Sách giáo khoa Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Cánh diều

I. THẾ NÀO LÀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN?

Khoa học tự nhiên nghiên cứu các sự vật hiện tượng của thế giới tự nhiên và ảnh hưởng của thế giới tự nhiên đến cuộc sống của con người.

Những người chuyên nghiên cứu khoa học tư nhiên là các nhà khoa học trong lĩnh vực khoa học tự nhiên.

Phương pháp nghiên cứu chung của khoa học tự nhiên là tìm hiểu để khám phá những điều mà con người còn chưa biết về thế giới tự nhiên, hình thành tri thức khoa học.

 Hãy quan sát hình 1.1 và cho biết những hoạt động nào là hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên.

a) Tìm hiểu vi khuẩn bằng kính b) Tìm hiểu vũ trụ c) Tìm kiếm và thăm dò dầu hiển vi khí ở vùng biển Việt Nam

 d) Tập thể dục e) Vận chuyên xăng, dầu g) Lai tạo giống cây trồng mới

Hình 1.1. Một số hoạt động của con người

 Hãy tìm thêm ví dụ về những hoạt động được coi là nghiên cứu khoa học tự nhiên và hoạt động không phải nghiên cứu khoa học tự nhiên.

 Tìm hiểu thêm

 

docx 162 trang linhnguyen 12/10/2022 4740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sách giáo khoa Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Cánh diều", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sách giáo khoa Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Cánh diều

Sách giáo khoa Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Cánh diều
ớc cất cho chảy qua vết mẫu đã nhuộm xanh methylen đến khi dung dịch lấy ra khỏi lam kính không còn màu xanh.
Nhỏ một giọt nước cất lên vết nhuộm và nhẹ nhàng đậy lamen lên vết nhuộm.
Quan sát tiêu bản bằng kính hiển vi quang học ở vật kính 10x rồi chuyển sang vật kính 40x
Đối với tranh, vi deo, tiêu bản
- Quan sát tranh, vi deo, tiêu bản.
- Quan sát tiêu bản về sinh vật đơn bào, thực hiện theo 5 bước
Báo cáo
Vẽ và mô tả hình dạng nấm men mà em quan sát được.
2. Tìm hiểu về tổ chức cơ thế thực vật và cơ thể người
Chuẩn bị
 Tranh hoặc mẫu cây thật có ở địa phương.
 Tranh hoặc mô hình cấu tạo cơ thể người, 
Tiến hành
 Quan sát tranh hoặc mẫu cây thật, nhận dạng và xác định vị trí các cơ quan cấu tạo cơ thể cây xanh.
Quan sát tranh hoặc mô hình cơ thể người, nhận dạng và xác định vị trí một số cơ quan cấu tạo cơ thể người.
Hình 13.6. Sơ đồ mô tả các cơ quan ở cơ thể cây xanh
Hình 13.7. Sơ đồ mô tả hệ hô hấp ở người
Hình 13.8. Sơ đồ mô tả một số cơ quan ở cơ thể người
Báo cáo kết quả
Liệt kê một số cơ quan và hệ cơ quan ở cơ thể cây xanh và cơ thể người mà em quan sát được theo sơ đồ gợi ý sau
Cơ thể người
Hệ ?
Hệ tiêu hóa
Ruột non
Hệ ?
?
Cơ quan?
Cơ quan?
?
?
BÀI TẬP (Chủ đề 7)
1. Hãy đóng vai trò một nhà khoa học và giới thiệu cho mọi người khám phá cấu tạo tế bào thực vật.
2. Khi quan sát hình vẽ cấu tạo một tế bào thành phần nào giúp em xác định đó là tế bào nhân sơ hay tế bào nhân thực?
a) Hình 13.9 là sơ đồ mô tả tế bào thực vật hay tế bào động vật? Hãy giải thích câu trả lời của em 
b) Hãy gọi tên các thành phần a, b, c trong hình 13.9 và nêu chức năng của chúng trong tế bào
Hình 13.9
3. Từ một tế bào sau khi phân chia liên tiếp một sô lần tạo ra 32 tế bào con. Hãy xác định số lần phân chia của tế bào ban đầu.
4. Những đặc điểm nào chứng tỏ sinh vật đa bào có cấu tạo phức tạp hơn sinh vật đơn bào?
5. Nêu tên các cấp độ tổ chức cấu tạo của cơ thể con người có trong hình 13.10. 
?
?
?
?
?
Hình 13.10
CHỦ ĐỀ 8: ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG
BÀI 14: PHÂN LOẠI THẾ GIỚI SỐNG
Học xong bài học này, em có thể:
• Nêu được sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống.
• Dựa vào sơ đồ, nhận biết được 5 giới của thế giới sống. Lấy được ví dụ cho mỗi giới.
• Dựa vào sơ đồ, phân biệt được các nhóm theo trật tự: loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới.
• Lấy được ví dụ chứng minh sự đa dạng về số lượng loài và môi trường sống của sinh vật.
• Nhận biết được tên địa phương và tên khoa học của sinh vật.
 Ai biết nhiều hơn?
I. VÌ SAO CẦN PHÂN LOẠI THẾ GIỚI SỐNG?
Trên Trái Đất có rất nhiều sinh vật khác nhau. Để nghiên cứu các sinh vật một cách dễ dàng và có hệ thống, các nhà khoa học đã phân chia thế giới sống thành các nhóm lớn và các nhóm nhỏ hơn dựa vào các đặc điểm chung của mỗi nhóm.
Phân loại thế giới sống giúp cho việc xác định tên sinh vật và quan hệ họ hàng giữa các nhóm sinh vật với nhau được thuận lợi. Ví dụ, nhóm người cổ đại có tên là Homo habilis được cho là có mối quan hệ họ hàng với người hiện đại có tên là Homo sapiens (hình 14.1 và 14.2).
 Phân loại thế giới sống có ý nghĩa như thế nào?
Hình 14.1. Người cổ đại (Homo habilis)
Hình 14.2. Người hiện đại (Homo sapiens)
II. THẾ GIỚI SỐNG ĐƯỢC CHIA THÀNH CÁC GIỚI
Giới là bậc phân loại cao nhất của thế giới sống, bao gồm các sinh vật có chung những đặc điểm về cấu trúc tế bào, cấu tạo cơ thể, đặc điểm dinh dưỡng và sinh sản. Có nhiều cách phân chia khác nhau, theo Uýt-ti-cơ (R. Whittaker, 1969), thế giới sống được chia thành 5 giới: Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật, Động vật.
Hình 14.3. Sơ đồ 5 giới của thế giới sống
Hình 14.4. Một số vi sinh vật thuộc 5 giới
 Hãy quan sát hình 14.4 và kể tên các sinh vật mà em biết trong mỗi giới theo gợi ý trong bảng 14.1
Bảng 14.1
Tên giới
Tên sinh vật
Khởi sinh
Vi khuẩn,
Nguyên sinh
?
Nấm
?
Thực vật
?
Động vật
?
1. Quan sát hình 14.5 và cho biết các bậc phân loại của thế giới sống từ thấp tới cao.
2. Gọi tên các bậc phân loại của cây hoa li và con hổ đông dương.
Hình 14.5. Các bậc phân loại thế giới sống
Tìm hiểu thêm
Tra cứu tài liệu về bậc phân loại từ thấp đến cao của một sinh vật mà em yêu thích.
Kể tên một số loài mà em biết.
III. SỰ ĐA DẠNG VỀ SỐ LƯỢNG LOÀI VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA SINH VẬT
Cho đến nay, các nhà khoa học chưa biết chính xác có bao nhiêu loài trên Trái Đất. Theo ước tính có khoảng trên 10 triệu loài, tuy vậy nhiều nhà khoa học cho rằng số lượng loài có thể lớn hơn.
Môi trường sống của sinh vật rất đa dạng như môi trường trên cạn, môi trường nước, môi trường đất và sinh vật này có thể là môi trường sống của sinh vật khác. Môi trường sống của sinh vật có thể là nơi có khí hậu khô, nóng hoặc nơi có khí hậu lạnh,...
Tìm hiểu thêm
Làm bộ sưu tập ảnh về sự đa dạng loài theo môi trường sống của sinh vật ở nơi em sống.
Hình 14.6. Môi trường sống trên cạn: Rừng nhiệt đới có sự đa dạng về số lượng loài cao.
Hình 14.7. Môi trường sống dưới nước: Rạn san hô được coi là nơi có sự đa dạng về số lượng loài cao nhất ở biển.
Em có biết
Trong một gam đất có thể có từ nhiều triệu cho đến nhiều tỉ vi khuẩn, nấm và sinh vật đơn bào. Môi trường đất là nơi trú ẩn của nhiều động vật nhằm tránh khí hậu quá nóng của mùa hè, hoặc quá lạnh của mùa đông và là nơi trốn tránh kẻ thù ăn thịt.
Sóc đất đào hang sống trong lòng đất vùng sa mạc
Hình 14.8. Môi trường sống nơi có khí hậu kho, nóng: Sa mạc có sự đa dạng về số lượng loài thấp.
Hình 14.9. Môi trường sống nơi có khí hậu lạnh: Vùng cực có sự đa dạng về số lượng loài thấp.
 Nhận xét về mức độ đa dạng số lượng loài ở các môi trường sống khác nhau theo gợi ý trong bảng 14.2.
Bảng 14.2
Môi trường sống
Tên sinh vật
Mức độ đa dạng số lượng loài
Rừng nhiệt đới
?
?
Sa mạc
?
?
 Kể tên những môi trường sống của sinh vật có ở địa phương em (ví dụ: rừng, ao,) và lấy ví dụ các sinh vật sống trong mỗi môi trường đó.
IV. SINH VẬT ĐƯỢC GỌI TÊN NHƯ THẾ NÀO?
Sinh vật có thể được gọi bằng nhiều tên khác nhau ở các địa phương. Để thống nhất tên gọi chung trên toàn thế giới, các nhà khoa học đưa ra cách gọi tên khoa học cho mỗi loài. Do vậy, mỗi sinh vật có hai cách gọi tên là tên địa phương và tên khoa học.
Lấy ví dụ về cây hoặc con vật có những tên địa phương khác nhau mà em biết.
Tìm hiểu thêm
Hãy tìm tên khoa học của cây hoặc con vật mà em yêu thích.
Hình 14.10. Cây táo là tên địa phương còn tên khoa học là Ziziphus mauritiana.
Hình 14.11. Con mèo rừng là tên địa phương còn tên khoa học là Prionailurus bengalensis.
Các Lin-nê-ớt
(1707 – 1778)
Em có biết
Ai đã đưa ra cách gọi tên khoa học của sinh vật?
Vào năm 1753, nhà sinh vật Các Lin-nê-ớt (Carl Linnaeus) dựa vào quan sát nhiều sinh vật đã đưa ra cách gọi tên khoa học của sinh vật.
Tên khoa học của mỗi sinh vật gồm hai phần. Ví dụ, tên khoa học của loài hổ là Panthera tigris, trong đó Panthera là tên chi (giống). Tên khoa học của loài bưởi là Citrus maxima, trong đó Citrus là tên chi.
Tìm hiểu thêm
Hình sau mô tả ba động vật: chuồn chuồn, dơi và đại bàng. Chúng đều có cánh và biết bay nhưng chúng lại được xếp vào 3 lớp động vật khác nhau. Em hãy tìm hiểu xem đó là những lớp động vầt nào.
• Thế giới sống rất đa dạng về số lượng loài và môi trường sống.
• Phân loại thế giới sống thành các nhóm khác nhau giúp cho việc xác định tên và quan hệ họ hàng giữa các sinh vật được dễ dàng hơn.
• Thế giới sống được chia thành nhiều giới. Nhà khoa học Uýt-ti-cơ (1969) chia thế giới sống thành năm giới: Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật và Động vật.
• Thế giới sống được phân loại theo các bậc phân loại từ thấp lên cao: loài, chi (giống), họ, bộ, lớp, ngành, giới.
• Mỗi sinh vật có hai cách gọi tên: tên địa phương và tên khoa học.
CHỦ ĐỀ 8: ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG
BÀI 15: KHÓA LƯỠNG PHÂN
Học xong bài học này, em có thể:
• Nhận biết được cách xây dựng khoá lưỡng phân trong phân loại một số nhóm sinh vật.
• Thực hành xây dựng được khoá lưỡng phân với đối tượng sinh vật.
 Em hãy giúp hai bạn ở hình 15.1 phân chia các loại đồ vật thành từng nhóm theo màu sắc và hình dạng.
Hình 15.1. Phân chia đồ vật thành từng nhóm
I. SỬ DỤNG KHÓA LƯỠNG PHÂN TRONG PHÂN LOẠI SINH VẬT
Hình 15.2. Cây phân loại: cá vàng, thỏ, chó, mèo
Bảng 15.1. Khóa lưỡng phân
dùng để phân loại: cá vàng, thỏ, chó, mèo
Các bước
Đặc điểm
Tên động vật
1a
1b
Sống dưới nước
cá vàng
Sống trên cạn
(đi tới bước 2)
2a
2b
Có tai lớn
thỏ
Có tai nhỏ
(đi tới bước 3)
3a
3b
Không thể sủa
mèo
Có thể sủa
chó
1. Quan sát hình 15.2 và khóa lưỡng phân (bảng 15.1), thực hiện từng bước của khoá lưỡng phân như hướng dẫn dưới đây.
• Bước 1 a và 1 b: Chia động vật thành hai nhóm: động vật sống trên cạn và động vật sống dưới nước. Đối chiếu trên hình 15.2, em sẽ nhận ra được động vật sống dưới nước là cá vàng.
• Bước 2a và 2b: Chia nhóm động vật sống trên cạn thành hai nhóm: động vật có tai nhỏ và động vật có tai lớn. Nhận ra được động vật trên cạn, tai lớn là thỏ.
• Bước 3a và 3b: Nhận ra động vật trên cạn, có tai nhỏ gồm có: động vật không thể sủa là mèo và động vật có thể sủa là chó.
2. Những đặc điểm nào của sinh vật đã được sử dụng để phân loại động vật trong khoá lưỡng phân trên?
 Hãy hoàn thiện khoá lưỡng phân (bảng 15.2) để xác định tên mỗi loài cây, dựa vào đặc điểm lá cây trong hình 15.3.
Bảng 15.2. Khoá lưỡng phân phân loại cây dựa trên các đặc điểm của lá cây
Các bước
Đặc điểm
Tên cây
1a
1b
Lá không xẻ thành nhiều thuỳ
(Đi tới bước 2)
Lá xẻ thành nhiều thuỳ hoặc lá xẻ thành nhiều lá con
(Đi tới bước 3)
2a
2b
Lá có mép lá nhẵn
?
Lá có mép lá răng cưa
?
3a
3b
Lá xẻ thành nhiều thuỳ, cảc thuỳ xẻ sâu
?
Lá xẻ thành nhiều thuỳ là những lá con, xếp dọc hai bên cuống lá
?
Hình 15.3. Đặc điểm về lá của một số loài cây
II. THỰC HÀNH XÂY DỰNG KHÓA LƯỠNG PHÂN
Xây dựng cây phân loại và khoá lưỡng phân một số cây có trong vườn trường (hoặc công viên).
Chuẩn bị
• Giấy bút và kính lúp cầm tay.
Tiến hành
Nhận biết các cây trong vườn
• Lập danh sách các cây có trong vườn (nên chọn ít nhất bốn cây).
• Phân chia các cây có cùng đặc điểm giống nhau thành từng nhóm (ví dụ như nhóm: cây sống dưới nước/ cây sống trên cạn; mép lá có răng cưa/ mép lá không có răng cưa; lá cây xẻ thành nhiều thuỳ/ lá cây không xẻ thành nhiều thuỳ;...).
Xây dựng cây phân loại
Dựa vào các đặc điểm giống nhau, phân chia các cây thành từng nhóm theo gợi ý trong hình 15.4.
Hình 15.4. Sơ đồ cây phân loại các cây trong vườn
Xây dựng khóa lưỡng phân
Dựa trên cây phân loại, xây dựng khóa lưỡng phân theo gợi ý trong bảng 15.3
Bảng 15.3. Khóa lưỡng phân dùng để phân loại cây
Các bước
Đặc điểm
Tên cây
1a
1b
Đặc điểm của nhóm 1
?
Đặc điểm của nhóm 2
(Đi tới bước 2)
2a
2b
?
?
?
(Đi tới bước 2)
3a
3b
?
?
?
?
Báo cáo
• Hãy trình bày khoá lưỡng phân của em với các bạn trong lớp.
 Khoá lưỡng phân dùng để phân chia các sinh vật thành từng nhóm, dựa trên sự giống hoặc khác nhau ở mỗi đặc điểm của sinh vật.
CHỦ ĐỀ 8: ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG
BÀI 16: VIRUS VÀ VI KHUẨN
Học xong bài học này, em có thể:
• Quan sát hình ảnh mô tả được hình dạng, cấu tạo đơn giản của virus, vi khuẩn. Phân biệt được virus và vi khuẩn.
• Nêu được sự đa dạng về hình thái của vi khuẩn.
• Nêu được một số bệnh do virus, bệnh do vi khuẩn gây nên và cách phòng, chống bệnh do virus và vi khuẩn.
• Vân dụng được hiểu biết về virus và vi khuẩn để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.
 Vì sao chúng ta cần tiêm phòng bệnh?
I. VIRUS
1. Hình dạng và cấu tạo đơn giản của virus
Virus là dạng sống có kích thước rất nhỏ, mắt thường không nhìn thấy được. Chúng có nhiều hình dạng khác nhau như hình que, hình đa diện, hình cầu,...
Quan sát hình 16.1 và cho biết hình dạng của các virus (theo bảng 16.1)
Bảng 16.1
Tên hình
Hình que
Hình cầu
Hình đa diện
Hình a
ü
?
?
?
?
Hình 16.1. Sơ đồ hình dạng của một số loại virus
Hình 16.2. Sơ đồ cấu tạo đơn giản của một virus
Em có biết
Em có thể hình dung được virus có kích thước nhỏ tới mức nào không? “Hàng niệu virus gộp lại mới bằng đầu của một chiếc ghim giấy”.
Virus chưa có cấu tạo tế bào: không có màng tế bào, tế bào chất và nhân; chỉ có chất di truyền nằm ở giữa và lớp vỏ protein bao bọc bên ngoài. Do vậy, virus chưa được coi là một sinh vật hoàn chỉnh.
2. Một số bệnh do virus gây nên ở người và sinh vật
Virus được coi là tác nhân gây bệnh cho thực vật, động vật và con người, do chúng có khả năng “sinh sản” và lan truyền rất nhanh từ tế bào này sang tế bào khác.
Cho đến nay, các nhà khoa học đã biết khoảng 1000 bệnh do virus gây ra ở thực vật là nguyên nhân gây tổn thất trong nông nghiệp.
Hình 16.3. Virus gây bệnh thối rữa
ở quả ớt,dâu tây và bí ngô
Hình 16.4. Virus gây bệnh đốm trắng hoặc nâu trên lá cây
Hãy kể tên những bệnh do virus gây ra ở người, động vật, thực vật.
Hình 16.5. Người bị bệnh quai bị
Hơn 70 % các loại bệnh ở động vật và con người là do virus gây nên như bệnh cúm, đậu mùa, quai bị, viêm gan B, sỡi,... và nhiều bệnh nguy hiểm như viêm não Nhật Bản, bệnh dại, bại liệt, hội chứng HIV/AIDS.
Hình 16.6. Người bị bệnh đậu mùa 
Hình 16.7. Vinus HIV gây hội chứng AIDS
 Quan sát hình 16.8 và nêu các thành phần cấu tạo của một vi khuẩn.
II. VI KHUẨN
 1. Hình dạng, cấu tạo của vi khuẩn
 Vi khuẩn là những sinh vật đơn bào rất nhỏ bé, có kích thước khoảng 0,5 - 10 micrômét (|im). Ta chỉ có thể quan sát chúng bằng kính hiển vi.
 Tế bào vi khuẩn có cấu tạo đơn giản nhưng rất đa dạng về hình dạng. Vi khuẩn có ở cả trong không khí, trong đất, trong nước và trong cơ thể sinh vật.
Hình 16.8. Sơ đồ cấu tạo của một vi khuẩn
Quan sát hình 16.9 và nêu các hình dạng khác nhau của vi khuẩn.
Hình 16.9. Hình dạng khác nhau của các vi khuẩn
Hãy so sánh sự khác nhau về cấu tạo của virus và vi khuẩn theo gợi ý trong mẫu bàng 16.2.
Đặc điểm
Virus
Vi khuẩn
Thành tế bào
 x
?
?
?
Bảng 16.2
Xem hình ảnh hoặc video về các vi khuẩn và về các hình dạng của vi khuẩn đó.
Em có biết?
Vi khuẩn là những sinh vật nhỏ bé nhất trên Trái Đất. Vài nghìn vi khuẩn có thể bám trên đầu của một cái đinh ghim. Có khoảng 40 trỉệu vi khuẩn trong một gam đất và hàng triệu vi khuẩn trong một mililít (ml)- nước ngọt . 
Có hơn 700 loại vi khuẩn khác nhau được tìm thấy trong miệng của con người. Vi khuẩn có thể hỗ trợ cho quá trình tiêu hoá thức ăn hoặc có thể bảo vệ răng và lợi trong miệng. Nhưng cũng có một số vi khuẩn gây hại như vi khuẩn gây sâu răng và viêm lợi.
 (Nguồn: Bacteriology, 10/2020)
2. Vai trò của vi khuẩn
Hình 16.10. Một số thực phẩm được tạo ra nhờ sự lên men của vi khuẩn
Vi khuẩn được dùng để chế biến các thực phẩm lên men như làm dưa chua, nước tương, sữa chua, phô mai. Vi khuẩn còn có vai trò trong nông nghiệp như làm phân bón vi sinh.
 Sữa chua hình thành có độ đậm đặc, màu sống, vị hơi chua, hương thơm. Có thể bảo quản 7-10 ngày trong tủ mát có nhiệt độ 4 °C -10 °C
Ủ các lọ đựng sữa ở chỗ ấm có nhiệt độ 30°C -45 °C, trong thời gian 8- 24 gỉờ.
Cùng nhau làm sữa chua
Hãy kể một số cách bảo quản thức ăn tránh bị hư hỏng do vi khuẩn ở gia đình em.
3. Tác hại của vi khuẩn
Vi khuẩn làm hỏng thức ăn
Vi khuẩn cũng có thể làm cho thức ăn dễ bị ôi thiu.
Hình 16.11. Hình quả trứng luộc bị ôi thiu
Hãy lấy các ví dụ về những bệnh do vi khuẩn gây nên ở người và sinh vật.
Vi khuẩn gây bệnh cho con người và sinh vật
Vi khuẩn gây ra nhiều bệnh cho con người như uốn ván, sốt thương hàn, bệnh lao, Ở thực vật, vi khuẩn gây ra bạc lá, làm héo cây.
Hình 16.12. Bệnh viêm da ở người do vi khuẩn
Hình 16.13. Bệnh bạc lá lúa do vi khuẩn
Hãy lấy ví dụ về những vi khuẩn có ích và vi khuẩn gây hại cho sinh vật và con người.
Tìm hiểu thêm
Vai trò của vi khuẩn trong nông nghiệp
■ Rễ cây họ Đầu thường có các nốt sần, là nơi sống cùa nhiều vi khuẩn cố định nitơ trong không khí thành phân đạm tự nhiên rất tốt cho cây trồng và có vai trò quan trọng trong việc cải tạo đất. Ngoài ra, vi khuẩn còn góp phẩn phân giải xác của sinh vật như lá và cành cây, xác chết của động vật thành nguồn phân bón hữu cơ cho cây sử dụng.
* Hãy cho biết vì sao người ta hay trồng xen cây họ Đậu với các cây trồng khác.
Nốt sần ở rễ cây họ Đậu
Lá cây mục do vi khuẩn phân giải
Nguồn: National Academy of Sciences of the United States of Amerrica. 95 (12))
III. PHÒNG BỆNH DO VIRUS VÀ VI KHUẨN GÂY NÊN 
 1. Phòng bệnh
Bảo vệ môi trường sống sạch sẽ
Tập thể dục nâng cao sức khỏe
 Hãy kể các biện pháp phòng tránh bệnh do virus và vi khuẩn gây nên.
Ăn uống đủ chất dinh dưỡng
Thực hiện các biện pháo phòng tránh lan bệnh cho cộng đồng
Hình 16.14. Một số biện pháp phòng bệnh ở người
Hình 16.15. Phun thuốc phòng bệnh cho cây trồng
Khi cây trồng đã bị bệnh do vi khuẩn và virus gây ra thì các biện pháp chữa bệnh cho cây sẽ không đạt hiệu quả cao. Do vậy, phòng bệnh là biện pháp hiệu quả cần quan tâm thực hiện thường xuyên.
 Hình 16.16. Tạo giống cây sạch bệnh
Tìm hiểu và trao đổi với các bạn về những biện pháp mà gia đình và địa phương em đã thực hiện để phòng chống các bệnh lây nhiễm do virus và vi khuẩn đối với con người, cây trồng và vật nuôi.
1. Em cần làm gì để tránh bị bệnh cúm, bệnh quai bị?
2. Em có biết mình đã được tiêm vaccine phòng bệnh gì và tiêm khi nào không?
2. Sử dụng vaccine ngăn ngừa các bệnh do virus và vi khuẩn gây nên
 Tiêm vaccine là biện pháp phòng các bệnh do virus và vi khuẩn gây nên như tiêm vaccine phòng bệnh sởi, quai bị, viêm gan B, uốn ván,... nhưng hiện nay một số bệnh do virus gây ra vẫn chưa có vaccine và phương pháp điều trị hiệu quả như AIDS, SARS, sốt Ebola....
Tìm hiểu thêm
Vaccine là gì?
 Vaccine là chế phẩm khi tiêm vào cơ thể sẽ kích thích phản ứng miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
 Nhờ có tiêm chủng vaccine mà hàng triệu trẻ em trên thế giới không bị chết do bệnh truyền nhiễm và một số bệnh dịch đã có thể biến mất hoàn toàn khỏi cộng đồng. Ví dụ như bệnh đậu mùa. Một số bệnh như bệnh sởi, nếu dừng chương trình tiêm chủng hoăc tỉ lệ tiêm chủng giảm xuống, bệnh sẽ bùng phát rất nhanh.
 Em hãy tìm hiểu thêm và kể tên các bệnh phổ biến cần tiêm chủng cho trẻ em ở nước ta hiện nay.
Khi sử dụng thuốc kháng sinh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.
3. Sử dụng thuốc kháng sinh chống lại vi khuân gây bệnh
 Kháng sinh được chiết xuất từ các vi khuẩn hoặc nấm có khả năng tiêu diệt hoặc kìm hàm sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh ở người và sinh vật.
 Thuốc kháng sinh có thể điều trị được nhiều bệnh do vi khuẩn gây nên như bệnh viêm họng, tiêu chảy, nhiễm trùng da,...
Khi sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh ở người, chúng ta cần lưu ý điều gì?
- Virus là "dạng sống" nhỏ bé, chưa có cấu tạo tế bào. Vi khuẩn là những sinh vật nhỏ bé, có cấu tạo tế bào.
- Virus và vi khuẩn đều rất đa dạng, có nhiều hình dạng khác nhau.
- Để phòng bệnh do virus và vi khuẩn gây ra cần phải: giữ cho môỉ trường sống sạch sẽ, tăng cường vận động cơ thể, có chế độ dinh dưỡng hợp lí và thực hiện các biện pháp để phòng tránh lây lan bệnh cho cộng đổng,...
- Vaccine được sử dụng để phòng một số bệnh do virus và vi khuẩn gây nên ở người và sinh vật.
- Khi bị bệnh do vi khuẩn gây nên, người ta thường dùng thuốc kháng sinh để chứa bệnh
- Nhận biết được một số nguyên sinh vật như tảo lục đơn bào, tảo silic, trùng roi, trùng giày, trùng biến hình thông qua quan sát hình ảnh, mẫu vật.
- Nêu được sự đa dạng và vai trò của nguyên sinh vật.
- Nêu được một số bệnh, cách phòng và chống bệnh do nguyên sinh vật gây nên.
- Quan sát và vẽ được hình nguyên sinh vật dưới kính lúp hoặc kính hiển vi.
Hình 17.1. Hình dạng một số sinh vật quan sát được bằng kính hiển vi quang học
Quan sát hình dạng của sinh vật trong hình 17.1 trao đổi với các bạn trong nhóm về số lượng và hình dạng của chúng.
I. SỰ ĐA DẠNG CỦA NGUYÊN SINH VẬT
Nguyên sinh vật của sinh vật với nhiều hình dạng khác nhau. Chúng sống ở cả môi trường nước mặn và nước ngọt.
Tảo lục đơn bào: Tế bào có hình cầu, có màu xanh lục, mang nhiều hạt lục lạp.
Tảo silic: Cơ thể đơn bào với nhiều hình dạng khác nhau, sống đơn độc hay thành tập đoàn. Chúng có thành tế bào và vách ngăn ở giữa
Trùng roi: Cơ thể đơn bào hình thoi, có một roi dài. Roi xoáy vào nước giúp cơ thể di

File đính kèm:

  • docxsach_giao_khoa_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_canh_dieu.docx