Phiếu học tập Đọc hiểu Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề: Thơ hiện đại (Phần 1)

Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi:

“Ông nằm vật trên giường vắt tay lên trán nghĩ ngợi vẩn vơ. Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em. Ồ, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm. Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá.”

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2015)

Câu 1: Nhân vật ông lão được nói đến trong đoạn trích trên là ai? “ Ông lão” đang trong hoàn cảnh như thế nào?

 Câu 2: Phân tích giá trị của phép điệp và phép liệt kê trong đoạn trích.Giải thích từ “ bông phèng, khướt”, so sánh điểm giống và khác nhau giữa hai từ “ miên man” và “mê man”.

Câu 3: Chỉ rõ tác dụng của hình thức ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 4: “ Ồ”, “ Chao ôi” là thành phần biệt lập cảm thán hay câu cảm thán? Vì sao? Những từ đó là lời của ai? Có ý nghĩa gì?

Câu 5: Phân tích và chỉ ra câu văn sau thuộc loại câu nào: Cũng hát hỏng, bông :phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày.

Câu 6: Điều gì khiến ông lão cảm thấy “náo nức hẳn lên”? Lẽ ra nhớ làng như vậy, nhân vật sẽ rất muốn về làng nhưng vì sao ở phần sau của truyện, nhân vật lại có suy nghĩ: “Về làm gì cái làng ấy nữa.” Từ đó, em hiểu gì về nhân vật này?

Câu 7: Cảm nhận của em từ 3- 5 câu về tình cảm của nhân vật ông Hai trong đoạn văn trên( có sử dụng câu ghép và câu có chứa thành phần phụ chú)

 

doc 56 trang linhnguyen 20/10/2022 1680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phiếu học tập Đọc hiểu Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề: Thơ hiện đại (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phiếu học tập Đọc hiểu Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề: Thơ hiện đại (Phần 1)

Phiếu học tập Đọc hiểu Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề: Thơ hiện đại (Phần 1)
nh cách gì của bé Thu? Vì sao con bé lại phản ứng như vậy?
Câu 5: Câu cuối cùng của đoạn trích chứa thành phần biệt lập nào? Hãy chỉ rõ?
Gợi ý: 
Câu 1: Đoạn trích trên trích từ văn bản “ Chiếc lược ngà” của tác giả Nguyễn Quang Sáng.
Câu 2: Trong đoạn trích, bé Thu đã vi phạm phương châm lịch sự vì nói trống không với ba: “ Vô ăn cơm!”, “ “ Cơm chín rồi!”
Câu 3: Câu “ Cơm chín rồi!”
Nghĩa tường minh: thông báo cơm đã chín.
Nghĩa hàm ý: bảo ông Sáu vào ăn cơm.
Câu 4: Trong đoạn trích Thu tỏ ra là một cô bé có cá tính, ương bướng, ngang ngạnh khi nhất quyết không chịu gọi ông Sáu là ba, lại còn nói trống không. Con bé phản ứng như vậy vì ông Sáu không giống như người ba trong bức hình chụp chung với má nó.
Câu 5: Câu cuối cùng của đoạn trích chứa thành phần biệt lập tình thái: “ Có lẽ”
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Cho đoạn văn sau: Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén nó. Nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng ra, cơm văng tung toé cả mâm. Giận quá và không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên :	.
- Sao mày cứng đầu quá vậy, hả ?
Tôi tưởng con bé sẽ lăn ra khóc, sẽ giẫy, sẽ đạp đổ cả mâm cơm, hoặc sẽ chạy vụt đi. Nhưng không, nó ngồi im, đầu cúi gằm xuống. Nghĩ thế nào nó cầm đũa, gắp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm. Xuống bến, nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tối cố làm cho dây lòi tối khua rổn
ráng, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông. Nó sang qua nhà ngoại, mét với ngoại và khóc ở bên ấy.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà, trong Ngữ văn 9, tập một,
NXB Giáo dục, 2005, trang 197)
Đoạn truyện được kể theo ngôi thứ mấy ? Ai là người kể chuyện ? Kể về ai ?
Nêu tóm tắt mối quan hệ tình cảm giữa hai nhân vật được kể trước khi sự việc này xảy ra.
Sự việc kể trên giữ vai trò như thế nào trong câu chuyện ?
a) Viết đoạn văn khoảng 15 câu về nhân vật bé Thu từ khi gặp ông Sáu đến khi sang nhà bà ngoại; trong đoạn văn có sử dụng khỏi ngữ và. phần phụ chú.
b) Chỉ rõ cách trình bày nội dung đoạn văn em vừa viết.
 Gợi ý:
Đoạn truyện được kể theo ngôi thứ nhất. Người kể chuyên là ông Ba, một nhân vật trong truyện. Đoạn truyện kể về cha con ông Sáu : ông Sáu gắp cho bé Thu cái trứng cá vào bát cơm nhưng con bé hất ra mâm. Rồi nó gắp lại vào bát. Sau đó, nó bỏ sang ngoại.	
Quan hệ giữa hai cha con ông Sáu trước đó đã không êm ả : Hai cha con gặp nhau sau tám năm xa cách, bé Thu không nhận ra ông Sáu là cha nên nó đối xử với ông như với người xa lạ. Còn ông Sáu, dù đã cố gắng vỗ về nó để mong được gọi là ba nhưng không thành.
Sự việc trên giữ vai trò thắt nút câu chuyện.
Viết đoạn vãn :
Về hình thức : tự chọn bố cục, trong đoạn phải có câu văn dùng khởi ngữ và phần phụ chú.
Về nội dung : phân tích được quá trình phát triển thái độ của Thu từ khi gặp ông Sáu đến khi sang ngoại :
Không nhận ra : sợ hãi.
Sau đó : cố tình bướng bỉnh.
Rồi khước từ sự chăm sóc của ông Sáu.
Cần chỉ ra được cách trình bày nội dung trong đoạn văn.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Cho đoạn văn sau: Chúng tôi mọi người- kể cả, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi.Nhưng Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”
1. Chỉ ra thành phần biệt lập trong câu văn đầu tiên của đoạn trích?
2. Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt nào?
3. Phân tích giá trị của các phép tu từ được sử dựng trong đoạn văn?
4. Xét theo mục đích nói, câu “ Ba ở nhà với con!” thuộc kiểu câu gì?
Gợi ý:
1. Câu văn đầu đoạn chứa thành phần biệt lập phụ chú: “ Chúng tôi- mọi người, kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi”.
2. Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả và biểu cảm.
3. Các phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn:
- Phép so sánh “ Tiếng kêu của nó như tiếng xé”, “ nó vừa kêu nó vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc” và ẩn dụ “ xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người” làm nổi bật nỗi xúc động, sự lưu luyến của bé Thu dành cho ba trong giờ phút chia tay, qua đó cho thấy tình yêu thương mãnh liệt của bé Thu dành cho ba.
- Phép liệt kê: “ nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa” thể hiện hành động cuống quýt, vồ vập; làm rõ tình yêu ba mãnh liệt của bé Thu.
4. Xét về mục đích nói, câu “ Ba ở nhà với con!” thuộc kiểu câu cầu khiến.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
Cho đoạn văn sau: “ Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi li của Mĩ,Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi”
1. Chép lại hai câu văn chứa hình ảnh so sánh và nêu tác dụng của hình ảnh so sánh ấy?
2. Xét theo cấu tạo, các từ “ tỉ mỉ”, “ tẩn mẩn” thuộc kiểu từ gì? Nêu tác dụng của các từ đó?
3. Dòng chữ khắc trên sống lưng lược ‘ Yêu nhớ tặng Thu con của Ba” có ý nghĩa gì?
4. Tại sao bác Ba nói “ Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh”?
5. Chép lại câu văn chứa thành phần phụ chú và gạch chân thành phần đó?
6. Cái nhìn của ông Sáu dành cho bác Ba trong những giây phút cuối của cuộc đời có ý nghĩa gì?
7. Trong câu “ Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi”, tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp đó?
8. Qua đoạn trích, em thấy được điều gì về tình cảm ông Sáu dành cho con?
9. Viết đoạn văn khoảng 200 chữ suy nghĩ về tình phụ tử?
Gợi ý:
1.Câu văn chứa hình ảnh so sánh: “ Những lúc rảnh rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố cong như người thợ bạc”.
Tác dụng: Tô đậm sự tỉ mỉ, cẩn thận và tâm huyết của ông Sáu khi làm chiếc lược ngà cho con, qua đó cho thấy tình yêu thương con sâu sắc, mãnh liệt của ông.
2. Xét theo cấu tạo các từ “tỉ mỉ”, “tẩn mẩn” là từ láy
Tác dụng: “tỉ mỉ”, “ tản mẩn” có nghãi là kĩ từng tí một, rất cẩn thận, tập tri=ung. Các từ láy cho thấy sự tỉ mỉ, cẩn thận, tâm huyết của ông Sáu khi làm chiếc lược ngà cho con và tình yêu thương con sâu sắc, mãnh liệt của ông.
3. Dòng chữ trên sống lưng lược “ Yêu nhớ tặng Thu con của Ba” có ý nghĩa khẳng định tình yêu thương và nỗi nhớ mong con vô bờ, thường trực của ông Sáu.
4. Bác Ba nói “ Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con nhưng nó gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh.” Bởi ông Sáu đã hoàn thành được lời hứa với con, nỗi nhớ thương con và cả sự ân hận vì đxa đánh con vẫn giày vò ông bấy lâu cũng xoa dịu đi phần nào.
5. Câu văn chứa thành phần phụ chú:
- “ Một ngày cuối năm năm mươi tám- năm đó ta chưa võ trang- trong một trận càn lớn của quân Mĩ- ngụy, anh Sáu bị hi sinh”.
6. Cái nhìn của ông Sáu dành cho bác Ba là sự trăng trối không lời, có ý nghãi thiêng liêng hơn một lời di chúc. Đó là sự ủy thác về ước nguyện cuối cùng của một người cha.
7. Trong câu “ Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi.”, tác giả sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh. Cụm từ “ nhắm mắt đi xuôi” được dùng để nói về cái chết của ông Sáu nhằm tránh gây cảm giác mất mát, đau thương trước sự ra đi của nhân vật.
8. Tình cảm ông Sáu dành cho con: yêu thương con vô bờ bến, luôn nhớ về con, khao khát được gặp con và day dứt vì đã trót đánh con.
9. 
* Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận
Tham khảo câu mở đoạn: Tình phụ tử là một trong những tình cảm rất đỗi thiêng liêng của mỗi con người.
* Thân đoạn:
- Giải thích: Tình phụ tử là tình cảm yêu thương, gắn bó giữa cha và con.
- Bàn luận:
+ Biểu hiện của tình phụ tử 
. Cha yêu thương, che chở, hi sinh tất cả vì con.
. Con kính trọng, yêu thương , biết ơn cha.
( Lấy ví dụ trong văn học và thực tế để làm rõ)
- Sức mạnh của tình phụ tử
. Là tình cảm thiêng liêng, cao quí, giúp hình thành nhân cách cho con, dạy con biết yêu thương, sống có lòng biết ơn.
. Là nguồn sức mạnh tinh thần vô giá tiếp sức cho cả cha và con trên đường đời để có thể vượt qua nhiều trở ngại, khó khăn.
. Là niềm an ủi, vỗ về, chở che, bao dung khi con vấp ngã hay mắc sai lầm.
- Đánh gíá, mở rộng:
+ Đánh giá: Tình phụ tử là tình cảm tự nhiên, thiêng liêng và bất diệt.
+ Cảm thông với những người bất hạnh không được sống trong tình phụ tử.
- Bài học: 
+ Chúng ta cần giữ gìn và trân trọng tình cảm thiêng liêng này.
+ Làm một người con hiếu thảo, học tập và rèn luyện, trở thành người có ích, để báo đáp công ơn của cha .
+ Liên hệ bản thân.
* Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề nghị luận.
Tham khảo câu kết đoạn: Tóm lại, tình phụ tử là điểm tựa vững chắc trong cuộc đời mỗi người.
VĂN BẢN: LẶNG LẼ SAPA( Nguyễn Thành Long)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Cho đoạn văn sau:
“Những nét hớn hở trên mặt người lái xe chợt duỗi ra rồi bẵng đi một lúc, bác không nói gì nữa. Còn nhà họa sĩ và cô gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mắt bỗng hiện lên đẹp một cách kì 1ạ. Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe.”
Câu 1: Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Của tác giả nào? Hãy giới thiệu đôi nét về tác giả và hoàn cảnh sáng tác của văn bản đó? 
Câu 2: Đoạn trích miêu tả cảnh gì? Cảnh được miêu tả dưới điểm nhìn của ai? Điểm nhìn ấy đem lại nét đặc sắc như thế nào cho cảnh? Từ điểm nhìn, tác giả đã giúp ta nhận biết được ngôi kể của truyện ngắn. Truyện được kể theo ngôi nào? Tác dụng của ngôi kể ấy là gì? Những tác phẩm nào trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có cùng ngôi kể (ghi rõ tên tác giả)?
Câu 3: “Cảnh trước mắt bỗng hiện lên đẹp một cách kì 1ạ” qua biện pháp tu từ nào? Tác dụng của biện pháp tu từ đó trong tái hiện cảnh?
Câu 4: Các động từ “cuộn”, “lăn”, “rơi”, “luồn” được sắp xếp theo trật tự nào? Hiệu quả của cách lựa chọn trật tự ấy?
Câu 5: Trong truyện LLSP, thiên nhiên nhiều lần có mặt. Điều đó có ý nghĩa thế nào với việc thể hiện chủ đề tác phẩm?
Câu 6: Viết đoạn văn Tổng – Phân – Hợp khoảng 12 câu cảm nhận đoạn trích trên để làm rõ chất thơ trong cảnh thiên nhiên ở Sa Pa .
Gợi ý:
Câu 1: Đoạn trích trích trong tác phẩn Lặng lẽ Sapa của Nguyễn Thành Long
* Nhà văn Nguyễn Thành Long ( 1925 – 1991), quê ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, thuở nhỏ, ông sống chủ yếu ở Quy Nhơn ( Bình Định), năm 18 tuổi ông chuyển ra học ở Hà Nội. Sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Thành Long tham gia kháng chiến chống Pháp ở khu V và bắt đầu viết văn. Sau năm 1954, ông tập kết ra Bắc, công tác tại Hội Nhà văn Việt Nam, chuyền về sáng tác và biên tập. Ông là cây bút chuyên về truyện ngắn và bút kí.
	- Đặc điểm phong cách nghệ thuật: truyện của Nguyễn Thành Long hấp dẫn người đọc bằng giọng văn trong sáng, giàu chất thơ, nhẹ nhàng thoải mái, cốt truyện tưởng như giản đơn mà rất giàu ý nghĩa khái quát. Tiêu biểu cho phong cách: nhẹ nhàng kín đáo mà rất sâu sắc mà thấm đẫm chất thơ.
	- Tác phẩm chính: 
	+ Kí : Bát cơm Cụ Hồ ( 1955); Gió bắc nồm (1956)
	+ Truyện : Ta và chúng nó ( 1950), Chuyện nhà chuyện xướng ( 1962), những tiếng vỗ cánh ( 1967), Giữa trong xanh ( 1972), Nửa đêm về sáng ( 1978), Lí Sơn mùa tỏi ( 1980), sáng mai nào, xế chiều nào ( 1984)
* Hoàn cảnh sáng tác: Lặng lẽ Sa Pa là kết quả của chuyến công tác ở Lào Cai trong mùa hè năm 1970, sau này được in trong tập Giữa trong xanh ( 1972). Đây là truyện ngắn tiêu biểu ở đề tài viết về cuộc sống mới hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc.
Câu 2: Đoạn trích miêu tả cảnh thiên nhiên Sapa.Cảnh được miêu tả dưới điểm nhìn của ông họa sĩ. Điểm nhìn ấy đem lại nét đặc sắc cho cảnh – nó giống như một bức họa lung linh, kì ảo, có hình khối, đường nét, màu sắc.Truyện được kể ở ngôi thứ ba, đặt điểm nhìn trần thuật là ông họa sĩ.
Tác dụng: 
+ Người kể chuyện có thể nhập vào cái nhìn của nhân vật để quan sát, miêu tả.
+ Thể hiện cách đánh giá khách quan của người kể đối với nhân vật.
Những tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 9 cũng cùng ngôi kể: Làng - Kim Lân, Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ.
Câu 3: Biện pháp tu từ:
 Nhân hóa qua hình ảnh “nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây”, “nắng mạ bạc cả con đèo”=> gợi không gian như bừng sáng, khiến cảnh vật thêm lung linh.
Nhân hóa: “mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe.” =>Cảnh vật sống động, dường như con người đang đi trong mây, gợi được linh hồn của thiên nhiên Sa Pa.
Sa Pa còn hiện lên với hình ảnh nhân hóa của những cây thông và những cây tử linh.
Sử dụng biện pháp liệt kê để phô bày tất cả những nét riêng, đặc trưng và độc đáo của thiên nhiên Sa Pa.
Tác giả đã tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện, cảnh vật trở nên sinh động làm nền cho hoạt động của nhân vật. Thiên nhiên Sa Pa thơ mộng, tĩnh lặng càng là rõ chủ đề của tác phẩm.
Câu 4: Các động từ “cuộn”, “lăn”, “rơi”, “luồn” được sắp xếp thể hiện thứ tự trước sau của sự vật. Hiệu quả: giúp ta hình dung sự vật sống động, đám mây như tạo thành hình khối thiên nhiên, tinh nghịch.
Câu 5: Thiên nhiên Sa Pa hiện lên thật đẹp đẽ.....
Ý nghĩa: Góp phần làm rõ chủ đề của tác phẩm, Sa Pa là nơi có thiên nhiên thơ mộng, yên tĩnh, gợi sự liên tưởng tới sự nghỉ ngơi, những chuyến tham quan, ngắm cảnh. Song đằng sau vẻ đẹp đó lại có những con người ngày đêm lặng lẽ làm việc và lo nghĩ cho đất nước.
Câu 6:
- Hình thức đoạn văn: Là một đoạn văn tổng phân hợp, gồm 12 câu.
- Nội dung: Làm rõ chất thơ trong cảnh thiên nhiên ở Sa Pa :
+ Ánh nắng dường như sáng dần lên trong khung cảnh thiên nhiên
+ Hình ảnh cây thông “rung tít trong nắng”, những cây tử linh – chú bé nghịch ngợm “nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng”
+ Mây Sa Pa cũng rất lạ: “mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương”
** Đoạn văn tham khảo: 
 Bức tranh thiên nhiên trong “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long hiện lên đầy chất thơ①. Vẻ đẹp hiện lên một cách kì lạ②. Ánh nắng dường như sáng dần lên trong khung cảnh thiên nhiên③. Cái nắng chói chang được Nguyễn Thành Long miêu tả “Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây”④. Đọc câu văn, ta cảm giác như nắng đang di chuyển, đang chạy dần trên các triền núi⑤. Nó khiến thiên nhiên Sa Pa vốn lặng lẽ, trầm mặc bỗng tràn đầy sức sống⑥. Và thật thật bất ngờ khi nhìn thấy hình ảnh cây thông “rung tít trong nắng”, những cây tử linh – chú bé nghịch ngợm “nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng”⑦. Mây Sa Pa cũng rất lạ: “mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương”⑧. Con người như đang đi trong mây⑨. Mây cũng hồn nhiên, tinh nghịch chui vào gầm xe⑩. Cảnh vật được nhân cách hóa sống động mỗi chữ như có như đường nét, màu sắc, hình khối.. đậm chất hội họa, vừa mang nhịp điệu côn ái của một bài thơ⑪. Qua ngòi bút miêu tả tài tình của Nguyễn Thành Long, cảnh thiên nhiên Sa Pa hiện lên như một tác phẩm hội họa lung linh, kì ảo tạo nên chất trữ tình, chất thơ cho tác phẩm.
 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:
“ Những nét hớn hở trên mặt người lái xe chợt duỗi ra rồi bẵng đi một lúc, bác không nói gì nữa. Còn nhà họa sĩ và cô gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ. Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe. Giữa lúc đó, xe dừng sít lại. Hai ba người kêu lên một lúc:
- Cái gì thế ?
Bác lái xe xướng to:
- Cho xe nghỉ một lúc lấy nước. Luôn tiện bà con lót dạ. Nửa tiếng, các ông, các bà nhé.
Trong lúc mọi người xôn xao vui vẻ phía sau lưng, người lái xe quay sang nhà họa sĩ nói vội vã:
- Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian. Thế nào bác cũng thích vẽ hắn.”
                                                                             (Ngữ văn 9, tập I)
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Nhân vật được giới thiệu là "người cô độc nhất thế gian" trong tác phẩm đó là nhân vật nào? Vì sao nhân vật đó lại được giới thiệu là "cô độc nhất thế gian"?
Câu 3: Các lời thoại của bác lái xe trong đoạn trích là cách dẫn trực tiếp hay gián tiếp? 
Câu 4: Trong câu “Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng.”, từ “đầu” nào dùng theo nghĩa gốc và từ “đầu” nào dùng theo nghĩa chuyển? 
 Gợi ý: 
Câu 1:
 - Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa"
- Tác giả Nguyễn Thành Long
Câu 2:
 - Nhân vật được giới thiệu là "người cô độc nhất thế gian" trong tác phẩm đó là nhân vật Anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu .
- Sở dĩ anh được giới thiệu là "người cô độc nhất thế gian" bởi: anh sống và làm việc một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, quanh năm chỉ có cây cối và mây mù bao phủ, đã bốn năm anh chưa về nhà, anh "thèm người" đến nỗi có lần phải chặt cây chắn đường chặn xe mong gặp người để trò chuyện.
Câu 3: Các lời thoại của nhân vật Bác lái xe trong đoạn văn trên là lời dẫn trực tiếp
Câu 4:
 - Từ "đầu" trong cụm từ "cao quá đầu" là từ nghĩa gốc
- Từ "đầu" trrong cụm từ  "nhô cái đầu màu hoa cà" là từ ngữ nghĩa chuyển
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Cho đoạn văn sau: “Trong lúc mọi người xôn xao vui vẻ.chạy lại chỗ xe đỗ”.
Câu 1: Lời giới thiệu của bác lái xe về “ một trong những người cô độc nhất thế gian” có tác dụng gì? Sau khi đọc văn bản, em có đồng ý với ý kiến của bác lái xe không? Vì sao?
Câu 2: Xét về mặt cấu tạo, câu “ Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi!” thuộc kiểu câu gì?Vì sao?
Câu 3: Vì sao ông họa sĩ già xúc động mạnh khi nhìn thấy anh thanh niên?
Gợi ý:
Câu 1: Lời giới thiệu của bác lái xe có tác dụng tạo sự tò mò, háo hức cho ông họa sĩ và cả người đọc.
- Sau khi học xong văn bản: Em không đồng ý với ý kiến đó vì anh thanh niên tuy ở một mình nhưng không cô độc, anh vẫn có công việc và sách là những người bạn.
Câu 2: Xét theo cấu tạo, câu “ Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi!” là câu đặc biệt.
Câu 3: Ông họa sĩ già xúc động mạnh vì vừa được nghe kể về một con người đặc biệt lại nhìn thấy anh luôn- tầm vóc bé nhỏ, nét mặt rạng rỡ đi từ núi xuống.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Cho đoạn trích sau: “ Người con trai đưa cho bác lái xe một gói nhỏ:..
Nói xong, anh chạy vụt đi, cũng tất tả như khi đến”.
Câu 1: Chi tiết anh thanh niên gửi tặng vợ bác lái xe củ tam thất vừa đào được cho thấy nét đẹp gì ở anh?
Câu 2: Chi tiết “anh thanh niên mừng quýnh cầm cuốn sách” cho thấy anh là người như thế nào?
Câu 3: Nêu hàm ý của câu: “Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá”.
Câu 4: Em có nhận xét gì về tình cảm của các nhân vật trong đoạn trích giành cho nhau? 
Câu 5: Viết đoạn văn 5-7 nói về tình yêu thương, sự đồng cảm của con người trong cuộc sống?
Gợi ý:
Câu 1: Chi tiết anh thanh niên gửi tặng vợ bác lái xe củ tam thất vừa đào được cho thấy anh là người chu đáo, biết quan tâm đến người khác.
Câu 2: Chi tiết anh thanh niên “mừng quýnh cầm cuốn sách” cho thấy anh là người rất yêu sách, ham đọc sách, biết trân trọng tri thức.
Câu 3: Câu “ Tuổi già cần nước che: ở Lào Cai đi sớm quá.” Của bác lái xe có hàm ý: ông họa sĩ chưa kịp uống nước chè.
Câu 4: Tình cảm của các nhân vật dành cho nhau: quan tâm, quý mến, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau.
Câu 5: Yêu cầu : Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 5-7 câu, nêu tác dụng của tình yêu thương, sự đồng cảm trong cuộc sống.
* Về hình thức: 
- Đảm bảo đúng hình thức đoạn văn diễn dịch, độ dài 5-7 câu.
* Về nội dung: viết đúng nội dung (nêu tác dụng của tình yêu thương, sự đồng cảm trong cuộc sống).
Có thể có các ý sau:
- Về phía người cho: cảm thấy thanh thản, vui vẻ, thấy tâm hồn giàu có,
- Về phía người nhận: vơi bớt nỗi buồn đau; có thêm ý chí, nghị lực, vươn lên; có niềm tin vào cuộc sống; tạo sự gần gũi, gắn bó
=> Tình yêu thương, sự đồng cảm sẽ làm cuộc sống tốt đẹp, có ý nghĩa
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
Cho đoạn văn sau:
 “ Họa sĩ nghĩ thầm: “ Khách tới bất ngờ.tự nhiên, cô đỡ lấy.”
Câu 1: Ghi lại câu văn có sử dụng hình thức độc thoại nội tâm trong đoạn trích.
Câu 2: Điều gì khiến ông họa sĩ và cô kĩ sư ngạc nhiên? 
C

File đính kèm:

  • docphieu_hoc_tap_doc_hieu_ngu_van_lop_9_chu_de_tho_hien_dai_pha.doc