Sách giáo khoa Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo

1. KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Tìm hiểu về khái niệm khoa học tự nhiên

Hoạt động con người chủ động tìm tòi, khám phá ra tri thức khoa học gọi là hoạt động nghiên cứu khoa học. Những người hoạt động nghiên cứu khoa học gọi là nhà khoa học.

Môn Khoa học tự nhiên là môn học tìm hiểu về thế giới tự nhiên và những ứng dụng khoa học tự nhiên trong cuộc sống

1 Hoạt động nào trong các hình 1.1 đến 1.6 là hoạt động nghiên cứu khoa học?

 

docx 198 trang linhnguyen 4900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sách giáo khoa Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sách giáo khoa Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo

Sách giáo khoa Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo
được cấu tạo từ các loại tế bào: tế bào biểu bì, tế bào mạch dẫn, tế bào lông hút,
Cơ thể động vật được cấu tạo từ các loại tế bào như: tế bào cơ, tế bào thần kinh, tế bào biểu bì,
Ví dụ: Một số cơ thể đa bào: cây phượng, cây hoa hồng, con giun đất, con ếch đồng,
Kể tên một số cơ thể sinh vật mà em không nhìn thấy được bằng mắt thường.
BÀI TẬP
1. Vẽ lại hình bên và hoàn thành các yêu cầu:
- Điền những điểm giống nhau vào phần giao nhau của hai hình.
- Điền những điểm khác nhau vào phần riêng của mỗi hình.
2. Cho các sinh vật sau: trùng roi, cây bắp cải, cây ổi, con rắn, trùng giày, con báo gấm, con ốc sên, con cua đỏ, tảo lam, con ngựa vằn, vi khuẩn đường ruột, cây lúa nước, cây dương xỉ.
Sắp xếp các sinh vật trên thành hai nhóm cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.
BÀI 20. CÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC TRONG CƠ THỂ ĐA BÀO
MỤC TIÊU
- Trình bày được mối quan hệ từ tế bào hình thành nên mô, cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể.
- Nêu được các khái niệm mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể. Lấy được ví dụ minh hoạ.
 Ở cơ thể đơn bào, mỗi tế bào là một cơ thể. Vậy với cơ thể đa bào, các tế bào có sự phối hợp hoạt động với nhau như thế nào để tạo thành cơ thể sống?
1. TỪ TẾ BÀO ĐẾN MÔ 
¡ Tìm hiểu mối quan hệ từ tế bào → mô
Hình 20.1. Một số loại mô ở thực vật
Quan sát hình 20.1,20.2 và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3
1. Hãy cho biết mối quan hệ giữa tế bào đến mô.
2. Nhận xét về hình dạng và cấu tạo tế bào hình thành nên mỗi loại mô.
3. Hãy dự đoán chức năng của các tế bào trong một mô.
Hình 20.2. Một số loại mô ở động vật
Cơ thể người được cấu tạo từ những loại mô nào? Cho ví dụ.
Mô là tập hợp các tế bào giống nhau về hình dạng và cùng thực hiện một chức năng nhất định.
- Mô thực vật: mô phân sinh, mô biểu bì, mô dẫn, mô cơ bản.
- Mô động vật: mô cơ, mô thần kinh, mô liên kết, mô biểu bì.
2. TỪ MÔ ĐẾN CƠ QUAN
¡ Tìm hiểu mối quan hệ: mô → cơ quan
Hình 20.3a. Các loại mô cấu tạo nên lá cây
4. Quan sát hình 20.3a cho biết lá cây được cấu tạo từ những loại mô nào?
5. Quan sát hình 20.3a và cho biết dạ dày được cấu tạo từ những loại mô nào?
6. Mô và cơ quan có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Hình 20.3b. Các loại mô cấu tạo nên dạ dày người
Hãy kể tên một số cơ quan trong cơ thể người và cho biết tim được cấu tạo từ những loại mô nào?
Cơ quan là tập hợp của nhiều mô cùng thực hiện một chức năng trong cơ thể.
Cơ quan ở thực vật: rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt.
Cơ quan ở động vật: dạ dày, ruột, gan, tim, phổi, mắt, mũi, miệng,...
3. TỪ TẾ CƠ QUAN ĐẾN CƠ THỂ
¡ Tìm hiểu mối liên hệ: cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể 
Hình 20.4. Sơ đồ mối quan hệ: cơ quan – cơ thể thực vật
Quan sát hình 20.4, 20.5 và trả lời câu hỏi từ 7 đến 12
7. Cho biết các hệ cơ quan cấu tạo nên cây cà chua?
8. Gọi tên các cơ quan cấu tạo nên hệ chồi tương ứng với các số (1) đến (4) trong hình và nêu chức năng của mỗi cơ quan này.
9. Nêu chức năng của hệ rễ.
10. Hãy kể tên một số cơ quan cấu tạo nên hệ tiêu hóa ở người và gọi tên các số từ (5) đến (9).
11. Ở người có những hệ cơ quan nào? Nêu chức năng của hệ tiêu hóa.
12. Điều gì sẽ xảy ra nếu trong cơ thể có một hệ cơ quan nào đó ngừng hoạt động?
Hệ cơ quan
Cơ quan cấu tạo nên hệ cơ quan
Chức năng hệ cơ quan
Hệ tiêu hóa
Thực quản, dạ dày, ruột
Tiêu hóa thức ăn trong cơ thể
Hệ tuần hoàn
?
?
Hệ thần kinh
?
?
Hệ bài tiết
?
?
Hình 20.5. Sơ đồ mối quan hệ: cơ quan – hệ cơ quan ở người
· Điều gì sẽ xảy ra nếu cây cà chua bị mất đi hệ rễ?
· Vẽ bảng sau vào vở và hoàn thành theo mẫu
Hệ cơ quan là tập hợp một số cơ quan cùng hoạt động để thực hiện một chức năng nhất định.
Ở cơ thể thực vật, các hệ cơ quan được chia thành hệ chồi và hệ rễ. 
Ở cơ thể động vật gồm một số hệ cơ quan như: hệ vận động (xương, cơ); hệ tuần hoàn (tim, mạch máu, máu); hệ hô hấp (mũi, hầu, thanh quản, khí quản, phế quản và phổi);... 
Cơ thể đa bào được cấu tạo từ nhiều cơ quan và hệ cơ quan. Các cơ quan cùng thực hiện chức năng tạo thành hệ cơ quan, các hệ cơ quan hoạt động thống nhất, nhịp nhàng để thực hiện chức năng sổng.
Nêu tên các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào tương ứng với các số từ (1) đến (5) trong hình sau:
BÀI TẬP
Câu 1. Đơn vị cấu tạo và chức năng cơ bản của mọi cơ thể sống là
	A. mô.	B. tế bào.	C. cơ quan.	D. hệ cơ quan.
Câu 2. Trong cơ thể đa bào, tập hợp gổm các tế bào giống nhau cùng thực hiện chức năng nhất định được gọi là
	A. mô.	B. tế bào.	C. cơ quan.	D. hệ cơ quan.
Câu 3. Kể tên các cơ quan thuộc hệ hô hấp ở người và cho biết mối liên hệ về chức năng của các cơ quan.
Câu 4. Khi em tập thể dục, những cơ quan và hệ cơ quan nào trong cơ thể cùng phối hợp hoạt động?
BÀI 21. THỰC HÀNH QUAN SÁT SINH VẬT
MỤC TIÊU
Quan sát và vẽ được cơ thể đơn bào.
Quan sát và mô tả được các cơ quan cấu tạo cây xanh.
Quan sát mô hình và mô tả được cấu tạo cơ thể người.
1. CHUẨN BỊ 
Dụng cụ: Kính hiển vi, lam kính, lamen, pipette, giấy thấm, bông, giấy bìa, kim chỉ, keo dán, lọ thủy tinh.
Mẫu vật:
+ Mẫu vật: Mẫu nước ao hồ, nước đọng lâu ngày hoặc mẫu nuôi cấy. Màu thực vật có đầy đủ các đại diện biến dạng của rễ, thân, lá.
+ Bộ ảnh thực vật: cầy cà rốt, cầy khoai lang, cây khoai tây, cây cà chua, cây hành, cây xương rồng, cây nắp ấm, cây quất, cây lạc (có thể thay các cây khác để thuận lợi cho việc thu mẫu).
+ Mô hình tháo lắp cơ thể người hoặc tranh ảnh về cấu tạo cơ thể người.
2. CÁCH TIẾN HÀNH
¡ Quan sát cơ thể đơn bào 
Bước 1: Đặt vài sợi bông lên lam kính.
Bước 2: Dùng pipette hút nước trong lọ chứa mẫu vật và nhỏ một giọt lên lam kính đã có sẵn sợi bông
Bước 3: Đậy lamen lên lam kính có chứa mẫu vật, dùng giấy thấm nước thừa (nước tràn ra ngoài lamen)
Bước 4: Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi với vật kính 10x, 40x và vẽ cơ thể đơn bào quan sát được.
Hình 21.1. Các bước làm tiêu bản quan sát cơ thể đơn bào
¡ Quan sát cơ quan cấu tạo cây xanh
- Quan sát mẫu vật thật.
- Xác định các cơ quan, hệ cơ quan cấu tạo cây xanh ở mẫu vật hoặc bộ ảnh.
Hình 21.2. Một số loài thực vật
¡ Quan sát mô hình hoặc tranh ảnh cấu tạo cơ thể người
- Quan sát mô hình / tranh ảnh cấu tạo nên cơ thể người.
- Xác định vị trí các cơ quan, hệ cơ quan quan sát được. Nếu quan sát mô hình cơ thể người cần thực hiện tháo, lắp theo các bước sau:
Bước 1: Đặt mô hình vào vị trí thích hợp.
Bước 2: Quan sát tổng thể các thành phần cấu tạo ngoài của cơ thể người.
Bước 3: Quan sát cấu tạo các hệ cơ quan bằng cách tháo dần các bộ phận của mô hình.
Bước 4: Lắp mô hình về dạng ban đầu.
Hình 21.3a. Mô hình bộ xương người
Hình 21.3b. Một số cơ quan trong cơ thể người
¡ Báo cáo kết quả thực hành
Viết và trình bày báo cáo theo mẫu:
Báo cáo: Quan sát sinh vật
Thứ.. ngày.tháng..năm.
Nhóm..lớp..
1. Vẽ và chú thích một cơ thể đơn bào.
2. Nêu các cơ quan cấu tạo cây xanh trên mẫu đã quan sát.
3. Kể tên một số cơ quan, hệ cơ quan ở người.
4. Trong những mẫu vật thực vật mà em đã quan sát và mô tả, những mẫu vật nào có rễ, thân, lá biến dạng?
Chú ý
Mô hình người thường làm bằng nguyên liệu dễ vỡ như thạch cao. Trong quá trình tháo lắp mô hình cần nhẹ nhàng, khéo léo, không để vỡ các chi tiết trong mô hình. Những mô hình có cố định bằng ốc vít hay bản lể, cần phải tra dầu chống rỉ định kì. Để thuận tiện cho việc tháo lắp mô hình, em hãy tháo các bộ phận theo thứ tự từ ngoài vào trong và đặt các bộ phận sau khi tháo theo quy tắc bộ phận nào tháo trước để gần vị trí tay, bộ phận tháo sau để xa hơn.
CHỦ ĐỀ 8. ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG
BÀI 22. PHÂN LOẠI THẾ GIỚI SỐNG
MỤC TIÊU
- Nêu được sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống.
- Phân biệt được các bậc phân loại từ nhỏ đến lớn theo trật tự: loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới. Nhận biết được cách gọi tên sinh vật
- Nhận biết được năm giới sinh vật và lấy được ví dụ minh hoạ cho mỗi giới.
- Nhận biết được cách xây dựng khoá lưỡng phân thông qua ví dụ.
- Lấy được ví dụ chứng minh thế giới sống đa dạng về số lượng loài và đa dạng về môi trường sống.
Việc phân loại thế giới sống cũng giống như cách chúng ta sắp xếp các loại sách vào giá sách. Theo em, chúng ta nên dựa vào tiêu chí nào để phân loại sinh vật vào các nhóm phân loại?
1. SỰ CẦN THIÉT CỦA VIỆC PHÂN LOẠI THẾ GIỚI SỐNG 
¡ Tìm hiểu sự cần thiết phân loại thế giới sống
Thế giới sống vô cùng đa dạng và phức tạp, việc phân loại thế giới sống giúp chúng ta gọi đúng tên sinh vật, đưa sinh vật vào đúng nhóm phân loại, nhận ra sự đa dạng của sinh giới. Có thể dựa vào một số tiêu chí sau để phân loại sinh vật: đặc điểm tế bào (tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực), mức độ tổ chức cơ thể (cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào), môi trường sống (môi trường nước, môi trường cạn), kiểu dinh dưỡng (tự dưỡng, dị dưỡng),...
Hình 22.1. Một số sinh vật trong tự nhiên
1. Kể tên một số sinh vật trong hình 22.1. Từ đó em hay nhận xét về thế giới sống.
2. Thế giới sống có thể được phân loại theo những tiêu chí nào? Trên cơ sở đó em hãy phân loại các sinh vật trong hình 22.1
Phân loại thế giới sống là cách sắp xếp sinh vật vào hệ thống theo trật tự nhất định dựa vào đặc điểm cơ thể.
Nhiệm vụ của phân loại thế giới sống là phát hiện, mô tả, đặt tên và sắp xếp sinh vật vào hệ thống phân loại.
2. CÁC BẬC PHÂN LOẠI SINH VẬT
¡ Tìm hiểu về các bậc phân loại
Hình 22.2. Các bậc phân loại sinh vật
3. Quan sát hình 22.2, em hãy kể tên các bậc phân loại sinh vật theo thứ tự từ thấp đến cao trong thế giới sống
Hình 22.3. Phân loại loài gấu đen châu Mỹ
Từ cách phân loại loài Gấu đen Châu Mỹ, em hãy cho biết các bậc phân loại của loài Gấu trắng trong hình 22.3
¡ Tìm hiểu cách gọi tên loài
Hình 22.4. Tên một số loài thường gặp
4. Quan sát hình 22.4, em hãy cho biết sinh vật có những cách gọi tên nào?
Nêu cách gọi tên khoa học của một số loài sau đây:
Tên phổ thông
Tên chi/ giống
Tên loài
Con người
Homo
Sapiens
Chim bồ câu
Cobumba
Livia
Cây ngọc lan trắng
Magnolia
Alba
Cây ngô
Zea
Mays
Trong nguyên tắc phân loại, các bậc phân loại từ nhỏ đến lớn được sắp xếp theo trật tự:
Loài ® chi/ giống ® họ ® bộ ® lớp ® ngành ® giới.
Trong đó, loài là bậc phân loại cơ bản, bậc phân loại càng nhỏ thì sự khác nhau giữa các sinh vật cùng bậc càng ít.
Cách gọi tên sinh vật:
Tên phổ thông là cách gọi phổ biến của loài có trong danh lục tra cứu.
Tên khoa học là cách gọi tên một loài sinh vật theo tên chi/giống và tên loài.
Tên địa phương là cách gọi truyền thống của người dân bản địa theo vùng miền, quốc gia.
Tên khoa học của loài thường sử dụng tiếng Latinh và được viết in nghiêng. Từ đầu tiên là tên chi / giống (viết hoa); Từ thứ hai là tên loài (viết thường) mô tả tính chất của loài như công dụng, hình dạng, màu sắc, xuất xứ; Tên tác giả; Năm tìm thấy loài đó được đặt sau cùng.
Ví dụ: Sao la (tên khoa học: Pseudoryx nghetinhensis) thuộc giống Pseudoryx, loài nghetinhensis (tên loài được đặt theo tên tỉnh Nghệ Tĩnh trước đây, nay là tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh). Sao la được tìm thấy lần đầu tiên vào năm 1992 tại Vườn quốc gia Vũ Quang – Hà Tĩnh.
Sao la được xếp hạng ở mức rất nguy cấp (có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao) trong Danh lục Đỏ của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên Thế giới và Sách Đỏ Việt Nam.
Sao la (Pseudoryx nghetinhensis)
3
 CÁC GIỚI SINH VẬT
 Tìm hiểu về năm giới sinh vật
 5. Quan sát hình 22.5, hãy cho biết sinh vật được chia thành mấy giới? Kể tên một số đại diện sinh vật thuộc mỗi giới. 
 6. Em có thể phân biệt năm giới sinh vật ào những dựa vào những tiêu chí nào?
Giới là bậc phân loại cao nhất bao gồm các nhóm sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.
Dựa vào đặc điểm cấu tạo tế bào, mức độ tổ chức cơ thể, khả năng di chuyển, kiểu dinh dưỡng, 
sinh vật được chia thành năm giới:
1. Giới Khởi sinh gồm những sinh vật có cấu tạo tế bào nhân sơ; sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng; môi trường sống đa dạng; đại diện: vi khuẩn E.coli, 
2. Giới Nguyên sinh gồm những sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, phần lớn cơ thể đơn bào, sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng; sống trong môi trường nước hoặc trên cơ thể sinh vật; đại diện: trùng roi, tảo lục, 
3. Giới Nấm gồm những sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào; sống dị dưỡng; đại diện: nấm mốc, nấm men, 
4. Giới Thực vật gồm những sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào; sống tự dưỡng (có khả năng quang hợp), môi trường sống đa dạng; không có khả năng di chuyển; đại diện: rêu tường, dương xỉ, thông đất, lúa nước, 
5. Giới Động vật gồm những sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào; sống dị dưỡng; có khả năng di chuyển, môi trường sống đa dạng; đại diện: san hô, tôm sông, châu chấu, giun đất, cá hồi, ếch đồng, thạch sùng, gà lôi, khỉ vàng, 
Hãy xác định môi trường sống của đại diện các sinh vật thuộc năm giới bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu sau:
Theo Whitaker, 1969, thế giới sống được chia thành năm giới: 
 Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật, Động vật
Trước đây, có nhiều quan điểm khác nhau về hệ thống phân chia thế giới sống như quan điểm hai giới, quan điểm ba giới, quan điểm năm giới, quan điểm sáu giới, 
Ngày nay khoa học phát triển, các nhà phân loại có xu hướng ủng hộ quan điểm năm giới của Whitaker (1969) bao gồm giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật: Quan điểm sáu giới của Woese (1977) bổ sung thêm giới Vi khuẩn cổ.
Giới
Đại diện
Môi trường sống
Nước
Cạn
Sinh vật
Khởi sinh
Vi khuẩn E.coli
+
+
+
Nguyên sinh
?
?
?
?
Nấm
?
?
?
?
Thực vật
?
?
?
?
Động vật
?
?
?
?
4
KHÓA LƯỠNG PHÂN
	Tìm hiểu cách xây dựng khóa lưỡng phân 
 7. Quan sát hình 22.6, em hãy nêu các đặc điểm được sử dụng để phân biệt các sinh vật trong hình. 
 8. Em hãy cho biết cách xây dựng khóa lưỡng phân trong hình 22.7.
 Khóa lưỡng phân là cách phân loại sinh vật dựa trên một đôi đặc điểm đối lập để phân chia chúng thành hai nhóm.
Định loại là việc xác định vị trí phân loại, xác định tên khoa học của một hoặc một nhóm cá thể. Những người chuyên làm công việc định loại mẫu vật được gọi là nhà phân loại học
Có thể xây dựng khóa lưỡng phân cho những sinh vật trong hình 22.6 theo kiểu bảng dấu ngoặc hàng kép như sơ đồ bên:
1(a). Sinh vật không có khả năng di chuyển  Cây hoa sen
1(b). Sinh vật có khả năng di chuyển .  2
2(a). Sinh vật không có chân  Con cá rô phi
2(b). Sinh vật có chân .. 3
3(a). Sinh vật không biết bay . Con bò
3(b). Sinh vật biết bay .Con chim bồ câu
Cách xây dựng khóa lưỡng phân: Xác định đặc điểm đặc trưng đối lập của mỗi sinh vật, dựa vào đó phân chia chúng thành hai nhóm cho đến khi mỗi nhóm chỉ còn lại một sinh vật.
Liên hệ việc sắp xếp các loại sách vào giá sách với việc sắp xếp các sinh vật của thế giới tự nhiên vào các nhóm phân loại có ý nghĩa gì?
BÀI TẬP
1. Thế giới sinh vật được chia vào các bậc phân loại từ nhỏ đến lớn theo trật tự:
	A. loài - chi - họ - bộ - lớp - ngành - giới.
	B. loài - họ - chi - bộ - lớp - ngành - giới.
	C. giới - ngành - bộ - lớp - họ - chi – loài.
	D. giới - họ - lớp - ngành - bộ - chi – loài.
2. Tên khoa học của loài người là: Homo sapiens Linnaeus, 1758. Hãy xác định tên giống, loài, tác giả, năm tìm ra loài đó.
3. Quan sát hình ảnh dưới đây, gọi tên sinh vật và cho biết sinh vật đó thuộc giới nào
Bài 23: Thực hành xây dựng khóa lưỡng phân
MỤC TIÊU: Xây dựng được khóa lưỡng phân với đối tượng sinh vật
1. Chuẩn bị: 
- Sơ đồ khóa lưỡng phân bảy bộ côn trùng.
- Bộ ảnh đại diện bảy bộ côn trùng.
- Bộ ảnh đại diện năm giới sinh vật.
2. Cách tiến hành
 Tìm hiểu sơ đồ khóa lưỡng phân bảy bộ côn trùng
 Dựa vào hình 23.1, 23.2 và bảng đặc điểm, em hãy gọi tên các bộ côn trùng từ a đến h
 Quan sát hình 23.1, em hãy nêu các đặc điểm dùng để phân loại bảy bộ côn trùng
Bảng đặc điểm bảy bộ côn trùng
Tên bảy bộ côn trùng
Đặc điểm
Cánh
Miệng
Bụng
Bộ không cánh
Không có
Bộ cánh nửa
Cánh dạng nửa
Kiểu vòi hút
Bộ hai cánh
Có 1 đôi cánh
Kiểu nhai nghiền
Bộ cánh cứng
Có 2 đôi cánh, cánh trước dạng sừng (cứng)
Kiểu nhai nghiền
Bộ cánh vảy
Có 2 đôi cánh, cánh trước dạng màng, có vảy
Kiểu nhai nghiền
Bộ cánh mạng
Có 2 đôi cánh, cánh trước dạng màng, không có vảy
Kiểu nhai nghiền
Cuối bụng con cái không có kim chích
Bộ cánh màng
Có 2 đôi cánh, cánh trước dạng màng, không có vảy
Kiểu nhai nghiền
Cuối bụng con cái có kim chích
Khóa định dạng bảy bộ côn trùng (bộ không cánh, bộ cánh nửa, bộ hai cánh, bộ cánh cứng, bộ cánh vảy, bộ cánh mạng, bộ cánh màng) do Linnaeus lập là ví dụ điển hình về khóa lưỡng phân (hiện nay khóa định loại này không còn giá trị sử dụng vì số bộ côn trùng đã biết tăng lên gấp 4 lần so với thời đại Linnaeus. Linnaeus phân biệt bảy bộ côn trùng qua đặc điểm của cánh (có/không; một đôi/ hai đôi; cấu trúc cánh), đặc điểm cấu tạo miệng (nhai nghiền/vòi hút), đặc điểm đốt cuối bụng con cái (có kim chích/không).
Thực hành xây dựng khóa lưỡng phân
Bước 1: Xác định đặc điểm đặc trưng của mỗi đại diện sinh vật trong năm giới.
Bước 2: Dựa vào một đôi đặc điểm đối lập phân chia sinh vật thành hai nhóm.
Bước 3: Tiếp phân chia các nhóm trên thành hai cho đến khi mỗi nhóm chỉ còn một sinh vật. 
Bước 4: Vẽ sơ đồ khóa lưỡng phân.
 Báo cáo kết quả thực hành
Viết và trình bày báo cáo theo mẫu:
BÀI 4. VIRUS
MỤC TIÊU
- Mô tả được hình dạng và cấu tạo đơn giản của virus (gồm vật chất di truyền, lớp vỏ protein). Nhận dạng được virus chưa có cấu tạo tế bào.
- Nêu được vai trò của virus trong thực tiễn. Trình bày được một số bệnh do virus gây ra và nêu được một số biện pháp phòng chống bệnh do virus.
Thế giới đã trải qua sự bùng phát nhiều đại dịch lớn, dịch Ebola năm 2014 ở Tây Phi, đại dịch cúm H1N1 năm 2009 (hay còn gọi là cúm lợn). Năm 2019 là đại dịch Covid-19 gây nguy hiểm cho cộng đồng. Vậy đối tượng gây nên đại dịch đó là gì? Chúng ta cần làm gì để phòng chống đại dịch đó?
1
 ĐẶC ĐIỂM CỦA VIRUS
 Tìm hiểu hình dạng và cấu tạo của virus
Virus là dạng sống đơn giản, chưa có có cấu tạo tế bào, có kích thước
Siêu hiển vi, sống kí sinh nội bào bắt buộc, khi ra khỏi tế bào vật chủ, 
virus tồn tại như một vật không sống.
1. Nhận xét về hình dạng của một số virus trong hình 24.1
2. Quan sát hình 24.2, nêu cấu tạo của virus. Cấu tạo của virus có gì khác so với cấu tạo của tế bào sinh vật nhân sơ và nhân thực mà em đã được học?
 Tại sao virus phải sống kí sinh nội bào bắt buộc?
 Thực khuẩn thể
Bacteriophage (hay còn gọi là phage) là virus chuyên sống kí sinh trên cơ thể sinh vật, nó có thể gây bệnh và tiêu diệt vi khuẩn. Nét đặc trưng của các thực khuẩn thể là kháng lại một loài vi khuẩn riêng mà không làm ảnh hưởng tiêu cực đến các vi khuẩn có lợi khác.
Virus có 3 dạng hình dạng đặc trưng 
Dạng xoắn: virus khảm thuốc lá, virus dại.
Dạng hình khối: virus cúm, virus viêm kết mạc.
Dạng hỗn hợp: thực khuẩn thể (phage).
Virus có cấu tạo đơn giản, gồm lớp vỏ protein và phần lõi
chứa vật chất di truyền, một số virus có thêm lớp vỏ ngoài.
2
 VAI TRÒ CỦA VIRUS
 Tìm hiểu lợi ích của virus
Virus có vai trò trong nghiên cứu khoa học, sản xuất các chế
3. Tìm hiểu thông tin và cho biết ứng dụng của virus trong nghiên cứu thực tiễn
phẩm sinh học (interferon, thuốc kháng sinh, vaccine). Trong nông nghiệp, virus được sử dụng trong sản xuất thuốc trừ sâu. 
Thuốc trừ sâu từ virus không gây hại cho môi trường, con 
người và sinh vật khác. 
Ngày nay, việc lạm dụng thuốc trừ sâu hóa học đã ảnh hưởng xấu
tới sức khỏe con người và môi trường sống. Do đó, biện pháp 
phòng trừ sinh học đang ngày càng được xã hội quan tâm. 
 Thuốc trừ sâu có nguồn gốc từ virus có ưu điểm gì so với thuốc trừ sâu hóa học?
 Tìm hiểu bệnh do virus gây ra và biện pháp phòng chống
4. Quan sát hình 24.3, 24.4, 24.5,24.6 và hoàn thiện bảng theo mẫu sau
5. Từ thông tin gợi ý trong hình 24.7, hãy cho biết bệnh do virus có thể lây truyền qua những con đường nào?
6. Hãy nêu một số biện pháp phòng chống bệnh do virus gây ra
Corona virus 2019 (2019-nCoV) là một loại virus gây viêm đường hô hấp cấp ở người này sang người khác. Em hãy nêu một số biện pháp phòng chống bệnh do virus corona gây nên.
 Virus có vai trò trong nghiên cứu khoa học và trong thực tiễn. Bên cạnh đó, virus là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh cho người, động vật, thực vật.
Bệnh do virus gây ra có thể lây truyền theo nhiều co

File đính kèm:

  • docxsach_giao_khoa_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_chan_troi_sang_t.docx