Sách bài tập Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo

A. BÀI TẬP

1/. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Khoa học tự nhiên nghiên cứu về lĩnh vực nào dưới đây?

 A. Các sự vật, hiện tượng tự nhiên.

 B. Các quy luật tự nhiên.

 C. Những ảnh hưởng của tự nhiên đến con người và môi trường sống.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 2. Hoạt động nào sau đây không được xem là nghiên cứu khoa học tự nhiên?

 A. Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của động vật.

 B. Nghiên cứu sự lên xuống của thuỷ triều.

 C. Nghiên cứu sự khác nhau giữa văn hoá Việt Nam và văn hoá Trung Quốc.

 D. Nghiên cứu cách thức sản xuất phân bón hoá học.

Câu 3. Theo em, việc lắp ráp pin cho nhà máy điện mặt trời (hình dưới) thể hiện vai trò nào dưới đây của khoa học tự nhiên?

 A. Chăm sóc sức khoẻ con người.

 B. Nâng cao khả năng hiểu biết của con người về tự nhiên.

 C. Ứng dụng công nghệ vào đời sống, sản xuất.

 D. Hoạt động nghiên cứu khoa học.

2/. Câu hỏi tự luận

Câu 4. Một lần, bạn An lấy một ít xi măng trộn với cát rồi tự xây một mô hình ngôi nhà nhỏ giống với ngôi nhà của mình. Bạn Khánh đến rủ bạn An đi đá bóng. An nói: Để mình làm cho xong công trình nghiên cứu khoa học này rồi sẽ đi đá bóng. Theo em, việc mà bạn An đang làm có được coi là nghiên cứu khoa học không?

Câu 5. Bạn Vỵ cùng bạn Khang chơi thả diều.

 a) Hoạt động chơi thả diều có phải là nghiên cứu khoa học tự nhiên không?

 b) Theo em, người ta đã nghiên cứu và vận dụng sự hiểu biết nào trong tự nhiên để tạo ra con diều trong trò chơi?

Câu 6. Đễ nuôi tôm đạt năng suất, ngoài việc cho tôm ăn các loại thức ăn phù hợp, người nông dân còn lắp đặt hệ thống quạt nước ở các đầm nuôi tôm.

 

docx 121 trang linhnguyen 3380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sách bài tập Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sách bài tập Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo

Sách bài tập Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo
X
Hòa đất vào nước
X
Hòa muối ăn vào nước
X
Hòa đường vào nước
X
Sữa tươi
X
Dầu gội đầu
X
Sữa tắm
X
Câu 19.
a) Phù sa là một loại huyền phù. Phù sa gồm các chất hữu cơ không tan, lơ lửng trong nước rồi dần dần lắng xuống.
b) Phù sa có vai trò rất quan trọng với nông dân vùng Đồng bằng Sông Cửu Long vì cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho cây trồng, làm mùa màng bội thu.
Câu 20.
a) Hỗn hợp muối tiêu là hỗn hợp không đồng nhất do thành phần gồm các chất không tan vào nhau.
b) Có thể thay đổi độ mặn của muối tiêu bằng cách thay đổi lượng muối sử dụng trong hỗn hợp. Nếu muốn mặn hơn thì tăng lượng muối sử dụng, nếu muốn nhạt hơn thì giảm lượng muối sử dụng.
c) Học sinh tự chế biến muối tiêu tại nhà để sử dụng.
BÀI 16. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TÁCH CHẤT RA KHỎI HỖN HỢP
A. BÀI TẬP
1/. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Phương pháp nào dưới đây là đơn giản nhất để tách cát lẫn trong nước? 
A. Lọc.	
B. Dùng máy li tâm.
C. Chiết.	
D. Cô cạn.
Câu 2. Nếu không may làm đổ dầu ăn vào nước, ta dùng phương pháp nào để tách riêng dầu ăn ra khỏi nước?
A. Lọc.	
B. Dùng máy li tâm.
C. Chiết. 
D. Cô cạn.
Câu 3. Trong máy lọc nước có nhiều lõi lọc khác nhau. Trong đó, có một lõi làm bằng bông được ép rất chặt. Theo em, lõi bông đỏ có tác dụng gì? 
A. Lọc chất tan trong nước.
B. Lọc chất không tan trong nước, 
C. Lọc và giữ lại khoáng chất.
D. Lọc hóa chất độc hại.
Câu 4. Tác dụng chủ yếu của việc đeo khẩu trang là gì?
A. Tách hơi nước ra khỏi không khí hít vào.
B. Tách oxygen ra khỏi không khí hít vào.
C. Tách khí carbon dioxide ra khỏi không khí hít vào. 
D. Tách khói bụi ra khỏi không khí hít vào.
Câu 5. Cho hình ảnh về dụng cụ bên:
Theo em, dung cụ này có thể được sử dụng để tách riêng các chất trong hỗn hợp nào dưới đây?
A. Nước và rượu.
B. Cát lẫn trong nước.
C. Bột mì lẫn trong nước.
D. Dầu ăn và nước.
Câu 6. Hình bên minh hoạ về việc sản xuất và thu hoạch muối. Để sản xuất muối, người ta cho nước biển vào các ruộng muối rồi phơi khoảng 1 tuần thì thu được muối ở dạng rắn.
a) Khu vực nào ở nước ta sản xuất nhiều muối nhất?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Tây Nguyên.
D. Nam Trung Bộ.
b) Người dân đã sử dụng phương pháp nào để thu được muối?
A. Làm lắng đọng muối.
B. Lọc lấy muối từ nước biển.
C. Làm bay hơi nước biển.
D. Cô cạn nước biển.
c) Em có cảm nhận thế nào về nghề sản xuất muối?
Câu 12. Vào mùa hè, nhiều hôm thời tiết rất oi bức khiến chúng ta cảm thấy ngột ngạt, khó thở.Thế nhưng sau khi có một trận mưa rào ập xuống, người ta lại cảm thấy dễ chịu hơn nhiều. Lí do là
	A. mưa đã làm giảm nhiệt độ môi trường.
	B. mưa đã làm chết các loài sinh vật gây bệnh.
	C. mưa đã làm giảm nhiệt độ môi trường và loại bớt khói bụi ra khỏi không khí.
	D. mưa đã làm giảm nhiệt độ môi trường và làm chết các loài sinh vật gây bệnh.
Câu 13. Khí nitrogen và khí oxygen là hai thành phần chính của không khí.Trong kĩ thuật, người ta có thể hạ thấp nhiệt độ xuống dưới -196 °C để hoá lỏng không khí, sau đó nâng nhiệt độ đến dưới -183 °C. Khi đó, nitrogen bay ra và còn lại là oxygen dạng lỏng.
Phương pháp tách khí nitrogen và khí oxygen ra khỏi không khí như trên được gọi là
	A. phương pháp lọc.
	B. phương pháp chiết.
	C. phương pháp cô cạn.
	D. phương pháp chưng phân đoạn.
2/. Câu hỏi tự luận
Câu 7. Chỉ với một chai nhựa 500ml và một ống tio có khoá của dây truyền dịch cho người ốm, em hãy vẽ sơ đồ thiết kế dụng cụ để chiết tách dầu ăn lẫn trong nước.
Câu 8. Mẹ của bạn Lan là giáo viên môn Khoa học tự nhiên lớp 6. Trong một lần hai mẹ con làm bánh, mẹ bạn đã trộn đường trắng với bột mì, sau đó hỏi Lan: Làm thế nào để tách riêng hỗn hợp đường và bột mì? Em hãy giúp Lan trả lời câu hỏi này.
Câu 9. Vào dịp tết, mẹ bạn An làm mứt dừa cho cả nhà ăn. Khi cả nhà thưởng thức, bố An thấy mứt ngọt quá nên không muốn ăn vì bố bạn đang trong chế độ kiêng đường. Bạn An rất muốn tách bớt đường ra khỏi mứt dừa đã làm để bố có thể ăn được. Theo em, có cách nào để tách bớt đường từ mứt dừa đã làm không?
Câu 10. Ngày nay, máy điều hoà nhiệt độ là một thiết bị phổ biến đang được nhiều gia đình, nhà hàng và khách sạn sử dụng.
a) Tại sao khi ở trong phòng có máy điều hoà nhiệt độ thì ta cảm thấy không khí khô hơn?
b) Máy điều hoà nhiệt độ giúp tách những chất gì ra khỏi không khí?
c) Để tách nước ra khỏi không khí, máy điều hoà nhiệt độ đã hoạt động theo nguyên tắc nào?
Câu 11. Một buổi tối,Vân đang học bài thì bị muỗi đốt. Vân nói với mẹ: Làm cách nào để đuổi hết muỗi khỏi phòng học hả mẹ?
Mẹ Vân: Hôm trước mẹ xem trên ti vi thấy người ta nói tinh dầu sả có thể đuổi muỗi đó con ạ. Hay con vào internet tìm hiểu cách chiết xuất tinh dầu sả để mẹ con mình cùng làm dụng cụ và chiết lấy tinh dầu sả để đuổi muỗi nhé.
Vân: Vâng ạ. Ngày mai con sẽ tìm hiểu cách chiết tinh dầu sả để đuổi hết lũ muỗi đáng ghét này.
Em hãy tìm hiểu kiến thức trên internet và chế tạo dụng cụ đơn giản để chiết tinh dầu sả như bạn Vân nhé.
Câu 14. Hãy trình bày cách tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp gồm bột sắt, đổng và muối ăn.
Câu 15*. Cho biết nhiệt độ sôi của rượu (ethanol) là 78°C, của nước là 100°C. Em hãy đề xuất giải pháp để tách rượu ra khỏi nước và mô tả giải pháp đó.
Câu 16*. Dưới đây là sơ đồ mô tả thiết bị chưng cất tinh dầu như tinh dầu quế, tinh dầu sả, tinh dầu khuynh diệp,...
a) Em hãy giải thích nguyên lí hoạt động của thiết bị trên.
b) Nếu phần trước của bộ sinh hàn bị hở thì kết quả chiết xuất như thế nào?
c) Em hãy thiết kế một dụng cụ tương tự để tiến hành tách tinh dầu khuynh diệp tại gia đình mình.
Câu 17. Chúng ta đều biết biển có rất nhiều nước nhưng là nước mặn (có lẫn muối). Vì vậy, ngư dân và các chiến sĩ hải quân vẫn phải mang theo nước ngọt từ đất liền để sử dụng. Chi phí cho việc vận chuyển nước ngọt khá cao và bình chứa sẽ chiếm mất nhiều thể tích trên tàu. Do đó, ở trên biển ngư dân và các chiến sĩ hải quân phải sử dụng nước ngọt rất tiết kiệm. Trước thực tế đó, trong cuộc thi Sáng tạo Khoa học Kĩ thuật dành cho học sinh THCS và THPT, nhiều em học sinh đã tham gia với dự án tách nước ngọt từ nước biển để cung cấp nước ngọt cho ngư dân trên biển và các chiến sĩ hải quân.
a) Theo em, về nguyên tắc có thể tách lấy nước ngọt từ nước biển được không?
b) Em hãy tìm hiểu và thiết kế một sản phẩm để tách lấy nước ngọt từ nước biển sao cho hiệu quả nhất.
B. HƯỚNG DẪN GIẢI
1/. Câu hỏi trắc nghiệm
Bảng đáp án
1
2
3
4
5
6
12
13
A
C
B
D
D
D,C
C
D
Hướng dẫn giải
Câu 1.
Chọn A
Phương pháp lọc là phương pháp đơn giản nhất để tách cát ra khỏi nước.
Câu 2.
Chọn C 
Dùng phương pháp chiết để tách riêng dầu ăn ra khỏi nước.
Câu 3.
Chọn B
Lõi bông có tác dụng lọc và giữ lại các chất không tan trong nước trên bể mặt lõi.
Câu 4.
Chọn D
Đeo khẩu trang sẽ giúp lọc và giữ lại khói bụi trong không khí ở bề mặt ngoài của khẩu trang, giúp chúng ta được hít thở không khí sạch hơn.
Câu 5.
Chọn D
Dụng cụ trên có thể dùng tách riêng hỗn hợp gồm các chất lỏng không tan vào nhau như dẩu ăn và nước.
Câu 6.
a) Chọn D 
Nam Trung Bộ là khu vực sản xuất muối lớn nhất nước ta. Ở đây, nước biển có độ mặn cao, thời gian nắng nhiều nên rất thuận lợi cho sản xuất muối. Các tỉnh sản xuất nhiều muối như: Bình Thuận, Ninh Thuận, Quảng Ngãi.
b) Chọn C 
Làm bay hơi nước biển là phương pháp được sử dụng để sản xuất muối. Người dân làm các ruộng muối rối dẫn nước biển vào. Sau đó, phơi khoảng 1 tuần thì nước bốc hơi hết, còn lại là muối kết tinh.
c) HS tự nêu cảm nhận 
Câu 12.
Chọn C
Câu 13.
Chọn D
2/. Câu hỏi tự luận
Câu 7.
Lấy chai nhựa và khoan một lỗ vừa bằng ống tio ở sát đáy. Lấy ống tio có khoá rồi luồn vào sát đáy chai nhựa, dùng keo gắn chặt ống tio vào chai. Như vậy, ta sẽ được dụng cụ chiết dầu ăn ra khỏi nước.
Câu 8.
Để tách riêng bột mì và đường ta có thể hoà tan cả hỗn hợp vào nước rồi đổ tất cả lên phễu có chứa giấy lọc, đặt trên cốc thuỷ tinh. Vì đường tan trong nước nên sẽ theo nước chảy xuống cốc, bột mì bị giữ lại trên giấy lọc. Cô cạn phần nước đường bằng cách đun cách thuỷ ta sẽ thu được đường ở dạng rắn.
Câu 9.
Ta cho mứt vào nước để hoà tan bớt đường. Sau đó, vớt mứt ra và rang khô lại. Làm như vậy thì lượng đường trong mứt dừa sẽ giảm đi đáng kể.
Câu 10.
a) Khi ở trong phòng có máy điều hoà, ta cảm thấy không khí khô hơn vì máy điều hoà đã loại bớt hơi nước trong không khí, làm giảm độ ẩm không khí nên cảm giác khô hơn bình thường.
b) Máy điều hoà giúp tách được nhiều tạp chất khác nhau ra khỏi thành phần không khí như bụi bẩn, hơi nước. Ngoài ra, có loại máy điều hoà có khử được một số loài vi sinh vật gây hại,... Nhờ đó, máy điều hòa mang lại không khí trong lành hơn.
c) Để tách hơi nước ra khỏi không khí, máy điều hoà đã dùng hơi lạnh để ngưng tụ nước và xả nước ra ngoài theo ống xả.
Câu 11.
Học sinh tìm hiểu kiến thức trên internet để đề xuất mô hình và chế tạo dụng cụ chiết xuất tinh dầu sả. Học sinh có thể tiến hành chiết xuất tinh dầu sả với sự hướng dẫn, giám sát của bố mẹ hoặc thầy cô giáo.
Câu 14.
Dùng nam châm để hút riêng bột sắt ra khỏi hỗn hợp, đồng và muối ăn không bị nam châm hút. Tiếp theo, đem hoà tan hỗn hợp còn lại vào nước rồi cho qua phễu lọc. Do đổng không tan trong nước nên nằm trên phễu lọc và ta thu được dung dịch muối ăn. Cô cạn dung dịch muối ăn vừa thu được, ta được muối ăn nguyên chất ở dạng rắn.
Câu 15.
Dùng biện pháp chưng cất để tách riêng rượu ra khỏi nước. Đun nóng hỗn hợp rượu và nước tới nhiệt độ trên 78 °C và dưới 100 °C để rượu bay hơi. Dẫn hơi rượu qua hệ thống làm lạnh ta thu được rượu dạng lỏng.
Câu 16.
a) Nguyên lý hoạt động: Khi đun nóng, nước bốc hơi vào trong lá sả và lôi cuốn tinh dầu sả tới bộ sinh hàn. Tại đây cả tinh dầu và hơi nước đều ngưng tụ lại thành chất lỏng và phân lớp. Nước sẽ được tách ra và tiếp tục sử dụng trong quy trình còn tinh dầu sả sẽ được đưa vào bình chứa để sử dụng.
b) Nếu phần trước của bộ sinh hàn bị hở thì hơi nước và tinh dầu sẽ bay ra môi trường không khí, hiệu quả chiết xuất sẽ rất thấp.
c) Học sinh tự thiết kế.
Câu 17.
a) Về nguyên tắc hoàn toàn có thể tách nước ngọt từ nước biển bằng phương pháp làm bay hơi nước hoặc chưng cất.
b) Học sinh tự thiết kế sản phẩm tách nước ngọt từ nước biển
CHỦ ĐỀ 6: TẾ BÀO – ĐƠN VỊ CƠ SỞ CỦA SỰ SỐNG
BÀI 17: TẾ BÀO
A. BÀI TẬP
1/. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Vật nào sau đây có cấu tạo từ tế bào?
A. Xe ôtô.	
B. Cây cầu.
C. Cây bạch đàn.	
D. Ngôi nhà.
Câu 2. Quan sát tế bào bên và cho biết mũi tên đang chỉ vào thành phần nào của tế bào.
A. Màng tế bào.	
B. Chất tế bào. 
C. Nhân tế bào.	
D. Vùng nhân.
Câu 3. Quan sát tế bào bên và cho biết mũi tên đang chỉ vào thành phần nào của tế bào.
A. Màng tế bào.
B. Chất tế bào. 
C. Nhân tế bào.
D.Vùng nhân.
Câu 4. Đặc điểm của tế bào nhân thực là
A. có thành tế bào.	
B. có chất tế bào.
C. có màng nhân bao bọc vật chất di truyền.	
D. có lục lạp.
Câu 5. Khi một tế bào lớn lên và sinh sản sẽ có bao nhiêu tế bào mới hình thành?
A. 8.	
B. 6.	
C. 4.	
D. 2.
2/. Câu hỏi tự luận
Câu 6. Hoàn thành các yêu cầu sau:
a) Cho biết tế bào là gì.
b) Điền thông tin còn thiếu về tế bào:
- (1)... cấu tạo nên tế bào thực hiện các chức năng khác nhau trong tế bào.
- (2)... bao bọc xung quanh và bảo vệ tế bào.
Câu 7. Điền các thông tin còn thiếu vào bảng sau:
Thành phần cấu tạo nên tế bào
Chức năng
Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào.
Bảo vệ và kiểm soát các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào.
Bao bọc khối vật chất di chuyển.
Câu 8. Quan sát sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật và tế bào động vật dưới đây.
Gợi ý: Thành tế bào tạo thành bộ khung giúp tế bào có hình dạng nhất định, bảo vệ các thành phần bên trong tế bào; Không bào chứa các chất thải, chất dự trữ.
a) Hãy chú thích tên các thành phần cấu tạo của hai tế bào trên và mô tả chức năng của mỗi thành phần.
b) Xác định tên của tế bào A và B.
c) Lập bảng chỉ ra ba điểm khác nhau giữa hai tế bào.
Câu 9. Hình ảnh dưới đây mô tả kích thước một số tế bào ở người.
a) Hãy sắp xếp các tế bào trên theo thứ tự tăng dần về kích thước.
b) Hãy chọn một loại tế bào và dự đoán chức năng của tế bào đó.
Câu 10. Hãy nêu các dạng hình dạng của tế bào, lấy ví dụ minh hoạ.
Câu 11. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào là một chuỗi các thay đổi về kích thước, số lượng các thành phần trong tế bào. Ở tế bào nhân thực, sự lớn lên là một giai đoạn chuẩn bị dài, sự sinh sản là quá trình tạo ra tế bào mới.
a) Sự lớn lên của tế bào biểu hiện như thế nào?
b) Sự sinh sản làm thay đổi số lượng thành phần nào của tế bào?
c) Một tế bào sau khi sinh sản tạo thành mười sáu tế bào mới. Tế bào đó đã trải qua mấy lần sinh sản?
d) Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa sự lớn lên và sự sinh sản của tế bào.
Câu 12*. Trong cơ thể sinh vật, ba tế bào bắt đầu quá trình sinh sản để tạo nên các tế bào mới, nếu những tế bào này thực hiện ba lần sinh sản liên tiếp thì sẽ tạo ra được bao nhiêu tế bào con ?
Câu 13. Hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Cơ thể con người được cấu tạo từ tế bào nhân sơ hay tế bào nhân thực?
b) Các nhà khoa học đã sử dụng dụng cụ gì để quan sát các tế' bào sinh vật?
c) Ba đặc điểm khái quát nhất về tế bào là gì?
B. HƯỚNG DẪN GIẢI
1/. Câu hỏi trắc nghiệm
Bảng đáp án
1
2
3
4
5
C
D
C
C
D
Hướng dẫn giải
Câu 1.
Chọn C
Câu 2.
Chọn D 
Câu 3.
Chọn C
Câu 4.
Chọn C
Câu 5.
Chọn D
2/. Câu hỏi tự luận
Hướng dẫn giải
Câu 6. 
	a) Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của sự sống.
b) (1) Các thành phần, (2) Màng tế bào.
Câu 7.
Thành phấn cấu tạo nên tế bào
Chức năng
Nhân tế bào
Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
Chất tế bào
Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào.
Màng tế bào
Bảo vệ và kiểm soát các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào.
Màng nhân
Bao bọc khối vật chất di truyền.
Câu 8. 
a) 	(l) Màng tế bào bảo vệ và kiểm soát các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào.
	(2) Chất tế bào là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào.
	(3) Nhân tế bào điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
	(4) Lục lạp thực hiện chức năng quang hợp.
b) A -Tế bào động vật, B -Tế bào thực vật.
c)
Đặc điểm
Tế bào A
Tế bào B
Thành tế bào
Không có
Có
Không bào
Không có
Có
Lục lạp
Không có
Có
Câu 9.
a) Tế bào hồng cầu, tế bào niêm mạc miệng, tế bào trứng, tế bào cơ.
b) Tế bào hồng cầu : vận chuyển oxygen;
Tế bào cơ : tạo ra sự co giãn trong vận động;
Tế bào trứng: tham gia vào sinh sản;
Tế bào niêm mạc miệng : bảo vệ khoang miệng.
Câu 10.
Tế bào có nhiều hình dạng khác nhau: hình cầu (tế bào trứng), hình đĩa (tế bào hồng cầu), hình sợi (tế bào sợi nấm), hình sao (tế bào thần kinh), hình trụ (tế bào lót xoang mũi), hình thoi (tế bào cơ trơn), hình nhiều cạnh (tế bào biểu bì)...
Câu 11.
a) Tế bào tăng nhanh về kích thước: màng tế bào giãn ra, chất tế bào nhiều thêm, nhân tế bào lớn dần.
b) Nhân tế bào.
c) Bốn lần. 
d) Tế bào Tế bào trưởng thành Tế bào mới.
Câu 12*. 
Hai mươi bốn tế bào con
Câu 13.
a) Tế bào nhân thực.
b) Kính hiển vi.
c) Ba đặc điểm khái quát về tế bào:
- Tế bào là đơn vị cơ sở và cấu trúc của sự sống;
- Tế bào là nơi diễn ra mọi hoạt động sống của cơ thể;
-Tế bào được hình thành từ tế bào khác.BÀI 18: THỰC HÀNH QUAN SÁT TẾ BÀO SINH VẬT
A. BÀI TẬP
2/. Câu hỏi tự luận
Câu 1. Hai bạn Nam và Mai cùng làm tiêu bản tế bào biểu bì vảy hành, khi thực hiện bước tách vỏ củ hành, Nam dùng kim mũi mác cắt lát mỏng, còn Mai dùng kim mũi mác bóc lớp vỏ lụa.Theo em, tiêu bản của bạn nào sẽ quan sát rõ các thành phần của tế bào hơn? Giải thích.
Câu 2. Trong bước thực hành quan sát tế bào biểu bì da ếch, theo em, vì sao cần phải nhuộm tế bào biểu bì da ếch bằng xanh methylene?
Câu 3. Sử dụng các từ sau: tế bào, xanh methylene, iodine, cấu trúc để hoàn thành chỗ trống từ (l) đến (4) trong đoạn văn dưới đây:
Thuốc nhuộm thường được sử dụng trong nhuộm tiêu bản hiển vi, giúp chúng ta có thể quan sát (1) ... của (2) ... được rõ hơn. Người ta thường sử dụng (3)... đối với bước nhuộm tế bào biểu bì vảy hành và (4)... đối với bước nhuộm tế bào biểu bì da ếch.
Câu 4. So sánh đặc điểm hình dạng, cấu tạo tế bào biểu bì vảy hành với tế bào biểu bì da ếch.
Câu 5. So sánh đặc điểm hình dạng, kích thước tế bào trứng cá với tế bào biểu bì da ếch.
Câu 6. Tim hiểu thêm những tế bào nàochúng ta có thể quan sát được bằng mắt thường.
B. HƯỚNG DẪN GIẢI
2/. Câu hỏi tự luận
Câu 1.
Tiêu bản của bạn Mai sẽ quan sát rõ các thành phần của tế bào hơn.
Giải thích: Nếu dùng kim mũi mác cắt lớp tế bào vỏ củ hành sẽ làm cho lát cắt dày —> tiêu bản dày —> các lớp tế bào sẽ chồng lên nhau —> khó quan sát.
Câu 2. Vì lớp biểu bì da ếch rất mỏng, trong suốt, khi nhuộm bằng thuốc nhuộm xanh methylene sẽ làm cho nhân tế bào bắt màu giúp chúng ta quan sát rõ và phân biệt được các thành phấn cấu tạo nên tế bào.
Câu 3.
(1)	cấu trúc,	(2) tế bào, (3) iodine, (4) xanh methylene.
Câu 4.
Câu 5. 
Câu 6. Tế bào trứng gà, tế bào trứng đà điểu, tế bào trứng cút, một số loại tế bào tảo lục.
CHỦ ĐỀ 7: TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ
BÀI 19: CƠ THỂ ĐƠN BÀO VÀ CƠ THỂ ĐA BÀO
A. BÀI TẬP
1/. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Quan sát hình ảnh trùng roi và trả lời các câu hỏi.
a) Thành phần cấu trúc X (có màu xanh) trong hình bên là gì ?
A. Lục lạp.	
B. Nhân tế bào.
C. Không bào.	
D. Thức ăn.
b) Chức năng của thành phần cấu trúc X là gì?
A. Hô hấp.	
B. Chuyển động.
C. Sinh sản.	
D. Quang hợp.
Câu 4. Hãy chọn đáp án đúng.
a) Cơ thể đơn bào là cơ thể được cấu tạo từ
A. hàng trăm tế bào.	
B. hàng nghìn tế bào.
C. một tế bào.	
D. một số tế bào. 
b)  cơ thể đơn bào có thể nhìn thấy được bằng mắt thường.
A. Không có.	
B. Tất cả.
C. Đa số.	
D. Một số ít.
c) Cơ thể nào sau đây là đơn bào?
A. Con chó.	
B. Trùng biến hình.	
C. Con ốc sên.	
D. Con cua.
Câu 7. Vật sống nào sau đây không có cấu tạo cơ thể là đa bào?
A. Hoa hồng.
B. Hoa mai.
C. Hoa hướng dương.
D. Tảo lục.
2/. Câu hỏi tự luận
Câu 2. Quan sát hình ảnh bên về trùng biến hình.
a) Hoàn thành cấu trúc tế bào trùng biến hình bằng cách gọi tên các số (1), (2), (3).
b) Cơ thể trùng biến hình được cấu tạo từ bao nhiêu tế bào?
c) Trùng biến hình thuộc nhóm tế bào động vật hay tế bào thực vật? Giải thích.
d) Dự đoán chân giả của tế bào trùng biến hình dùng để làm gì.
Câu 3. Quan sát hình ảnh bên về vi khuẩn. 
a) Hoàn thành cấu trúc tế bào vi khuẩn bằng cách gọi tên các số (1), (2), (3).
b) Tế bào vi khuẩn thuộc nhóm tế bào nhân sơ hay tế bào nhân thực? Giải thích.
c) Dự đoán lông và roi trong cấu trúc tế bào vi khuẩn dùng để làm gì.
d) So sánh cấu trúc tế bào trùng biến hình và tế bào vi khuẩn.
Câu 5. Cho hình ảnh hai cơ thể đơn bào dưới đây, hãy nêu điểm khác biệt giữa chúng.
Câu 6*. Quan sát hình dưới đây về trùng biến hình và cho biết đây là quá trình nào?
Câu 8. Cho các sinh vật sau: vi khuẩn lao, chim bồ câu, vi khuẩn E. coli, đà điểu, cây thông, trùng roi, cây táo, trùng biến hình, tảo lục đơn bào. Hãy sắp xếp các đại diện trên vào đúng vị trí trên sơ đồ dưới đây:
Câu 9. Hoàn thành các câu sau:
Cơ thể sinh vật được tạo thành từ (1)  hay (2) 
(3)  như trùng roi, trùng biến hình, (4)  có kích thước hiển vi và số lượng cá thể nhiều.
(5)  có cấu tạo nhiều hơn một tế bào, ví dụ: động vật, thực vật, 
Câu 10. Hãy hoàn thành các yêu cầu sau:
a) Nêu hai đặc điểm khi nói về cơ thể đơn bào.
b) Nêu hai đặc điểm khi nói về cơ thể đa bào.
c) Nêu điểm giống nhau giữa cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.
B. HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1. 
a) Chọn A
b) Chọn D
Câu 2. 
a) (1) Màng tế bào, (2) Chất tế bào, (3) Nhân tế bào.
b) Một tế bào.
c) Trùng biến hình thuộc nhóm tế bào động vật.
Giải thích: Tế bào trùng biến hình không chứ bào quan lục lạp trong chất tế bào.
d) Chân giải trong cấu trúc tế bào trùng biến hình giúp chúng có khả năng di chuyển và lấy thức ăn.
Câu 3. 
a) (1) Màng tế bào, (2) Chất tế bào, (3) Vùng nhân.
b) Tế bào vi khuẩn thuộc nhóm tế bào nhân sơ.
Giải thích: Tế bào vi khuẩn chưa có màng nhân bao bọc khối vật chất di truyền.
c) Thành phần roi và lông trong cấu trúc tế bào vi khuẩn giúp chúng có khả năng di chuyển.
d) So sánh trùng biến hình và vi khuẩn:
- Giống nhau: đều được 

File đính kèm:

  • docxsach_bai_tap_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao.docx