Làm thế nào em có thể thực hiện được việc đó? I. Khóa lưỡng phân là gì? Khoá lưỡng phân là kiểu phổ biến nhất trong các khoá phân loại sinh vật. Nguyên tắc của khoá lưỡng phân là từ một tập hợp các đối tượng ban đầu được tách thành hai nhóm có những đặc điểm đối lập với nhau. Sau mỗi lần tách, ta được hai nhóm nhỏ hơn và khác nhau bởi các đặc điểm dùng để tách. II. Xây dựng khóa lưỡng phân Xây dựng khoá lưỡng phân để phân loại một số loài động vật sau: Một số loài động vật Hình 26.1 Bước 1: Lựa chọn đặc điểm để phân chia được các loài cần phân loại thành hai nhóm (ví dụ: chọn đặc điểm có chân hay không có chân? trên cơ sở trả lời câu hỏi có hay không có đặc điểm đó, ta có thể xếp các động vật trên thành hai nhóm). Tiếp tục cách làm như vậy ở từng nhóm nhỏ tiếp theo cho đến khi xác định được từng loài Bước 2: Lập sơ đồ phân loại như hình 26.2. Một số loài động vật (Có chân hay không có chân) Cơ thể có chân Cơ thể không có chân (Có cánh hay không có cánh?) (Có vảy hay không có vảy) Cơ thể không có cánh Cơ thể có cánh Cơ thể không có vảy Cơ thể có vảy (Có mấy chân?) (Có mấy cánh?) Con lươn Con cá rô (E) (D) Cơ thể có 10 chân Cơ thể có 8 chân Cơ thể có 2 cánh Cơ thể có 4 cánh Con cua đồng Con nhện nhà Con nhặng xanh Con chuồn chuồn (B) (G) (C) (A) Sơ đồ phân loại một số động vật dựa vào khóa lưỡng phân Hình 26.2 Cho các loài sinh vật như hình dưới đây. Tiến hành xây dựng khoá lưỡng phân để phân loại chúng. Em đã học Khoá phân loại được xây dựng giúp xác định vị trí phân loại của loài một cách thuận lợi, trong đó khoá lưỡng phân là khoá phân loại phổ biến nhất. Em có thể Biết cách xây dựng khoá lưỡng phân và thực hành xây dựng được khoá lưỡng phân với đối tượng sinh vật. BÀI 27 VI KHUẨN MỤC TIÊU ● Mô tả được hình dạng và cấu tạo của vi khuẩn. Nhận ra được sự đa dạng của vi khuẩn. ● Nêu được một số vai trò và ứng dụng của vi khuẩn trong đời sống. ● Nêu được một số bệnh do vi khuẩn gây ra và trình bày được cách phòng, tránh bệnh. ● Vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng trong thực tiễn. Các sinh vật vô củng nhỏ bé sống trong cơ thể chúng ta có số lượng lớn hơn một nửa tổng số tế bào cấu tạo nên cơ thể người. Em có biết chúng là những sinh vật nào không? I. Đa dạng vi khuẩn. Vi khuẩn là những sinh vật đơn bào nhân sơ, có cấu trúc đơn giản, chỉ có thể quan sát được dưới kính hiển vi. Vi khuẩn có mặt ở khắp mọi nơi: trong không khí, trong nước, trong đất, trong cơ thể chúng ta và cả các sinh vật sống khác. Một số loại vi khuẩn Hình 27.1 Liên cầu khuẩn Tụ cầu khuẩn Trực khuẩn Xoắn khuẩn Phẩy khuẩn Quan sát Hình 3.1, nhận xét về hình dạng của các loài vi khuẩn và xếp chúng vào các nhóm khác nhau. Vi khuẩn có rất nhiều hình dạng khác nhau, phân bố riêng lẻ hay thành từng đám, trong đó có ba dạng điển hình là: hình que, hình xoắn và hình cầu II. Cấu tạo của vi khuẩn Vi khuẩn có cấu tạo đơn bào, hầu hết tế bào vi khuẩn có thêm thành tế bào bao ngoài màng tế bào. Nhiều vi khuẩn còn có roi làm nhiệm vụ di chuyển và lông giúp vi khuẩn bám vào tế bào vật chủ. Cấu tạo một vi khuẩn Hình 27.2 Quan sát Hình 27.2, trình bày cấu tạo của tế bào vi khuẩn. Vì sao nói vi khuẩn là sinh vật có cấu tạo cơ thể đơn giản nhất trong thế giới sống? III. Vai trò của vi khuẩn Phần lớn vi khuẩn có lợi, chúng có vai trò rất quan trọng không chỉ với con người mà còn với toàn bộ sự sống trên trái đất. Nitơ trong không khí Hợp chất Nitơ Vi khuẩn cố định nitơ Xác sinh vật và chất thải động vật Chất dinh dưỡng Vai trò của vi khuẩn trong tự nhiên Hình 27.3 Quan sát Hình 27.3, nêu vai trò của vi khuẩn trong tự nhiên. Trong cơ thể người có thể chứa đến hàng trăm nghìn tỉ vi khuẩn. Vi khuẩn có lợi có số lượng rất lớn, giúp ức chế vi khuẩn có hại, bảo vệ da, tăng cường miễn dịch, hỗ trợ tiêu hoá. Trong đời sống, vi khuẩn được sử dụng trong chế biến thực phẩm như sữa chua, dưa muối, nước mắm,...; sản xuất kháng sinh, thuốc trừ sâu; xử lí chất thải,... 1. Em hãy nêu một số ứng dụng của vi khuẩn trong đời sống con người. 2. Tại sao ăn sữa chua hằng ngày có thể giúp chúng ta ăn cơm ngon miệng hơn? IV. MỘT SỐ BỆNH DO VI KHUẨN Vi khuẩn gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người, một số bệnh phổ biến như; lao, viêm phổi, uốn ván, giang mai, phong (hủi), tả Bệnh tả do vi khuẩn tả gây nên (Hình 27.4). Người mắc bệnh có các biểu hiện: tiêu chảy, nôn, sốt cao (đặc biệt thường gặp ở trẻ em). Bệnh lây truyền qua đường ăn, uống Nhiễm khuẩn da do vi khuẩn tụ cầu vàng gây nên. Vi khuẩn xâm nhiễm vào các vùng da bị tổn thương, gây sưng đỏ (Hình 27.5). Bệnh dễ lây lan khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các vật dụng có chứa tác nhân gây bệnh. Bệnh lao phổi do vi khuẩn lao xâm nhiễm vào phổi gây nên (Hình 27.6). Người mắc bệnh có các biểu hiện: ho kéo dài, sốt, mệt mỏi,... Bệnh dể lây lan qua đường hô hấp khi tiếp xúc gần với người bệnh. Hình 27.4. Vi khuẩn gây bệnh tả Hình 27.5. Người mắc bệnh nhiễm khuẩn da Hình 27.6. Phổi bị nhiễm vi khuẩn lao Hiện nay, thuốc kháng sinh được dùng để điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên, việc sử dụng tuỳ tiện thuốc kháng sinh không theo chỉ định của bác sĩ gây ra hiện tượng kháng thuốc dẫn đến khó khăn trong điều trị bệnh. Dựa vào các thông tin trên, em hãy nêu một số biện pháp để phòng bệnh do vi khuẩn gây ra ở người. Vi khuẩn còn gây nhiều bệnh trên thực vật và động vật như: héo xanh cà chua, khoai tây; thối nhũn bắp cải; bệnh tụ huyết trùng ở gia cầm, gia súc; bệnh đóng dấu ở lợn, ... gây thiệt hại lớn về kinh tế. Ngoài ra, vi khuẩn cũng là nguyên nhân khiến thức ăn, đồ uống, ... bị hỏng. 1. Chúng ta có nên sử dụng thức ăn bị ôi thiu hay không? Tại sao? 2. Em hãy nêu các biện pháp bảo quản thức ăn tránh bị vi khuẩn làm hỏng Em đã học Vi khuẩn là những cơ thể đơn bào, nhân sơ, có kích thước nhỏ bé, chi có thể quan sát được bằng kính hiển vi. Đa số vi khuẩn có lợi và được ứng dụng trong đời sống, y tế, .... Một số vi khuẩn có hại gây bệnh cho người, vật nuôi và cây trồng; làm hỏng đồ dùng, thực phẩm, ... Để phòng bệnh do vi khuẩn gây ra cần thực hiện tốt việc vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống và vệ sinh môi trường. Thực hành tạo dấu vân tay vi khuẩn Hình 27.7 là hình bàn tay được tạo ra từ sự phát triển của các vi khuẩn trên bàn tay của một em bé, còn gọi là “dấu vân tay vi khuẩn”. Chúng ta có thể tạo ra “dấu vân tay vi khuẩn” của chính mình theo hướng dẫn sau: Chuẩn bị: Cách làm: Bước 1: Chuẩn bị khay nuôi vi khuẩn. Tiệt trùng khay đựng và nắp đậy bằng cách đun sôi trong nước 15 phút. Đổ vào xoong 100 mL nước lọc, 100 mL nước đậu nành hoặc nước thịt hầm, 4 gam bột rau câu (khoảng 1 thìa canh), 1 gam muối, khuấy cho tan. Đặt xoong lên bếp, đun lữa vừa, để sôi trong 15 phút rồi tắt lửa. Đổ hỗn hợp vừa đun vào khay đựng để tạo thành lớp thạch dày khoảng 4 mm. Chờ thạch đông lại rồi đậy nắp lên và cho vào tù lạnh. Bước 2; Mở nắp khay, nhanh chóng ấn nhẹ các ngón tay lên bề mặt thạch rau câu rồi đóng nắp lại (có thể đặt cả bàn tay vào nếu khay đủ to). Bước 3; Đặt khay ở nơi ổn định, nhiệt độ khoảng 30 – 37. Sau 2 ngày, lấy khay nuôi ra và quan sát vi khuẩn mọc trên khay theo hình bàn tay. Em có biết? Quá trình tạo ra dưa muối, sữa chua hay pho mát đều sử dụng vi khuẩn lên men lactic. Trong điều kiện không có oxygen, vi khuẩn này sẽ phân giải các chất trong nguyên liệu, sinh ra acid lactic tạo ra hương thơm và vị chua đặc trưng cho món ăn. BÀI 28. THỰC HÀNH: LÀM SỮA CHUA VÀ QUAN SÁT VI KHUẨN MỤC TIÊU • Thực hành quan sát vi khuẩn bằng kính hiển vi và vẽ lại hình quan sát được. • Biết cách làm sữa chua. I. CHUẨN BỊ 1. Thiết bị, dụng cụ Kính hiển vi có vật kính 10x và 40x Bộ lam kính và lamen Ống nhỏ giọt Nhiệt kế Giấy thấm; cốc 1,2 lít; thìa trộn Nước cất Cốc thuỷ tinh Ấm đun nước Thùng xốp có nắp Lọ thuỷ tinh nhỏ có nắp 2. Nguyên liệu, mẫu vật Hai hộp sữa chua không đường để ở nhiệt độ phòng (khoảng 25°C trước khi thực hiện 1-2 giờ). Một hộp sữa đặc có đường (380 gam) Nước lọc hoặc sữa tươi tiệt trùng (1 lít) Lưu ý: Không sử dụng mẫu vật sữa chua có đường. II. TIẾN HÀNH 1. Quan sát tế bào vi khuẩn trong sữa chua a) Chuẩn bị lam kính chứa mẫu vật Sử dụng một hộp sữa chua làm nguyên liệu để quan sát vi khuẩn Bước 1: Lấy một thìa sữa chua không đường pha loãng với 10 mL nước cất. Bước 2: Dùng ống nhỏ giọt hút một lượng nhỏ dịch đã pha loãng, nhỏ một giọt lên lam kính Bước 3: Đậy lamen lên mẫu vật. Bước 4: Dùng giấy thấm nhẹ quanh viền lamen để loại bỏ nước thừa. b) Quan sát bằng kính hiển vi Bước 1: Đặt lam kính đã chuẩn bị lên bàn kính của kính hiển vi và nhìn từ ngoài (chưa qua thị kính) để điều chỉnh cho vùng có mẫu vật trên lam kính vào giữa vùng sáng. Bước 2: Quan sát toàn bộ lam kính ở vật kính 10x để bước đầu xác định vị trí có nhiều vi khuẩn. Bước 3: Chỉnh vùng có nhiều vi khuẩn vào giữa trường kính và chuyển sang quan sát ở vật kính 40x để quan sát rõ hơn hình dạng của vi khuẩn. 2. Làm sữa chua Bước 1: Đun sôi 1 lít nước sau đó để nguội đến khoảng 50oC (sử dụng nhiệt kế để đo, xem cách dùng nhiệt kế ở bài 8 - chương I). Bước 2: Đổ hộp sữa đặc vào cốc đựng rồi thêm nước ấm vào để đạt 1 lít, trộn đều để sữa đặc tan hết. Sau đó đổ thêm hộp sữa chua vào hỗn hợp đã pha và tiếp tục trộn đều. Bước 3: Rót toàn bộ hỗn hợp thu được vào các lọ thuỷ tinh sạch đã chuẩn bị, đặt vào thùng xốp và đậy nắp lại để giữ ấm từ 10 - 12 giờ. Sau thời gian ủ ấm, lấy sản phẩm ra và bảo trong tủ lạnh. Lưu ý: Có thể thay thế nước lọc bằng sữa tươi. Khi sử dụng sữa tươi, chỉ đun sữa ấm đến khoảng 50, không đun sôi. 3. Quan sát các mẫu vi khuẩn khác hoặc tiêu bản nhuộm (nếu có) Dùng các mẫu tiêu bản nhuộm một số loại vi khuẩn, quan sát bằng kính hiển vi ở vật kính l0x và 40x. III. THU HOẠCH 1. Vẽ vào vở hình ảnh vi khuẩn có trong sữa chua đã quan sát được bằng kính hiển vi ở các độ phóng đại khác nhau (vẽ thêm nếu quan sát mẫu vi khuẩn khác). 2. Nhận xét về hình dạng và cách sắp xếp của các vi khuẩn quan sát được. 3. Vì sao trong khi làm sữa chua, không dùng nước sôi để pha hộp sữa chua dùng làm giống? Sau thời gian ủ ấm hỗn hợp làm sữa chua, nếu để sản phẩm ở ngoài (không cho vào tủ lạnh) thì điều gì sẽ xảy ra? Em có biết? Phương pháp nhuộm Gram được phát minh bởi nhà khoa học Hen Krit-chừn Gioa-chim G-ram (Hans Christian Joachim Gram). Dựa vào màu sắc của vi khuẩn sau khi nhuộm Gram, người ta có thể phân biệt được hai nhóm vi khuẩn: nhóm Gram âm (màu đỏ hồng), nhóm Gram dương (màu tím). Phần lớn những vi khuẩn gây bệnh thuộc nhóm Gram âm. Biết được vi khuẩn gây bệnh thuộc nhóm nào sẽ giúp chúng ta sử dụng loại thuốc kháng sinh phù hợp để điều trị bệnh đạt hiệu quả. BÀI 29. VIRUS MỤC TIÊU • Mô tả được hình dạng và cấu tạo của virus • Phân biệt được virus và vi khuẩn • Nêu được một số vai trò và ứng dụng của virus trong đời sống • Nêu được một số bệnh do virus gây ra và trình bày được cách phòng, tránh bệnh. Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm phổ biến ở Việt Nam do virus gây ra. Theo ước tính của WHO, hằng năm có khoảng 50 000 đến 100 000 ca mắc trên 100 quốc gia. Vậy virus là gì? Làm cách nào để phòng bệnh do virus gây ra? I. ĐA DẠNG VIRUS Virus là dạng sống có kích thước vô cùng nhỏ bé, không có cấu tạo tế bào, chỉ nhân lên được trong tế bào của sinh vật sống. Hầu hết virus đều có kích thước vô cũng nhỏ, chỉ quan sát được bằng kính hiển vi điện tử. Ví dụ: Một vi khuẩn đường ruột có kích thước từ 2 đến 4, kích thước đó gấp ba lần loại virus lớn nhất và dài gấp 300 lần một virus cảm lạnh. Virus có ba dạng chính: dạng xoắn (virus Ebola, virus cúm,...), dạng khối (virus HIV, virus bại liệt,...), dạng hỗn hợp (thể thực khuẩn T4, virus đậu mùa,...). Quan sát Hình 29.1, em có nhận xét gì về hình dạng của virus? II. CẤU TẠO CỦA VIRUS Virus chưa có cấu tạo tế bào. Tất cả các virus đều gồm 2 thành phần cơ bản: vỏ protein và lõi là vật chất di truyền (ADN hoặc ARN). Một số virus có thêm vỏ ngoài và gai glycoprotein. 1. Vì sao nói virus chưa có cấu tạo tế bào điển hình? Em có đồng ý với ý kiến cho rằng virus là vật thể không sống không? Giải thích. 2. Quan sát Hình 29.2 và Hình 27.2 (bài 27 - chương VII), hãy phân biệt vi khuẩn và virus. Dựa trên hình dạng và cấu tạo của virus mà em đã học, quan sát các hình trong bảng, nêu tên các thành phần được chú thích trong hình và hoàn thành bảng theo mẫu sau: III. VAI TRÒ VÀ ỨNG DỤNG CỦA VIRUS Virus có vai trò quan trọng, được ứng dụng rộng rãi trong y học và nông nghiệp. Trong y học, virus được sử dụng trong sản xuất vaccine. Chúng cũng được sử dụng để sản xuất nhiều chế phẩm sinh học có giá trị như hormone, protein, ... Trong nông nghiệp, virus được dùng để sản xuất thuốc trừ sâu cho hiệu quả cao mà không gây ô nhiễm môi trường. Chúng còn được sử dụng để chuyển gen từ loài này sang loài khác góp phần tạo ra các giống vật nuôi, cây trồng có năng suất và chất lượng cao, kháng bệnh tốt như giống bông kháng sâu hại, giống lúa "gạo vàng” có giá trị dinh dưỡng cao, .... IV. MỘT SỐ BỆNH DO VIRUS VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH 1. Một số bệnh do virus Virus có thể gây bệnh cho người, động vật, thực vật, nấm và vi khuẩn. Ở người, virus gây ra các bệnh như: thuỷ đậu, quai bị, viêm gan B, cúm, ... Khoảng 90% các bệnh đường hô hấp ở người do virus gây ra. Virus còn gây ra một số bệnh ở động vật như: tai xanh ở lợn; lở mồm long móng ở trâu, bò (Hình 29.3); cúm gia cầm, ... Ở thực vật, virus gây ra một số bệnh như: khảm ở cây đậu (Hình 29.4), xoăn lá cà chua, ... Các bệnh do virus gây ra dễ lây lan, trở thành dịch lớn gây thiệt hại nặng nề về sức khoẻ và kinh tế. Các virus ở vi khuẩn gây ra những thiệt hại nghiêm trọng trong ngành công nghiệp sản xuất thuốc kháng sinh, mì chính, ... Đọc thông tin trên, kể tên các bệnh do virus gây ra. Ngoài các bệnh đó, virus còn gây ra các bệnh nào khác mà em biết? 2. Phòng bệnh do virus Phương pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa các bệnh do virus là sử dụng vaccine. Vaccine dùng để phòng tránh nhiều bệnh lây truyền. Vaccine được tạo ra từ chính những vi khuẩn, virus đã chết hoặc được làm suy yếu. Đưa vaccine vào cơ thể giúp cơ thể “làm quen” trước với mầm bệnh (virus đã được làm yếu đi) và tìm ra được cách đối phố với chúng. Nhờ vậy, lần tới khi tiếp xúc với mầm bệnh, cơ thể chúng ta có thể tiêu diệt chúng một cách nhanh chóng trước khi phát bệnh. Ngoài ra, việc ăn uống và sinh hoạt điều độ, vệ sinh sạch sẽ cũng giúp phòng bệnh do virus. 1. Kể tên các loại vaccine em biết 2. Em có biết mình đã từng tiêm những loại vaccine nào không? Tại sao cần tiêm phòng nhiều loại vaccine khác nhau? 3. Nêu cách phòng tránh các bệnh do virus gây ra. Em đã học • Virus là dạng sống rất nhỏ, không có cấu tạo tế bào, chỉ có thể nhân lên trong tế bào của sinh vật sống. • Virus có cấu tạo rất đơn giản chỉ gồm vỏ là protein và lõi là vật chất di truyền (ADN hoặc ARN). • Virus gây bệnh cho con người, vật nuôi, cây trồng nhưng cũng có một số virus có lợi cho con người. • Sử dụng vaccine là phương pháp hữu hiệu và cần thiết để phòng bệnh do virus. 1. Thực hiện được các biện pháp phòng tránh bệnh do virus. 2. Tuyên truyền về sự cần thiết của việc tiêm phòng vaccine. Em có biết? Bệnh đậu mùa do virus gây ra (Hình 29.5) từng giết chết trên 500 triệu người trong lịch sử nhân loại. Nhờ có vaccine đậu mùa mà bệnh này gần như bị xoá sổ. Hiện nay còn nhiều bệnh do virus gây ra vẫn chưa tìm ra vaccine phòng bệnh như: HIV/AIDS, cúm virus, herpes, tay chân miệng,... BÀI 30. NGUYÊN SINH VẬT MỤC TIÊU • Nhận biết được một số đối tượng nguyên sinh vật • Dựa vào hình dạng, nêu được sự đa dạng của nguyên sinh vật. • Nêu được một số bệnh do nguyên sinh vật gây ra và trình bày được cách phòng tránh bệnh. Quan sát bề mặt ao, hồ chúng ta thường thấy một lớp váng
File đính kèm:
- sach_giao_khoa_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc.docx