Phiếu học tập Đọc hiểu Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề: Thơ hiện đại

Cho câu thơ: “Quê hương anh nước mặn đồng chua”

a) Chép tiếp 5 câu thơ tiếp theo. Cho biết đoạn thơ nằm trong bài thơ nào? Của ai? Hoàn cảnh sáng tác.

b) Câu thơ “Súng bên súng đầu sát bên đầu” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng?

c) Đoạn thơ gợi cho em nhớ tới bài thơ nào cũng viết về tình đồng chí, đồng đội của người lính trong chương trình Ngữ văn 9. Chép lại câu thơ thể hiện cử chỉ thân thiện và tình cảm của những người lính cách mạng. Cho biết tên tác giả, tác phẩm.

d) Viết đoạn văn khoảng 12 dòng theo cách diễn dịch. Phân tích đoạn thơ trên để thấy được cơ sở bền chặt hình thành tình đồng chí (trong đó có sử dụng câu ghép).

Chép lại và phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu ghép.

 

doc 72 trang linhnguyen 2320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phiếu học tập Đọc hiểu Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề: Thơ hiện đại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phiếu học tập Đọc hiểu Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề: Thơ hiện đại

Phiếu học tập Đọc hiểu Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề: Thơ hiện đại
hơ đã nhận ra nét tương đồng giữa hình ảnh con cá song và ngọn đuốc. . Đó là cùng có ánh sáng hồng lấp lánh trong màn đêm đen. Cá song đêm xuống thường nổi lên mặt biển hàng đàn cho đến lúc rạng đông, cá song thường có màu sắc rất sặc sỡ. Trên nền da sẫm có nhiều đốm vằn đỏ hồng như những ngọn đuốc đỏ rực sáng lên trong trăng sao
Câu thơ giúp người đọc hiểu biết thêm về vẻ đẹp ở các loài cá, vẻ đẹp của thiên nhiên biển khơi, đó là vẻ đẹp lạ kì. Trí tưởng tượng của nhà thơ quả là kì diệu, bút pháp lãng mạn của nhà thơ quả là bay bổng. Điều đó đã chấp cánh cho hiện thực trở nên kì ảo, làm giàu thêm cái đẹp vốn có trong tự nhiên.
Câu 3: Yêu cầu về hình thức: Đoạn văn diễn dịch, có độ dài khoảng 8-10 câu, có sử dụng thành phần tình thái và một câu ghép.
Yêu cầu về nội dung: 
Câu chủ đề: Chỉ với bốn câu thơ, Huy Cận đã cho ta thấy một bức tranh kì thú về sự đẹp đẽ của biển cả quê hương
Các câu khai triển:
Tôn lên vẻ đẹp rực rỡ, kì diệu của biển cả là sắc màu của những đuôi cá, vẩy cá, mắt cá với những màu sắc rực rỡ.
Những con cá song giống như ngọn đuốc đen hồng đang lao đi trong luồng nước dưới ánh trăng lấp lánh quả là hình ảnh ẩn dụ, độc đáo
“Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe “ là hình ảnh đẹp nhất. Ánh trăng in xuống mặt nước, những con cá quẫy đuôi nư quẫy ánh trăng tan ra, vàng chóe.( Câu ghép)
- Vẻ đẹp ở biển khơi càng tráng lệ, càng huyền ảo hơn bởi hình ảnh nhân hóa: “Đêm thở: Sao lùa nước Hạ Long”. “Đêm” được miêu tả như một sinh vật đại dương đang thở. Phải chăng tiếng thở của đêm là tiếng rì rào của sóng. Đây là một hình ảnh đảo ngược, một sáng tạo nghệ thuật của Huy Cận, khiến cảnh thiên nhiên thêm sinh động.
Câu 4: Gồm những ý cơ bản sau:
- Khi đoàn thuyền ra khơi, “ câu hát” được cất lên, gió thổi căng cánh buồm đưa thuyền rẽ sóng.Tiếng hát lúc này là niềm vui, niềm lạc quan là tâm trạng phán trấn, họ hát thực hiện những ước mơ hồn hậu, mộc mạc, biển lặng, sóng êm, đàn cá đan dệt vào lưới của họ để chuyến ra khơi thắng lợi.
- Khi đánh cá trên biển, trong đêm khuya, vũ trụ nghỉ ngơi, họ lại cất cao tiếng hát “ ta hát bài ca gọi cá vào”. Thể hiện khí thế lao động hào hứng, hăng say, là tình yêu lao động của những người dân chài. Với tiếng hát gọi cá vào lưới, hào cùng với nhịp trăng gõ vào mạn thuyền, thể hiện hài hòa, hoạt động nhịp nhàng của con người với thiên nhiên vũ trụ, công việc lao động vất vả trở thành công việc nhẹ nhàng, phơi phới giàu chất thơ.
- Câu hát khi thuyền trở về bến, là khúc ca khải hoàn, là niềm vui chiến thắng, là sự thắng lợi mĩ mãn của chuyến ra khơi.
** Đoạn văn tham khảo:
 Bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận được coi là một khúc tráng ca làm nổi bật hình ảnh người lao động mới với niềm tin vào cuộc sống mới. Nhà thơ Huy Cận đã dùng hình ảnh “câu hát” lặp đi lặp lại nhiều lần theo hành trình chuyến ra khơi nhưng mỗi lần lại có nội dung tư tưởng và ý nghĩa khác. Khi đoàn thuyền ra khơi, “ câu hát” được cất lên, gió thổi căng cánh buồm đưa thuyền rẽ sóng.Tiếng hát lúc này là niềm vui, niềm lạc quan là tâm trạng phán trấn, họ hát thực hiện những ước mơ hồn hậu, mộc mạc, biển lặng, sóng êm, đàn cá đan dệt vào lưới của họ để chuyến ra khơi thắng lợi. Khi đánh cá trên biển, trong đêm khuya, vũ trụ nghỉ ngơi, họ lại cất cao tiếng hát “ ta hát bài ca gọi cá vào”. Thể hiện khí thế lao động hào hứng, hăng say, là tình yêu lao động của những người dân chài. Với tiếng hát gọi cá vào lưới, hào cùng với nhịp trăng gõ vào mạn thuyền, thể hiện hài hòa, hoạt động nhịp nhàng của con người với thiên nhiên vũ trụ, công việc lao động vất vả trở thành công việc nhẹ nhàng, phơi phới giàu chất thơ. Khi lao động họ còn cất cao tiếng hát, tri ân biển: “ Biển cho ta cá như lòng mẹ/ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào”. Sau một đêm thức trắng, lao động mệt mỏi giữa biển khơi mênh mông, thuyền nào cũng đầy ắp cá, câu hát lại một lần nữa cất lên cùng gió khơi, đưa thuyền trở về bến, là khúc ca khải hoàn, là niềm vui chiến thắng, là sự thắng lợi mĩ mãn của chuyến ra khơi. Như thế tiếng hát của người lao động lặp đi lặp lại một lần nữa khẳng định bài thơ là khúc ca lao động, là tiếng hát trong hồn thơ Huy Cận khi – trời mỗi ngày lại sáng.
Câu 5: Viết đọan văn khoảng 200 chữ suy nghĩ về tình yêu lao động
1.Mở đoạn: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề cần nghị luận, ý nghĩa của lao động và yêu thích lao động.
2. Thân đoạn:
a. Giải thích khái niệm:
- Lao động là hoạt động có ý thức của con người nhằm tạo ra những sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người.
- Yêu thích lao động là luôn mong muốn được làm việc hết mình để góp phần tạo ra các sản phẩm phục vụ con người: “lao động là đôi cánh của ước mơ, là cội nguồn của niềm vui và sáng tạo” (Mác-xim Groki).
b. Biểu hiện:
- Người yêu lao động trong văn học, thơ ca và cuộc sống thực tế (lấy dẫn chứng).
- Biểu hiện của những kẻ lười lao động là vừa thấy khó khăn mệt mỏi đã vội bỏ cuộc.
c.Ý nghĩa
- Lao động là biến mơ ước của con người thành hiện thực: Chỉ có lao động mới giúp con người thực hiện được mơ ước, đem lại niềm vui, thúc đẩy con người sáng tạo.
- Điều tốt đẹp trong cuộc sống không tự dưng mà có, không ai đem cho mà bản thân mỗi con người phải tự làm ra, tự lao động để có.
- Lao động là cơ sở để con người tồn tại, phát triển, đi từ tiến bộ này đến tiến bộ khác.
- Lao động tạo ra giá trị vật chất và tinh thần phục vụ cho đời sống con người.
- Lao động đem lại niềm vui, khơi dậy những sáng tạo, thúc đẩy cuộc sống, xã hội phát triển
- Lao động giúp con người làm chủ bản thân, thực hiện trách nhiệm, bổn phận với gia đình, đóng góp xây dựng xã hội.
- Lao động giúp con người thực sự sống tự do.
d.Phê phán lối sống lười biếng, dựa dẫm, ăn sẵn
3. Kết đoạn: khẳng định tầm quan trọng của tình yêu lao động, liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức
+ Mỗi người không ngừng phấn đấu, rèn luyện để trở thành người lao động chân chính, có ích, người lao động giỏi trong tương lai.
+ Cần có quan điểm lao động mới, có thái độ lao động tự giác, có kĩ thuật, có kỉ luật và đạt năng suất cao.
+ Chống lại thái độ lười biếng lao động, ỷ lại, không sáng tạo,
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Cho câu thơ sau: “ Thuyền ta lái gió với buồm trăng”
Câu 1: Chép tiếp những câu thơ còn lại để hoàn thiện khổ thơ? Nêu nội dung chính của khổ thơ đó?
Câu 2: Chỉ ra cách sử dụng từ ngữ và những biện pháp nghệ thuật trong khổ thơ em vừa chép? Nêu tác dụng?
Câu 3: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ đó trong đó có sử dụng một thành phần biệt lập và một câu ghép?
Câu 4: Viết đoạn văn khoảng 200 chữ suy nghĩ về trách nhiệm bảo vệ chủ quền biển đảo của Tổ quốc.
Gợi ý:
Câu 1: Hs chép chính xác
- Nội dung: Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá được miêu tả cụ thể và rất sinh động khi đánh cá trên biển.
Câu 2: + Nghệ thuật nhân hóa, nói quá: “lái gió với buồm trăng”, “lướt giữa mây cao với biển bằng” cho thấy con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé trước biển cả bao la đã trở thành con thuyền kì vĩ, khổng lồ, hòa nhập với không gian bao la, rộng lớn của thiên nhiên, vũ trụ.
+ Động từ: “lái”, “lướt”, “dò”, “dàn”-> cho thấy hoạt động của đoàn thuyền và con thuyền đang làm chủ biển trời
Câu 3: 
*Yêu cầu hình thức: Một đoạn văn có sử dụng một thành phần biệt lập và một câu ghép .
*Yêu cầu nội dung: 
- Đoàn thuyền đánh cá được tái hiện trên nền thiên nhiên bao la, rộng mở: chiều cao của gió trăng, chiều rộng của mặt biển và còn cả chiều sâu của lòng biển.
- Với cảm hứng nhân sinh vũ trụ, Huy Cận đã xây dựng hình ảnh đoàn thuyền đánh cá rất tương xứng với không gian 
+ Cách nói khoa trương phóng đại qua hình ảnh “lái gió với buồm trăng”, “lướt giữa mây cao với biển bằng” cho thấy con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé trước biển cả bao la đã trở thành con thuyền kì vĩ, khổng lồ, hòa nhập với không gian bao la, rộng lớn của thiên nhiên, vũ trụ.
+ Khi con thuyền buông lưới thì như dò thấu đáy đại dương. Rõ ràng, con thuyền cũng như con người đang làm chủ không gian này.
+ Hệ thống động từ được rải đều trong mỗi câu thơ: “lái”, “lướt”, “dò”, “dàn”, cho thấy hoạt động của đoàn thuyền và con thuyền đang làm chủ biển trời
=> Khổ thơ gợi lên một bức tranh lao động thật đặc sắc và tráng lệ. Bức tranh ấy như thâu tóm được cả không gian vũ trụ vào trong một hình ảnh thơ, đồng thời nâng con người và con thuyền lên tầm vóc vũ trụ.
** Đoạn văn tham khảo:
 Đoạn trích trên được trích trong văn bản “ Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận – 1 nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ mới, đoạn thơ đã rất thành công trong trong việc thể hiện hình ảnh con thuyền ra khơi. Hình ảnh con thuyền ra khơi được miêu tả trong một hình ảnh thơ thật đẹp, thật lãng mạn: “ Thuyền ta laí gió với buồm trăng; Lướt giữa mây cao với biển bằng”. Con thuyền không chạy bằng sức mạnh của con người” phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang” như thơ Tế Hanh mà hoàn toàn do thiên nhiên trợ giúp. Hình ảnh ẩn dụ, cách nói phóng đại “lái gió, buồm trăng”, nhà thơ tưởng tượng gió là bánh lái, trăng là buồm, gió lái thuyền đi, thuyền đầy trăng sáng. Động từ “lướt” diễn tả tốc độ nhẹ nhàng thênh thang của đoàn thuyền giữa làn mây cao với mặt biển hiền hòa. Ta tưởng như cả đoàn thuyền trở thành mạch nối liền với thiên nhiên. Cả thiên nhiên là gió, trăng, mây, biển quay xung quanh con thuyền, đoàn thuyền là trung tâm, là linh hồn của đêm biển Hạ Long. Hệ thống các động từ: “lái”, “lướt”, “dò”, “dàn” cho thấy hoạt động của đoàn thuyền và con thuyền đang làm chủ biển trời. Huy Cận đã phóng đại con người, lớn ngang tầm với thiên nhiên, vũ trụ và trong tư thế làm chủ thiên nhiên vũ trụ. Hình ảnh con thuyền chính là hình ảnh những người lao động. Chỉ vài nét chấm phá, Huy Cận // đã biến con người trở thành những nhà thám hiểm đại dương, những con thuyền của họ // ra khơi không phải đi đánh cá mà là để dò bụng biển(câu ghép). Trước con người lao động, biển khơi mênh mông là thế nhưng cũng hẹp lòng lại để con người chủ động thăm dò, khám phá. Sau khi thăm dò luồng cá, họ bắt đầu bước vào công việc lao động cũng bề thế như bước vào trận chiến “ Dàn đan thế trận lưới vây giăng”. Với Huy Cận, dường như lao động cũng là một mặt trận, mà ở đó mỗi người ngư dân là một chiến sĩ, ngư cụ là vũ khí. Tóm lại, hình ảnh đoàn thuyền đánh cá được Huy Cận miêu tả cụ thể và rất sinh động khi đánh cá trên biển.
Câu 4: 
* Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận
* Thân đoạn: Cần đảm bảo các ý sau:
- Hiện nay, chủ quyền biển đảo của nước ta vẫn thường xuyên bị đe dọa, lấn chiếm, gây ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống và sự an toàn tính mạng của ngư dân.
- Thanh niên là lực lượng đông đảo và quan trọng trong xã hội, là những người có sức khỏe và tri thức, vì vậy, cần ý thức sâu sắc về chủ quyền và giá trị to lớn của biển đảo quê hương, xông pha gánh vác trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc; đặc biệt ý thức rõ hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của nước ta.
- Hưởng ứng tích cực các diễn đàn hợp pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng, khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam trên các diễn đàn, đồng thời kich liệt lên án đấu tranh ngăn chặn các hành vi xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam.
- Thanh niên phải là hậu thuẫn, là chỗ dựa tình cảm vững chắc của những người lính biển đảo để chia sẻ động viên và tiếp sức cho các anh thêm nghị lực để canh giữ biển đảo.
- Không ngừng tu dưỡng đạo đức, nâng cao tri thức, bồi đắp tình yêu nước và tinh thần đoàn kết dân tộc, tích cực tham gia xây dựng đất nước giàu đẹp, đủ sức mạnh để bảo vệ chủ quyền biển đảo.
- Chuẩn bị sẵn sàng lên đường khi Tổ quốc cần.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
Cho câu thơ sau: “ Cá nhụ cá chim cùng cá đé”
Câu 1: Chép tiếp những câu thơ còn lại để hoàn thiện 2 khổ thơ? Nêu nội dung chính của khổ thơ em vừa chép?
Câu 2: Em hiểu như thế nào về câu thơ: “ Đêm thở sao lùa nước Hạ Long” và câu thơ “Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao”?
Câu 3: Chỉ ra cách sử dụng từ ngữ và những biện pháp nghệ thuật trong khổ thơ em vừa chép? Nêu tác dụng?
Câu 4: Chép chính xác câu thơ trong bài “ Quê hương” của Tế Hanh cũng nói về lòng biết ơn của người ngư dân khi thu được những mẻ cá đầy khoang?
Câu 5: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ đó? Có sử dụng một phép liên kết câu đã học.
Câu 6: Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về vai trò của biển đảo nước ta?
 Gợi ý:
Câu 1: Hs chép chính xác
Nội dung: Hai khổ thơ đã thể hiện sự giàu có, phong phú và nâng tấm lòng hào phóng, bao dung của biển cả.
Câu 2: Em hiểu như thế nào về câu thơ: “ Đêm thở sao lùa nước Hạ Long” và câu thơ “Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao”?
- Câu thơ “ Đêm thở sao lùa nước Hạ Long” miêu tả cảnh biển đêm vừa lung linh, lấp lánh ánh vàng vừa dào dạt âm thanh. Những ánh sao trên trời in bóng xuống mặt biển, sáng vàng rực rỡ. Sóng biển đu đưa tưởng như sao trời đang lùa nước Hạ Long. Nhịp sóng biển được ví nhưu nhịp thở của màn đêm.
Câu thơ: “Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao” miêu tả không gian tràn ngập ánh trăng. Trăng soi sáng, in bóng xuống mặt biển. Sóng vỗ, đưa ánh trăng xô mạn thuyền tạo nên những âm thanh như tiếng gõ thuyền gọi cá của người dân chài. Phép nhân hóa khiến “trăng” trở nên sinh động, có hồn, như một người bạn cùng đồng hành với con người trong công cuộc đánh cá. Giữa con người và thiên nhiên có sự hào hợp tuyệt đẹp!
Câu 3: - Biện pháp liệt kê: cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song-> tác giả đã miêu tả sự phong phú và giàu có của biển cả quê hương qua những loài cá vừa quý hiếm lại vừa ngon của biển cả.
- Hình ảnh ẩn dụ “cá song lấp lánh đuốc đen hồng”:
+ Tả thực loài cá song, thân dài, trên vảy có những chấm nhỏ màu đen hồng
+ Gợi hình ảnh về đoàn cá song như một cây đuốc lấp lánh dưới ánh trăng đêm, đã tạo nên một cảnh tượng thật lộng lẫy và kì vĩ
- Hình ảnh nhân hóa “cái đuôi em vẫy trăng vàng chóe”:
+ Miêu tả động tác quẫy đuôi của một chú cá dưới ánh trăng vàng chiếu rọi
+ Gợi một đêm trăng đẹp, huyền ảo mà ánh trăng như thếp đầy mặt biển khiến cho đàn cá quẫy nước mà như quẫy trăng 
- Hình ảnh nhân hóa “Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long”:
+ Tả nhịp điệu của những cánh sóng
+ Gợi nhịp thở của biển, vũ trụ lúc đêm về. Biển như mang linh hồn của con người, như một sinh thể cuộn trào sức sống
+ Hình ảnh so sánh biển “như lòng mẹ”:
. Biển tựa như nguồn sữa khổng lồ đã nuôi dưỡng con người tự bao đời
. Thể hiện sâu sắc niềm tự hào và lòng biết ơn của người dân chài với biển cả quê hương
Câu 4: - “Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe”( Quê hương- Tế Hanh)
Câu 5: Đoạn văn tham khảo:
 Hai khổ thơ trên trích trong văn bản “ Đoàn thuyền đánh cá” của tác giả Huy Cận đã rất thành công trong việc thể hiện sự giàu có, phong phú và nâng tấm lòng hào phóng, bao dung của biển cả. Sau khi đã giăng lưới, những người dân chài lại hướng mắt quan sát biển cả quê hương. Trước mắt họ là biển cả lúc ban đêm mà đẹp lóng lánh như một bức tranh sơn mài. Biên pháp liệt kê cá nhụ, cá chim, cá song, đã làm cho thế giới loài cá kia dày đặc, cả bày cá như bầy tiên đang khiêu vũ. Người lao động nhìn bầy cá bơi lội, nghe sóng vỗ rì rầm mà tưởng như : “ Đêm thở- sao lùa nước Hạ Long”. Hình ảnh nhân hóa đã khiến biển như mang linh hồn của con người, như một sinh thể cuộn trào sức sống. Phải là người yêu lao động, yêu biển sâu nặng, Huy Cận mới có thể viết được những câu thơ hay như thế. Vũ trụ đã đi vào nghỉ ngơi nhưng nó là chứng nhân chứng kiến sự hoạt động của con người. Không khí lao động mỗi lúc một hào hứng, hăng say. Nhưng công việc đánh cá vốn nặng nhọc vất vả, nhưng nhờ tình yêu lao động, sự tin tưởng cuộc sống mới và cảm hứng lãng mạn đã chi phối hồn thơ Huy Cận khiến cho công việc của họ trở nên nhẹ nhàng, phơi phới, đầy chất thơ. Họ hát để gọi cá, người lao động chỉ cần “ hát bài ca gọi cá vào”. Thiên nhiên không chỉ là nơi diễn ra công việc lao động mà còn lao động cùng con người, giúp con người “ đuổi cá vào lưới”. Trăng gõ mạn thuyền, sao lùa dưới nước, việc làm của họ hài hòa cùng thiên vũ trụ. Kết quả của chuyến ra khơi, họ thu được cững mĩ mãn với những chùm cá nặng. Đó là sự đền đáp của biển khơi dành cho những người lao động miệt mài, hăng say.” Vẩy bạc, đuôi vàng” vừa là hình ảnh tả thực về những con thuyền đầy ắp cá đang chào đón bình minh, vừa là ánh bạc, ánh vàng của cuộc sống đang mở ra trước mắt người lao động. Hình ảnh so sánh biển “như lòng mẹ”, biển tựa như nguồn sữa khổng lồ đã nuôi dưỡng con người tự bao đời. Thể hiện sâu sắc niềm tự hào và lòng biết ơn của người dân chài với biển cả quê hương. Ẩn sau khổ thơ, ta thấy lòng biết ơn của con người trước ân tình của quê hương đất nước.
Câu 6: Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về vai trò của biển đảo nước ta?
* Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề: Biển đảo có vai trò quan trọng đối với cuộc sống con người và với sự phát triển kinh tế, xã hội, chính trị của đất nước.
* Thân đoạn: Cần đảm bảo các ý sau
- Đối với cuộc sống con người:
+ Biển đảo là nơi sinh sống của một bộ phận không nhỏ người dân nước ta.
+ Cung cấp nguồn thực phẩm dồi dào, phong phú cho con người: cá, tôm, cua, mực, ghẹ
+ Biển góp phần điều hào khí hậu.
- Đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, chính trị của đất nước
+ Biển đảo là tài nguyên quý giá để phát triển các ngành kinh tế như khai thác hải sản, khoáng sản biển ( dầu mỏ, titan) , muối, du lịch
+ Là cửa ngõ giao thông với nhiều quốc gia khác.
+ Vùng biển nước ta còn có vị trí đặc biệt quan trọng về quân sự, alf biên giới biển Đông, là đường tiếp cận, bàn đạp tiến công của các thế lực xâm lược.
*Kết đoạn: Vì vậy, cần chú trọng gìn giữ chủ quyền trên biển, khai thác hợp lí các nguồn lợi từ biển, bảo vệ môi trường biển.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6
Cho câu thơ sau: “ Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng”
Câu 1: Chép tiếp những câu thơ còn lại để hoàn thiện khổ thơ? Nêu nội dung chính của khổ thơ em vừa chép?
Câu 2: Nêu cách hiểu của em về các hình ảnh “ vẩy bạc”, “ đuôi vàng”?
Câu 3: Hình ảnh “chùm cá nặng” có ý nghĩa gì?
Câu 4: Ghi lại câu thơ trong một bài thơ đã học ở chương trình Ngữ văn THCs cũng viết về ngoại hình khỏa khoắn của những người dân chài. Cho biết tên tác giả. 
Câu 5: Chỉ ra cách sử dụng từ ngữ và những biện pháp nghệ thuật trong khổ thơ em vừa chép? Nêu tác dụng?
Câu 6: Trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận chọn tả thời điểm lao động vào ban đêm là có ý nghĩa gì?
Câu 7: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ đó khoảng 8-10 câu trong đó có sử dụng thành phần tình thái và một câu ghép( gạch chân)?
Gợi ý:
Câu 1: Chép chính xác khổ thơ
- Nội dung: Đoạn thơ miêu tả cảnh kéo lưới lúc mờ sáng của người dân chài .
Câu 2: 
- Cách hiểu các hình ảnh “ vẩy bạc”, “ đuôi vàng”:
+ Ánh mặt trời chiếu vào khoang thuyền khiến cá trong khoang ánh lên sắc bạc, sắc vàng lấp lánh.
+ “ Vẩy bạc”, “ đuôi vàng”: còn là hình ảnh ẩn dụ chỉ sự quý giá của thành quả lao động, qua đó cho ta thấy sự nâng niu, trân trọng của người dân chài với những món quà của biển.
Câu 3: 
- Hình ảnh “chùm cá nặng” gợi một mẻ lưới bội thu, qua đó cho thấy sự khỏe khoắn, mạnh mẽ của người lao động. Từ “ chùm” chỉ số lượng nhiều, càng cho thấy rõ một ngày bội thu.
Câu 4: - “ Dân chài lưới làn da ngăm dám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”( Quê hương- Tế Hanh)
Câu 5: - Hệ thống từ ngữ tượng hình: “kéo xoăn tay”, “lưới xếp”, “buồm lên” đã đặc tả để làm hiện lên một cách cụ thể, sinh động công việc kéo lưới của những ngư dân.
- Hình ảnh ẩn dụ “ta kéo xoăn tay chùm cá nặng” :
+ Những nét tạo hình gân guốc, chắc khỏe, cơ bắp cuồn cuộn gợi vẻ đẹp khỏe khoắn của người dân chài lưới trong lao động
+ Đồng thời gợi lên một mẻ lưới bội thu
- Hình ảnh “vẩy bạc”, “đuôi vàng” đầy ắp những khoang thuyền:
+ Cho thấy sự giàu có của biển cả quê hương và niềm vui phơi phới của người lao động.
+ Màu bạc của vảy cá, màu vàng của đuôi cá dưới ánh mặt trời như lóe cá rạng đông. Điều đó cho thấy bút pháp sử dụng màu sắc đại tài của Huy Cận.
+ Ba động từ (xếp, lên, đón) diễn tả mọi công việc trên biến diễn ra tuần tự mà khẩn trương khi trở về.
Câu 6: Gợi ý trả lời : 
	Trong bài thơ Quê hương, Tế Hanh chọn chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá là một ngày “ Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng” còn Huy Cận lại viết về chuyến ra khơi của đoàn thuyền theo hành trình : Hoàng hôn – đêm trăng – bình minh: Việc chọn tả thời điểm lao động như

File đính kèm:

  • docphieu_hoc_tap_doc_hieu_ngu_van_lop_9_chu_de_tho_hien_dai.doc