Phiếu học tập đọc hiểu Ngữ văn Lớp 9 - Chuyên đề: Thơ Việt Nam hiện đại kì 1

2. Văn bản

 a) Hoàn cảnh sáng tác

 - Bài thơ Đồng chí được sáng tác đầu năm 1948, sau khi tác giả đã cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc ( thu đông 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc. Như vậy, bài thơ là kết quả của những trải nghiệm thực và những cảm xúc sâu sa , mạnh mẽ của tác giả với đồng đội trong chiến dịch Việt Bắc.

 - Bài thơ được in trong tập Đầu súng trăng treo ( 1966)

 b, Phương thức biểu đat: Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. (biểu cảm là chủ yếu).

 c, Bố cục:ba phần

+ Phần 1: 7 câu đầu: Những cơ sở hình thành tình đồng chí, đồng đội

+ Phần 2: 10 câu tiếp: Những biểu niện của tình đồng chí đồng đội

+ Phần 3: 3 câu cuối: Sức mạnh và vẻ đẹp của tình đồng chí đồng đội

 

doc 159 trang linhnguyen 18/10/2022 4260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phiếu học tập đọc hiểu Ngữ văn Lớp 9 - Chuyên đề: Thơ Việt Nam hiện đại kì 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phiếu học tập đọc hiểu Ngữ văn Lớp 9 - Chuyên đề: Thơ Việt Nam hiện đại kì 1

Phiếu học tập đọc hiểu Ngữ văn Lớp 9 - Chuyên đề: Thơ Việt Nam hiện đại kì 1
 mẻ cá lớn.
Luận điểm 3: Đoàn thuyền đánh cá trở về ( khổ cuối).
	- Đoàn thuyền đánh cá trở về trong khung cảnh bình minh một ngày mới rự rỡ huy hoàng.
	Câu hát căng buồm cùng gió khơi,
	Đoàn thuyền chạy qua cùng mặt trời.
	Mặt trời đội biểu nhỏ màu mới, 
	Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
+ Khổ thơ cuối hô ứng với khổ thơ đầu. Đối xứng với cảnh : “ Mặt trời xuống biển như hòn lửa” là cảnh “ Mặt trời đội biển nhô màu mới”, biểu hiện nhịp tuần hoàn của vũ trụ.
	+ Lặp lại dòng thơ “ Câu hát căng buồm cùng gió khơi” chủ đổi chữ “ với” thành chữ “ cùng”. Tiếng hát của người dân chài xuất hiện trong toàn bài thơ: từ lúc ra khơi, trong khi đánh cá cho đến lúc trở về. Chữ “ hát” xuất hiện bốn lần trong bài thơ, đem lại âm điệu tươi vui, khỏe khoắn của một khúc ca lao động đầy hào hứng, say mê.
	Sau một đêm thức trắng giữa biển khơi, đoàn thuyền trở về trong khúc ca khải hoàn thắng lợi vẫn có thiên nhiên bầu bạn bên mình. Người lao động vẫn trong tư thế sáng ngang cùng vũ trụ, làm chủ thiên nhiên vũ trụ trong cách nói khoa trương giàu màu sắc lãng mạn: “ Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”. Hành trình về bến của đoàn thuyền hòa nhập với khí thế đi lên của mặt trời vũ trụ hứa hẹn cuộc sống tươi đẹp đang bắt đầu nở hoa từ trong loa động.
3. Kết bài
	- Bài thơ có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh thơ đẹp tráng lệ về biển trời vũ trụ bằng sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú và độc đáo; âm hưởng khỏe khoắn, sôi nổi, hào hùng, lạc quan; cảm hứng hiện thực và lãng mạn hòa hợp đan cài.
	- Theo hành trình chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá, bài thơ là một khúc tráng ca về lao động, ca ngợi con người lao động với tinh thần làm chủ và về thiên nhiên đất nước giàu đẹp. Từ đó, nhà thơ bộc lộ niềm vui, niềm tự hào, tin tưởng trước đất nước, con người và cuộc sống mới.
	Đề 2 : Trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận chọn tả thời điểm lao động vào ban đêm là có ý nghĩa gì?
	Gợi ý trả lời : 
	Trong bài thơ Quê hương, Tế Hanh chọn chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá là một ngày “ Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng” còn Huy Cận lại viết về chuyến ra khơi của đoàn thuyền theo hành trình : Hoàng hôn – đêm trăng – bình minh: Việc chọn tả thời điểm lao động như thế nhằm: 
	- Gợi cho người đọc hình dung về cuộc sống lao động khẩn trương, nhộn nhịp ngày đêm không lúc nào ngừng trong những năm miền Bắc dựng xây chủ nghĩa xã hội.
	- Dễ dàng tạo dựng được những hình ảnh đẹp về biển trời rộng lớn vì cảm hứng thiên nhiên, vũ trụ luôn dạt dào trong thơ ông.
	- Ngợi ca sự hòa hợp sóng đôi giữa con người và vũ trụ bao la để tôn vinh những người lao động trong tư thế làm chủ thiên nhiên, làm chủ đất nước.
	Đề 3. Hình ảnh trăng xuất hiện trong ba bài thơ : Đồng chí của Chính Hữu, Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận, Ánh trăng của Nguyễn Duy. Em hãy phân tích và so sánh hình ảnh trăng trong ba bài thơ đó để làm rõ những nét thống nhất và những nét đặc sắc riêng trong mỗi tác phẩm.
1. Mở bài
	- Thơ ca dân tộc viết về trăng.
	- Ba bài thơ: Đồng chí của Chính Hữu, Đoàn Thuyền đánh cá của Huy Cận, Ánh trăng của Nguyễn Duy đều nhắc đến vầng trăng thiên nhiên nhưng mỗi nhà thơ lại khai thác vẻ đẹp vầng trăng theo cảm quan riêng để làm nổi bật tư tưởng, chủ đề mỗi tác phẩm.
2. Thân bài
a) Cảm nhận về hình ảnh trăng trong từng bài thơ.
* Hình ảnh trăng trong bài Đồng chí của Chính Hữu.
- Trăng là vẻ đẹp vĩnh hằng của cuộc sống, của thiên nhiên lãng mạn, là biểu tượng cho cuộc sống hòa bình, là hình ảnh đất nước quê hương.
- Trăng soi sáng cho những người lính trong những đêm phục kích nơi núi rừng hoang vu lạnh giá. Trăng là nhân chứng soi sáng cho tình đồng chí gắn bó keo sơn trong cuộc chiến đấu gian khổ. Trăng là đích hướng về của những người lính, họ phục kích trong những đêm nay là để hướng tới vầng trăng hòa bình, để bầu trời mãi có ánh trăng soi:
- Trăng còn là vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ: lạc quan và lãng mạn .bên cạnh những phút giây phục kích, sẵn sàng chờ giặc tới căng thẳng, hồi hộp nhưng tâm hồn các anh lúc nào cũng trong trẻo, tròn đầy.
+ Trăng trong Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận:
- Trăng là hình ảnh của thiên nhiên. Trăng lên khi đoàn thuyền đánh cá ra khơi trăng như cánh buồm chuyên chở và nâng bổng niềm vui hào hứng của những người lao động “ Thuyền ta lái gió với buồm trăng”.
- Trăng là nét vẽ tài tình tinh tế dệt nên biển đêm tráng lệ, rực rỡ sắc màu lóng lánh như bức tranh sơn mài:
	Cá nhụ, cá chim cùng cá đẻ,
	Cá song lấp lánh đuối đen hồng
	Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe
	Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.
- Trăng là bầu bạn giúp đỡ con người, cùng lao động với người để hoạt động của con người nhịp nhàng cùng thiên nhiên, vũ trụ.
	Ta hát bài ca gọi cá vào
	Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
* Trăng trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy: 
-Vầng trăng trong hoài niệm: 
+ Thời thơ ấu: Trăng là vẻ đẹp của thiên nhiên Vĩnh hằng, là bầu bạn của tuổi thơ trăng ngập tràn trên cánh đồng, dòng sông, bãi bể  người đi đâu, làm gì cũng có vầng trăng làm bạn. Trăng đã nuôi lớn tâm hồn tuổi ấu thơ của người lính.
+ Khi trưởng thành: Người lính chiến đấu ở rừng sâu, “ vầng trăng thành tri kỉ”. Trăng là ánh sáng trong những đêm tối chiến tranh. Trăng làm bạn với người chân thành, vô tư, tình cảm giữa người với vầng trăng là tri kỉ, là tình nghĩa.
- Vầng trăng hiện tại: 
+ Đó là vầng trăng hiện thực: cuộc sống thay đổi, trăng vẫn như xưa, vẫn ngày ngày qua ngõ, vẫn dõi theo người nhưng người đã ngoảnh mặt làm ngỡ, coi trăng như người dưng xa lạ.
+ Là ánh trăng cảm hóa : khiến lòng người xúc động trào dâng: “ có cái gì rừng rưng” ánh trăng đánh thức quá khứ tươi đẹp đã ngủ yên trong lòng người “ từ hồi về thành phố”. Sự bao dung nhưng cũng rất nghiêm khắc của vầng trăng đã có sức cảm hóa lớn khiến người “ giật mình” nhìn lại mình, nhận ra lối sống bạc bẽo, vô tình của mình để sống tốt hơn, tình nghĩa hơn. Ánh trăng là ánh sáng của lương tri, ánh sáng của đạo làm người.
b) Điểm giống nhau và khác nhau
* Điểm giống nhau: 
- Đều là hình ảnh thiên nhiên đẹp, trong sáng, thanh bình.
- Đề là người bạn tri kỉ với con người trong lao động, trong chiến đấu và trong sinh hoạt hằng ngày.
- Đều mang ý nghĩa tả thực và biểu tượng, thể hiện cách cảm nhận của tác giả về con người, cuộc sống và đất nước.
* Điểm khác nhau: 
- Trăng trong Đồng chí, Đoàn thuyền đánh cá chỉ hiện lên chốc lát nhưng vầng trăng trong ánh trăng lại gắn bó với một đời người trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai.
- Nếu như vầng trăng trong Đồng chí, Đoàn thuyền đánh cá chỉ soi vào phần tươi đẹp cuộc sống con người, vào chính diện của cuộc đờim thì Ánh trăng lại soi rọi vào góc khuất tâm hồn của con người để thức tỉnh lương tri, giúp người ta biết sống ân nghĩa,thủy chung.
- Bút pháp miêu tả : 
+ Trăng trong Đoàn thuyền đánh cá được thể hiện chủ yếu bằng cảm hứng lãng mạn gắn liền với cảm hứng vũ trụ thường thấy trong thơ Huy Cận kết hợp bút pháp phóng đại góp phần tạo ra bức tranh kì vĩ tráng lệ, ca ngợi sự giàu đẹp của quê hương, đất nước.
+ Trăng trong Đồng chí của Chính Hữu có sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn góp phần thể hiện nét đẹp tâm hồn của người lính.
+ Trăng trong Ánh trăng của Nguyễn Duy thể hiện bằng ngòi bút hướng nội với những suy tư của con người đương đại về cách sống, cách ứng xử của con người. Từ ánh trăng mà gợi ra nhiều chiêm nghiệm mamg tính triết lý.
3. Kết bài
Với sự sáng tạo tài tinh của ba nhà thơ, hình ảnh trăng trong ba tác phẩm thật sự là hình ảnh đẹp, để lại trong lòng độc giả những cảm xúc dạt dào, sâu lắng.
C) DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
ĐỀ BÀI: Viết đọan văn ngắn Suy nghĩ về tình yêu lao động
1.Mở đoạn: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề cần nghị luận, ý nghĩa của lao động và yêu thích lao động.
2. Thân đoạn:
a. Giải thích khái niệm:
- Lao động là hoạt động có ý thức của con người nhằm tạo ra những sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người.
- Yêu thích lao động là luôn mong muốn được làm việc hết mình để góp phần tạo ra các sản phẩm phục vụ con người: “lao động là đôi cánh của ước mơ, là cội nguồn của niềm vui và sáng tạo” (Mác-xim Groki).
b. Biểu hiện:
- Người yêu lao động trong văn học, thơ ca và cuộc sống thực tế (lấy dẫn chứng).
- Biểu hiện của những kẻ lười lao động là vừa thấy khó khăn mệt mỏi đã vội bỏ cuộc.
c.Ý nghĩa
- Lao động là biến mơ ước của con người thành hiện thực: Chỉ có lao động mới giúp con người thực hiện được mơ ước, đem lại niềm vui, thúc đẩy con người sáng tạo.
- Điều tốt đẹp trong cuộc sống không tự dưng mà có, không ai đem cho mà bản thân mỗi con người phải tự làm ra, tự lao động để có.
- Lao động là cơ sở để con người tồn tại, phát triển, đi từ tiến bộ này đến tiến bộ khác.
- Lao động tạo ra giá trị vật chất và tinh thần phục vụ cho đời sống con người.
- Lao động đem lại niềm vui, khơi dậy những sáng tạo, thúc đẩy cuộc sống, xã hội phát triển
- Lao động giúp con người làm chủ bản thân, thực hiện trách nhiệm, bổn phận với gia đình, đóng góp xây dựng xã hội.
- Lao động giúp con người thực sự sống tự do.
d.Phê phán lối sống lười biếng, dựa dẫm, ăn sẵn
3. Kết đoạn: khẳng định tầm quan trọng của tình yêu lao động, liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức
+ Mỗi người không ngừng phấn đấu, rèn luyện để trở thành người lao động chân chính, có ích, người lao động giỏi trong tương lai.
+ Cần có quan điểm lao động mới, có thái độ lao động tự giác, có kĩ thuật, có kỉ luật và đạt năng suất cao.
+ Chống lại thái độ lười biếng lao động, ỷ lại, không sáng tạo,
Đề : Ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam. 
Bài làm: 
Biển đảo Việt Nam là phần lãnh thổ của đất nước ta, qua nghìn năm nó luôn gắn bó với đời sống của cư dân nước Việt cả về vật chất lẫn tinh thần nên ta phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo. Biển đảo Việt Nam trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của nhân dân. Điều này đã được chứng minh bằng lịch sử và các tài liệu khoa học được công bố thể hiện quá trình khai phá, chiếm hữu và thực thi chủ quyền liên tục. Biển nước ta có nguồn tài nguyên tiềm tàng và nhiều loại khoáng sản như than, sắt, cát thuỷ tinh, Đây còn là nguồn cung cấp hải sản lớn cho ngư dân của nước ta suốt bao nhiều đời, là nơi nương tựa và không gian sinh tồn của dân tộc. “Chủ quyền” là có quyền lực độc lập đối với một khu địa lí nên “bảo vệ chủ quyền biển đảo” là quyền lãnh thổ hợp pháp của đất nước ta ở biển. Vùng biển và ven biển của nước ta nằm án ngữ trên các tuyến hàng hải và hàng không huyết mạch có giá trị như những cánh cửa mở ra để chủ động hội nhập kinh tế thế giới. Biển Đông còn là vị trí đặc biệt quan trọng về quân sự, biên giới phía Đông nơi có đường tiếp cận, bàn đạp tấn công của các thế lực xâm lược. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, chúng ta vẫn chưa hoàn toàn nhận thức được giá trị và tầm quan trọng của biển. Những năm gần đây, Trung Quốc đã có nhiều hành động xâm phạm đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam, làm cho tình hình biển Đông ngày càng thêm phức tạp. Cho nên, để bảo vệ chủ quyền biển đảo thì các thanh niên trước hết phải xác định giữ biển đảo bằng tri thức về chủ quyền dân tộc. Muốn vậy, học sinh cần cố gắng trong học tập, tiếp thu tri thức, nắm vững kiến thức lịch sử nói chung và kiến thức về biển đảo nói riêng. Ta phải nhận thức rõ về ý nghĩa thiêng liêng và giá trị to lớn mà cha ông ta đã đổ máu để xây dựng để từ đó tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo. Bên cạnh việc tiếp thu kiến thức, học sinh cũng cần rèn luyện kĩ nâng và những phẩm chất tốt đẹp với định hướng của lòng yêu nước để phấn đấu trở thành một người sống có ích xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước. 
 VĂN BẢN: BẾP LỬA
 (Bằng Việt)
I, Kiến thức cơ bản:
1. Tác giả:
- Bằng Việt, tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng – sinh năm 1941, quê ở huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây.
- Bằng Việt làm thơ từ đầu những năm 60 và thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
- Hiện nay ông là chủ tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội.
- Phong cách sáng tác : Thơ Bằng Việt mang giọng điệu thủ thỉ, tâm tình ; ngôn ngữ điềm đạm ; cấu tứ mạch lạc và hệ thống thi ảnh đặc sắc.
2. Văn bản
a) Hoàn cảnh sáng tác:
- Bài thơ được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành luật ở nước ngoài.
- Bài thơ được đưa vào tập Hương cây – Bếp lửa (1968), tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ.
b) Mạch cảm xúc và bố cục:
* Mạch cảm xúc: Bài thơ là lời tâm sự của người cháu hiếu thảo ở phương xa gửi về người bà.
Bài thơ được mở ra với hình ảnh bếp lửa, từ đó gợi về những kỷ niệm tuổi thơ sống bên bà tám năm ròng, làm hiện lên hình ảnh bà với sự chăm sóc, lo toan, vât vả và tình yêu thương trìu mến dành cho đứa cháu. Từ những kỷ niệm, đứa cháu nay đã trưởng thành suy ngẫm và thấu hiểu về cuộc đời bà, về lẽ sống giản dị mà cao quý của bà. Cuối cùng, người cháu muốn gửi niềm mong nhớ về với bà. Mạch cảm xúc bài thơ đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỷ niệm đến suy ngẫm.
* Bố cục: 4 phần.
- Khổ đầu: hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng cảm xúc hồi tưởng về bà.
- 4 khổ tiếp: những kỷ niệm ấu thơ, hình ảnh bà và bếp lửa.
- Khổ 6: những suy nghĩ của tác giả về bà và hình ảnh cuộc đời bà.
- Khổ cuối: nỗi nhớ của cháu về bà và bếp lửa.
c) Giá trị nội dung và nghệ thuật:
* Nội dung: qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ “Bếp lửa” gợi lại những kỷ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà cũng là đối với gia đình quê hương đất nước.
* Nghệ thuật: bài thơ đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả tự sự và bình luận. Thành công của bài thơ còn ở sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi một kỷ niệm, cảm xúc, suy nghĩ về bà và tình bà cháu.
d) Ý nghĩa nhan đề :
«  Bếp lửa » là một hình ảnh độc đáo, sáng tạo, xuất hiện nhiều lần trong bài thơ, nó vừa mang ý nghĩa tả thực, vừa mang ý nghĩa biểu tượng :
- Trước hết, đây là một bếp lửa thực, quen thuộc, gần gũi trong mỗi gia đình của người Việt. Đồng thời, nó là hình ảnh gắn với kỉ niệm ấu thơ về một người bà cụ thể, có thật của tác giả.
- Bếp lửa là biểu tượng giàu ý nghĩa :
+ Bếp lửa gợi lên sự tần tảo, chăm sóc, yêu thương cảu người bà dành cho người cháu trong những năm tháng đói nghèo, chiến tranh để trưởng thành và khôn lớn.
+ Bếp lửa gợi lên bao vất vả, cực nhọc của đời bà. Song bà nhóm bếp lửa cũng chính là nhóm lên sự sống, niềm vui, niềm tin và hi vọng cho cháu vào một tương lai phía trước.
+ Bếp lửa còn là biểu tượng của gia đình, quê hương, đất nước, cội nguồn đã nâng bước người cháu trên suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.
II, Đọc- hiểu văn bản
1, Hình ảnh bếp lửa – nơi bắt đầu nỗi nhớ( Khổ thơ đầu)
Dòng hồi tưởng bắt đầu từ hình ảnh thân thương, ấm áp về bếp lửa. Để rồi, từ hình ảnh bếp lửa ấy, dòng kỉ niệm về bà thức dậy và được tái hiện:
 “Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
 Một bếp lửa ấp iu nồng đượm”
- Trước hết, đó là hính ảnh bếp lửa tả thực, nhỏ bé, gần gũi, quen thuộc trong mỗi gia đình tự bao giờ.
- Hình ảnh ẩn dụ “ấp iu nồng đượm” :
+ Gợi đến bàn tay cần mẫn, khéo léo, chính xác của người nhóm lửa.
+ Gợi tấm lòng chi chút của người nhóm lửa.
-Từ “bếp lửa” được điệp lại hai lần:
+ Gợi bóng dáng của người bà, người mẹ tần tảo, thức khuya dậy sớm chăm sóc cho chồng, cho con.
+ Diễn tả dòng cảm xúc dâng tràn ùa về kí ức
- Từ láy “chờn vờn”:
 + Miêu tả bếp lửa với ngọn lửa bốc cao, bập bùng, tỏa sáng, ẩn hiện giữa màn sương sớm
+ Bếp lửa ấy mờ tỏa, chờn vờn trong kí ức về những năm tháng tuổi thơ được sống bên bà của nhà thơ
Một cách tự nhiên, hình ảnh bếp lửa đã làm trỗi dậy dòng cảm xúc yêu thương mãnh liệt trong người cháu:
 “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”
- Bộc lộ sự thấu hiểu đến tận cùng của sự vất vả, nhọc nhằn, lam lũ của đời bà
- Chữ “thương” dùng thật đắt qua vần thơ cảm thán, diễn tả cảm xúc đến rất tự nhiên và lan tỏa tâm hồn người cháu
=> Hình ảnh “bếp lửa” đã khơi dậy trong lòng người cháu bao cảm xúc để những dòng hồi tưởng, kí ức đó ùa về khiến người cháu không khỏi xúc động
2, Những kỉ niệm tuổi thơ bên bà và kỉ niệm với bếp lửa
a, Những kỉ niệm hồi lên 4 tuổi
Đó là kỉ niệm tuổi thơ với những năm tháng gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn:
 “Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
 Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
 Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy”
- Thành ngữ “đói mòn đói mỏi”:
+ Miêu tả một hiện thực đau thương trong lịch sử: Năm 1945, do chính sách cai trị hà khắc của phát xít Nhật và thực dân Pháp đã khiến hơn hai triệu đồng bào ta chết đói
+ Câu thơ trĩu xuống, khiến lòng người như nao nao, nghẹn ngào khi nghĩ về kí ức tuổi thơ ấy.
- Hình ảnh “Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy” phần nào diễn tả hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn của người cha phải bươn chải kiếm sống đủ nghề.
- Hình ảnh “đói mòn đói mỏi” và “khô rạc ngựa gầy” là những hình ảnh đậm chất hiện thực, đặc tả được sự xơ xác, tiều tụy của những con người trong cuộc mưu sinh.
Trong những năm đói khổ ấy, cháu cùng bà nhóm lửa:
 “Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
 Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”
- Khói bếp của bà chẳng làm no lòng cháu nhưng đã lưu giữ một kỉ niệm sống mãi không nguôi: mùi khói đã hun nhèm mắt cháu để đến bây giờ nghĩ lại “sống mũi còn cay”.
- Tác giả nhắc đi nhắc lại từ: “mùi khói”, “khói hun” gợi một sự ám ảnh về một thời gian khó đã đi qua.
- Cảm giác cay cay vì khói bếp và cái cay cay bởi nỗi xúc động của người cháu như hòa quyện, quá khứ và hiện tại như đồng hiện trên từng dòng thơ.
=>Những hình ảnh, những kỉ niệm bên bà, bên bếp lửa đã cho thấy một tuổi thơ gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn và đầy ám ảnh của tác giả. Để rồi khi đã đi xa, ông không khỏi xúc động mỗi khi nghĩ về bà và những kỉ niệm bên bà.
b, Những kỉ niệm hồi lên tám tuổi:
* Đó là những năm tháng cháu sống trong sự cưu mang, dạy dỗ của bà:
 “Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa”
- Gợi khoảng thời gian tám năm ròng cháu được sự yêu thương, che chở, bao bọc của bà
- Tám năm ấy, cháu sống cùng bà vất vả, khó khăn nhưng đầy tình yêu thương.
- Bếp lửa hiện diện như tình bà ấm áp, như chỗ dựa tinh thần, như sự cưu mang đùm bọc đầy chi chút của bà
*Đó là những năm tháng hồn nhiên, trong sáng và vô tư qua hình ảnh tâm tình với chim tu hú:
 “Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
 Tu hú kêu bà còn nhớ không bà?
 Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
 Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!”
- Tiếng chim tu hú – âm thanh quen thuộc của đồng quê mỗi độ hè về, để báo hiệu mùa lúa chin vàng đồng, vải chín đỏ cành.
- Tiếng chim tu hú như giục giã, như khắc khoải điều gì tha thiết lắm, khiến lòng người trỗi dạy những hoài niệm nhớ mong. Tiếng tu hú gợi nhớ, gợi thương:
+ Về tám năm kháng chiến chống Pháp “mẹ cùng cha công tác bận không về” bà vừa là cha, vừa là mẹ.
+ Về những năm tháng tuổi thơ, về một thời cháu cùng bà nhóm lửa, được sống trong tình yêu thương, đùm bọc, cưu mang trọn vẹn của bà:
 “Cháu ở cùng bà, bà kể cháu nghe
 Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”
Các động từ: “bảo, dạy, chăm” đã diễn tả sâu sắc tấm lòng bao la, sự chăm chút, nâng niu của bà đối với đứa cháu nhỏ. Các từ “bà” – “cháu” được điệp lại bốn lần, đan xen vào nhau như gợi tả tình bà cháu quấn quýt, yêu thương.
-> Bà vừa là bà, vừa là sự kết hợp cao quý giữa tình cha, nghĩa mẹ, ơn thầy.
* Tình yêu sự kính trọng bà của người cháu được thể hiện thật chân thành, sâu sắc qua câu thơ:
 “Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc”
- Hình ảnh con chim tu hú xuất hiện ở cuối khổ thơ với câu hỏi tu từ là một sự sáng tạo độc đáo của Bằng Việt nhằm diễn tả nỗi lòng da diết của mình khi nhớ về tuổi thơ, về bà:
 “Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
 Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”
+ Gợi hình ảnh chú chim đang lạc lõng, bơ vơ, côi cút ngao ngán được ấp ủ, che chở.
+ Đứa cháu được sống trong tình yêu thương, đùm bọc của bà đã chạnh lòng thương con tu hú. Và thương con tu hú bao nhiêu, tác giả lại biết ơn những ngày được bà yêu thương, chăm chút bấy nhiêu.
-> Trong khi hồi tưởng về quá khứ, người cháu luôn thể hiện nỗi nhớ thương vô hạn và lòng biết ơn bà sâu nặng
c, Những kỉ niệm thời bom đạn chiến tranh
Từ trong khói l

File đính kèm:

  • docphieu_hoc_tap_doc_hieu_ngu_van_lop_9_chuyen_de_tho_viet_nam.doc