Phiếu học tập đọc hiểu Ngữ văn Lớp 9 - Chuyên đề: Thơ Việt Nam hiện đại kì 2

Cho câu thơ sau:

 Mọc giữa dòng sông xanh

Câu 1: Hãy chép chính xác những dòng thơ còn lại để hoàn thiện khổ thơ? Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?

Câu 2: Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của khổ thơ em vừa chép?

Câu 3: Chỉ ra thành phần biệt lập được sử dụng trong khổ thơ vừa chép?

Câu 4: Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ?

Câu 5: Viết đoạn văn(7-10 câu) trình bày cảm nhận về bức tranh thiên nhiên được thể hiện trong đoạn thơ( trong đoạn văn có sử dụng phép thế và gạch chân phép thế đó)

Câu 6: Căn cứ vào sự ra đời của bài thơ, ta thấy nhà thơ Thanh Hải có niềm lạc quan và tình yêu cuộc sống. Em hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ, trình bày suy nghĩ của em về niềm lạc quan và tình yêu cuộc sống.

 

doc 52 trang linhnguyen 18/10/2022 2720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phiếu học tập đọc hiểu Ngữ văn Lớp 9 - Chuyên đề: Thơ Việt Nam hiện đại kì 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phiếu học tập đọc hiểu Ngữ văn Lớp 9 - Chuyên đề: Thơ Việt Nam hiện đại kì 2

Phiếu học tập đọc hiểu Ngữ văn Lớp 9 - Chuyên đề: Thơ Việt Nam hiện đại kì 2
 hiếu chốn này”
Câu 1: Hai đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Do ai sáng tác? Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản đó?
Câu 2: Mỗi đoạn thơ lại viết về một đề tài nhưng lại có chung chủ đề. Em hãy chỉ ra chủ đề chung ấy?
Câu 3: Tại sao các nhà thơ lại ước nguyện được làm: “con chim hót”, “cành hoa”, “đóa hoa tỏa hương”, “cây tre trung hiếu”, “nốt trầm xao xuyến”? Em hãy nêu ngắn gọn cách hiểu của em về nét đặc sắc của ít nhất một trong các hình ảnh ấy?
Câu 4: So sánh các cụm từ “Muốn làm” với “Ta làm” được các nhà thơ lặp lại trong 2 đoạn thơ, em hãy cho biết đây có phải là hình thức liên kết câu (phép lặp từ
ngữ) trong văn bản không? Vì sao?
Câu 5: Từ cách hiểu về thành phần biệt lập cảm thán, em hãy đặt một câu văn có sử dụng thành phần này để bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc-hiểu 2 đoạn thơ trên.
Câu 6: Viết đoạn văn cảm nghĩ của em về một trong hai khổ thơ trên?
Gợi ý:
Câu 1: Hai đoạn thơ trên trích trong hai văn bản “ Mùa xân nho nhỏ” của tác giả Thanh Hải và “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương
* Hoàn cảnh sáng tác văn bản “ Mùa xân nho nhỏ”: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ ra đời tháng 11/ 1980 trong hoàn cảnh đặc biệt:
- Đất nước vừa trải qua cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, nên kinh tế còn trì trệ, kém phát triển.
- Thanh Hải lúc đó đang nằm trên giường bệnh, sống những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời.
Vì vậy, bài thơ được coi là những dòng chữ cuối cùng Thanh Hải để lại cho đời vừa là lời tổng kết cuộc đời ông, là một lời tâm niệm chân thành, lời gửi gắm tha thiết của nhà thơ với cuộc sống.
* Hoàn cảnh sáng tác văn bản “ Viếng lăng Bác”: Tháng 4 năm 1976, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, lăng Hồ Chú Tịch cũng vừa khánh thành, Viễn Phương vinh dự đại diện cho đồng bào và chiến sĩ miền Nam ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ. Bài thơ Viếng lăng Bác được ra đời trong không khí xúc động đó và được in trong tập như mây mùa xuân (1978).
	Đây là một trong những bài thơ cảm động và xuất sắc nhất viết về lãnh tụ Hồ Chí Minh.
Câu 2: Mỗi đoạn thơ viết về một đề tài khác nhau: Tác giả Thanh Hải viết về đề tài thiên nhiên, đất nước và khát vọng hòa nhập, dâng hiến cho cuộc đời còn tác gải Viễn Phương viết về đề tài người lãnh tụ, thể hiện niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính khi tác giả từ miền Nam ra thăm lăng Bác, nhưng lại có điểm chung: 
+ Cả hai đoạn thơ đều thể hiện ước nguyện chân thành, tha thiết được hòa nhập, cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước, cho nhân dân 
+ Cả 2 đoạn thơ đều là những ước nguyện khiêm nhường, bình dị, nhỏ bé nhưng đã thể hiện được nét đẹp của cuộc sống.
+ Các nhà thơ đều dùng những hình ảnh đẹp của thiên nhiên. Là biểu tượng thể hiện ước nguyện của mình.
Câu 3:
 - Nguyện ước của các tác giả về lẽ sống cống hiến, mong ước được hóa thân vào những hình ảnh nhỏ bé ấy mà dâng hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất một cách khiêm nhường, tự nguyện
- Ý nghĩa sâu xa của các hình ảnh thơ được sáng tạo bằng nghệ thuật ẩn dụ đặc
sắc (HS có thể chọn 1 hoặc nhiều hình ảnh để nêu ngắn gọn cách hiểu, miễn đúng) 
Gợi ý nét đặc sắc của hình ảnh:
- “đóa hoa tỏa hương”là hình ảnh ẩn dụ để chỉ tấm lòng, khát vọng ở lại để canh giấc ngủ thiên thu cho người, là sự biết ơn sâu sắc dành cho vị cha già dân tộc
- “nốt trầm xao xuyến” là hình ảnh ẩn dụ đặc để chỉ tấm lòng, khát vọng khiêm nhừờng muốn cống hiến một phần nhỏ bé của cuộc đời mình cho đất nước,
Câu 4: Đây không phải là hình thức liên kết câu (phép lặp từ ngữ) trong văn bản.
- Vì đây chỉ là biện pháp tu từ điệp ngữ trong 1 khổ thơ.
Câu 5: Từ cách hiểu về thành phần biệt lập cảm thán, em hãy đặt một câu văn có sử dụng thành phần này để bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc-hiểu 2 đoạn thơ trên:
(HS có thể chọn một từ cảm thán, cách ngăn với câu bằng dấu phẩy. Vị trí trước hoặc sau TP chính của câu)
VD:
- Chao ôi, các nhà thơ có ước mơ thật tuyệt vời!
- Hai khổ thơ chứa đựng ước nguyện chân thành, tuyệt quá!
- Ôi, thơ hay quá!
Câu 6: Đoạn văn tham khảo về đoạn thơ trong bài “Mùa xuân nho nhỏ”: 
 Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của tác giả Thanh Hải đã rất thành công trong việc thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ muốn đóng góp công sức nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung. Hình ảnh “con chim”, “cành hoa”, “ nốt trầm” là những hình ảnh ẩn dụ đẹp mà nhà thơ muốn hóa thân vào để dâng hiến những gì trong trẻo, tinh túy nhất, đẹp nhất cho cuộc đời cho đất nước. Những hình ảnh này có sự đối ứng chặt chẽ với những hình ảnh mở đầu của bài thơ để khẳng định một lẽ tự nhiên, tất yếu: con chim sinh ra là để dâng hiến tiếng hót cho đời; bông hoa sinh ra là để tỏa hương sắc; bản hòa ca tưng bừng, rộn rã song không thể thiếu nốt trầm. Những ước nguyện của tác giả thật khiêm nhường, bình dị, gợi ta liên tưởng đến mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con người và đất nước. Đoạn thơ với thể thơ năm chữ, giọng điệu gần với dân ca, nhất là dân ca Huế, đã bộc lộ rõ cảm xúc, ước nguyện chân thành của tác giả cho cuộc đời chung. Sự ước nguyện chân thành ấy càng đẹp hơn, đáng trân trọng hơn khi ta biết nhà thơ còn đang nằm trên giường bệnh mà vẫn cống hiến đến hơi thở cuối cùng. Thật đáng khâm phục biết bao!
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
Mở đầu bài “Viếng lăng Bác”, Viễn Phương viết 3 câu đầu khổ 1:
“Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát.
Ôi! Hàng tre, xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”
và cuối bài, nhà thơ bày tỏ nguyện ước: “Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”.
Theo em hình ảnh nào là hình ảnh ẩn dụ. Em cảm nhận được từ các hình ảnh ẩn dụ đó có ý nghĩa sâu xa như thế nào về tình cảm thiêng liêng cao đẹp của nhân dân với Bác Hồ kính yêu. Viết một đoạn văn làm rõ điều đó và trong đoạn có sử dụng 1 câu có thành phần phụ chú (gạch chân chỉ rõ)
**Hướng dẫn làm bài
- Phân tích hình ảnh ẩn dụ: “ôi hàng tre xanh xanh VN. Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”.
- Cây tre là biểu tượng của dân tộc VN.
+ Xanh xanh: thể hiện sức sống dẻo dai, bền bỉ. Câu thơ thể hiện hình ảnh quê hương, đất nước VN. Hinh ảnh những con người quây quần, bảo vệ cho giấc ngủ của Người.
- Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này: Hình ảnh ẩn dụ “cây tre trung hiếu” là tình cảm của VP cũng như của nhân dân Miền Nam tha thiết muốn ở mãi bên người.
Hình ảnh giản dị chính là nỗi xúc động của toàn thể nhân dân miền nam trung hiếu: trung với Đảng, hiếu với dân. Đó vừa là một lời ước nguyện, vừa là một lời hứa thiêng liêng: DT VN mãi mãi trung thành với con đường CM mà Bác đã đặt ra.
***Đoạn văn tham khảo:
 Hình ảnh hàng tre bên lăng Bác là một hình ảnh rất đẹp và độc đáo. Trước hết hàng tre gợi nhớ xóm làng thân thuộc với luỹ tre xanh bao bọc ở mỗi làng quê Việt Nam. Mặt khác, cây tre từng được coi là biểu tượng của con người Việt Nam với các đức tính cần cù, nhũn nhặn, hiên ngang, bền bỉ, đoàn kết. Hàng tre xanh xanh- màu xanh tượng trưng cho sức sống của Việt Nam. Cây tre được nhân hoá như những con người, như những người chiến sĩ đứng thẳng hàng vừa làm hàng rào danh dự, vừa canh giữ cho giấc ngủ bình yên mãi mãi của Người. Mặc cho bão táp, mưa sa, cây tre vẫn đứng thẳng hàng. Đến khổ thơ cuối, cây tre trở thành cây tre trung hiếu, thể hiện tấm lòng mãi mãi trung thành với sự nghiệp, với tư tưởng của Bác.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6
Cho đoanh thơ sau: 
“Mai về Miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”
Câu 1: Em có nhận xét gì về các hình ảnh “ con chim hót”, “ đóa hoa”, “ cây tre trung hiếu”?
Câu 2: Phân tich giá trị của các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ?
Câu 3: Xét theo cấu tạo, các câu thơ trên thuộc kiểu câu gì? Nêu tác dụng của kiểu câu đó trong việc thể hiện nội dung khổ thơ?
Câu 4: Viết đoạn văn ngắn khoảng 10 câu theo phương thức diễn dịch để làm rõ cảm xúc lưu luyến, bịn rịn của tác giả đối với Bác khi rời lăng.
Câu 5: Từ khổ thơ, em hãy trình bày suy nghĩ của em về lẽ sống cống hiến?( viết đoạn văn khoảng 200 chữ)
Gợi ý:
Câu 1: “ con chim hót”, “ đóa hoa”, “ cây tre trung hiếu” đều là những hình ảnh giản dị, thân thuộc để làm đẹp cho lăng Bác. Đặc biệt, “ cây tre trung hiếu” còn là hình ảnh ẩn dụ, thể hiện ước nguyện trung thành với Bác, mãi đi theo con đường Người đã vạch ra cho toàn dân tộc. Qua những hình ảnh đó ta thấy được tình cảm kính yêu và lòng biết ơn sâu sắc của nhà thơ đối với Bác.
Câu 2: 
- Điệp ngữ “ muốn làm” và phép liệt kê “ con chim ”, “ đóa hoa”, “ cây tre nhấn mạnh khát vọng hóa thân tha thiết, cháy bỏng của nhà thơ.
- Hình ảnh ẩn dụ “ cây tre trung hiếu” tượng trưng cho ước nguyện được trung thành với Bác, mãi đi theo con đường mà Người đã vạch ra.
-> Thể hiện tình cảm kính yêu và lòng biết ơn sâu sắc của nhà thơ với Bác.
Câu 3:
- Xét theo cấu tạo, các câu thơ trên thuộc kiểu câu rút gọn chủ ngữ. 
- Tác dụng: Chủ thể trữ tình bị ẩn đi, làm tăng tính khái quát của cảm xúc thơ. Đó không chỉ là ước nguyện riêng của tác giả mà còn là ước nguyện chung của nhiều người, nhất là những người con Miền Nam được một lần ra thăm lăng Bác.
Câu 4: Đoạn văn tham khảo: 
 Đoạn thơ trên trích trong bài thơ “ Viếng lăng Bác” của tác giả Viễn Phương viết năm 1976, sau khi công trình lăng Bác vừa mới hoàn thành, đã rất thành công trong việc thể hiện cảm xúc lưu luyến bịn rịn của tác giả đối với Bác khi rời xa lăng. Nghĩ đến ngày mai về miền Nam, xa Bác, xa Hà Nội, tình cảm của nhà thơ không kìm nén được mà bộc lộ ra ngoài: “Mai về miền Nam thương trào nước măt”. Câu thơ như một lời giã biệt, diễn tả tình cảm sâu lắng – một cảm xúc thật mãnh liệt, luyến tiếc, bịn rịn không muốn xa nơi Bác nghỉ. Mặc dù lưu luyến, muốn ở mãi bên Bác nhưng Viễn Phương cũng biết rằng đến lúc phải trở về miền Nam. Và nhà thơ chỉ có thể gửi tấm lòng mình bằng cách muốn hóa thân , hòa nhập vào những cảnh vật quanh lăng Bác để được ở mãi bên Người. Điệp ngữ “muốn làm” cùng các hình ảnh đẹp của thiên nhiên: “con chim”, “đóa hoa”, “cây tre” đã thể hiện ước muốn tha thiết, mãnh liệt của tác giả. Nhà thơ ao ước hóa thân thành con chim nhỏ cất tiếng hót làm vui lăng Bác, thành đóa hoa đem hương sắc điểm tô cho vường hoa quanh lăng Bác. Đặc biệt, ước nguyện làm cây tre để nhập vào hàng tre bát ngát canh giữ giấc ngủ thiên thu của Người, “Cây tre trung hiếu” là hình ảnh ẩn dụ thể hiện lòng kính yêu, sự trung thành vô hạn với Bác, nguyện mãi mãi đi theo con đường cánh mạng mà Người đã đưa đường chỉ lối. Đó là lời hứa thủy chung của riêng nhà thơ và cũng là ý nguyện chung của đồng bào miền Nam, của mỗi chúng ta với Bác.
Câu 5: 
* Mở đoạn( 1 câu): Giới thiệu vấn đề nghị luận: Lẽ sống cống hiến là một trong những phẩm chất tốt đẹp cần có của mỗi con người.
* Thân đoạn:
- Giải thích: Lẽ sống cống hiến là gì?
+ Sống cống hiến là đem tất cả những gì tốt nhất trong khả năng của mình để góp sức cho tập thể, góp phần xây dựng xã hội, đất nước.
+ Sống cống hiến một cách khiêm nhường, giản dị, không ồn áo, phô trương.
+ Sống cống hiến bền bỉ, trọn đời, bất kể tuổi tác.
- Bàn luận:
+ Vì sao con người cần có lẽ sống cống hiến?
. Lối sống cống hiến sẽ mang lại nhiều gía trị cho tập thể. Ví dụ: Người công nhân làm ra của cải, vật chất, người giáo viên bồi dưỡng nhân tài; các nhà khoa học phát minh ra nhiều máy móc giúp nâng cao năng suất lao động.
. Sống cống hiến sẽ mang lại cho chính bản thân mỗi người nhiều điều tốt đẹp: được yêu quí, được ghi nhận và tôn vinh, có thu nhập cao hơn, chất lượng cuộc sống tốt hơn,., khiến cuộc đời con người trở nên có ý nghĩa.
+ Biểu hiện của lẽ sống cống hiến: Bất cứ ai cũng đều có thể cống hiến cho xã hội, đất nước, dù già hay trẻ. Mỗi người đều có cách phù hợp với khả năng của mình.( Hs lấy vd để làm sáng rõ)
- Đánh giá, mở rộng vấn đề
+ Đánh giá: Đó là quan niệm sống tốt đẹp, tích cực, cần được lan tỏa.
+ Mở rộng vấn đề:
. Phê phán những kẻ lười biếng, ích kỉ, chỉ biết hưởng thụ và ỷ lại
. Để cống hiến được nhiều cho đất nước, mỗi người cần trau dồi tri thức, rèn luyện kĩ năng và bồi đắp tâm hồn, nuôi dưỡng những phẩm chất tốt. Tuy nhiên, sự cống hiến ấy cần chân thành, tự nguyện, thể hiện một cách giản dị, không ồn ào, phô trương.
- Bài học, liên hệ bản thân
+ Mỗi người cần trau dồi, phát huy hết khả năng của mình cho công việc, làm nhiều việc tốt cho đời.
+ Liên hệ bản thân. 
Câu kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề
 Tóm lại, mỗi chúng ta cần phải biết sống mình vì mọi người để góp phần cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
VĂN BẢN: SANG THU
(Hữu thỉnh)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Mở đầu một bài thơ có câu: “ Bỗng nhận ra hương ổi”
Câu 1: Chép lại hai khổ thơ đầu bài thơ. Cho biết tên tác giả, văn bản?
Câu 2: Chỉ ra những tín hiệu đầu tiên của mùa thu, em có nhận xét gì về những tín hiệu đó? Trước những tín hiệu đầu tiên của mùa thu, tác giả có cảm xúc gì?
Câu 3: Tìm thành phần biệt lập có trong khổ thơ và nêu tác dụng?
Câu 4: Em hãy chỉ ra các biện pháp tu từ có trong khổ thơ em vừa chép và nêu tác dụng?
Câu 5: Có thể thay thế từ “phả” bằng từ “tỏa” được không? 
Câu 6: Trong bài thơ có câu “ Sương chùng chình qua ngõ”. Hãy giải nghĩa từ “ chùng chình” và nêu cái hay cuả việc sử dụng từ đó? Từ “ chùng chình”gợi cho em nghĩ tới câu văn nào trong văn vản “ Bến quê”. Nêu sự giống và khác nhau về mặt nghĩa trong cách sử dụng từ đó? 
Câu 7: Cả bài thơ có một dấu chấm ở kết bài. Em hiểu điều đó như thế nào?
Câu 8: Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về khổ thơ em vừa chép( Sử dụng lời dẫn trực tiếp và thành phần biệt lập, gạch chân )
Gợi ý:
Câu 1: Hs chép chính xác khổ thơ. Tác giả Hữu Thỉnh, văn bản “ Sang thu”
Câu 2:
- Những tín hiệu đầu tiên của mùa thu: hương ổi, gió se, sương thu
- Nhận xét: 
+ Đó đều là những hình ảnh bình dị, thân thuộc đặc trưng của mùa thu vùng đồng bằng Bắc Bộ.
+ Trong đó, “ hương ổi” và “gió se” là những hình ảnh vô hình được cảm nhận lần lượt bằng khứu giác và xúc giác, “ sương thu” được cảm nhận bằng thị giác. Đặc biệt, “ hương ổi”- hình ảnh gợi liên tưởng đến một miền quê yên bình ở đồng bằng Bắc Bộ - lần đầu được đi vào thơ thu, là một hình ảnh mới mẻ, trở thành phong vị riêng trong thơ thu của Hữu Thỉnh.
- Cảm xúc của tác giả trước những tín hiệu đầu tiên của mùa thu: ngạc nhiên đến ngỡ ngàng trước những tín hiệu đầu tiên báo thu về; cảm thấy mơ hồ, không chắc chắn, chưa dám tin hẳn vào sự hiện hữu của mùa thu và bâng khuâng, xao xuyến trước khoảnh khắc giao mùa.
Câu 3: Thành phần biệt lập có trong khổ thơ trên là thành phần tình thái: “ hình như”
-> Tác dụng:
+ Thể hiện sự mơ hồ, không chắc chắn, chưa dám tin hẳn vào sự hiện hữu của mùa thu/
+ Bộc lộ cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến trước khoảnh khắc giao mùa.
Câu 4: 
Biện pháp tu từ được sử dụng:
* Trong khổ thơ đầu bài "Sang thu":
    - Biện pháp đảo ngữ:
       + Sử dụng động từ “bỗng” diễn tả sự bất ngờ, như một từ để thu hút tất cả các giác quan phải chú ý tới những dấu hiệu thu sang.
    - Thủ pháp nhân hóa: “sương chùng chình qua ngõ” khiến cho hình ảnh những màn sương giống như cô gái mong manh, tinh khôi vẫn còn ngập ngừng trong từng bước đi của mình → Hình ảnh đẹp về nàng thu mơ mộng, thanh tao.
Câu 5: 
Không thể thay từ “phả” bằng từ “tỏa” bởi vì:
    + Từ “phả” nghĩa là bốc mạnh hoặc tỏa ra thành luồng - theo từ điển của Hoàng Phê) là động từ có sắc thái mạnh hơn động từ “tỏa” mới diễn tả được mùi vị của hương ổi chín đậm trong gió, mạnh mẽ choán lấy tâm trí của con người, mùi hương đó quyện thành luồng, hương thơm như sánh lại.
    + “Tỏa” sẽ gợi ra sự lan tỏa về mùi hương trong không gian, hương ổi sẽ không thể kích thích và gây được ấn tượng mạnh với người cảm nhận.
    + Tác giả muốn gây ấn tượng mạnh với người đọc về sự tập trung khi cảm nhận hương vị đặc trưng của mùa thu.
Câu 6: 
- “ Chùng chình” nghĩa là cố ý chậm lại. Cái hay của việc dùng từ “ chùng chình” là gợi hình ảnh màn sương giăng mắc, chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm hay chính là khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu. Nó còn nhân hóa màn sương, khiến sương thu trở nên có hồn, cũng biết cố ý chậm lại như muốn níu kéo bước đi của thời gian.
- Liên tưởng đến câu văn : “ Không khéo rồi thằng con trai anh lại trễ mất chuyến đò trong ngày, Nhĩ nghĩ một cách buồn bã, con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình, vả lại nó đã thấy có gì đáng hấp dẫn ở bên kia sông đâu?”
- Giống nhau: Đều là từ láy
- Khác nhau: 
+ Từ “ chùng chình” trong bài “ Sang thu”: Sương như cố tình chậm lại, chưa tan hết
+ Từ “ chùng chình” trong văn bản “ Bến quê”: Con người khó tránh khỏi những điều vòng vèo, chùng chình trên cuộc đời
Câu 7: Cả bài thơ có một dấu chấm câu ở kết bài: Điều đó thể hiện sự nuối tiếc, liền mạch trong sự chuyển biến của đất trời sang thu từ mơ hồ đến rõ nét, từ hẹp sang rộng. Cảm xúc nuối tiếc của con người từ ngỡ ngàng, ngạc nhiên đến đắm say, suy tư trước những chuyển biến rất nhẹ nhàng, từ từ của cảnh vật lúc giao mùa.
Câu 8: 
- Về hình thức: đoạn văn cảm nhận, có câu văn sử dụng thành phần biệt lập và lời dẫn trực tiếp.
- Về nội dung: Cần chỉ ra được những tín hiệu giao mùa và những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh trong khổ thơ. 
***Đoạn văn tham khảo:
 Khổ thơ trên được trích trong văn bản “Sang thu” của nhà thơ Hữu Thỉnh, sáng tác 1977, đã rất thành công trong việc thể hiện những tín hiệu giao mùa và những cảm nhận tinh tế của nhà thơ. Bằng tâm hồn tinh tế, nhạy cảm tác giả đã phát hiện ra những tín hiệu của mùa thu.Tín hiệu đầu tiên là “ hương ổi”. “Hương ổi” đi liền với từ “bỗng” được đặt ở đầu câu thơ đã diễn tả cảm giác bất ngờ, đột ngột, ngỡ ngàng của nhân vật trữ tình. “Hương ổi” đi liền với động từ “phả” diễn tả một làn hương ngào ngạt, sánh đậm gợi lên mùi hương ổi lan tỏa khắp không gian. Tác giả lưa chọn làn “gió se” làm tín hiệu thứ 2 cho khoảnh khắc giao mùa. “Gió se” là ngọn gió heo may đặc trưng của mùa thu đất Bắc. Đó là một thứ gió khô và thoáng chút se lạnh. Làn “gió se” ấy đã làm dịu đi cái nắng oi ả, gay gắt của mùa hạ và khiến cho làn “hương ổi” như sánh lại và trở nên ngọt ngào hơn. Tín hiệu thứ ba là những màn sương. Cảm nhận của tác giả có sự thay đổi từ khứu giác, xúc giác sang cảm nhận bằng thị giác. Nghệ thuật nhân hóa qua từ láy “chùng chình” đã gợi lên dáng vẻ lãng đãng như đợi chờ, cố ý chậm lại đầy lưu luyến của màn sương.Trước khoảnh khắc giao mùa ấy, tác giả đã giật mình, bối rối: “ Hình như thu đã về”. “ Hình như” là một lối nói giả định, phán đoán không chắc chắn, với một chút nghi hoặc. Nhưng lại rất phù hợp để diễn tả về cảm nhận mơ hồ lúc giao mùa. Sự kết hợp một loạt các từ “bỗng, phả, hình như” đã thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng, vui mừng, hạnh phúc của tác giả trong phút giao mùa của vạn vật. Đó là những cảm nhận tinh tế của tác giả lúc thu sang và đối diện với những khoảnh khắc ấy là niềm vui, niềm hạnh phúc vô bờ. Phải tinh tế, nhạy cảm, nhà thơ mới có thể nhận ra bước “ sang thu” nhẹ nhàng, vô hình, từ hương thơm của làng quê, từ những gì không cụ thể làm xốn xang lòng người. Tóm lại, với thể thơ năm chữ, với việc sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật nhân hóa, sử dụng từ ngữ chọn lọc, khổ thơ đã thể hiện được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh lúc sang thu.
 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Cho câu thơ sau:”Sông được lúc dềnh dàng”
Câu 1: Hãy chép tiếp những câu thơ còn lại để hoàn thiện khổ thơ? Nêu nội dung chính của khổ thơ em vừa chép?
Câu 2: Chỉ ra sự thay đổi trong không gian nghệ thuật ở khổ thơ thứ 2 so với khổ thơ thứ nhất?
Câu 3: Em hãy chỉ ra các biện pháp tu từ có trong khổ thơ em vừa chép và nêu tác dụng?
Câu 4: Hai từ “dềnh dàng” và cụm từ “bắt đầu vội vã” trong đoạn thơ vừa chép có ý nghĩa gì trong việc thể hiện dụng ý nghệ thuật của nhà thơ?
Câu 5: Nêu cảm nhận của em về hình ảnh “ đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu”, bằng một đoạn văn ngắn có sử dụng thành phần biệt lập.
Câu 6: Cảm nhận của em về nghệ thuật và nội dung của khổ thơ em vừa chép?
Gợi ý:
Câu 1: 
- Hs chép chính xác khổ thơ thứ hai của bài.
- Nội dung: Đoạn thơ miêu tả quang cảnh thiên nhiên lúc giao mùa.
Câu 2: Ở khổ 2, không gian nghệ thuật đã có sự thay đỏi : cảnh được mở ra với chiều cao của bầu trời ( cánh chim, đám mây) và chiều rộng của dòng sông.
Câu 3: * Biện pháp 

File đính kèm:

  • docphieu_hoc_tap_doc_hieu_ngu_van_lop_9_chuyen_de_tho_viet_nam.doc