Phiếu học tập Đọc hiểu Ngữ văn Lớp 9 - Chuyên đề: Thơ Nôm trung đại

Chép thuộc lòng bốn câu thơ đầu của văn bản “ Chị em Thúy Kiều” và trả lười câu hỏi sau:

Câu 1: Hãy nêu nội dung chính của khổ thơ em vừa chép? Hãy nêu vị trí đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều” trong Truyện Kiều?

Câu 2: Hãy giới thiệu vài nét chính về tác giả và nguồn gốc của Truyện Kiều?

Câu 3: Giải thích nghiã của từ “tố nga”?

Câu 4: Chỉ rõ biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ thứ ba và nêu hiệu quả của biện pháp đó?

Câu 5: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về bốn câu thơ em vừa chép?

 

doc 39 trang linhnguyen 20/10/2022 1100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phiếu học tập Đọc hiểu Ngữ văn Lớp 9 - Chuyên đề: Thơ Nôm trung đại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phiếu học tập Đọc hiểu Ngữ văn Lớp 9 - Chuyên đề: Thơ Nôm trung đại

Phiếu học tập Đọc hiểu Ngữ văn Lớp 9 - Chuyên đề: Thơ Nôm trung đại
Thân đoạn:
- Thời gian và không gian mùa xuân được diễn tả rất hay “Ngày xuân  sáu mươi”.
- Cánh én chao liệng gợi không gian bầu trời mùa xuân rộng lớn, bao la, có cảm giác về sự trôi qua rất nhanh của thời gian. Hình ảnh nhân hóa kết hợp ẩn dụ “con én đưa thoi” đã thể hiện rõ điều đó.
- “Thiều quang” là chỉ ánh sáng mùa xuân tươi đẹp, ấm áp của chín chục ngày xuân mà nay đã ngoài sáu mươi ngày tức là thời gian đã vào cuối xuân. Điều đó cho thấy sự nuối tiếc về thời gian của nhà thơ.
- Bức họa tuyệt đẹp của mùa xuân được đặc tả ở hai câu thơ “Cỏ non  bông hoa”.
- Cỏ non/ không chỉ gợi màu xanh non mềm mại, ngọt ngào mà nó /còn gợi sức sống mãnh liệt của đồng cỏ, đồng thời tượng trưng cho sức sống mãnh liệt của mùa xuân. Đặc biệt từ “tận” cho thấy được thảm cỏ bao la, rộng lớn, ngút ngàn tới chân trời.
- Nhà thơ đã sử dụng hiện tượng đảo ngữ “trắng điểm” vừa tả được sự tinh khôi, trong trẻo, vừa làm cho cảnh vật trở nên sinh động. Hơn nữa từ “điểm” làm cho cảnh vật trở nên có hồn, sống động.
* Kết đoạn( 1 câu): Khẳng định lại nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ Tham khảo câu kết đoạn: Với tài năng của mình bằng việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật, các từ ngữ có sức gợi tả lớn, Nguyễn Du đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên mùa xuân đầy sức sống với không gian cao rộng, tươi đẹp.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Đọc những câu thơ sau và trả lời câu hỏi:
Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh
Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân
 Ngựa xe như nước áo quần như nêm
Ngổn ngang gò đống kéo lên
 Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay( Cảnh ngày xuân)
Câu 1: Liệt kê các từ láy, từ ghép trong đoạn thơ. Những từ ấy gợi lên không khí và hoạt động của lễ hội như thế nào?
Câu 2: Tìm ít nhất 2 từ Hán Việt trong đoạn thơ và giải nghĩa?
Câu 3: Nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong 4 câu thơ:
Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân
 Ngựa xe như nước áo quần như nêm
 Câu 4: Từ lễ hội du xuân trong đoạn thơ, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về lễ hội mùa xuân hiện nay, bằng một đoạn văn khoảng 200 chữ?
Gợi ý:
Câu 1: Các từ láy: “nô nức, dập dìu, ngổn ngang”; các từ ghép : “thanh minh, gần xa, yến anh, chị em, sắm sửa, bộ hành, tài tử, giai nhân, ngựa xe, quần áo, vàng vó”. Những từ ấy gợi lên sự đông vui, tấp nập của lễ hội và tâm trạng náo nức, rộn ràng của những người đi hội.
Câu 2: Từ Hán Việt:
- Tài tử: những người con trai có tài, giỏi giang.
- Giai nhân: những người con gái đẹp, có địa vị.
Câu 3: Hai câu thơ: “Gần xa nô nức yến anh
 Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân”
Sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ và đảo ngữ
- “Yến anh” là hình ảnh ẩn dụ chỉ từng đoàn người nhộn nhịp đi chơi xuân như chim én, chim oanh bay ríu rít, qua đó gợi tả không khí đông vui, nhộn nhịp của lễ hội ngày xuân.
- Từ láy “ nô nức” được đảo lên trước “ yến anh” nhấn mạnh tâm trạng rộn ràng, náo nức của những người đi trảy hội.
- Hai câu thơ: Dập dìu tài tử giai nhân
 Ngựa xe như nước áo quần như nêm
Đã sử dụng phép tu từ hoán dụ, đảo ngữ và so sánh. “ Áo quần” là hình ảnh hoán dụ chỉ con người. Từ láy “ dập dìu” được đảo lên trước “ tài tử giai nhân” cùng hai hình ảnh so sánh “ ngựa xe như nước”, “ áo quần như nêm” đã gợi tả không khí đông vui, nhộn nhịp của lễ hội: người và xe qua lại không ngớt.
Câu 4: Từ lễ hội du xuân trong đoạn thơ, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về lễ hội mùa xuân hiện nay, bằng một đoạn văn khoảng 200 chữ?
1. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề
* Tham khảo câu mở đoạn: Nằm ở phần đầu Truyện Kiều, phần gặp gỡ và đính ước, đoạn trích cảnh ngày xuân của Nguyễn Du đã miêu tả bức tranh thiên nhiên và lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng của tiết thanh minh; qua đó, người đọc cảm nhận được nét đẹp đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, nét đẹp ấy vẫn còn lại cho đến ngày hôm nay.
2. Thân đoạn: Cần đảm bảo các ý sau:
a) Lễ hội mùa xuân trong thơ Nguyễn Du
	- Những câu thơ đầu đoạn trích, Nguyễn Du đã mở ra một không gian nền tuyệt đẹp của mùa xuân, để nổi lên không khí của lễ hội mùa xuân.
	- Lễ hội Thanh minh diễn ra trong tháng ba, có.
	+ Lễ tảo mộ: đi viếng mộ, đốt nhang, biếu tiền vàng cho người thân đã khuất để thể hiện tình cảm của người đang sống luôn nhớ tới người đã khuất. Đây là nét đẹp tâm linh của người Việt.
	+ Hội đạp thanh: Du xuân trên đồng cỏ xanh để ngắm cảnh: 
	- Không khí của lễ hội: đông vui, tưng bừng, náo nức như đàn chim yến, chim oanh.
	- Người đi lễ hội: trên con đường nhộn nhịp, ngựa xe như nước chảy, người đi lễ hội là những chàng trai, cô gái đẹp. Trong đó có cả chị em Thúy Kiều.
	Bằng một loạt các từ láy, từ ghép hai âm tiết là danh từ, động từ, tính từ ở mức độ dàỳ đặc, kết hợp với nghệ thuật ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, nhà thơ đã làm sống dậy không khí lễ hội du xuân. Đó là nét đẹp truyền thống văn hóa lễ hội của người Việt.
b) Suy nghĩ về lễ hội mùa xuân hôm nay
	Từ không khí lễ hội du xuân trong thơ Nguyễn Duy gợi cho chúng ta suy nghĩ về lễ hội mùa xuân hôm nay.
	- Lễ hội mùa xuân hôm nay vẫn tiếp nối những nét đẹp truyền thống từ xa xưa:
	+ Thời gian lễ hội : Ba tháng mùa xuân.
	+ Lễ hội diễn ra ở cả ba miền: Nơi nào cũng có những lễ hội đặc sắc tiêu biểu: lễ hội Yên Tử ở Quảng Ninh, lễ hội Chùa Hương ở Hà Nội, lễ Cầu Ngư của những người dân vùng biển miền Trung, Miền Nam,
	+ Người đi lễ hội không chỉ du xuân ngắm cảnh đẹp mà còn cầu mong cho cuộc sống an vui, tốt lành.
	+ Ngày nay, trong tiết Thanh minh chúng ta vẫn đi viếng mộ, đốt nhang, tiền vàng cho người thân đã khuất. Điều này thể hiện truyền thống thờ cúng tổ tiên.
	- Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay cũng xuất hiện một số mặt trái.
	+ Một số tệ nạn : mê tín di đoan, lợi dụng lễ hội để phục vụ lợi ích cá nhân,
	- Người đi lễ hội nhiều khi có hành động thiếu văn hóa: cướp lộc, chen lấn xô đẩy, ăn mặc phản cảm, vứt rác bừa bãi,
	- Bài học: Trân trọng giữ gìn và phát huy những nét đẹp văn hóa dân tộc qua những lễ hội mùa xuân nói riêng và lễ hội nói chung.
3. Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề
Tham khảo: Có thể nói, bằng nghệ thuật tả cảnh tài hoa, tỉnh yêu thiên nhiên, lòng thiết tha với những nét đẹp văn hóa dân tộc, Nguyễn Du đã gợi lại cảnh lễ hội mùa xuân tươi đẹp, cuốn hút, ông đã làm sống lại những giá trị văn hóa dân tộc trong những lễ hội mùa xuân hôm nay.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Cho câu thơ “Tà tà bóng ngả về tây”
Câu 1: Chép tiếp các câu thơ còn lại của bài
Câu 2: Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn thơ đó.
Câu 3: Chúng ta đều biết “nao nao” là từ láy diễn tả tâm trạng con người vậy mà Nguyễn Du lại viết “Nao nao dòng nước uốn quanh”. Cách dùng từ như vậy mang lại ý nghĩa như thế nào cho câu thơ?
Câu 4: Tâm trạng của con người được miêu tả bằng bút pháp nghệ thuật nào? Nêu nhận xét của em về những đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích “| Cảnh ngày xuân”.
 Câu 5: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên, có sử dụng thành phần biệt lập và một phép liên kết câu( gạch chân )?
GỢI Ý:
Câu 1: Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dang tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang( Cảnh ngày xuân)
Câu 2: Tả cảnh chị em Thúy Kiều khi du xuân trở về.
Câu 3: Từ “nao nao” là từ láy diễn tả tâm trạng con người nhưng Nguyễn Du đã sử dụng cho việc diễn tả cảnh vật. Điều này cho thấy cảnh đã được nhân hóa một cách tự nhiên và nhuốm màu tâm trạng của con người. Cảm giác một ngày vui đang còn mà đã linh cảm một điều gì đó không bình thường sắp xuất hiện, những dự báo về cảnh và người sẽ gặp: nấm mộ Đạm Tiên và chàng Kim Trọng.
Câu 4: Tâm trạng của con người được miêu tả bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình. Cảnh hoàng hôn với dòng nước, nhịp cầu nho nhỏ, khung cảnh “ thanh thanh” gợi buồn, như thấm cả những suy tư của con người. Nguyễn Du đã mượn cảnh vật để khám phá những rung động tinh tế trong tâm hồn người.
Những đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích “ Cảnh ngày xuân”: từ ngữ giàu chất tạo hình, sử dụng hiệu quả bút pháp chấm phá, điểm xuyết, tả cảnh ngụ tình và các biện pháp tu từ so sánh, đảo ngữ.
Câu 5: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên, có sử dụng thành phần biệt lập và một phép liên kết câu( gạch chân )?
* Mở đoạn: Đoạn thơ trích trong văn bản “Cảnh ngày xuân” nằm ở phần đầu Truyện Kiều, phần gặp gỡ và đính ước, của Nguyễn Du đã miêu tả cảnh du xuân trở về của chị em Thúy Kiều.
* Thân đoạn:	
- Cảnh vẫn mang cái nét thanh tao, trong trẻo của mùa xuân, rất êm dịu. Ánh nắng nhạt, khe nước nhỏ, nhịp cầu nho nhỏ bắc ngang. Mọi cử động đều rất nhẹ nhàng: mặt trời từ từ ngả bóng về tây, bước chân người thơ thẩn, dòng nước uốn quanh. Một bức tranh thật đẹp, thanh khiết.
- Cảnh đã có sự thay đổi về thời gian, không gian, không còn bát ngát, trong sáng, không còn cái không khí đông vui, náo nhiệt của lễ hội, tất cả đang nhạt dần, lam dần.
- Cảnh được cảm nhận qua tâm trạng. Những từ láy “tà tà, thanh thanh, nao nao” không chỉ biểu đạt sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người. Đặc biệt hai chữ “nao nao” đã nhuốm màu tâm trạng lên cảnh vật. Từ “thơ thẩn” có sức gợi tả rất lớn, chị em Thúy Kiều ra về trong bần thần, nuối tiếc.
- “Dan tay” tưởng là vui nhưng thực ra là chia sẻ nỗi buồn không thể nói hết. Cảm giác bâng khuâng, xao xuyến về một ngày du xuân đã hé mở vẻ đẹp của một tâm hồn thiếu nữ thiết tha với niềm vui cuộc sống, nhạy cảm và sâu lắng.
- Đoạn thơ hay bởi sử dụng các bút pháp cổ điển, tả cảnh gắn với tả tình, tả cảnh ngụ tình.
* Kết đoạn:Khẳng định lại nghệ thuật và nội dung của đoạn trích.
 Có thể nói, bằng nghệ thuật tả cảnh tài hoa, tình yêu thiên nhiên, lòng thiết tha với những nét đẹp văn hóa dân tộc, Nguyễn Du đã thể hiện thành công tâm trạng của hai chị em Thúy Kiều khi du xuân trở về.
VĂN BẢN: KIỂU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
( Trích Truyện Kiều- Nguyễn Du)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Cho câu thơ: “ Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân”
Câu 1: Hãy chép tiếp năm câu thơ tiếp theo? Cho biết những câu thơ đó được trích từ văn bản nào, của tác giả nào?
Câu 2: Hãy nêu vị trí đoạn trích?
Câu 3: Nêu nội dung chính của những câu thơ đó?
Câu 4: Giải thích nghĩa của từ “ khóa xuân”, “ bẽ bàng” và cụm từ “ mây sớm đèn khuya”.
Câu 5: Không gian nơi lầu Ngưng Bích được miêu tả như thế nào?
Câu 6: Tìm và phân tích một biện pháp được tác giả sử dụng trong những câu thơ trên?
Câu 7: Tâm trạng của Kiều ra sao?
Câu 8: Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về những câu thơ đó? Có sử dụng một thành phần phụ chú đã học( gạch chân thành phần đó)
Gợi ý
Câu 1: Những câu thơ trích từ văn bản “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”, trong tác phẩm “ Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
Câu 2: Nằm ở phần thứ hai của tác phẩm ( Gia biến và lưu lạc). Sau khi biết mình bị lừa vào chốn lầu xanh. Kiều uất ức định tự vẫn. Tú Bà vờ hứa hẹn đợi Kiều bình phục sẽ gả chồng cho nàng vào nơi tử tế, rồi đưa Kiều giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, đợi thực hiện âm mưu mới.
Câu 3: Nội dung: Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Kiều ở lầu Ngưng Bích.
Câu 4: 
“ khóa xuân” là khóa kín tuổi xuân, ý nói cấm cung ( con gái nhà quyền quý thời xưa không được ra khỏi phòng ở); ở đây, nói việc Kiều bị giam lỏng.
 “ bẽ bàng”: xấu hổ, tủi thẹn
 “ mây sớm đèn khuya”: gợi thời gian tuần hoàn khép kín.
Câu 5: Không gian nơi lầu Ngưng Bích được miêu tả :
Rộng lớn, mênh mông, bát ngát: các hình ảnh “ non xa”, “ trăng gần”, “ bốn bát ngát” mở ra không gian cao rộng, xa, gợi tả hình ảnh lầu Ngưng Bích chơi vơi, chênh vênh, đơn độc.
\Trống trải, hoang vắng, không có dấu hiệu của sự sống: các từ “ cát vàng”, “ bụi hồng” ,” cồn nọ”, “ dặm kia” phủ định sự sống, gợi sự ngổn ngang của cảnh vật. Căp tiểu đối “mây sớm”- “đèn khuya” gợi vòng thời gian tuần hoàn, khép kín.
Câu 6: Biên pháp nghệ thuật liệt kê “cát vàng”, “bụi hồng” đã nói lên sự phai nhạt của sự sống và ngổn ngang của cảnh vật
Biên pháp nghệ thuật liệt kê “cát vàng”, “cồn nọ”, “bụi hồng”,  trải đều ở các câu thơ đã gợi lên sự ngổn ngang trong lòng Thúy Kiều.
Câu 7: Tâm trạng của Kiều : Cô đơn, lẻ loi, buồn tủi đến cùng cực, không người bầu bạn, sẻ chia. Từ láy “ bẽ bàng” gợi lên cả nỗi tủi hổ, cay đắng của thân phận cô gái bị ép làm gái làng chơi. Lòng nàng cũng ngổn ngang với bao nỗi niềm riêng, thương cha nhớ mẹ, day dứt với người yêu,..Đứng trước cảnh mà không đành lòng ngắm cảnh, vẫn nặng trĩu ưu tư- “ nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng” chính là thế.
Câu 8: Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về những câu thơ đó?
Mở đoạn:
Đoạn thơ trích trong văn bản “Kiều ở lầu Ngưng Bích” nằm ở phần hai Truyện Kiều, Gia biến và lưu lạc, của Nguyễn Du đã rất thành công trong việc thể hiện hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Kiều ở lầu Ngưng Bích.
Thân đoạn:
- Sau bao sóng gió dập vùi, lầu Ngưng Bích là chốn yên thân của Thúy Kiều. Hai chữ “khóa xuân” đã nói lên hoàn cảnh đáng thương đang bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích của Kiều. Đặc biệt, từ “khóa xuân” thường được sử dụng để chỉ người con gái đẹp trong gia đình quyền quý thời xa xưa bị khóa kín tuổi xuân trong những khuôn khổ, phép tắc của gia đình và xã hội. Ở đây, Nguyễn Du đã sử dụng từ “khóa xuân” với hàm ý mỉa mai để nói về cảnh ngộ xót xa, trớ trêu của Thúy Kiều.
- Quang cảnh xung quanh lầu Ngưng Bích hiện lên mênh mông, hoang vắng và lạnh lẽo. Không gian vô cùng rộng lớn, mênh mông, bát ngát. Hình ảnh “non xa, trăng gần” gợi không gian dài rộng, cao sâu vô tận. Đồng thời gợi sự chơ vơ, chênh vênh, trơ trọi của lầu Ngưng Bích. Từ láy “bát ngát” càng tô đậm hơn cái vô cùng, vô tận của không gian.
- Không gian vô cùng trống trải, hoang vắng, không có dấu hiệu của sự sống. Hình ảnh liệt kê “cát vàng”, “bụi hồng” đã nói lên sự phai nhạt của sự sống và ngổn ngang của cảnh vật. Cặp tiểu đối “mây sớm” và “đèn khuya” gợi nỗi hắt hiu, trống vắng mênh mông của thiên nhiên
- Quang cảnh xung quanh lầu Ngưng Bích cô liêu, thiếu vắng sự sống, gợi nỗi buồn cho thân phận nhân vật. Quang cảnh đã gợi ở Kiều bao nỗi niềm tâm trạng. Sự cô đơn, lẻ loi đến cùng cực. Cụm từ “mây sớm đèn khuya” gợi thời gian tuần hoàn, khép kín. Tất cả như giam hãm con người và khắc sâu thêm nỗi cô đơn. Trong khung cảnh “bốn bề bát ngát” đó, Kiều chỉ biết bầu bạn với những vật vô tri, vô giác.
- Sự ngổn ngang tram mối day dứt, âu lo. “Xa trông” gợi lên sự trông ngóng của Thúy Kiều về một dấu hiệu của sự sống hay quen biết nào đó. Hình ảnh liệt kê “cát vàng”, “cồn nọ”, “bụi hồng”,  trải đều ở các câu thơ đã gợi lên sự ngổn ngang trong lòng Thúy Kiều.
- Nỗi chua xót, “bẽ bàng” cho thân phận. Bị đày đọa trong không gian vô cùng và thời gian vô tận lại càng khắc sâu nỗi cô đơn cùng cực khiến nàng cảm thấy “bẽ bàng”. Cum từ “như chia tấm lòng” diễn tả nỗi niềm chua xót, nỗi lòng tan nát của Kiều 
Kết đoạn: Tóm lại, bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình, kết hợp hệ thống hình ảnh ước lệ, ngôn ngữ giàu sắc thái biểu cảm; Nguyễn Du đã khắc họa bức tranh thiên nhiên mênh mông, vắng lặng và trên nền của khung cảnh ấy là hình ảnh nàng Kiều lẻ loi, cô độc với bao nỗi niềm tâm sự đau thương.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Cho câu thơ: “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng”
Câu 1: Hãy chép tiếp bảy câu thơ tiếp theo?
Câu 2: Giải nghĩa “chén đồng”, “quạt nồng ấp lạnh”.
Câu 3: Đoạn trích trên nói về nỗi nhớ của Kiều với ai? Theo em nỗi nhớ của Kiều có hợp lí và logic không? Vì sao?
Câu 4: Em hiểu như thế nào về hình ảnh “ tấm son”?Ghi lại câu thơ trong một bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có hình ảnh đó và cho biết tên tác giả?
Câu 5: Chép lại câu hỏi tu từ trong bốn câu thơ đầu đoạn thơ và nêu tác dụng của nó?
Câu 6: Tại sao tác giả không dùng từ “nhớ” mà lại dùng từ “tưởng”, dùng chữ “ xót” mà không dùng từ “ thương”?
Câu 7: Giải thích “ Sân Lai”, “ gốc tử” và nêu tác dụng của việc sử dụng điển cố, điển tích đó?
Câu 8: Cho biết tâm trạng của Thúy Kiều khi nghĩ về cha mẹ?
Câu 9: Viết một đoạn văn khoảng 15 – 20 câu theo phép lập luận quy nạp nêu cảm nhận của em về những phẩm chất của Kiều được thể hiện ở đoạn trích trên. Trong đoạn văn có sử dụng một phép thế để liên kết (gạch từ ngữ sử dụng trong phép thế).
Gợi ý:
Câu 1: Hs chép tiếp bảy câu thơ tiếp theo.
Câu 2: 
Giải nghĩa “chén đồng”: chén rượu thề nguyền cùng lòng cùng dạ (đồng tâm) với nhau.
“Quạt nồng ấp lạnh”: Mùa hè, trời nóng bức thì quạt cho cha mẹ ngủ, mùa đông trời lạnh thì nằm trước trong giường (ấp chiếu chăn) để khi cha mẹ ngủ, chỗ nằm đã ấm sẵn. Ý cả câu nói về sự lo lắng không biết ai sẽ phụng dưỡng, chăm sóc cho cha mẹ.
Câu 3: Đoạn trích trên nói về nỗi nhớ của Kiều với Kim Trọng và cha mẹ.
Theo em nỗi nhớ đó rất hợp lí và logic vì: Thúy Kiều nhớ Kim Trọng trước cha mẹ vì:
+ Đối với cha mẹ: Trước khi tai biến xảy ra, Kiều đã hi sinh mối tình đầu, bán mình chuộc cha, đã làm tròn bổn phận của người con.
+ Còn đối với Kim Trọng: Kiều cảm thấy phụ tình chàng, không giữ được lời hẹn ước với chàng.
Câu 4: “ tấm son” là một hình ảnh ẩn dụ, chỉ tấm lòng thủy chung son sắt của Kiều dành cho Kim Trọng
Bài “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương cũng có câu thơ có hình ảnh đó: “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
 Mà em vẫn giữu tấm lòng son.”
Câu 5: Câu hỏi tu từ “ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” có tác dụng khẳng định tình cảm đậm sâu, chung thủy không bao giờ phai mà Kiều dành cho Kim Trọng.
Câu 6:
- Nguyễn Du không dùng từ “nhớ” mà lại dùng từ “tưởng” bởi “ tưởng” vừa là nhớ nhung, vừa là hình dung, tưởng tượng về người yêu. Kỉ niệm đêm trăng thề nguyền cùng hình ảnh Kim Trọng ở nơi xa mong ngóng mình như hiển hiện trong tâm trí Kiều. Và vì thế, nỗi đau đớn và nhớ thương người yêu của kiều mới càng được thể hiện rõ nét hơn.
- Ông dùng chữ “ xót” mà không dùng từ “ thương” bởi “ xót” vừa là thương vừa diễn tả được nỗi đau đớn, xót xa của Kiều khi nghĩ về cha mẹ, khi hình dung ra cảnh cha mẹ già ở quê hương vẫn ngày đêm tựa cửa đau đáu chờ tin mình. Nàng “ xót” bởi cha mẹ đã tuổi cao, sức yếu mà thiếu người chăm sóc.
-> Cách dùng từ của Nguyễn Du thật tinh tế, diễn tả chính xác tâm tư, nỗi lòng của Kiều.
Câu 7:
 - “ Sân Lai”: sân nhà nlaox Lai Tử, ở đây chỉ sân nhà cha mẹ Kiều. Theo “ Hiếu tử truyện”, lão Lai Tử người nước Sở thời Xuân Thu rất có hiếu, tuy đã già những vẫn nhảy múa ở ngoài sân cho cha mẹ xem để mua vui cho cha mẹ.
,“ gốc tử”: gốc cây thị do cha mẹ trồng, ý chỉ cha mẹ.
->Tác dụng của việc sử dụng điển cố, điển tích : Làm rõ tấm lòng hiếu thảo của Kiều với cha mẹ.
Câu 8: Nỗi lòng của Thúy Kiều khi nghĩ về cha mẹ: nhớ thương, xót xa, lo lắng vì cha mẹ đã già mà không biết có ai chăm sóc; day dứt, dằn vặt vì mình không thể ở bên.
Câu 9:
 - Đoạn văn quy nạp
- Nội dung: Đảm bảo các ý chính nêu cảm nhận về những phẩm chất của Kiều được thể hiện ở đoạn trích
+ Lòng thủy chung, tình yêu mãnh liệt
. Nhớ Kim Trọng da diết
. Xót xa khi nghĩ đến cảnh Kim Trọng ngày đêm ngóng chờ mình
. Khẳng định tình yêu của mình với Kim Trọng không bao giờ phai nhạt.
+ Lòng hiếu thảo hết mực với mẹ cha:
. Hiểu rõ tấm lòng đau đớn, nhớ nhung con của cha mẹ, vì thế mà càng xót xa hơn khi nghĩ đến cảnh cha mẹ vì mình mà vò võ ngóng trông
. Lo lắng vì mình không thể ở gần để ngày đêm phụng dưỡng song thân.
. Xót xa nghĩ tới cảnh cha mẹ mỗi ngày một già yếu mà mình thì vẫn ở “bên trời góc bể”
+ Lòng vị tha hết mực:
. Trong cảnh ngộ bị lưu lạc, đọa đầy trong chốn lầu xanh, nàng vẫn luôn nghĩ và lo lắng cho người thân hơn cả lo nghĩ cho mình
. Nàng luôn tự trách, tự nhận lỗi về mình trong mọi việc.
* Sử dụng đúng phép thế để liên kết(gạch dưới)
**Đoạn văn tham khảo:
Đoạn thơ trên trích trong văn bản “Kiều ở lầu Ngưng Bích” trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, nói về nỗi nhớ Kim Trọng và cha mẹ. Trước hết nàng đau đớn nhớ tới chàng Kim. Điều này vừa phù hợp với quy luật tâm lí vừa thể hiện sự tinh tế của ngòi bút Nguyễn Du. Nhớ tới người tình là nhớ đến tình yêu nên bao giờ Kiều cũng nhớ tới lời thề đôi lứa “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng” vừa mới hôm nào nàng và chàng cùng uống chén rượu thề, thề nguyền son sắc, hẹn ước trăm năm dưới trời trăng vằng vặc mà nay mỗi người mỗi ngả, mối duyên tình ấy đã được cắt đứt đột ngột. Nàng xót xa ân hận như một kẻ phụ tình, đau đớn khi hình dung cảnh người yê

File đính kèm:

  • docphieu_hoc_tap_doc_hieu_ngu_van_lop_9_chuyen_de_tho_nom_trung.doc