Phương pháp dạy học văn bản đa phương thức ở trường trung học qua khảo sát sách giáo khoa Literature 6, Hoa Kì
Thời đại cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với những
tiến bộ vượt bậc của khoa học, kĩ thuật tạo nên những
biến động to lớn, tác động sâu sắc tới mọi mặt của cuộc
sống. Một trong số đó là sự tác động đến việc thay đổi
môi trường học tập, yêu cầu con người phải mở rộng
cách thức giao tiếp. Để giao tiếp hiệu quả trong thời điểm
hiện tại, con người cần phải nắm bắt được cách tiếp nhận
các văn bản dưới nhiều dạng thức khác nhau. Mặt khác,
trong thực tế, chúng ta giao tiếp với nhau không đơn
thuần bằng chỉ ngôn ngữ tự nhiên. Mọi hoạt động truyền
tải thông điệp luôn cần có sự kết hợp của nhiều kênh
truyền tải (kênh biểu đạt) khác nhau như cử chỉ, điệu bộ,
tư thế, trang phục, bối cảnh văn hóa, cảm xúc thực tế, vô
thức và những kí hiệu phi ngôn ngữ khác. Nếu con người
không biết cách tiếp nhận chúng, quá trình giao tiếp sẽ
trở nên khó khăn. Giao tiếp đa phương thức trở thành một
yêu cầu vô cùng quan trọng, “một phần bởi vì bản thân
đa phương thức, bao gồm ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh
trực quan, hình ảnh động, video, âm nhạc, hiệu ứng âm
thanh đang trở thành những dạng thức chiếm ưu thế trong
giao tiếp trong xã hội hiện nay, không chỉ cho mục đích
thương mại mà còn cả cuộc sống hằng ngày cũng như
các hoạt động cá nhân” [1].
Văn bản đa phương thức ra đời và được đưa vào
nghiên cứu cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các
phương tiện truyền thông, tạo cơ hội cho người học
được tiếp cận với loại văn bản mới với nội dung, hình
thức, cách truyền tải thông tin một cách đa diện, đa
chiều, tạo cho người đọc có nhiều trải nghiệm mới mẻ
trong tiếp nhận và tạo lập văn bản. Khái niệm văn bản
đa phương thức trong sự phân biệt với văn bản đơn
phương thức, thể hiện rõ đặc điểm khác biệt về số lượng
phương thức truyền đạt (thay vì chỉ có một phương thức
là dạng in, kênh biểu đạt là chữ viết thì loại văn bản này
có thêm dạng không in và kênh biểu đạt chữ viết được
đồng thời kết hợp với các kênh biểu đạt khác như hình
ảnh, âm thanh, vận động, cử chỉ, liên kết). Giáo dục của
Australia xác định khái niệm văn bản đa phương thức
được như sau: “Văn bản đa phương thức được thạo
thành nhờ sự kết hợp của ngôn ngữ với những hệ thống
giao tiếp khác như: hình ảnh, âm thanh hoặc lời phát
biểu miệng như trong phim hoặc các phương tiện truyền
thông và máy tính” [2].
Bài viết này giới thiệu cấu trúc, nội dung sách giáo
khoa Literature 6 (Hoa Kì) và đề cập một số vấn đề về
phương pháp dạy học văn bản đa phương thức.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Phương pháp dạy học văn bản đa phương thức ở trường trung học qua khảo sát sách giáo khoa Literature 6, Hoa Kì
ssed in the American Literature 6 textbook in particular has brought the potential to develop this type of text. In this article, it introduces the structure and content of Literature 6 textbook (USA) and mentions a number of issues of multimodal text teaching methods. Keywords: Multimodal text, teaching, textbook, secondary school. 1. Mở đầu Thời đại cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với những tiến bộ vượt bậc của khoa học, kĩ thuật tạo nên những biến động to lớn, tác động sâu sắc tới mọi mặt của cuộc sống. Một trong số đó là sự tác động đến việc thay đổi môi trường học tập, yêu cầu con người phải mở rộng cách thức giao tiếp. Để giao tiếp hiệu quả trong thời điểm hiện tại, con người cần phải nắm bắt được cách tiếp nhận các văn bản dưới nhiều dạng thức khác nhau. Mặt khác, trong thực tế, chúng ta giao tiếp với nhau không đơn thuần bằng chỉ ngôn ngữ tự nhiên. Mọi hoạt động truyền tải thông điệp luôn cần có sự kết hợp của nhiều kênh truyền tải (kênh biểu đạt) khác nhau như cử chỉ, điệu bộ, tư thế, trang phục, bối cảnh văn hóa, cảm xúc thực tế, vô thức và những kí hiệu phi ngôn ngữ khác. Nếu con người không biết cách tiếp nhận chúng, quá trình giao tiếp sẽ trở nên khó khăn. Giao tiếp đa phương thức trở thành một yêu cầu vô cùng quan trọng, “một phần bởi vì bản thân đa phương thức, bao gồm ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh trực quan, hình ảnh động, video, âm nhạc, hiệu ứng âm thanh đang trở thành những dạng thức chiếm ưu thế trong giao tiếp trong xã hội hiện nay, không chỉ cho mục đích thương mại mà còn cả cuộc sống hằng ngày cũng như các hoạt động cá nhân” [1]. Văn bản đa phương thức ra đời và được đưa vào nghiên cứu cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông, tạo cơ hội cho người học được tiếp cận với loại văn bản mới với nội dung, hình thức, cách truyền tải thông tin một cách đa diện, đa chiều, tạo cho người đọc có nhiều trải nghiệm mới mẻ trong tiếp nhận và tạo lập văn bản. Khái niệm văn bản đa phương thức trong sự phân biệt với văn bản đơn phương thức, thể hiện rõ đặc điểm khác biệt về số lượng phương thức truyền đạt (thay vì chỉ có một phương thức là dạng in, kênh biểu đạt là chữ viết thì loại văn bản này có thêm dạng không in và kênh biểu đạt chữ viết được đồng thời kết hợp với các kênh biểu đạt khác như hình ảnh, âm thanh, vận động, cử chỉ, liên kết). Giáo dục của Australia xác định khái niệm văn bản đa phương thức được như sau: “Văn bản đa phương thức được thạo thành nhờ sự kết hợp của ngôn ngữ với những hệ thống giao tiếp khác như: hình ảnh, âm thanh hoặc lời phát biểu miệng như trong phim hoặc các phương tiện truyền thông và máy tính” [2]. Bài viết này giới thiệu cấu trúc, nội dung sách giáo khoa Literature 6 (Hoa Kì) và đề cập một số vấn đề về phương pháp dạy học văn bản đa phương thức. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Giới thiệu về sách giáo khoa Literature 6, Hoa Kì Sách giáo khoa Literature 6 được NXB McDougal Littell, công ty Houghton Miflin, Hoa Kì ấn hành năm 2008, dày 1.151 trang. Độ dày thể hiện dung lượng lớn kiến thức được tổng hợp trong một cuốn sách. Cuốn sách giáo khoa Literature 6 được sử dụng cùng hệ thống với khóa học trực tuyến của NXB McDougal Littell [3]. Nguồn dữ liệu của khóa học này được cung cấp cho học sinh (HS) và giáo viên (GV) là hệ thống tài liệu học tập tương tác cùng tài liệu in. Cấu trúc nội dung của sách giáo khoa Literature 6 là cấu trúc chung của cả bộ sách của cấp học trung học ở Hoa Kì (từ lớp 6 đến lớp 9). Tùy đặc điểm của từng khối lớp, các chủ đề được xây dựng ở những nội dung khác nhau nhưng đều thống nhất một cấu trúc chung gồm các phần như trên. Cấu trúc thể hiện sự sắp xếp có chủ ý của các soạn giả biên soạn sách giáo khoa từ cách bố trí nhiều cách trình bày mục lục khác nhau (từ mục lục khái quát đến mục lục cụ thể, chi tiết; từ mục lục trình bày theo cấu trúc chủ đề theo trình tự tuyến tính đến phân chia theo hoạt động HS theo trình tự phi tuyến tính) giúp thuận tiện để tra cứu một cách nhanh nhất, tổng hợp nhất theo nhu cầu của người học, đến việc bố trí nội dung các bài học, các nguồn ngân hàng dữ liệu để HS có thể khai thác tốt hơn cuốn sách trong quá trình học các bài đọc chính. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 446 (Kì 2 - 1/2019), tr 62-64; 61 63 Cuốn sách giáo khoa Literature 6 của Hoa Kì được cấu trúc theo chủ đề bài học. Việc cấu trúc theo chủ đề bài học đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện mục tiêu bài học, không chỉ giúp GV định hướng đúng nhiệm vụ học tập mà còn giúp HS được luyện tập, củng cố một cách nhuần nhuyễn từng mảng kiến thức cụ thể theo mục tiêu bài học đó. Việc lựa chọn cấu trúc theo chủ đề trong sách giáo khoa của Mĩ là cách sắp xếp có chủ ý, mang lại nhiều hiệu quả trong quá trình sử dụng sách giáo khoa. Việc kết hợp hệ thống học trực tuyến góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển khả năng sử dụng các thiết bị công nghệ của HS, tăng khả năng tư duy của HS đối với việc mở rộng suy nghĩ về các khía cạnh khác nhau của một vấn đề. Môi trường công nghệ thông tin là một môi trường năng động trong cách thức xử lí thông tin, đa dạng trong cách thức trình bày, thể hiện những nội dung học tập thành những dạng thức khác nhau. Vì thế, HS được yêu cầu một mặt cần phải nhạy bén thích ứng với những cách thức biểu đạt khác nhau so với nguồn dữ liệu trong sách giáo khoa, mặt khác không làm mất đi những giá trị đích thực vốn có của tác phẩm văn học trong sách giáo khoa. Để HS phát huy tối đa hiệu quả của những bài học trực tuyến được sử dụng song song với các bài học trong sách giáo khoa, GV không chỉ khuyến khích HS tích cực thực hiện các hoạt động trong trang web để khai thác bài học trên các khía cạnh khác nhau, thúc đẩy khả năng tự học, tự nghiên cứu, mở rộng các kiến thức được học ở trên lớp ở những khía cạnh khác nhau của văn bản trong sách giáo khoa, mặt khác GV cần phát huy được vai trò chủ đạo của bài học trên lớp để HS nắm được những kiến thức cơ bản, nền tảng. Cách trình bày trong sách giáo khoa Literature 6 của Hoa Kì thể hiện tính sáng tạo và thiết thực của bài học khi trình bày với sự đa dạng của cỡ chữ, kiểu dáng và cách bố trí. Thay vì trình bày một cách khuôn khổ từ trên xuống dưới, cuốn sách giáo khoa luôn khai thác khả năng ghi chú bên lề khi đặt những chỉ dẫn hoặc những yêu cầu bên cạnh đoạn văn bản. 2.2. Phương pháp dạy học văn bản đa phương thức Việc cấu trúc sách giáo khoa theo chủ đề học tập thể hiện rất rõ quan điểm về phương pháp dạy học văn bản đa phương thức. Cụ thể, việc sắp xếp thành các chủ đề lớn về mức độ khó tăng dần các loại hình phương tiện truyền thông hoặc các thể loại văn bản nói thể hiện định hướng phương pháp dạy học tiếp cận theo thể loại (genre-based teaching approach) khi dạy học văn bản đa phương thức. Phương pháp dạy học tiếp cận theo thể loại có những ưu thế rõ rệt như: “Giúp GV nhận diện được mục tiêu mà người học cần hướng đến trong những bài học cụ thể hay hỗ trợ người học khi thực hành viết, người học có thể sử dụng văn bản mẫu từ cấp độ lớn là toàn văn bản đến các cấp độ nhỏ hơn như câu, từ; giúp người học hiểu các đặc điểm của thể loại mà họ cần sử dụng trong mỗi bài học cụ thể hay lựa chọn được tiêu chuẩn tiếp cận theo hướng tự phê bình thông qua việc phân tích bài viết của mình” [4]. Phương pháp dạy học văn bản đa phương thức được nhìn nhận thông qua hai khía cạnh: phương pháp dạy học tiếp nhận và phương pháp dạy học tạo lập văn bản đa phương thức. 2.2.1. Phương pháp dạy học tiếp nhận văn bản đa phương thức Dạy học tiếp nhận văn bản đa phương thức là quá trình GV tiến hành hướng dẫn HS sử dụng những kĩ năng, chiến thuật để tiếp nhận các văn bản đa phương thức thông qua các hoạt động, thao tác, nhiệm vụ tư duy theo một quy trình nhất định nào đó. Chúng tôi xem xét quá trình dạy học tiếp nhận văn bản đa phương thức trong sách giáo khoa Literature 6 gắn với mạch kĩ năng nghe và xem. Đầu tiên, GV tiến hành đặt vấn đề trước một bài học cụ thể để HS nắm được mục tiêu dạy học và kích thích sự tò mò, hứng thú tìm hiểu nơi các em. Việc đặt vấn đề thường bắt đầu bằng một câu hỏi lớn về một vấn đề cụ thể khiến HS mong muốn tìm hiểu. Sau đó, GV sẽ giới thiệu hệ thống kiến thức nền cho HS về các bình diện cụ thể như nội dung cơ bản của văn bản đa phương thức (văn bản nói về vấn đề gì, nhân vật đã trải qua hành trình như thế nào, có những nét đặc biệt gì về nội dung), kiến thức cơ bản về thể loại (định nghĩa về thể loại văn bản đa phương thức đó, các thành tố cơ bản của văn bản, các đặc điểm làm nên nét khác biệt của thể loại so với các thể loại khác) và những chiến thuật để HS áp dụng trong quá trình tiếp nhận (HS cần chú ý đến các yếu tố nào, các yếu tố đó thường có đặc điểm gì) nhằm giúp HS chuẩn bị cho quá trình tiếp nhận văn bản. Tiếp đó, HS tiến hành xem văn bản đa phương thức thông qua đĩa DVD (MediaSmart). Sau khi kết thúc quá trình xem, GV yêu cầu HS thảo luận để phát biểu về nội dung của văn bản vừa tiếp nhận thông qua các chiến thuật cụ thể như gợi nhớ, nhắc lại (kể lại một chi tiết cụ thể của văn bản đa phương thức vừa tiếp nhận), tổng hợp (miêu tả tóm tắt những nét chính của văn bản), làm rõ (tại sao lại diễn ra những sự kiện như trong văn bản em vừa xem) hoặc nhận diện (chủ đề, đề tài của văn bản em vừa xem). Sau khi hướng dẫn, dẫn dắt HS tìm hiểu và tiếp nhận nội dung văn bản đa phương thức đã cho, GV tiến hành chỉ đạo HS thực hiện hoạt động viết hoặc thảo luận những kiến thức mở rộng, chuyên sâu hơn về nội dung của văn bản. Các kiến thức mở rộng trong phần này có thể là kiến thức chuyên sâu về văn bản đã xem hoặc vấn đề về thể loại liên quan đến văn bản được xem. GV tiến hành đặt vấn đề cho HS viết những đánh giá ngắn về văn bản, đưa ra những gợi ý cơ bản để HS tư duy có định hướng. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 446 (Kì 2 - 1/2019), tr 62-64; 61 64 Cuối mỗi bài học tiếp nhận văn bản đa phương thức, HS được giao nhiệm vụ thực hiện những sản phẩm media cơ bản. GV giao nhiệm vụ cho HS và hướng dẫn những thao tác cụ thể để HS tự thực hiện ở nhà cũng như cung cấp cho HS những mẫu sản phẩm cơ bản của những HS khóa trước để HS tham khảo. Việc giao nhiệm vụ cho HS tạo những sản phẩm này không nhằm đánh giá kết quả học tập của các em mà trên cơ sở thực hiện, HS tự trải nghiệm lại những kiến thức đã được học về văn bản đa phương thức trên lớp. Trong quá trình dạy học, GV có thể đánh giá được khả năng nhận thức, tiếp thu kiến thức, sự chủ động trong việc sử dụng các chiến thuật, kĩ năng trong quá trình tiếp nhận văn bản cũng như những kết quả liên quan đến thái độ và sự tiến bộ trong học tập của HS. Phương pháp dạy học văn bản đa phương thức như trên gắn với lí thuyết kiến tạo, phù hợp với việc hướng dẫn HS tiếp nhận văn bản một cách chủ động, sáng tạo. Trên cơ sở nền tảng kiến thức nền, GV tiến hành hướng dẫn, dẫn dắt, nêu vấn đề, gợi mở để trao đổi, thảo luận, cùng HS tìm ra chân lí. GV chỉ đóng vai trò là người định hướng, chỉ dẫn cho quá trình làm việc của HS để các em chủ động nắm bắt và vận dụng kiến thức thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ học tập khác nhau chứ không phải dạy thông qua những cảm nhận cá nhân của GV hay soạn giả sách giáo khoa. 2.2.2. Phương pháp dạy học tạo lập văn bản đa phương thức Quá trình dạy học tạo lập văn bản đa phương thức trong sách giáo khoa Literature 6 gắn với mạch kĩ năng nói và tạo lập các sản phẩm media đơn giản. Trong kết cấu bài học, HS được cung cấp hệ thống những chỉ dẫn cụ thể về các thao tác, nhiệm vụ để chuẩn bị cũng như thực hiện trực tiếp các văn bản đa phương thức dạng nói hoặc media (ví dụ phát hành tờ báo nhỏ ở phạm vi trong lớp học). Vai trò của người GV được xác định là người dẫn dắt, hướng dẫn, đặt vấn đề và trợ giúp HS nếu HS gặp khó khăn trong quá trình tạo lập văn bản nói. Trong quá trình dạy học văn bản đa phương thức, HS được khuyến khích thực hiện theo một quy trình cụ thể, đảm bảo HS tạo lập được những sản phẩm theo đúng yêu cầu đánh giá. Đầu tiên, GV hướng dẫn HS các thao tác chuẩn bị cho văn bản đa phương thức cần tạo lập. Việc tạo lập văn bản đa phương thức dưới dạng nói hoặc dạng sản phẩm media hướng tới kết quả sản phẩm của cá nhân, được trình bày trước tập thể (lớp học, ngoài cộng đồng hoặc trước những nhóm người cụ thể tùy theo yêu cầu của GV). Để có thể hướng dẫn HS tạo lập văn bản đa phương thức hiệu quả, GV cần nắm vững phương pháp dạy học bộ môn cũng như đặc điểm của loại văn bản cần được tạo lập. Tùy theo từng loại văn bản mà HS được yêu cầu thực hiện khác nhau. Đối với việc hướng dẫn các hoạt động chuẩn bị, GV có thể đặt câu hỏi về các thao tác cần chuẩn bị của HS hoặc gợi ý cho HS những yếu tố cần thiết. Ví dụ đối với việc dạy học tạo lập văn bản kể chuyện, GV có thể đặt các câu hỏi nêu vấn đề cho HS như: Câu chuyện của em có những yếu tố tâm trạng như thế nào? Câu chuyện đó hài hước, đáng sợ hay tình cảm? Có những hiệu ứng âm thanh hay hình ảnh nào có thể thêm vào cho câu chuyện của em trở nên hấp dẫn hơn?... GV có thể đưa ra những ví dụ cụ thể về việc tạo nên những hiệu ứng âm thanh hay hình ảnh để HS dễ dàng hình dung được những chỉ dẫn mà GV đưa ra. Sau khi HS chuẩn bị xong những yếu tố cần thiết để tạo lập văn bản đa phương thức, GV đặt vấn đề trong việc thể hiện văn bản đó ở trong hoặc ngoài môi trường lớp học (tùy theo đặc điểm, tính chất văn bản được tạo lập hoặc lựa chọn khác nhau của GV). GV cung cấp những kĩ thuật, chiến thuật cho HS trong quá trình tạo lập văn bản. HS có thể đưa ra những kiến giải hoặc ý tưởng mới của bản thân trong quá trình học tập cũng như những thắc mắc về nội dung bài học để GV giải đáp. Sau khi HS đã nắm bắt được quy trình tạo lập văn bản đa phương thức hiệu quả, GV tiến hành đánh giá những sản phẩm thực tế của HS dựa trên những tiêu chí được đưa ra trong sách giáo khoa. Việc khuyến khích HS tạo lập những văn bản đa phương thức như trên là một định hướng đúng đắn trong việc phát triển năng lực HS biết cách sử dụng nhiều kênh biểu đạt khác nhau trong giao tiếp, kích thích khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú của HS. Chúng tôi nhận thấy đây là vấn đề quan trọng trong định hướng đổi mới nội dung sách giáo khoa Việt Nam. 3. Kết luận Văn bản đa phương thức được khai thác hiệu quả trong chương trình giáo dục Hoa Kì nói chung và được thể hiện cụ thể trong sách giáo khoa Literature 6 của Hoa Kì nói riêng đem đến những tiềm năng phát triển loại hình văn bản này ở Việt Nam. Từ những kết quả tích cực trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy sự cần thiết khi áp dụng văn bản đa phương thức trong quá trình đổi mới chương trình và sách giáo khoa trong nước. Giáo dục Việt Nam đang chứng kiến những thay đổi lớn về quan niệm dạy học, phương pháp dạy học và cách thức đánh giá năng lực HS, do đó việc đưa văn bản đa phương thức vào chương trình và vận dụng nó một cách phù hợp trở thành một nhu cầu cần thiết phải lưu tâm của các nhà quản lí giáo dục. Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới hiện nay được xác định là giúp HS hình thành và phát triển năng lực giao tiếp dưới cái nhìn cụ thể và chi tiết hơn. Trong quá trình khai thác nội dung từ cuốn sách giáo khoa Literature 6, bài viết đã rút ra được nhiều chỉ dẫn tiến bộ từ phương pháp dạy học văn bản đa phương thức ở trường phổ thông của Hoa Kì để có thể áp dụng vào trong thực tiễn, trên cơ sở đó là kênh tham chiếu quan trọng trong tiến trình đổi mới chương trình và sách giáo khoa ở Việt Nam. (Xem tiếp trang 61) VJE Tạp chí Giáo dục, Số 446 (Kì 2 - 1/2019), tr 58-61 61 thức đúng đắn. Bên cạnh đó, GV cần phải hướng dẫn SV tham khảo các nguồn tài liệu khác ngoài giáo trình khi làm bài báo cáo hay thuyết trình; đặc biệt là đối với các nguồn thông tin trên Internet, mạng xã hội cũng cần phải có chọn lọc, lựa chọn thông tin chính thống... 2.3.3. Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá môn học Đối với các bài kiểm tra trên lớp và điểm báo cáo các buổi thảo luận, đòi hỏi GV chấm nghiêm túc, khen chê đúng mực nhằm tập cho SV quen dần với cách làm bài lí luận, sẽ loại trừ được tình trạng làm bài thay hoặc đối phó của SV. GV phải đảm bảo tính khách quan, chính xác, công bằng trong quá trình kiểm tra, đánh giá để tránh thiệt thòi giữa các SV, giữa các lớp - như vậy mới tạo được động lực trong học tập cho SV, đảm bảo công bằng trong giáo dục. Trước khi kết thúc học phần, để ôn lại toàn bộ kiến thức đã học, cần có những bài trắc nghiệm mang tính tổng hợp để SV biết phần kiến thức nào mình chưa chắc, kịp thời bổ sung cho kì thi kết thúc học phần đạt kết quả cao. Cần mạnh dạn đề xuất với Khoa, Phòng Khảo thí và nhà trường xây dựng hệ thống ngân hàng câu hỏi thi theo hướng mở. Hiện nay, hệ thống ngân hàng câu hỏi thi của Trường vẫn được thiết kế theo dạng câu hỏi đóng, bắt buộc SV học thuộc lòng. Đây là môn học gắn liền với thực tiễn đất nước từ chính trị đến kinh tế, văn hóa, xã hội... nên việc ra câu hỏi thi kết hợp lí luận và thực tiễn là phù hợp với SV. Điều này cũng giúp cho các nhà quản lí giáo dục có được kết quả khách quan về chất lượng giảng dạy và năng lực của SV. 3. Kết luận Nâng cao chất lượng giảng dạy môn ĐLCM của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của các trường đại học, cao đẳng và đối với mỗi GV. Để hoàn thành nhiệm vụ đó, cần đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy và học tập môn học; tăng cường xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ GV. Bài viết mới đưa ra được những nghiên cứu bước đầu ở Trường Đại học An Giang nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy các môn Lí luận chính trị nói chung, môn ĐLCM của Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng, đáp ứng được yêu cầu căn bản đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay. Tài liệu tham khảo: [1] Đảng Cộng sản Việt Nam (2006). Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. [2] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016). Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. [3] Trường Đại học An Giang (2017). Báo cáo thường niên năm 2016. [4] Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng - Trường Đại học An Giang. Kết quả thi kết thúc học phần môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam các năm học 2015-2016, 2016-2017, 2017-2018. [5] Nguyễn Hồ Thanh - Nguyễn Chí Hải (2018). Tác động của diễn biến hòa bình đến tư tưởng sinh viên Trường Đại học An Giang. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường. [6] Đỗ Thị Châu (2001). Tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc đổi mới phương pháp dạy học ở bậc đại học. Tạp chí Giáo dục, số 4, tr 21-23. [7] Nguyễn Thị Quỳnh Anh (2016). Đổi mới phương pháp giảng dạy các học phần lí luận chính trị trong các trường đại học hiện nay. Tạp chí Giáo dục lí luận, số 246/5, tr 242-243. [8] Trương Tất Thắng - Vũ Thị Bích Ngọc (2015). Một số giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy môn chủ nghĩa Mác - Lênin ở các trường đại học hiện nay. Tạp chí Giáo dục lí luận, số 230, tr 106-108. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VĂN BẢN... (Tiếp theo trang 64) Tài liệu tham khảo [1] Anthony Baldry - Paul J. Thibault (2006). Multimodal transcription and text analysis - A multimedia toolkit and coursebook. Equinox Publishing Ltd., 1 Chelsea Manor Studios, Flood Street, London. [2] Kay Bentley (2010). The TKT course (CLIL Module). Cambridge University Press, Published in collaboration with Cambridge ESOL. [3] Phạm Thị Thu Hương (chủ biên, 2017). Giáo trình thực hành dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông. NXB Đại học Sư phạm. [4] Đỗ Ngọc Thống (2017). Định hướng đổi mới chương trình môn Ngữ văn. Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 143, tr 1-4. [5] Phan Thị Hồng Xuân (2017). Cuốn sách
File đính kèm:
- phuong_phap_day_hoc_van_ban_da_phuong_thuc_o_truong_trung_ho.pdf