Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 9

 I – Bài thứ nhất : - Cách phân tích giá trị biểu cảm của từ :

 1 – Sơ đồ cơ bản : Tiếng - từ - ngữ - câu

 - Tiếng có một lần phát âm .

 - Từ do một hay nhiều tiếng có nhĩa tạo thành .

 - Ngữ là nhiều từ tạo thành nhưng chưa diễn đạt ý trọn vẹn .

 - Câu là do nhiều từ +ngữ tạo thành diện đạt một ý trọn vẹn .

 2 - Phương pháp : - Khi phân tích giá trị biểu cảm của từ chúng ta phải theo các bước sau :

 a - Đặt từ đó trong câu để xác định văn cảnh .

 b - Phần giải thích phải năm vững từ đó là đơn hay ghép hay từ láy bởi vì :

 - Từ đơn từ ghép trong câu văn câu thơ thườ có nghĩa đen và nghĩa bóng .

 - Từ láy có sắc thái tu từ âm và thanh .

 c- Giá trị biểu cảm : là khi đọc từ đó lên tạo hình ảnh gì trước mắt người đọc . ( Tạo hình} Gợi cảm là tình cảm của tác giả như thế nào , từ đó gây cảm xuc gì cho người đọc nói chung và bản thân em nói riêng .

 d- Thực hành :

 + Phân tích giá trị biểu cảm của từ đơn từ ghép :

 VD :Phân tích tư “nghiêng” trong câu thơ : nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng .

 trả lời:từ nghiêng là hình ảnh chiếc chày ngả về một phía theo nhịp của người giã gạo

 còn từ nghiêng trong “giâc ngủ em nghiêng” có nghĩa đen là hình ảnh đứa bé nằm ngủ trên lưng mẹ đồng nghĩa với giấc ngủ không bình thường .

 + Giá trị biểu cảm: từ nghĩa đen và nghĩa bóng trên từ “nghiêng” đã tạo được một hình ảnh cụ thể sinh động về cuộc sống vất vả của người phụ nữ và trẻ em trong những năm chống Mỹ gợi cho tác giả và người đọc một tình cảm đau xót cho đòng bào vừa căm giận bọn cướp nước gây nên những cảnh khổ cực đó .

 +Phân tích giá trị biểu cam của từ láy: Khi phân tích ta cần xác định được các loại từ láy . có 3 loại :

 - từ láy thanh là từ tượng thanhbắt chước âm thanh sự vật tác động vào nhau .

 * ví dụ: giải thích và phân tích từ “ầm ầm” trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” . Trước hết ta phải đặt từ trong văn cảnh sau đó giải thích .Từ “ầm ầm” là bắt chước âm thanh tiếng sóng vỗ vào nhau ,vào bờ liên tiếp mạnh mẽ.

 Giá trị biểu cảm của nó :tạo nên được phong cảnh một vùng quanh năm có sóng vỗ . Những tiếng sóng đang vây quanh sự cô độc Nàng Kiều .Tiếng sóng như giằng xé níu kéo đe doạ báo trước bước đường dông tố của Nàng .

- Từ láy nghĩa : là từ tượng hình có tác dụng làm tăng thêm nhấn mạnh giá trị từ gốc .

- Vi dụ : giải thích và phân tích từ “lom khom” trong bài thơ Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan : Từ “Lom khom” là từ láy nghĩa nhằm tăng giá trị của từ khom . Từ đó tạo ra hình ảnh sinh động vài chú tiều nhỏ nhoi giữa không gian mênh mông chiều vắng . Gợi cho nhà thơ một nội niềm man mác trước cảnh chiều tà . Tìm người thấy người mà không thể trò chuyện được . Làm cho nỗi nhớ nhà lại càng trào dâng trong lòng thi sĩ .

-Từ láy âm :cũng gọi là từ tượng hình ,nhưng có tác dụng làm tăng thêm giá trị ý nghĩa bằng cách điệp vần hoặc phụ âm đầu

ví du: giải thích và phân tích từ “quạnh quẽ” trong bài thơ Bến đò xuân đầu trại” của Nguyễn Trãi .

- Trước hêt ta đặt từ vào trong văn cảnh để giải thích và phân tích . Đây là từ láy âm có tác dụng làm tăng giá trị gợi cảm của phụ âm đầu .Từ tượng hình này tạo nên một hình ảnh rõ nét về một con đường dẫn đến bến đò ở thôn quê vắng vẻ,thưa thớt khách . Từ đó gợi nên một cảm giac yên bình ở nông thôn nước ta sau bao năm khói lửa .

 

doc 57 trang linhnguyen 14/10/2022 4620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 9

Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 9
ích nhạc thơ về mặt tiết tấu:
- Tiết tấu là do sự luân phiên những mặt đối lập của các thuộc tính âm thanh ngôn ngữ. Nghĩa là một trong hai mặt đối lập của chúng (cao- thấp, dài- ngắn, mạnh- nhẹ) luân phiên trong một khoảng thời gian nào đấy tạo nên.
- Các yếu tố tạo nên tiết tấu thơ:
a. Số “tiếng” trong một dòng thơ: Là số lượng âm tiết trên một dòng thơ (không phải câu thơ). Do vậy, dễ thấy số “tiếng” là căn cứ để phân chia thể thơ tiếng Việt, và cũng là căn cứ để phân nhịp.
Ví dụ: 	- Thơ mỗi dòng năm tiếng được gọi là thơ ngũ ngôn, nhịp 2/3 
- Thơ lục bát (dòng sáu tiếng ,dòng tám tiếng), nhịp chẵn 2/2/2 
Nếu xem thơ là một chỉnh thể nghệ thuật có mối quan hệ khăng khít giữa hình thức và nội dung thì rõ ràng mỗi thể thơ sẽ phù hợp cho việc diễn tả, thể hiện một nội dung, cảm xúc nào đấy.
Ví dụ: 
- Thơ song thất lục bát phù hợp cho việc diễn tả nỗi buồn (Cung oán ngâm khúc -Nguyễn Gia Thiều, Chinh phụ ngâm khúc - Đoàn Thị Điểm, Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến...) 
- Thơ năm chữ phù hợp cho sự hoài niệm (Ông đồ - Vũ Đình Liên, Chùa Hương - Nguyễn Nhược Pháp...) 
Thường những bài thơ làm một thể thì nhạc điệu của thể loại không có gì rắc rối. Đáng chú ý là những bài thơ có sự thay đổi số tiếng trên nhiều dòng. Điều này làm cho nhạc thơ thêm phong phú và dĩ nhiên nó giúp bộc lộ nhiều sắc thái cảm xúc của nhà thơ. 
Ví dụ: Bài thơ “ Đất nước “(Nguyễn Đình Thi) chủ yếu 7tiếng/dòng, nhưng khổ cuối có sáu tiếng/ dòng. Do vậy, nhạc thơ ở khổ cuối trở nên nhanh, mạnh hơn các khổ trên. Điều này giúp nhà thơ thể hiện sức mạnh, tư thế hùng tráng của đất nước Việt Nam ở thời điểm quật khởi đứng lên chống Pháp giành độc lập dân tộc.
	“ Súng nổ rung trời giận dữ
	Người lên như nước vỡ bờ
	Nước Việt Nam từ máu lửa
	Rũ bùn đứng dậy sáng loà “
Ví dụ: Bài “ Bên kia sông Đuống “ ( Hoàng Cầm ) là thơ tự do, câu chữ loi thoi, dòng dài dòng ngắn, thế mà nghe kỹ, lắng kỹ thì dòng chảy chính là dòng lục ngôn:
A nh đưa em về sông Đuống
Ngày xưa cát trắng phẳng lì...
Xanh xanh bãi mía bờ dâu.....
 Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang
Mẹ con đàn lợn âm dương....
Nhưng kết thúc cái dòng lục ngôn và các dòng ngắn dòng dài tự do ấy, Hoàng Cầm về với những dòng lục bát: 
- Gửi về may áo cho ai
Chuông chùa văng vẳng nay người ở đâu...
- Lá đa lác đác trước lều
Vài ba vết máu loang chiều mùa đông
- Mẹ ta lòng đói dạ sầu
Đường trơn mưa lạnh mái đầu bạc phơ
-Em đi trẩy hội non sông
Cười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh
Dòng sông Đuống vốn êm đềm trôi giữa lòng dân tộc. Nó chỉ bị cồn lên, xao động lên khi quân giặc tới. Trong nỗi đau tan tác chia ly ấy, Hoàng Cầm tìm về thể thơ lục bát như tìm về cái hồn dân tộc. Nhịp điệu 2/2 êm đềm, trữ tình của thơ lục bát làm vơi đi ít nhiều nỗi đau ấy. Đó cũng là bản sắc văn hoá dân tộc trong thơ Hoàng Cầm.
b. Phép điệp: Là hiện tượng lặp lại một hay nhiều đơn vị âm thanh của ngôn ngữ. Có hai trường hợp lặp lại một cách đặc biệt là từ láy và hiện tượng gieo vần, ta sẽ xét ở phần sau. 
Nhờ phép điệp mà thơ tạo nên những ấn tượng thính giác. Những đơn vị ngữ âm được lặp lại tạo nên những biểu tượng ngữ âm. Biểu tượng ấy có khả năng gợi lên hay nhấn mạnh một nội dung cảm xúc nào đó trong thơ. Đối với ngôn ngữ thơ tiếng Việt, có các cấp độ điệp sau đây: 
* Điệp phụ âm đầu: Là hiện tượng lặp lại phụ âm đầu. 
Ví dụ: Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông 
(Truyện kiều - Nguyễn Du)
Phụ âm đầu “ l” được lặp lại, biểu hiện sự ẩn hiện, phản chiếu giữa ánh sáng và màu đỏ của hoa lựu. Không tả trực tiếp ánh nắng, nhưng câu thơ đã gợi được cái chập chờn rực rỡ của ánh nắng hè.
Hay, khi Từ Hải “Triều đình riêng một góc trời”, tiếng tăm lừng lẫy vang dội, có thể làm kinh thiên động địa, thì Nguyễn Du sử dụng điệp phụ âm đầu “ đ” làm nên biểu tượng ngôn ngữ để diễn tả sức mạnh, sự vững chắc làm kinh động gầm trời phong kiến đương thời.
“Đại quân đồn đóng cửa đông
Làm cho động địa kinh thiên đùng đùng”.
* Điệp từ: Điệp từ là hiện tượng khá phổ biến trong thơ. Có nhiều bài thơ, câu thơ mà sức sống của nó ở điệp từ. Dễ thấy, mọi trường hợp điệp từ, trước hết đều gây ấn tượng thính giác, nhưng nội dung mà nó gợi ra thì rất phong phú. Việc phân tích tìm ra giá trị nội dung thông qua thủ pháp điệp từ trong thơ là công việc tương đối khó khăn. Điệp từ luôn có chức năng nhấn mạnh nghĩa biểu đạt mà từ đó đang mang. Nhưng sinh động hơn là nghĩa văn cảnh (Nghĩa do văn cảnh tạo ra, còn được gọi là nghĩa tình huống). Muốn nắm được nghĩa tình huống, ta phải đặt điệp từ đang xét vào mối quan hệ với các tín hiệu ngôn ngữ khác của thi phẩm. Có thể hình dung cách phân tích điệp từ qua mô hình sau:
Điệp từ “ x”:
- Gây ấn tượng thính giác, tạo sự phong phú cho nhạc thơ
- Nhấn mạnh nội dung ý nghĩa từ “x” đang mang
- Nghĩa tình huống
Ví dụ: Ca dao viết 
Còn trời còn nước còn non
Còn trăng còn gió hãy còn gió mây
Câu ca dao sử dụng điệp từ “còn”. Chưa xét về nội dung, cái hấp dẫn, thu hút độc giả trước hết vẫn là ấn tượng thính giác. Câu ca dao có 14 âm tiết, nhưng chiếm tới sáu âm tiết điệp với nhau. Điều thứ hai, câu ca dao nhấn mạnh mọi thứ vẫn còn đó, vẫn không thay đổi tho thời gian. Nhưng quan trọng hơn, khi xem xét quan hệ lâm thời giữa các từ ngữ trong câu ca dao trên, ta nhận ra hai ngữ cảnh sau. Một là, “trời/ nước/ non/ trăng/ gió “ tập trung chỉ vũ trụ, tự nhiên. Nghĩa của ngữ cảnh một là “tự nhiên vũ trụ không thay đổi”. Hai là , từ “đó đây” không phải từ chỉ nơi chốn mà trong ngữ cảnh ấy nó mang nghĩa lâm thời chỉ người con gai và người con trai. Từ hai ngữ cảnh ấy, ta nhận ra nghĩa tình huống của từ “còn” là dùng để khẳng định tình yêu chung thuỷ, bền vững của đôi trai gái sánh cùng sự bền vững của vũ trụ. Âu đó cũng là cách củng cố niềm tin cho người tình trong hoàn cảnh đối diện với những thách thức của cuộc đời.
Ví dụ 2: Nguyễn Khuyến viết :
“Rượu ngon không có bạn hiền 
Không mua không phải không tiền không mua”
(Khóc Dương Khuê)
Câu thơ có điệp từ ”không“ (Lặp lại 5 lần). Cái “không” bao trùm lên câu thơ bao trùm lên cuộc sống của tác giả. Nếu ai đã đọc qua bài thơ “Khóc Dương Khuê”, có thể quên hết bài thơ thậm chí quên tác giả, nhưng chắc chắn khó quên câu thơ đặc sắc này. Với điệp từ “không”, tác giả như muốn phủ định sạch trơn mọi thú vui của mình khi mất bạn. “ Rượu tiếng rằng hay”,nhưng khi mất bạn thì có ý nghĩa gì. Các tín hiệu ngôn ngữ của câu thơ thiết lập mối quan hệ tình huống giữa hai vấn đề : nguyên nhân - kết quả. Nguyên nhân: “không có bạn hiền” dẫn đến kết quả : “không mua” (dù rượu ngon và có tiền). Thông qua văn cảnh ấy , điệp từ “không” đã thể hiện nỗi cô đơn bao trùm lên cuộc đời tác giả khi mất bạn. Thế mới thấy tình bạn đẹp đẽ, sâu sắc và chân thành giữa Nguyễn Khuyến và Dương Khuê .
Ví dụ 3 : Chu Mạnh Trinh viết :
“Này suối Giải Oan này chùa Cửa Võng
Này am Phật Tích, này động Tuyết Quynh”
(Hương Sơn phong cảnh ca)
Câu thơ sử dụng điệp từ “ này “ với mục đích liệt kê các danh thắng ở Hương Sơn . Và qua cách liệt kê ấy, tác giả muốn nhấn mạnh vẻ đẹp phong phú, đa dạng của quần thể danh thắng Hương Sơn. 
Ví dụ 4 : Nguyễn Du viết :
“Khi tỉnh rượu đã tàn canh
Giật mình mình lại thương mình xót xa”
Câu thơ có sử dụng điệp từ “mình”. “Mình ”vừa là chủ thể trữ tình, vừa là khách thể thẩm mỹ. Do vậy, câu thơ miêu tả Kiều sống trong những giây phút hoàn toàn hướng nội, đối diện với bản thân và phản tỉnh về mặt nhân cách trên cái nền hiện thực ê chề , ngao ngán( tỉnh rượu, tàn canh). Điệp từ “mình” còn cho thấy sự cô đơn khủng khiếp của Kiều trong nhưng ngày tháng sống tại lầu Ngưng Bích.
Tóm lại, điệp từ là một thủ pháp nghệ thuật phổ biến. Câu thơ có điệp từ thường trọng âm rơi vào điệp từ tạo nhịp cho thơ. Do vậy, muốn phân tích điệp từ, trước hết độc giả phải cần có một năng lực thẩm âm tốt, sau đó là năng lực tư duy. 
* Điệp ngữ :
Là hiện tượng lặp lại một cụm từ, một tổ hợp từ (ngữ). Trong thơ ca, hiện tượng này cũng khá phổ biến . Cách phân tích điệp ngữ trong thơ rất linh hoạt , song có thể tiến hành theo các thao tác sau: Về mặt ngữ âm, điệp ngữ trước hết giúp ta xác định nhịp thơ ( bước thơ), tạo ấn tượng thính giác cho độc giả . Về mặt ngữ nghĩa, cần xác định nghĩa của ngữ thông qua nghĩa của từ và cấu trúc ngữ pháp của ngữ. Ngoài ra, phải đặt nghĩa của ngữ trong mối quan hệ lâm thời về ngữ nghĩa với các tín hiệu ngôn ngữ khác của câu thơ, bài thơ .
Ví dụ 1: Điệp ngữ “Buồn trông” trong đoạn thơ Nguyễn Du tả tâm trạng của Kiều ở lầu Ngưng Bích:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm, 
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa ,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ dàu dàu, 
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trong gió cuốn mặt duềnh
Âm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
Tám câu thơ có 4 lần điệp ngữ “ Buồn trông” xuất hiện ở câu lục nhằm diễn tả nỗi buồn thấm đẫm trong tâm hồn Kiều, theo cái nhìn phóng chiếu lên cảnh vật. Sự lặp lại này có chức năng gợi lên tính chất triền miên không dứt của nỗi buồn. Ngữ “ buồn trông” được cấu tạo bởi tính từ “buồn” và động từ “trông”. “Buồn” là cái có sẵn, cái có trước, “trông” là hành động kéo theo, là cái có sau. Đằng sau chữ “trông” là bức tranh cảnh vật, thiên nhiên. Do vậy, cảnh ở đây là cảnh chứa tâm trạng, cảnh được lọc qua lăng kính tâm trạng “ Buồn” của Kiều.
Ví dụ 2: “ Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta ”
(Đất nước - Nguyễn Đình Thi)
Điệp ngữ “của chúng ta” tạo nên âm hưởng chủ đạo của đoạn thơ là niềm tự hào của tác giả về thiên nhiên, đất nước và con người Việt Nam. Nghĩa của ngữ này chỉ sự sở hữu (đây là một hình thức sở hữu cách trong tiếng Việt ). Do đó, đoạn thơ còn diễn tả niềm vui sướng của tác giả khi thức nhận tinh thần làm chủ đất nước.
* Điệp dòng : (thói quen gọi là điệp câu):
Ví dụ1 : Bài thơ “ Đất Vị Hoàng” (Trần Tế Xương) có câu 8 lặp lại hoàn toàn câu 1 : “ Có đất nào như đất ấy không?” . Đây là kiểu điệp mang tính đặc trưng nhất của hình thức thơ thủ vĩ ngâm. Việc lặp lại câu thơ có cấu trúc nghi vấn ấy như xoáy sâu, tô đậm tâm trạng ngao ngán thái độ mỉa mai của tác giả trước hiện trạng suy về đồi đạo đức, lở loét về nhân cách của một số người Việt Nam trong thời buổi giao thời.
Tương tự các hiện tượng điệp khác, điệp dòng bao giờ cũng có chức năng nhấn mạnh nội dung mà dòng thơ đó chứa đựng. Nó mang cái âm ba của thi phẩm dội mãi vào lòng độc giả , để lại dấu ấn thẩm mỹ sâu đậm trong lòng độc giả. 
Ví dụ 2 : Hiện tượng điệp dòng “Em tan trường về” trong bài “Ngày xưa Hoàng Thị ” (Phạm Thiên Thư ). Bài thơ dài như một tình sử đẹp đẽ thời áo trắng. Sau mỗi lần “Em tan trường về”, người đọc nhận ra vẻ đẹp hồn nhiên, trong trắng của cô nữ sinh qua đôi mắt chàng trai si tình. Câu thơ chân chất nói đến một sự việc thường nhật của thời đi học “Em tan trường về”. Cái chân chất của một kẻ chân tình chứ không phải phong tình. Sự lặp lại dòng thơ là lặp lại sự việc thường nhật ấy. Như vậy, thủ pháp điệp dòng vừa như những trang hồi ký ghi lại cặn kẽ những gì đẹp đẽ, đáng yêu một thời của cô bé, vừa để chàng trai si tình bộc bạch tình yêu lặng lẽ của mình - lặng lẽ như thời gian.
* Điệp đoạn (còn gọi là điệp khúc):
Là hiện tượng lặp lại một đoạn thơ . Đoạn thơ được lặp luôn chứa một nội dung cảm xúc nào đấy. Cho nên, điệp đoạn thường có vai trò nhấn mạnh và thể hiện tính thường trực của cảm xúc.
Ví dụ 1: Bài thơ “Tâm tư trong tù” của Tố Hữu có một điệp đoạn 4 dòng thơ: 
“Cô đơn thay là cảnh thân tù
Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực
Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức
Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu”
Đoạn thơ tập trung thể hiện hoàn cảnh cô đơn và khao khát hướng ra cuộc sống bên ngoài của tác giả. Biệp pháp điệp đoạn đã thể hiện sâu sắc khát khao thường trực, mãnh liệt ấy.
Điệp khúc trong thơ là hiện tượng không phổ biến. Bởi hạn chế lớn nhất của thủ pháp này sẽ làm nghèo đi nhạc thơ. Trong thực tế, xuất hiện nhiều bài thơ có điệp khúc nhưng không phải lặp lại nguyên xi mà nhà thơ có biến cải theo mạch cảm xúc.
Ví dụ 2: 
“Lá vàng rơi
(Tôi khóc anh ơi)
Đàn rung tiếng
Người yêu đương ngồi ...
àn nghẹn tiếng 
Trăng vàng rơi
(Tôi khóc anh ơi)
Đ
Người yêu dậy rồi ...
Hoa vàng rơi
(Tôi khóc anh ơi)
Đàn câm tiếng
Người yêu đi rồi
Sao vàng rơi
(Thôi hết anh ơi)
Đàn bẽ phiếm
Người yêu chết rồi”
(Thi vị - Bích Khê)
Bài thơ xây dựng trên cơ sở vận dụng linh hoạt phép điệp đoạn và sự phát triển của cảm xúc. Giai điệu tài phai của bài thơ được phát sinh từ việc lặp đi lặp lại hình ảnh “vàng rơi” của: Lá, trăng, hoa, sao. Và ở mỗi thực thể này lại có một mối quan hệ chặt chẽ với tiếng đàn, với hình ảnh người yêu. Bài thơ như một điệp khúc giã từ, và mỗi khổ thơ là một cung bậc khác nhau. Cả hai chuỗi động từ đi liền với chủ thể “đàn” (rung, nghẹn, câm, bẽ) và “người yêu” (đương ngồi, dậy, đi, chết) khiến tạo nên một sự thống nhất giữa hành động với cảm xúc của bài thơ. Mỗi từ như một dấu nhấn ghi lại những cung bậc tàn phai của đất trời, và biệt li của lòng người. Nhạc thơ mỗi lúc một ngân vang như tiếng kinh cầu bên bờ vực thẳm.
* Điệp - Đảo: Trong thực tế, phép điệp được các nhà thơ sử dụng linh hoạt, kế hợp với nhiều thủ pháp nghệ thuật khác, phổ biến nhất là kết hợp phép điệp từ, điệp ngữ, điệp dòng với phép đảo vị trí của các hình vị, các từ, các ngữ. Việc kết hợp 2 hay nhiều thủ pháp cùng một lúc sẽ tăng thêm nhiều giá trị thẩm mỹ cho thơ. Chúng ta cùng thưởng thức cái hay của các câu thơ sau:
- “Song sa vò võ phương trời
Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng”
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
- “Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân
Giang tâm như kính tịnh vô trần”
(Tân xuất ngục học đăng sơn - Hồ Chí Minh)
- “Con kiến mà leo cành đa
	Leo phải cành cụt, leo ra leo vào
	Con kiến mà leo cành đào
	Leo phải cành cụt, leo vào leo ra”
(Ca dao)
“Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát 
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông”
(Ca dao)
c. Phép đối:
* Khái niệm: Là hiện tượng bố trí song hành về mặt âm thanh và ý nghĩa ở 2 vế của một dòng thơ hay hai dòng thơ trong một bài thơ. Tần số xuất hiện nhiều hay ít, cố định hay không cố định của phép đối tuỳ thuộc vào đặc trưng của từng thể thơ. Ở thể thất ngôn bát cú thì luôn có hai cặp câu đối với nhau: Cặp câu thực và cặp câu luận. Ở thể song thất lục bát thường xuất hiện cặp câu đối ở cặp câu thất. Ở thể lục bát thỉnh thoảng có phép đối trên một dòng.
* Phân loại phép đối về mặt hình thức: Có 02 loại.
1. Tiểu đối: là phép đối xảy ra trong nội bộ một dòng thơ.
Ví dụ: “Người quốc sắc // kẻ thiên tài
	Tình trong như đã // mặt ngoài còn e "
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
2. Bình đối: là phép đối xảy ra giữa hai dòng thơ với nhau.
Ví dụ: “Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt
Dưới sân ông cử ngẩng đầu rồng”
(Giễu người thi đỗ - Trần Tế Xương)
* Chức năng: Phép đối góp phần làm nên tính hài hoà của tiết tấu. Song, khi phân tích chức năng của phép đối, ta cần xem xét kỹ sự tương xứng về mặt từ vựng - ngữ nghĩa của hai vế hay hai dòng đối để rút ra nội dung biểu hiện của thủ pháp. Có hai kiểu tương xứng về từ vựng - ngữ nghĩa sau:
1. Tương xứng nét nghĩa bổ sung:
Ví dụ 1: “Phòng tiêu lặng ngắt như đồng
Gương loan bẻ nửa // dải hồng xé đôi”
(Cung oán ngâm khúc - Nguyễn Gia Thiều)
Hai vế đối bổ sung, nhấn mạnh nội dung xa cách, chia ly, tan vỡ trong mối quan hệ chăn chiếu giữa cửu trùng và người cung nữ.
Ví dụ 2: “ Đoạn trường thay lúc phân kỳ
Vó câu khấp khểnh // bánh xe gập ghềnh”
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Hai vế đối mà trọng tâm là hai từ láy “khấp khểnh” và “gập ghềnh” tương xứng về từ loại, phương thức cấu tạo, ý nghĩa tập trung bổ sung nhau để nói về sự không bằng phẳng, truân chuyên ngay trong những bước đầu tiên trong chặng đường mười lăm năm lưu lạc của Kiều. 
Ví dụ 3: Đoạn thơ miêu tả vẻ đẹp của Thuý Kiều, Thuý Vân (Truyện Kiều - Nguyễn Du) có 24 dòng thơ, nhưng có 12 câu tiểu đối. Vì thế, âm điệu tiết tấu của đoạn thơ cân đối, nhịp nhàng góp phần thể hiện sự hoàn mỹ về nhan sắc, sự toàn diện về phẩm chất và cốt cách của Thuý Kiều - Thuý Vân.
Đầu lòng hai ả tố nga
Thuý Kiều là chị em là Thuý Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười,
Vân xem trang trọng khác vời ,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang,
Hoa cười, ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
Kiều càng sắc sảo mạn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn,
Làn thu thuỷ, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi hoạ, đủ mùi ca ngâm
Cung thương lầu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.
Phong lưu rất mực hồng quần
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.
Êm đềm trướng rũ màng che
Tường đông ong bướm đi về mặc ai.
( Kiều - Nguyễn Du )
2. Tương xứng theo nét nghĩa đối lập:
Ví dụ 1: “Khôn nghề cờ bạc là khôn dại
Dại chốn văn chương ấy dại không”
	(Trần Tế Xương)
Ngoài phép điệp - đảo hai từ “khôn”, “dại” trong hai dòng thơ trên, những từ ngữ chính đối lập nhau về ý nghĩa nhằm thể hiện quan điểm ứng xử của ông tú Vị Xuyên trong lĩnh vực sáng tác văn chương.
Ví dụ 2: “ Cùng trong một tiếng tơ đồng
Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm”
(Truyền Kiều - Nguyễn Du)
Cùng một văn cảnh mà kẻ khóc người cười. Đó là nghịch cảnh của cuộc đời. Nghịch cảnh nào mà chẳng gây đau lòng cho những người có nhân tâm.
d. Ngắt nhịp: Nhịp là hiện tượng được tạo nên do những “dấu lặng” trên chuỗi âm thanh của dòng thơ.
Thường nhịp thơ là do thể thơ quy định. Người ta căn cứ vào số âm tiết trong nhịp thứ nhất mà đặt tên nhịp thơ.
- Thơ lục bát: Nhịp 2 / 2 / 2 và được gọi là nhịp chẵn.
- Thơ song thất lục bát:
* Hai câu thất nhịp: 3 / 2 / 2 / 2 và được gọi là nhịp lẻ.
* Hai câu lục bát (tương tự thơ lục bát).
- Thơ thất ngôn bát cú: nhịp 2 / 2 /3 và được gọi là nhịp chẵn.
Tuy nhiên, trong quá trình vận động và phát triển của thể loại, nhịp thơ có nhiều biến đổi linh hoạt nhằm tạo nên sự phong phú về nhạc điệp và tăng hiệu quả biểu đạt cho thơ. Thơ tự do có cách ngắt nhịp tự do hơn cả, ngắt nhịp theo mạch cảm xúc.
Xác định đúng nhịp thơ sẽ giúp ích rất nhiều cho việc phân tích thơ. Ngắt nhịp sai thì cảm, hiểu sai.
Ví dụ: “ Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”
Nếu ngắt nhịp “Sau lưng / thềm nắng lá rơi đầy” thì sẽ hiểu sai ý đồ của tác giả. Phải ngắt nhịp: “Sau lưng thềm / nắng lá rơi đầy” thì mới hiểu đúng tinh thần câu thơ.
Phân tích nhịp thơ nên tập trung vào các dòng, đoạn thơ có cách ngắt nhịp lạ so với nhịp truyền thống của thể loại, hay nhịp điệu cơ bản của bài thơ.
Ví dụ 1: “ Nửa chứng xuân / thoắt / gãy cành thiên hương ”
(Truyền Kiều - Nguyễn Du)
Câu thơ có cách ngắt nhịp khác biệt (3 / 1 / 4) với nhịp cơ bản của thơ lục bát ( 2 / 2 / 2 / 2). Chữ “thoắt” mang một nhịp - nhịp nhanh, nhằm gợi tả sự thay đổi nhanh chóng, đột ngột trong cuộc đời Đạm Tiên. Và nó là sự dự cảm cho tương lai đầy tai biến của nàng Kiều. Nhịp thơ nhanh, gợi tả tai biến ập đến bất ngờ làn thay đổi toàn bộ cuộc đời, số phận của trang quốc sắc thiên hương.
Ví dụ 2: “Ngàn thước lên cao/ngàn thước xuống”
(Tây Tiến - Quang Dũng)
Câu thơ như bị bẻ đôi bởi nhịp thơ ở sau âm tiết thứ tư, tạo nên biểu tượng như một ngọn núi, nhằm mục đích gợi tả tính chất hiểm trở của địa hình vùng thượng nguồn sông Mã và những gian lao trên bước đường hành quân của binh đoàn Tây Tiến.
Ví dụ 3: “Nàng ơi đừng động/có nhạc trong giây
Nhạc gây hoa mộng/nhạc ngát trời mây
Nhạc lên cung hường/nhạc vô đào mộng
Ôi nàng tiên nương/hớp nhạc đầy hương”
(Nhạc - Bích Khê)
Không riêng gì khổ thơ, mà cả bài “Nhạc” đều được ngắt nhịp ở chữ thứ tư như vậy. Thơ tám chữ, thường chỉ ngắt nhịp ở chữ thứ ba, năm, sáu, rải rác mới có câu ngắt nhịp ở chữ thứ tư. Thế mà với Bích Khê, thi nhân đã “liều lĩnh” ngắt nhịp như thế, làm cho câu thơ, bài thơ như bị tách làm hai, tạo ra một lối thơ song phân độc đáo.
Lối ngắt nhịp như vậy, khiến người đọc có cảm giác đây là bài thơ tứ tuyệt gieo vần gián cách từng đôi một. Nhưng giá trị của bài thơ không chỉ ở chỗ đó. “Có lẽ, sức mạnh của nhạc điệu tân kỳ, của ý tưởng mới mẻ đã cuốn phăng

File đính kèm:

  • docphuong_phap_boi_duong_hoc_sinh_gioi_ngu_van_lop_9.doc