Sách bài tập Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu 1. Lĩnh vực nào sau đây không thuộc về khoa học tự nhiên (KHTN)?

 A. Sinh Hoá. B. Thiên văn. C. Lịch sử. D. Địa chất.

Câu 2. Đối tượng nghiên cứu nào sau đây là của khoa học tự nhiên?

A. Nghiên cứu về tâm lí của vận động viên bóng đá.

B. Nghiên cứu về lịch sử hình thành vũ trụ.

C. Nghiên cứu về ngoại ngữ.

D. Nghiên cứu về luật đi đường.

Câu 3. Hãy kể tên 5 đồ dùng hằng ngày không được chế tạo dựa trên các kiến thức về KHTN.

Câu 4. Theo em, việc con người chế tạo ra bom nguyên tử có phải là do lỗi của các nhà vật lí đã phát hiện ra năng lượng nguyên tử hay không?

Câu 5. Hãy cùng với nhóm của mình thực hiện thí nghiệm Hình 1.1. Dùng dao có lưỡi mỏng (lưỡi dao cạo) xẻ cuống mỗi cành hoa làm hai rồi cắm vào hai cốc đựng nước màu khác nhau.

A. Mô tả hiện tượng xảy ra đối với màu sắc của bông hoa sau khoảng một giờ.

B. Hiện tượng quan sát được chủ yếu là hiện tượng vật lí hay hoá học?

C. Làm thế nào để chứng minh được hiện tượng này không chỉ là hiện tượng vật lí hay hoá học mà còn là hiện tượng sinh học nữa?

BÀI 2. AN TOÀN TRONG PHÒNG THỰC HÀNH

Câu 1. Các biển báo trong Hình 2.1 có ý nghĩa gì?

Hình 2.1

 A. Cấm thực hiện. B. Bắt buộc thực hiện.

 C. Cảnh báo nguy hiểm. D. Không bắt buộc thực hiện.

Câu 2. Phương án nào trong Hình 2.2 thể hiện đúng nội dung của biển cảnh báo?

 

docx 72 trang linhnguyen 3720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sách bài tập Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sách bài tập Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Sách bài tập Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống
 thích nghi với nhiều điều kiện môi trường khác nhau?
Câu 8. 
a) Biết rằng ở các vùng ven biển, mức độ sóng đánh vào bờ sẽ ảnh hưởng đến mức độ xói mòn của đất, sóng đánh càng mạnh thì mức độ xói mòn càng cao.Thực hiện đánh giá mức độ sóng đánh ở hai vùng A và B thu được kết quả như trong Hình 34.2.
Dựa vào hình, em hãy dự đoán mức độ xói mòn của đất ở vùng A và B; giải thích nguyên nhân tạo ra sự khác nhau giữa hai vùng.
b) Ở các vùng ven biển, người ta thường trồng phi lao phía ngoài đê biển để tạo thành “rừng phòng hộ ven biển”. Em hãy tìm hiểu và cho biết:
	- Rừng phòng hộ ven biển có tác dụng gì?
	- Chúng "phòng hộ" bằng cách nào?
BÀI 35. THỰC HÀNH: QUAN SÁT VÀ PHÂN BIỆT MỘT SỐ NHÓM THỰC VẬT
Câu 1. Đặc điểm nào sau đây không phải đặc điểm của rêu?
A. Rễ giả là những sợi nhỏ.
B. Thân, lá có mạch dẫn.
C. Cơ quan sinh sản nằm ở ngọn cây.
D. Sinh sản bằng bào tử.
Câu 2. Quan sát mẫu vật thật kết hợp Hình 35.1, hãy nêu đặc điểm các cơ quan sinh dưỡng của dương xỉ bằng cách hoàn thành đoạn thông tin sau:
Khác với rêu, dương xỉ có(1)thân và lá cây có(2) Lá non dương xỉ có đặc trưng (3)đây là đặc điểm dễ nhận dạng và phân biệt chúng với các loại cây khác. Mặt dưới lá dương xỉ có những (4) chứa(5) Bào tử rơi xuống đất, nảy mầm phát triển thành nguyên tản rồi từ đó mọc thành cây con.
Câu 3. Cho một số thông tin sau về nón thông: “Nón thông gồm nón đực và nón cái nằm trên cùng một cây. Nón đực nhỏ, mọc thành cụm; nón cái lớn, mọc riêng rẽ”. Dựa vào thông tin trên và xác định nón đực và nón cái của thông trong Hình 35.2
Câu 4. Dựa vào kết quả quan sát mẫu vật hoặc quan sát tranh, ảnh, hãy kể tên các cơ quan có ở các cây trong bảng và hoàn thành vào bảng sau:
Tên cây
Cơ quan sinh dưỡng
Cơ quan sinh sản
Rễ
Thân
Lá
Hoa
Nón
Túi/ổ bào tử
Cây rêu
Cây cỏ bợ/dương xỉ
Cây mướp/bí ngô
Cây vạn tuế/thông
BÀI 36. ĐỘNG VẬT
Câu 1. Sự đa dạng của động vật được thể hiện rõ nhất ở
A. cấu tạo cơ thể và số lượng loài.
B. số lượng loài và môi trường sống.
C. môi trường sống và hình thức dinh dưỡng.
D. hình thức dinh dưỡng và hình thức di chuyển.
Câu 2. Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt nhóm động vật có xương sống với nhóm động vật không xương sống là
A. hình thái đa dạng.
B. có xương sống.
C. kích thước cơ thể lớn.
D. sống lâu.
Câu 3. Tìm thông tin phù hợp để hoàn thành bảng sau:
Nhóm
Lớp/ngành
Đại diện
Động vật không có xương sống
Động vật có xương sống
Câu 4. Tập hợp các loài nào dưới đây thuộc lớp Động vật có vú (Thú)?
A. Tôm, muỗi, lợn, cừu.
B. Bò, châu chấu, sư tử, voi.
C. Cá voi, vịt trời, rùa, thỏ.	
D. Gấu, mèo, dê, cá heo. 
Câu 5. Hoàn thành nội dung sau cho phù hợp.
 (1) là lớp động vật thuộc nhóm động vật có xương sống, sống dưới nước, hô hấp bằng  (2) ..di chuyển bằng  (3) Chúng có hình dạng rất khác nhau, phổ biến là hình thoi, dẹp hai bên, thích nghi với đời sống bơi lội. Một số đại diện thuộc lớp động vật này như  (4) 
Câu 6. Các khẳng định sau đây đúng hay sai?
STT
Khẳng định
Đúng/ sai
1
Động vật chỉ có thể sống ở môi trường cạn, trong đất.
2
Động vật bao gồm các sinh vật đa bào, nhân thực, dị dưỡng.
3
Khác với thực vật, tế bào của động vật không có thành tế bào; hầu hết động vật có khả năng di chuyển.
4
Tất cả động vật đều có lợi cho con người.
5
Bò sát có thể hô hấp bằng da và phổi.
6
Chim có bộ lông vũ bao phủ, chi trước biến đổi thành cánh, tất cả các loài thuộc lớp Chim đều có đời sống bay lượn.
7
Cá chép, cá tầm, cá heo là các đại diện thuộc các lớp cá.
Câu 7. Kể tên một số loài động vật em biết, nêu vai trò của chúng đối với con người và hoàn thành vào bảng sau:
Tên loài động vật
Vai trò
Câu 8. Quan sát Hình 36 minh hoạ một số loài động vật. Em hãy hoàn thành bảng tên các loài động vật có trong hình mà em biết và cho biết loài đó thuộc ngành/lớp động vật nào.
Tên loài động vật
Lớp/Ngành
Hươu cao cổ
Động vật có vú
Câu 9. Em hãy lấy ví dụ để chứng minh động vật vừa có lợi, vừa có hại đối với con người.
Câu 10. Rau sống, gỏi cá, nem chua, tiết canh,... là những món ăn tái, sống. Khi ăn các loại thực phẩm tái, sống không đảm bảo vệ sinh có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Em hãy cùng bạn tìm hiểu các nội dung sau:
- Các bệnh có thể mắc khi ăn các loại thức ăn tái, sống không đảm bảo vệ sinh. 
- Tác nhân gây bệnh và hậu quả.
- Tác nhân gây bệnh đó thuộc nhóm sinh vật nào (lớp/ngành, giới), đặc điểm cơ thể của tác nhân đó.
BÀI 37. THỰC HÀNH: QUAN SÁT VÀ NHẬN BIẾT MỘT SÓ NHÓM 
ĐỘNG VẬT NGOÀI THIÊN NHIÊN
Câu 1. Em quan sát sinh vật ở địa điểm nào?
◻ Vườn thực nghiệm trong trường.
◻ Thảo cầm viên.
◻ Vườn cây.
◻ Vườn quốc gia.
Địa điểm khác: 
Câu 2. Lựa chọn dụng cụ phù hợp khi quan sát các đối tượng sau:
a) Quan sát các loài ở xa
.
b) Quan sát hình dạng, cấu tạo của các loài kích thước nhỏ (kiến, muỗi).
	..
Câu 3. Cho tập hợp các sinh vật sau: vịt cỏ, chim bồ câu, châu chấu, báo, hươu, cá rô, giun đất, dơi, bướm. Hãy nêu hình thức di chuyển của các loài trên. Có thể bổ sung các loài khác em quan sát được cùng hình thức di chuyển của chúng.
Loài
Hình thức di chuyển
Vịt cỏ
Đi, chạy
Chim bồ câu
Châu chấu
Báo
Hươu
Cá rô
Giun đất
Dơi
Bướm
Các loài khác
Câu 4. Em hãy nhận xét về độ đa dạng động vật tại khu vực em quan sát.
BÀI 38. ĐA DẠNG SINH HỌC
Câu 1. Đa dạng sinh học không biểu thị ở tiêu chí nào sau đây? 
A. Đa dạng nguồn gen.
B. Đa dạng hệ sinh thái.
C. Đa dạng loài.
D. Đa dạng môi trường. 
Câu 2. Trình bày vai trò của đa dạng sinh học đối với tự nhiên và với con người bằng cách hoàn thành thông tin vào bảng sau:
Vai trò đối với tự nhiên
Vai trò đối với con người
Câu 3. Quan sát Hình 38 và cho biết hình nào thể hiện hành động bảo vệ đa dạng sinh học, hình nào thể hiện hành động gây suy giảm đa dạng sinh học.
Câu 4. Rừng có vai trò rất quan trọng đối với tự nhiên và con người. Hiện nay, diện tích rừng ngày càng thu hẹp. Em hãy tìm hiểu và cho biết những nguyên nhân nào dẫn đến thu hẹp diện tích rừng. Với thực trạng như vậy sẽ dẫn đến những hậu quả gì đối với tự nhiên và con người?
BÀI 39. TÌM HIỂU SINH VẬT NGOÀI THIÊN NHIÊN
Câu 1. Em hãy ghi lại những điểu em thu hoạch được sau khi quan sát ngoài thiên nhiên.
a) Địa điểm quan sát:
b) Các môi trường trong khu vực quan sát:
c) Hoàn thành bảng sau về tên các loài thực vật quan sát được, môi trường sống, vị trí phân loại và vai trò của chúng.
Tên loài
Môi trường sống
Vị trí phân loại (ngành)
Vai trò
Câu 2. Vợt bắt bướm được dùng để bắt các loài động vật nào?
A. Bướm, ong, giun đất.	
B. Kiến, cào cào, chuồn chuồn.
C. Bướm, cào cào, châu chấu.
D. Châu chấu, tôm đồng, chim sâu.
Câu 3. Nhận xét về số lượng thực vật, động vật ở các môi trường khác nhau trong địa điểm quan sát. Môi trường nào có độ đa dạng cao nhất?
Câu 4. Dưới đây là bảng ghi chép tổng hợp một sò loài thực vật, động vật của nhóm các bạn học sinh sau khi được quan sát một khu vực trong tự nhiên. Dựa vào ghi chép này, em hãy dự đoán đặc điểm môi trường của khu vực mà nhóm các bạn đã quan sát. Giải thích tại sao em lại dự đoán như vậy.
Thực vật quan sát được
Động vật quan sát được
Rêu tường
Cóc
Dương xỉ
Ốc sên
Cỏ bợ
Giun đất
Thài lài
Rết
Câu 5. Kể tên hoặc dán ảnh các loài thực vật, động vật em đã quan sát và chụp được vào môi trường phù hợp trong Hình 39.
CHƯƠNG VIII. LỰC TRONG ĐỜI SỐNG
BÀI 40. LỰC LÀ GÌ
Câu 1. Một em bé thả một quả bóng cao su xuống sàn nhà. Khi quả bóng chạm sàn nhà thì lực của sàn nhà tác dụng lên quả bóng
A. chỉ làm cho quả bóng biến đổi chuyển động.
B. chỉ làm cho quả bóng biến dạng.
C. vừa làm cho quả bóng biến dạng, vừa làm cho quả bóng biến đổi chuyển động.
D. không làm quả bóng biến dạng cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
Câu 2. Có hai thanh nam châm giống hệt nhau được lần lượt sắp xểp như Hình 40.1. Trong những trường hợp nào có lực đẩy, có lực hút? Lực tác dụng giữa hai thanh nam châm là lực tiếp xúc hay không tiếp xúc?
Câu 3. Người thủ môn đã bắt được bóng khi đối phương sút phạt. Em hãy cho biết lực của bóng tác dụng lên tay thủ môn và lực của thủ môn tác dụng lên bóng là lực hút hay lực đẩy, lực tiếp xúc hay không tiếp xúc.
Câu 4. Hãy giải thích vì sao khi xách một thùng nước thì chỗ lòng bàn tay tiếp xúc với quai thùng bị lõm xuống.
Câu 5*. Hãy nhận xét về các hiện tượng sau đây bằng cách dùng bút chì đánh dấu X cho mỗi kết luận đúng vào các ô trống trong bảng:
Hiện tượng
Quan sát
Nguyên nhân
Thay đổi chuyển động
Biến dạng
Lực tiếp xúc
Lực không tiếp xúc
1. Búng một đồng xu cho nó trượt trên mặt bàn.
2. Ấn mạnh một bàn chân xuống sàn.
3. Hiện tượng xảy ra khi:
a) thả quả bóng cao su ra.
b) bóng đang rơi.
c) bóng chạm sàn nhà.
d) bóng nảy lên.
4. Lấy một chiếc thước nhựa khô và sạch cọ xát vào mảnh vải dạ hoặc len khô rồi đưa lại gần các vụn giấy mỏng.
BÀI 41. BIỂU DIỄN LỰC
Câu 1. Hình nào biểu diễn đúng lực do búa đóng đinh vào tường với tỉ xích 0,5 cm ứng với 10 N?
Câu 2. Sắp xếp các lực trong các trường hợp sau (Hình 41.1) theo độ lớn tăng dần.
Câu 3. Hãy vẽ các mũi tên biểu diễn lực trong các trường hợp sau đây theo tỉ xích 0,5 cm ứng với 5 N:
a) Xách túi gạo với lực 30 N.
b) Đẩy cánh cửa với lực 20 N theo phương ngang.
c) Kéo chiếc ghế với lực 25 N theo phương xiên một góc 60°.
d) Cánh tay tì vào mặt bàn theo phương thẳng đứng với lực 5 N.
Câu 4. Hãy diễn tả bằng lời phương, chiều và độ lớn của các lực vẽ ở Hình 41.2.
Câu 5*. Dây cung tác dụng lực F = 150 N lên mũi tên khi bắn cung. Lực F này được biểu diễn bằng mũi tên, với tỉ xích 0,5 cm ứng với 50 N. Trong hình 41.3, hình nào vẽ đúng lực F? 
A. 	B. 
C. 	 D. 
BÀI 42. BIẾN DẠNG CỦA LÒ XO
Câu 1. Biến dạng của vật nào dưới đây không phải là biến dạng đàn hồi?
A. Lò xo trong chiếc bút bi bị nén lại.
B. Dây cao su được kéo căng ra.
C. Que nhôm bị uốn cong.
D. Quả bóng cao su đập vào tường.
Câu 2. Treo một quả cân 100g vào một lực kế thì kim của lực kế chỉ vạch thứ 2.
a) Nếu treo thêm quả cân 50 g vào lực kế thì kim của lực kế chỉ vạch thứ bao nhiêu?
b) Khi kim của lực kế chỉ vạch thứ 5 thì tổng khối lượng của các quả cân đã treo vào lực kế là bao nhiêu?
Câu 3. Có một lò xo được treo trên giá và một hộp các quả nặng khối lượng 50 g. Treo một quả nặng vào đầu dưới của lò xo thì lò xo dài thêm 0,5 cm.
a) Để lò xo dài thêm 1,5 cm thì cần phải treo vào lò xo bao nhiêu quả nặng?
b) Khi treo 4 quả nặng vào lò xo, người ta đo được chiều dài của nó là 12 cm. Tính chiều dài tự nhiên của lò xo.
Câu 4. Em hãy kể tên các dụng cụ có lò xo trong gia đình em. So sánh các lực tác dụng vào các dụng cụ đó để làm chúng hoạt động.
Câu 5*. Treo thẳng đứng một lò xo, đầu dưới treo quả nặng 100 g thì độ biến dạng của lò xo là 0,5 cm. Nếu thay quả nặng trên bằng một quả nặng khác thì độ biến dạng của lò xo là 1,5 cm.
a) Hãy xác định khối lượng của vật nặng treo vào lò xo trong trường hợp này.
b) Hãy thiết kế phương án dùng một lò xo hoặc dây cao su để chế tạo một cái cân nhỏ.
BÀI 43. TRỌNG LƯỢNG, LỰC HẤP DẪN
Câu 1. Hiện tượng nào sau đây là kết quả tác dụng của lực hút của Trái Đất?
A. Quả bưởi rụng trên cây xuống.
B. Hai nam châm hút nhau.
C. Đẩy chiếc tủ gỗ chuyển động trên sàn nhà.
D. Căng buồm để thuyền có thể chạy trên mặt nước.
Câu 2. Khi đo lực thì trường hợp nào bắt buộc phải đặt lực kế theo phương thẳng đứng? Ngoài trường hợp đó ra thì phải đặt lực kế như thế nào?
Câu 3. Hãy dùng bút chì đánh dấu X cho mỗi kết luận đúng vào các ô trống trong bảng sau:
Mô tả hiện tượng
Khối lượng
Trọng lượng
Lực hấp dẫn
1. Độ lớn của lực hút của Trái Đất tác dụng lên một vật.
2. Đơn vị là kg.
3. Lực hút của các vật có khối lượng.
4. Số đo lượng chất của vật
5. Đơn vị là N.
6. Được biểu diễn bằng một mũi tên.
Câu 4*. Một vận động viên võ thuật có khối lượng 82 kg. Trọng lượng của người đó là
A. 8,2N.
B. 82N.
C. 820 N.
D. 8200 N.
Câu 5*. Một quả bóng đang nằm yên trên sàn nhà (Hình 4.1).
a) Hãy vẽ các lực tác dụng lên quả bóng và nêu rõ tên của mỗi lực.
b) Vì sao có các lực tác dụng lên quả bóng mà nó lại không chuyển động?
Câu 6*. Nếu có hai chiếc lực kế GHĐ là 5 N, một quả bí khối lượng 800 g. Hãy nêu phương án đo trọng lượng của quả bí mà không phải cắt nhỏ ra.
BÀI 44. LỰC MA SÁT
Câu 1. Lực nào trong Hình 44.1 không phải là lực ma sát?
A. Lực của tấm ván bị uốn cong khi có vật đặt lên trên.	
B. Lực giữ cho vật không bị trượt xuống dốc.
C. Lực của mặt sàn giữ cho vật đứng yên khi vật không bị đẩy
D. Lực của băng truyền lên bao xi măng giữ cho bao xi măng nằm yên trên băng truyền.
Câu 2. Trường hợp nào sau đây, ma sát là có hại?
A. Đi trên sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã.
B. Xe ô tô bị lầy trong cát.
C. Giày đi mãi, đế bị mòn.
D. Bôi nhựa thông vào dây cung ở cần kéo nhị.
Câu 3. Các lực sau đây là lực gì?
a) Lực rất cần cho chuyển động của người đi trên mặt đất.
b) Lực làm cho vận động viên nhảy cầu rơi từ trên cao xuống nước.
c) Lực làm cho quả bóng chuyển động chậm dần khi bị ném lên cao.
d) Lực cản trở chuyển động của vật, làm vật nóng lên, mài mòn vật.
Câu 4. Trên Hình 44.2, lực kéo vật là 40 N và vật đang chuyển động thẳng đều (Khi đó lực ma sát có cùng phương, nhưng ngược chiều và bằng độ lớn với lực kéo).
a) Vẽ mũi tên biểu diễn lực kéo với tỉ xích 1 cm ứng với 20 N.
b) Vẽ mũi tên biểu diễn lực ma sát tác dụng lên vật.
Câu 5*. Hãy so sánh các khía ở đế giày dùng cho người đi bộ và dùng cho vận động viên quần vợt ở Hình 44.3. Giải thích tại sao?
BÀI 45. LỰC CẢN CỦA NƯỚC
Câu 1. Vì sao đi lại trên bờ thì dễ dàng còn đi lại dưới nước thì khó hơn?
A. Vì nước chuyển động còn không khí không chuyển động.
B. Vì khi xuống nước, chúng ta "nặng" hơn.
C. Vì nước có lực cản còn không khí thì không có lực cản.
D. Vì lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí.
Câu 2. Vì sao khi chạy thi ở các cự li dài, những vận động viên có kinh nghiệm thường chạy sau các vận động viên khác ở phần lớn thời gian, khi gần đến đích mới vượt lên chạy nước rút để về đích?
Câu 3. Tại sao yên xe đạp đua (Hình 45.1) thường cao hơn ghi-đông?
Câu 4*. Hãy vẽ các mũi tên biểu diễn các lực tác dụng lên hộp bút trong Hình 45.2.
Câu 5*.
a) Em hãy dự đoán xem lực cản của các chất lỏng khác nhau lên cùng một vật có như nhau không?
b) Hãy thiết kế thí nghiệm kiểm tra dự đoán của em bằng các dụng cụ sau:
- Hai vỏ chai nhựa dung tích 1,5 lít (loại chai đựng cocacola).
- Hai hộp nhựa nhỏ có nắp ren hình trụ, chiều cao khoảng 3,5 cm và đường kính đáy khoảng 3 cm.
- Các hòn sỏi nhỏ có thể bỏ vào hộp (có thể dùng cát).
- Muối và nước.
Chú ý: Cần pha nước muối đặc đến mức bão hoà.
CHƯƠNG IX. NĂNG LƯỢNG
BÀI 46. NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ TRUYỀN NĂNG LƯỢNG
Câu 1. Đánh dấu X vào những ô đúng hoặc sai ứng với các nội dung sau:
Câu
Nội dung
Đúng
Sai
a
Một số quá trình biến đổi trong tự nhiên không nhất thiết phải cần đến năng lượng.
b
Đơn vị của năng lượng trong hệ SI là jun (J).
c
Năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.
d
Năng lượng từ gió truyền lực lên diều, nâng diều bay cao. Gió càng mạnh, lực nâng diều lên càng cao.
Câu 2. Hãy đề xuất một ví dụ hoặc một thí nghiệm đon giản để chứng tỏ năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác.
Câu 3. Thảo luận với bạn cùng nhóm các nội dung sau:
a) Hãy nghĩ về các hoạt động của em trong ngày hôm nay phải cần đến năng lượng. Sắp xếp các hoạt động đó theo mức sử dụng năng lượng từ ít nhất đến nhiều nhất.
b) Hãy nghĩ về các cách khác nhau mà em đã sử dụng để di chuyển từ nơi này đến nơi khác trong ngày hôm nay. Đối với mỗi tình huống, xác định nguồn năng lượng đã gây ra sự di chuyển đó.
Câu 4. Một học sinh lớp 6 cần trung bình 2 000 kcal mỗi ngày.Tính theo đơn vị jun (J) thì năng lượng này bằng bao nhiêu? Biết 1 cal = 4,2J và 1 kcal = 1000 cal.
Câu 5. Bảng năng lượng trung bình cần cho các hoạt động hằng ngày:
Hoạt động
Năng lượng dành cho hoạt động trong 1 phút (kJ)
Ngồi yên
6
Đi xe đạp
25
Chơi bóng đá
60
Bơi lội
73
a) Tại sao trong lúc ngồi yên cơ thể vẫn cần năng lượng?
b) Để chơi bóng đá trong một hiệp 45 phút, cầu thủ cần một năng lượng bao nhiêu?
c) Em hãy lí giải tại sao bơi lội lại tốn nhiều năng lượng hơn đá bóng.
d) Theo em, trong lúc ngủ, cơ thể chúng ta có tiêu thụ năng lượng không?
Câu 6*. Một học sinh xách một chiếc cặp nặng 100 N đi từ tầng 1 lên tầng 3 của trường học. Biết mỗi tầng của trường học cao 3,5 m và 1 J là năng lượng cần để nâng một vật nặng 1 N lên độ cao 1 m. Hỏi năng lượng mà học sinh này cần sử dụng là bao nhiêu (J)?
BÀI 47. MỘT SỐ DẠNG NĂNG LƯỢNG
Câu 1. Ghép tên dạng năng lượng (ở cột A) phù hợp với phần mô tả (ở cột B).
Dạng năng lượng (Cột A)
Mô tả (Cột B)
1. Động năng
a) Năng lượng toả ra từ bếp than.
2. Thế năng hấp dẫn
b) Năng lượng phát ra từ tiếng kèn.
3.Thế năng đàn hồi
c) Năng lượng phát ra từ màn hình ti vi.
4. Hoá năng
d) Năng lượng lưu trữ trong một que diêm.
5. Nhiệt năng
e) Năng lượng của một viên bi lăn trên sàn.
6. Quang năng
g) Năng lượng của lọ hoa đặt trên mặt bàn.
7. Năng lượng âm
h) Năng lượng của sợi dây cao su bị kéo dãn.
Câu 2. Dụng cụ nào sau đây khi hoạt động biến đổi phần lớn điện năng mà nó nhận vào thành nhiệt năng?
A. Điện thoại.
B. Máy hút bụi.
C. Máy sấy tóc.
D. Máy vi tính.
Câu 3. Mỗi thiết bị sau đây cần nhận năng lượng vào ở dạng nào để hoạt động? Gọi tên nguồn cung cấp năng lượng tương ứng.
Hình 47.1
Câu 4. Dạng năng lượng nào cần thiết để nước đá tan thành nước?
A. Năng lượng ánh sáng.
B. Năng lượng âm thanh.
C. Năng lượng hoá học.
D. Năng lượng nhiệt.
Câu 5. Năng lượng cung cấp cho một ô tô chuyển động được cung cấp từ đâu? Gọi tên các dạng năng lượng xuất hiện khi ô tô chuyển động trên đường.
BÀI 48. SỰ CHUYỂN HOÁ NĂNG LƯỢNG
Câu 1. Hoá năng lưu trữ trong que diêm, khi cọ xát với vỏ bao diêm, được chuyển hoá hoàn toàn thành:
A. nhiệt năng.
B. quang năng.
C. điện năng.
D. nhiệt năng và quang năng.
Câu 2. Năng lượng của nước chứa trong hồ của đập thuỷ điện là
A. thế năng.
B. nhiệt năng.
C. điện năng.
D. động năng và thế năng.
Câu 3. Từ điểm A một vật được ném lên theo phương thẳng đứng. Vật lên đến vị trí cao nhất B rồi rơi xuống đến điểm C trên mặt đất. Gọi D là điểm bất kì trên đoạn AB (Hình 48.1). Chọn phát biểu đúng.
A. Động năng của vật tại A là lớn nhất.
B. Thế năng của vật tại B là lớn nhất.
C. Động năng của vật tại D là lớn nhất.
D. Thế năng của vật tại C là lớn nhất.
Câu 4. Kéo con lắc lên tới vị trí A rồi buông nhẹ (Hình 48.2). Bỏ qua ma sát của không khí. Tìm phát biểu sai.
A. Khi chuyển động từ A đến C, động năng của con lắc tăng dần, thế năng giảm dần.
B. Khi chuyển động từ C đến B, thế năng của con lắc tăng dần, động năng giảm dần.
C. Động năng của vật tại C lớn hơn tại A.
D. Thế năng của vật tại C là lớn nhất.
Câu 5. Một quả bóng cao su rơi từ vị trí A xuống mặt đất, rồi lại nảy lên nhưng chỉ lên tới điểm B (Hình 48.3). Bỏ qua sức cản của không khí. Tại sao quả bóng không lên tới điểm A?
Câu 6. Hãy chỉ ra sự biến đổi từ một dạng năng lượng này sang một dạng năng lượng khác trong các trường hợp sau: 
a) Khi nước đổ từ thác xuống.
b) Khi ném một vật lên theo phương thẳng đứng.
c) Khi lên dây cót đồng hồ.
BÀI 49. NĂNG LƯỢNG HAO PHÍ
Câu 1. Năng lượng hao phí thường xuất hiện dưới dạng nào? Hãy lấy ví dụ để chứng tỏ điều này.
Câu 2. Khi một chiếc tủ lạnh đang hoạt động thì trường hợp nào dưới đây không phải là năng lượng hao phí?
A. Làm nóng động cơ của tủ lạnh.
B. Tiếng ồn phát ra từ tủ lạnh.
C. Làm lạnh thức ăn đưa vào tủ khi còn quá nóng.
D. Duy trì nhiệt độ ổn định trong tủ lạnh để bảo quản thức ăn.
Câu 3. Hoạt động nào dưới đây giúp tiết kiệm năng lượng trong gia đình?
A. Ra khỏi phòng quá 10 phút không tắt điện.
B. Bật tất cả các bóng đèn trong phòng khi ngồi ở bàn học.
C. Bật bình nóng lạnh thật lâu trước khi tắm.
D. Dùng ánh sáng tự nhiên và không bật đèn khi ngồi học cạnh cửa sổ.
Câu 4. Khi máy tính hoạt động, ta thấy vỏ máy nóng lên.
- Nhiệt toả ra trên vỏ máy là năng lượng có ích hay hao phí?
- Nếu nhiệt độ của máy tăng quá cao thì điều này có lợi hay có hại?
Câu 5. Tại sao các ổ bi ở trục xe đạp, xe máy và ô tô cần luôn được bảo dưỡng và bôi trơn?
Câu 6*. Hãy cùng các bạn tìm hiểu và thảo luận để cho biết lí do tại s

File đính kèm:

  • docxsach_bai_tap_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_v.docx