Rèn kĩ năng viết đoạn văn về nhân vật
Bài 1: Với đề bài viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về nhân vật bé Hồng trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” trích hồi kí “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng, có bạn dự định viết những nội dung sau:
a. Ngồi trong lòng mẹ, chú sung sướng, hạnh phúc, say sưa đắm mình trong tình mẫu tử thiêng liêng. Chú thấy mẹ vẫn đẹp như thuở còn sung túc và hiểu được niềm hạnh phúc của mẹ khi được ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình.
b. Hồng là một chú bé có tuổi thơ bất hạnh, cha đã qua đời, mẹ chú bất đắc dĩ phải đi tha phương cầu thực để chú phải sống với bà cô độc ác.
c. Một hôm, trên đường đi học về,thoáng thấy bóng mẹ, Hồng đã chạy theo gọi bối rối. Điều đó chứng tỏ hình ảnh mẹ luôn thường trực trong ý nghĩ, trong cảm xúc của chú.
d. Đặc biệt, khi mẹ kéo tay, xoa đầu thì chú oà lên khóc nức nở. Đó là những dòng nước mắt dỗi hờn mà hanh phúc, tức tưởi mà mãn nguyện của đứa con thơ được gặp lại mẹ sau bao ngày xa cách và mong nhớ.
e. Gần đến ngày giỗ đầu của cha, bà cô gọi Hồng đến hỏi em có muốn vào thăm mẹ không để gieo giắc vào đầu chú những ý nghĩa xấu xa về mẹ.
f. Tình yêu thương đối với mẹ được Hồng nâng niu, gìn giữ như báu vật của riêng mình, không để những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến. Tình cảm đó tự nhiên, giản dị chân thành, không cần sự nuôi dưỡng về vật chất
g. Đề khắc hoạn nhân vật bé HỒng, đoạn trích đã sử lời văn thấm đẫm chất trữ tình, nhiều hình ảnh so sánh đẹp, gợi cảm.
h. Nhận ra được ý đồ của bà cô, chú vô cùng đau đớn, chú đã khóc thương mẹ phải chịu quá nhiều bất hạnh. Chú tin tưởng và hi vọng chứa chan mẹ sẽ trở về. Chú căm tức những cổ tục lạc hậu đã đầy đọa mẹ:
Tóm tắt nội dung tài liệu: Rèn kĩ năng viết đoạn văn về nhân vật
RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN Bài 1: Với đề bài viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về nhân vật bé Hồng trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” trích hồi kí “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng, có bạn dự định viết những nội dung sau: Ngồi trong lòng mẹ, chú sung sướng, hạnh phúc, say sưa đắm mình trong tình mẫu tử thiêng liêng. Chú thấy mẹ vẫn đẹp như thuở còn sung túc và hiểu được niềm hạnh phúc của mẹ khi được ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình. Hồng là một chú bé có tuổi thơ bất hạnh, cha đã qua đời, mẹ chú bất đắc dĩ phải đi tha phương cầu thực để chú phải sống với bà cô độc ác. Một hôm, trên đường đi học về,thoáng thấy bóng mẹ, Hồng đã chạy theo gọi bối rối. Điều đó chứng tỏ hình ảnh mẹ luôn thường trực trong ý nghĩ, trong cảm xúc của chú. Đặc biệt, khi mẹ kéo tay, xoa đầu thì chú oà lên khóc nức nở. Đó là những dòng nước mắt dỗi hờn mà hanh phúc, tức tưởi mà mãn nguyện của đứa con thơ được gặp lại mẹ sau bao ngày xa cách và mong nhớ. Gần đến ngày giỗ đầu của cha, bà cô gọi Hồng đến hỏi em có muốn vào thăm mẹ không để gieo giắc vào đầu chú những ý nghĩa xấu xa về mẹ. Tình yêu thương đối với mẹ được Hồng nâng niu, gìn giữ như báu vật của riêng mình, không để những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến. Tình cảm đó tự nhiên, giản dị chân thành, không cần sự nuôi dưỡng về vật chất Đề khắc hoạn nhân vật bé HỒng, đoạn trích đã sử lời văn thấm đẫm chất trữ tình, nhiều hình ảnh so sánh đẹp, gợi cảm. Nhận ra được ý đồ của bà cô, chú vô cùng đau đớn, chú đã khóc thương mẹ phải chịu quá nhiều bất hạnh. Chú tin tưởng và hi vọng chứa chan mẹ sẽ trở về. Chú căm tức những cổ tục lạc hậu đã đầy đọa mẹ: Những nội dung trên đã được xắp xếp theo một trật tự chưa? Nếu chưa thì em hãy sắp xếp các câu sau theo một trật tự nhất định: Viết câu chủ đề cho đoạn văn trên Từ câu chủ đề em vừa viết và các câu vừa sắp xếp, em hãy viết thành đoạn văn hoàn chỉnh vào vở. Bài 2: Với đề bài viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trích tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, có bạn dự định viết những nội dung sau: Chị trước hết là là người vợ giàu tình yêu thương chồng thiết tha.Vì suất sưu của em chồng mà chồng chị bị đánh đến gần chết mới cho về. Lòng uất hận lên đến tột cùng, chị nghiến hai hàm răng thách thức: “mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem”, rồi ấn dúi cai lệ và người nhà lí trưởng làm chúng ngã chỏng quèo. Đây là tinh thần phản kháng tiềm tàng mà mãnh liệt ở người phụ nữ nông dân này. Trong cơn nguy kịch, chị Dậu đã lay gọi và tìm mọi cách cứu chữa cho chồng. Hàng xóm đã kéo đến, người an ủi, người cho vay gạo nấu cháo... Đầu tiên, chị cự lại chúng bằng lí lẽ nhưng cai lệ vẫn không buông tha, hắn tát vào ngực chị Dậu và nhảy vào cạnh anh Dậu. Cháo chín, chị múc ra bát, lấy quạt quạt cho nguội để chồng ăn. Cử chỉ lời nói của chị thật nhẹ nhàng. Khắc họa nhân vật CD, tác giả đã tạo được tình huống truyện giàu kịch tính, hấp dẫn. Cách xây dựng nhân vật sinh động, kết hợp chặt chẽ giữa tự sự với miêu tả và biểu cảm. Nhưng sau đó do không chịu nổi sự áp bức thô bạo, dã man của chúng, chị đã chống lại một cách quyết liệt. Tình yêu thương ấy đã tạo cho chị nguồn sức mạnh khiến chị vùng lên chống lại cai lệ và người nhà lí trưởng để bảo vệ chồng. Lúc đầu, khi chúng sầm sập tiến vào, chị đã bình tĩnh cố gắng van xin bằng lời lẽ khẩn thiết tới ba lần. Những nội dung trên đã được xắp xếp theo một trật tự chưa? Nếu chưa thì em hãy sắp xếp các câu sau theo một trật tự nhất định: Viết câu chủ đề cho đoạn văn trên Từ câu chủ đề em vừa viết và các câu vừa sắp xếp, em hãy viết thành đoạn văn hoàn chỉnh vào vở. Văn bản “Trong lòng mẹ” trích hồi kí “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng đã khắc họa thành công nhân vật bé Hồng. Hồng là một chú bé có tuổi thơ bất hạnh, cha đã qua đời, mẹ chú bất đắc dĩ phải đi tha phương cầu thực để chú phải ở với bà cô độc ác. Gần đến ngày giỗ đầu của cha, bà cô gọi Hồng đến hỏi em có muốn vào thăm mẹ không để gieo giắc vào đầu chú những ý nghĩa xấu xa về mẹ. Nhận ra được ý đồ của bà cô, chú vô cùng đau đớn, chú đã khóc thương mẹ phải chịu quá nhiều bất hạnh. Chú tin tưởng và hi vọng chứa chan mẹ sẽ trở về; căm tức những cổ tục lạc hậu đã đầy đọa mẹ. Tình yêu thương đối với mẹ được Hồng nâng niu, gìn giữ như báu vật của riêng mình, không để những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến. Tình cảm đó tự nhiên, giản dị chân thành, không cần sự nuôi dưỡng về vật chất Một hôm, trên đường đi học về,thoáng thấy bóng mẹ, Hồng đã chạy theo gọi bối rối. Điều đó chứng tỏ hình ảnh mẹ luôn thường trực trong ý nghĩ, trong cảm xúc của chú. Đặc biệt, khi mẹ kéo tay, xoa đầu thì chú oà lên khóc nức nở. Đó là những dòng nước mắt dỗi hờn mà hanh phúc, tức tưởi mà mãn nguyện của đứa con thơ được gặp lại mẹ sau bao ngày xa cách và mong nhớ. Ngồi trong lòng mẹ, chú sung sướng, hạnh phúc, say sưa đắm mình trong tình mẫu tử thiêng liêng. Chú thấy mẹ vẫn đẹp như thuở còn sung túc và hiểu được niềm hạnh phúc của mẹ khi được ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình. Tóm lại, bằng lời văn tự sự thấm đẫm chất trữ tình, nhiều hình ảnh đẹp; đoạn trích đã khắc họa chân thực và cảm động những cay đắng tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh. Văn bản “Tức nước vỡ bờ” trích “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố đã khắc họa rất thành công nhân vật Chị Dậu Chị trước hết là là người vợ giàu tình yêu thương chồng thiết tha. Vì suất sưu của em chồng mà chồng chị bị đánh đến gần chết mới cho về. Trong cơn nguy kịch, chị Dậu đã lay gọi và tìm mọi cách cứu chữa cho chồng. Hàng xóm đã kéo đến, người an ủi, người cho vay gạo nấu cháo... Cháo chín, chị múc ra bát, lấy quạt quạt cho nguội để chồng ăn. Cử chỉ lời nói của chị thật nhẹ nhàng. Tình yêu thương ấy đã tạo cho chị nguồn sức mạnh khiến chị vùng lên chống lại cai lệ và người nhà lí trưởng để bảo vệ chồng. Lúc đầu, khi chúng sầm sập tiến vào, chị đã bình tĩnh cố gắng van xin bằng lời lẽ khẩn thiết tới ba lần. Nhưng sau đó do không chịu nổi sự áp bức thô bạo, dã man của chúng, chị đã chống lại một cách quyết liệt. Đầu tiên, chị cự lại chúng bằng lí lẽ nhưng cai lệ vẫn không buông tha, hắn tát vào ngực chị Dậu và nhảy vào cạnh anh Dậu. Lòng uất hận lên đến tột cùng, chị nghiến hai hàm răng thách thức: “mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem”, rồi ấn dúi cai lệ và người nhà lí trưởng làm chúng ngã chỏng quèo. Đây là tinh thần phản kháng tiềm tàng mà mãnh liệt ở người phụ nữ nông dân này. Qua đây ta thấy tác giả phải là người hết lòng đồng cảm với nỗi khổ của nhân vật, yêu thương, trân trọng, ngợi ca nhân vật thì ông mới có thể khắc họa được một Chị Dậu đẹp như thế. Để thể hiện điều này, tác giả đã tạo được tình huống truyện giàu kịch tính, hấp dẫn. Cách xây dựng nhân vật sinh động, kết hợp chặt chẽ giữa tự sự với miêu tả và biểu cảm. 2.Nhân vật Lão Hạc .. Vợ lão chết sớm, lão phải gà trống nuôi con. Vì không có tiền cưới vợ nên con trai của lão đã phẫn chí đi đồn điền cao su biền biệt chưa về để lại lão thui thủi một mình. Rồi tai họa dồn dập kéo đến: lão bị ốm, trận bão, mất mùa, làm lão thất nghiệp túng thiếu cùng quẫn phải bán chó và tự tử. Hoàn cảnh khốn khó, đáng thương là thế nhưng người nông dân ấy lúc nào cũng giàu lòng tự trọng. Khi bán cậu Vàng đi, lão ân hận, day dứt vì cho rằng mình đã đánh lừa con chó. Thấy lão Hạc khó khăn, ông giáo giấu vợ, ngấm ngầm giúp đỡ lão nhưng lão từ chối gần như hách dịch bởi lão không muốn nhận sự thương hại của mọi người. Thậm chí, trước khi chết lão còn gửi tiền ông giáo lo hậu sự vì không muốn liên lụy đến làng xóm và chọn cái chết như một con chó để tự trừng phạt mình. Không chỉ tự trọng lão còn là người cha yêu con hết mực. Khi con lão vì không lấy được vợ mà bỏ đi đồn điền cao su, lão canh cánh bên lòng cảm giác tội lỗi vì làm cha mà không lo đươc hạnh phúc cho con. Ở nhà, lão ngày đêm thương nhớ, lo lắng mong ngóng con trở về. Mọi hành động của lão đều hướng về con. Dù đói kém dai dẳng, lão vẫn quyết không bán vườn mà gửi lại ông giáo để cho con . Đặc biệt, lão chọn cái chết, hi sinh sự sống của mình vì không muốn phạm vào mảnh vườn của con. Đây chính là tình phụ tử thiêng thiêng, cao quý thật đáng trân trọng biết chừng nào! Qua đây, tác giả bộc lộ tình cảm yêu thương, trân trọng, ngợi ca nhân vật sâu sắc.
File đính kèm:
- ren_ki_nang_viet_doan_van_ve_nhan_vat.doc